[Funland] Thớt đồ cổ Gia đình

chuot08

Xe lăn
Biển số
OF-113030
Ngày cấp bằng
16/9/11
Số km
11,309
Động cơ
477,707 Mã lực
Đa dạng quá, cả thiên mục nữa! Món này em chưa đủ trình; cụ khai sáng thêm chút! :D
Tiện em cũng góp vui cái chén quân dáng lật đật, do thiết kế và tỷ trọng nên khi chén ko có nước thì nó ko thể đặt nằm ngang trên mặt phẳng, kiểu gì cũng quay quay lật đật rồi đứng thẳng như con búp bê Nga.
Chén hiệu Nội phủ, vẽ thạch lan và 2 câu, phiên âm:
Nhất dựng quốc hương đồng chúng thảo
Ký từ tằng nhập khổng tơ đồng.
Chữ “quốc” trong câu trên như 1 nghi án, nếu là “viên” thì lại đơn giản.
A551CF82-A59F-43F2-A9BE-B54F82295238.jpeg
9BA34DB8-7E6A-4892-B1B8-E7CA28AD51E1.jpeg
59592A78-0464-4DA7-82CB-B5CAD9C17F13.jpeg
 

PhanLeThien

Xe buýt
Biển số
OF-1533
Ngày cấp bằng
27/8/06
Số km
856
Động cơ
582,127 Mã lực
Tuổi
47
Nơi ở
Vui đâu chầu đấy!
Đa dạng quá, cả thiên mục nữa! Món này em chưa đủ trình; cụ khai sáng thêm chút! :D
Tiện em cũng góp vui cái chén quân dáng lật đật, do thiết kế và tỷ trọng nên khi chén ko có nước thì nó ko thể đặt nằm ngang trên mặt phẳng, kiểu gì cũng quay quay lật đật rồi đứng thẳng như con búp bê Nga.
Chén hiệu Nội phủ, vẽ thạch lan và 2 câu, phiên âm:
Nhất dựng quốc hương đồng chúng thảo
Ký từ tằng nhập khổng tơ đồng.
Chữ “quốc” trong câu trên như 1 nghi án, nếu là “viên” thì lại đơn giản.
A551CF82-A59F-43F2-A9BE-B54F82295238.jpeg
9BA34DB8-7E6A-4892-B1B8-E7CA28AD51E1.jpeg
59592A78-0464-4DA7-82CB-B5CAD9C17F13.jpeg
Thố hào trản thì nhà em toàn hàng mới thôi chứ không có cổ ạ. E xin copy bài viết của tác giả Bái Hoa Mai về loại chén này để các cụ đọc chơi
CHÉN RƯỢU - CHÉN TRÀ : THỐ HÀO TRẢN

Có một dòng chén dùng để uống trà, gắn liền với văn hoá trà đạo Nhật Bản, người Nhật gọi nó là Tenmoku hoặc Temmoku. Thực ra tên gọi này có nguồn gốc từ sự phiên âm hai tiếng 天 (tiān) & 目 (mù) trong tiếng Hán và cách đọc âm Hán - Việt là Thiên Mục (mắt trời). Thiên Mục chính là tên một ngọn núi nằm giữa ranh giới của tỉnh Chiết Giang (浙江) với An Huy (安徽), Trung Quốc. Tại nơi đây tăng sĩ Nhật Bản Onkei Soyu (1286-1344) theo tu học, và ông là người có công đầu ghi lại dòng chén này với tên gọi Tenmoku vào thư tịch Nhật Bản vào năm 1335. Có thể nói, loại chén này du nhập vào Nhật Bản từ thế kỷ 13 là nhờ vào giới tăng sĩ. Từ đó người Nhật đã bảo tồn, cũng như cố gắng phỏng theo, phục dựng dòng gốm này cho đến hôm nay. Phải chăng văn hoá trà đạo của Nhật được manh nha cũng nhờ vào sức hấp dẫn, sự độc đáo của dòng chén này ?
Trở lại lịch sử, dòng gốm này bắt đầu từ thời nhà Đường, ở phủ Kiến Ninh (建寧), Kiến An (建安), nay thuộc trấn Thủy Cát (水吉), Kiến Dương (建陽), Phúc Kiến (福建). Suốt triều Tống là giai đoạn phát triển cực thịnh của nó.
Xuất phát từ tên vùng đất lập lò mà người Trung Quốc định danh dòng gốm cổ này là Kiến Diêu (建窯). Và một trong những kiểu màu men thuộc loại chén nói trên được đặt tên Thố Hào Trản (兔 毫 盞), sở dĩ gọi như vậy vì màu men đặc trưng của chúng giống như bộ lông con thỏ. Ngoài ra người ta còn gọi bằng môt tên dài hơn là Hoàng Thố Ban Trích Châu.
Nhắc đến loại chén này, ở Việt Nam, trước hết, phải tưởng nhớ về cụ Vương Hồng Sển, vì ông là người sớm sở hữu được một chén trong cuộc đấu giá tổ chức tại miền Nam năm 1939. Nhưng điều có ý nghĩa hơn là ông đã từng bước tìm tòi, giải mã nó để rồi viết vài bài báo về "Chén trà Đại Tống". Nghĩa là ngay khi mua, ông cũng không rõ nó là gì mà chỉ mua bằng cảm nhận và trực giác nhạy bén của một nhà sưu tầm thiên bẩm với "linh nhãn" trời ban.
Nhưng điều đặc biệt hơn cả ở ông là một tư duy sắc sảo, một cách nhìn nhận vấn đề hết sức tinh tế và sự uyên bác trên nhiều lĩnh vực tri thức.
Số là, dòng chén Tenmoku được mặc nhiên gọi là chén trà, tức công dụng chỉ dùng để uống trà. Điều này không có gì đáng ngạc nhiên, vì tục uống trà có từ thời Đường và sang đến Tống càng trở nên phổ biến. Hơn thế Tenmoku đã trở thành một bộ phận căn bản trong văn hoá trà đạo Nhật Bản. Nhưng cụ Vương lại có cái nhìn khác rất đặc biệt, rất trí tuệ và không kém phần hài hước.
Đó là, ông cho rằng loại chén này trước dùng uống rượu, sau đổi lại uống trà.
Đến đây cũng xin nhắc lại câu chuyện khi cụ Vương tiếp một chuyên gia gốc Nga làm tại bảo tàng Cernuschi tại Paris, Pháp.
Vị chuyên gia nọ khi ghé nhà cụ Vương có cầm chiếc chén Tenmoku lên và hỏi: "Ông biết chén này thuộc đời nào chứ ?" Cụ Vương đã đối đáp cẩn trọng và đưa ra quan điểm riêng của mình. Ông đã thuyết một bài dài về câu chuyện tại sao ông gọi nó là trước uống rượu sau uống trà.
Theo đó, ông nhắc lại tích sử Triệu Khuông Dẫn tức Tống Thái Tổ trong lúc say đã ra lệnh chém đầu người em kết nghĩa - tướng tài Trịnh Ân vì tội dám mạo phạm đến quân vương. Điều đáng nói, vua Tống có thể cố ý giả say để sát hại một người thân tín biết nhiều bí mật riêng tư và ảnh hưởng đến uy quyền của mình. Sau cái chết của chồng, người vợ của Trịnh Ân là Đào Tam Xuân đã dấy binh báo thù. Để vỗ về trước sự thù hận tận xương tủy của nữ tướng này, tình thế cấp bách, Triệu Khuông Dẫn một lần nữa nghĩ ra kế sách giết vợ của mình - đổ vạ cho ái phi Hàn Tố Mai đã xúi bậy vua lúc đang say và mang nàng giao nộp cho nữ tướng kia hành quyết.
Sau sự kiện này, để thể hiện bản lĩnh hơn người cũng như ra vẻ ăn năn, Tống Thái Tổ đã hạ chiếu chỉ - cấm uống rượu mỗi khi có lễ sự và khuyên dùng trà thay rượu, vì trà vừa tinh khiết vừa hiền hơn rượu, uống mãi không say...
Từ câu chuyện lịch sử, dưới góc nhìn của một học giả uyên bác - một nhà sưu tầm cổ vật tinh tế, cụ Vương đã nhận định Thố Hào Trản trước dùng uống rượu sau uống trà đã khiến cho chuyên gia Pháp kia trầm ngâm, không biết nói gì hơn, chỉ gật đầu ra chiều suy nghĩ mông lung.
Có thể nói, dưới góc nhìn khoa học, quan điểm của cụ Vương chỉ là một giả thiết. Nhưng đó là giả thiết có lí, tức vẫn đủ sức hấp dẫn và thuyết phục người nghe.
Hơn nữa, trong thú chơi - thú sưu tầm đôi khi chỉ cần có như vậy cũng đủ khiến cuộc chơi trở nên thi vị !

Bài viết sưu tầm của tác giả "Bái Hoa Mai"
 

chuot08

Xe lăn
Biển số
OF-113030
Ngày cấp bằng
16/9/11
Số km
11,309
Động cơ
477,707 Mã lực
Toàn đồ quý giá các cụ mang lên mạng khoe như này nguy hiểm quá :( :( :(
Nhiều người cũng nghĩ vậy; với e thì ko chỉ có thế, nó là cuộc chơi và chinh phục văn hoá, lịch sử; mà cái này thì nên public để ai thích thì cùng vui và biết thêm.
 

chuot08

Xe lăn
Biển số
OF-113030
Ngày cấp bằng
16/9/11
Số km
11,309
Động cơ
477,707 Mã lực
Thố hào trản thì nhà em toàn hàng mới thôi chứ không có cổ ạ. E xin copy bài viết của tác giả Bái Hoa Mai về loại chén này để các cụ đọc chơi
CHÉN RƯỢU - CHÉN TRÀ : THỐ HÀO TRẢN

Có một dòng chén dùng để uống trà, gắn liền với văn hoá trà đạo Nhật Bản, người Nhật gọi nó là Tenmoku hoặc Temmoku. Thực ra tên gọi này có nguồn gốc từ sự phiên âm hai tiếng 天 (tiān) & 目 (mù) trong tiếng Hán và cách đọc âm Hán - Việt là Thiên Mục (mắt trời). Thiên Mục chính là tên một ngọn núi nằm giữa ranh giới của tỉnh Chiết Giang (浙江) với An Huy (安徽), Trung Quốc. Tại nơi đây tăng sĩ Nhật Bản Onkei Soyu (1286-1344) theo tu học, và ông là người có công đầu ghi lại dòng chén này với tên gọi Tenmoku vào thư tịch Nhật Bản vào năm 1335. Có thể nói, loại chén này du nhập vào Nhật Bản từ thế kỷ 13 là nhờ vào giới tăng sĩ. Từ đó người Nhật đã bảo tồn, cũng như cố gắng phỏng theo, phục dựng dòng gốm này cho đến hôm nay. Phải chăng văn hoá trà đạo của Nhật được manh nha cũng nhờ vào sức hấp dẫn, sự độc đáo của dòng chén này ?
Trở lại lịch sử, dòng gốm này bắt đầu từ thời nhà Đường, ở phủ Kiến Ninh (建寧), Kiến An (建安), nay thuộc trấn Thủy Cát (水吉), Kiến Dương (建陽), Phúc Kiến (福建). Suốt triều Tống là giai đoạn phát triển cực thịnh của nó.
Xuất phát từ tên vùng đất lập lò mà người Trung Quốc định danh dòng gốm cổ này là Kiến Diêu (建窯). Và một trong những kiểu màu men thuộc loại chén nói trên được đặt tên Thố Hào Trản (兔 毫 盞), sở dĩ gọi như vậy vì màu men đặc trưng của chúng giống như bộ lông con thỏ. Ngoài ra người ta còn gọi bằng môt tên dài hơn là Hoàng Thố Ban Trích Châu.
Nhắc đến loại chén này, ở Việt Nam, trước hết, phải tưởng nhớ về cụ Vương Hồng Sển, vì ông là người sớm sở hữu được một chén trong cuộc đấu giá tổ chức tại miền Nam năm 1939. Nhưng điều có ý nghĩa hơn là ông đã từng bước tìm tòi, giải mã nó để rồi viết vài bài báo về "Chén trà Đại Tống". Nghĩa là ngay khi mua, ông cũng không rõ nó là gì mà chỉ mua bằng cảm nhận và trực giác nhạy bén của một nhà sưu tầm thiên bẩm với "linh nhãn" trời ban.
Nhưng điều đặc biệt hơn cả ở ông là một tư duy sắc sảo, một cách nhìn nhận vấn đề hết sức tinh tế và sự uyên bác trên nhiều lĩnh vực tri thức.
Số là, dòng chén Tenmoku được mặc nhiên gọi là chén trà, tức công dụng chỉ dùng để uống trà. Điều này không có gì đáng ngạc nhiên, vì tục uống trà có từ thời Đường và sang đến Tống càng trở nên phổ biến. Hơn thế Tenmoku đã trở thành một bộ phận căn bản trong văn hoá trà đạo Nhật Bản. Nhưng cụ Vương lại có cái nhìn khác rất đặc biệt, rất trí tuệ và không kém phần hài hước.
Đó là, ông cho rằng loại chén này trước dùng uống rượu, sau đổi lại uống trà.
Đến đây cũng xin nhắc lại câu chuyện khi cụ Vương tiếp một chuyên gia gốc Nga làm tại bảo tàng Cernuschi tại Paris, Pháp.
Vị chuyên gia nọ khi ghé nhà cụ Vương có cầm chiếc chén Tenmoku lên và hỏi: "Ông biết chén này thuộc đời nào chứ ?" Cụ Vương đã đối đáp cẩn trọng và đưa ra quan điểm riêng của mình. Ông đã thuyết một bài dài về câu chuyện tại sao ông gọi nó là trước uống rượu sau uống trà.
Theo đó, ông nhắc lại tích sử Triệu Khuông Dẫn tức Tống Thái Tổ trong lúc say đã ra lệnh chém đầu người em kết nghĩa - tướng tài Trịnh Ân vì tội dám mạo phạm đến quân vương. Điều đáng nói, vua Tống có thể cố ý giả say để sát hại một người thân tín biết nhiều bí mật riêng tư và ảnh hưởng đến uy quyền của mình. Sau cái chết của chồng, người vợ của Trịnh Ân là Đào Tam Xuân đã dấy binh báo thù. Để vỗ về trước sự thù hận tận xương tủy của nữ tướng này, tình thế cấp bách, Triệu Khuông Dẫn một lần nữa nghĩ ra kế sách giết vợ của mình - đổ vạ cho ái phi Hàn Tố Mai đã xúi bậy vua lúc đang say và mang nàng giao nộp cho nữ tướng kia hành quyết.
Sau sự kiện này, để thể hiện bản lĩnh hơn người cũng như ra vẻ ăn năn, Tống Thái Tổ đã hạ chiếu chỉ - cấm uống rượu mỗi khi có lễ sự và khuyên dùng trà thay rượu, vì trà vừa tinh khiết vừa hiền hơn rượu, uống mãi không say...
Từ câu chuyện lịch sử, dưới góc nhìn của một học giả uyên bác - một nhà sưu tầm cổ vật tinh tế, cụ Vương đã nhận định Thố Hào Trản trước dùng uống rượu sau uống trà đã khiến cho chuyên gia Pháp kia trầm ngâm, không biết nói gì hơn, chỉ gật đầu ra chiều suy nghĩ mông lung.
Có thể nói, dưới góc nhìn khoa học, quan điểm của cụ Vương chỉ là một giả thiết. Nhưng đó là giả thiết có lí, tức vẫn đủ sức hấp dẫn và thuyết phục người nghe.
Hơn nữa, trong thú chơi - thú sưu tầm đôi khi chỉ cần có như vậy cũng đủ khiến cuộc chơi trở nên thi vị !

Bài viết sưu tầm của tác giả "Bái Hoa Mai"
Chuyện cụ Sển kể đó giờ e cũng mới biết; nhưng từ nhỏ em đã xem vở tuồng cổ “ Nữ tướng Đào Tam Xuân”. Vở này khá nổi tiếng và đề cao phụ nữ, phản đôis tầng lớp trên, thuộc dạng khá đặc biệt về ý nghĩa nên dân thích. Cụ Sển với tính cách đấy chắc cũng đã xem và khoái vở này!
 

PhanLeThien

Xe buýt
Biển số
OF-1533
Ngày cấp bằng
27/8/06
Số km
856
Động cơ
582,127 Mã lực
Tuổi
47
Nơi ở
Vui đâu chầu đấy!
Chưa đến ngày SN, hôm kia em cũng được 1 cụ anh Ofer tặng 1 chiếc chậu Vạn Ninh trôn VI dập nổi, đẹp hiếm thấy; từ nét vẽ, men và màu lam cho đến nét chữ, rất tuyệt! Đồ Vạn Ninh ít thấy đẹp đều như thế này; ngay cả đồ Huế kí kiểu cũng ít thấy chữ đẹp, thường thì nguệch ngoạc hoặc khải thư rõ ràng sạch nước; chậu này viết kiểu hành thư, nét thanh đậm và bay, nhìn rất cốt cách!
Đặc biệt là hình vẽ trên chậu và nội dung mấy chữ đó tương đồng, trích trong bài từ “Lâm Giang tiên” mở đầu “Tam Quốc chí”. Trước đây em đã có bản thư pháp này đầy đủ, chữ Cụ Bách, một bậc thư pháp nổi tiếng, đã dịch nhiều sách Đông y và để lại nhiều chữ nơi trang trọng, vd như “Văn Miếu Môn” ở Văn Miếu.
Các cụ xem phim Tam Quốc chắc vẫn nhớ bài hát mở đầu:
Trường Giang cuồn cuộn chảy về Đông
Bạc đầu ngọn sóng cuốn anh hùng
Thịnh suy, thành bại theo dòng nước
Sừng sững cơ đồ bỗng tay không
Núi xanh nguyên vẹn cũ
Bao độ ánh chiều tà.
Bạn ngư tiều dãi dầu trên bãi
Vốn đã quen gió mát trăng trong
Một vò rượu nếp vui bạn cũ
Chuyện đời tan trong chén rượu nồng.
FFE9FCA7-3665-4E99-8C34-2A5AB85CDF9E.jpeg
1243551E-D06A-4377-9378-C22DB03F284A.jpeg
CA378E70-AF98-403A-AD6E-3C41C8DABA65.jpeg
E8738E3F-85D1-4AF6-A527-C78170AC9BBA.jpeg
513F03D2-707B-4F6D-94E2-D1BD37083B60.jpeg
64185623-DF32-4B2C-91DA-BF38148ECC99.jpeg
D7666641-57BE-40CE-A308-AAEC594A3E47.jpeg

em cũng có cái lọ Vạn Ninh nhưng vẽ không được tơ tóc như của cụ và miệng cũng ra mảnh phải sửa rồi :)
 

chuot08

Xe lăn
Biển số
OF-113030
Ngày cấp bằng
16/9/11
Số km
11,309
Động cơ
477,707 Mã lực
D7666641-57BE-40CE-A308-AAEC594A3E47.jpeg

em cũng có cái lọ Vạn Ninh nhưng vẽ không được tơ tóc như của cụ và miệng cũng ra mảnh phải sửa rồi :)
Đồ Vạn Ninh phần lớn đều hoạ như này, nên thấy cái chậu kia là em thích ngay cụ ah.
Em còn cặp bình VN vẽ chim hoa cũng khá sống động, rạn du lộ hồng.
59D08197-72DB-47C1-8FB2-61C787C94FBB.jpeg
706D018B-1691-47EE-936C-2FBC9015850E.jpeg
 

PhanLeThien

Xe buýt
Biển số
OF-1533
Ngày cấp bằng
27/8/06
Số km
856
Động cơ
582,127 Mã lực
Tuổi
47
Nơi ở
Vui đâu chầu đấy!
E895156A-7E7E-465E-B645-BA0FDF3E899B.jpeg

Câu chuyện về đồ cổ:
Cho dù đã có khá nhiều kinh nghiệm về chơi đồ nhưng hqua e vẫn mắc phải 1 sai lầm. Số là như hôm trước e có khoe cái ấm cổ được tặng sinh nhật. Chủ nhân tặng có dặn là đã khai ấm rất kỹ, chỉ việc sử dụng. Vì là ấm cổ từ thế kỷ 18/19 nên chắc chắn có nhiều câu chuyện xung quanh nó. Hqua em khai ấm bằng 1 bánh phổ nhĩ sống lâu năm. Khai thác tử cây trà cổ thụ. Lúc pha xong uống đã có cảm giác rờn rợn. Uống xong cả buổi người cứ buồn bực và nóng tính vô cớ không hiểu lý do gì. Sau nghĩ lại chợt thấy thất lễ với tiền nhân nên em phải tráng ấm, pha lại một ấm mới và rót ra 3 chén để mời tiền nhân, đồng thời khấn thầm xin lỗi vì đã thất lễ trước đó. Kết quả là mọi thứ trở lại bình thường :)
 

6997

Xe container
Biển số
OF-97440
Ngày cấp bằng
28/5/11
Số km
5,462
Động cơ
458,912 Mã lực
Ấm đầu theo em là: Hương tại lan đồ hưu gia trà (ngắm tranh vẽ lan toả hương, ta nghỉ ngơi và uống trà; chắc trích câu thơ nào đó) - Mạnh Thần chế.
Ấm 2: Hoạ hồ vô trà không vấn hương: Bình ko có trà mà không gian đầy hương (trà) - triện nhỏ: Mạnh Thần
Ấm 3: Dương Tiễn trà hồ: Bình (ấm) trà Dương Tiễn
Cái đầu là "Hương tại lan cư vị tại trà" - Mạnh Thần chế cụ ạ!

Dòng ấm đất Triều Châu - Sán Đầu, tuổi khoảng cuối TK19_đầu TK20, rất phổ biến ở VN. Ấm này có đặc điểm là rất dễ ngấm / bám nước trà, thành lớp cao trà bóng, đẹp. Nhưng khi cọ rửa, vệ sinh sạch sẽ thì lớp da đẹp đó cũng lại bị "bay màu" :(
 

PhanLeThien

Xe buýt
Biển số
OF-1533
Ngày cấp bằng
27/8/06
Số km
856
Động cơ
582,127 Mã lực
Tuổi
47
Nơi ở
Vui đâu chầu đấy!
Cái đầu là "Hương tại lan cư vị tại trà" - Mạnh Thần chế cụ ạ!

Dòng ấm đất Triều Châu - Sán Đầu, tuổi khoảng cuối TK19_đầu TK20, rất phổ biến ở VN. Ấm này có đặc điểm là rất dễ ngấm / bám nước trà, thành lớp cao trà bóng, đẹp. Nhưng khi cọ rửa, vệ sinh sạch sẽ thì lớp da đẹp đó cũng lại bị "bay màu" :(
Cụ nói chuẩn, ấm đấy chắc là đã vệ sinh trước khi bán nên bay hết lớp bóng đẹp bên ngoài
 

Chelski

Xe điện
Biển số
OF-30410
Ngày cấp bằng
3/3/09
Số km
3,000
Động cơ
515,806 Mã lực
Em mới kiếm được đôi đĩa đường kính 20 cm, lành tít, nhờ cụ nào đọc hộ chữ dưới chôn ....
20230328_115610.jpg
20230328_115525.jpg
 

6997

Xe container
Biển số
OF-97440
Ngày cấp bằng
28/5/11
Số km
5,462
Động cơ
458,912 Mã lực
E895156A-7E7E-465E-B645-BA0FDF3E899B.jpeg

Câu chuyện về đồ cổ:
Cho dù đã có khá nhiều kinh nghiệm về chơi đồ nhưng hqua e vẫn mắc phải 1 sai lầm. Số là như hôm trước e có khoe cái ấm cổ được tặng sinh nhật. Chủ nhân tặng có dặn là đã khai ấm rất kỹ, chỉ việc sử dụng. Vì là ấm cổ từ thế kỷ 18/19 nên chắc chắn có nhiều câu chuyện xung quanh nó. Hqua em khai ấm bằng 1 bánh phổ nhĩ sống lâu năm. Khai thác tử cây trà cổ thụ. Lúc pha xong uống đã có cảm giác rờn rợn. Uống xong cả buổi người cứ buồn bực và nóng tính vô cớ không hiểu lý do gì. Sau nghĩ lại chợt thấy thất lễ với tiền nhân nên em phải tráng ấm, pha lại một ấm mới và rót ra 3 chén để mời tiền nhân, đồng thời khấn thầm xin lỗi vì đã thất lễ trước đó. Kết quả là mọi thứ trở lại bình thường :)
Về đồ cổ nói chung, em chả biết gì mấy ngoài mấy cái ấm đất. Hàng ngày em vẫn uống trà đều đều bằng ấm cổ và chưa bao giờ thấy có ảnh hưởng gì :D :D - có thể là do em vô thần, không mê tín, mà cũng có thể do ấm cổ em dùng đều đã được xử lý đầy đủ, cần thận!

Nay nhân câu chuyện của cụ, em tham gia một chút:

Các thứ đồ cổ, đôi khi hấp dẫn ta bằng cái vẻ ngoài cũ kỹ, bằng lớp màu thời gian phủ dày đặc ở trên mình nó. Ấm đất cũng như vậy. Và không những chỉ phủ bên ngoài, lớp "cao trà" bám đen nhánh bên trong như là một minh chứng cho việc chiếc ấm đã được sử dụng lâu năm, được tôi luyện hàng chục ngàn ngày, hàng trăm ngàn lần trong nước trà, đến mức "chỉ cần rót nước sôi vào là có một chén trà".

Nhưng thực tế thì nếu chiếc ấm không sử dụng trong một khoảng thời gian nhất định thì lớp cao trà đó sẽ bị ... mốc. Và khi rót nước sôi vào, ta sẽ thu được một thứ nước có màu trà và mùi ...mốc. Sẽ chẳng có gì khi uống, nếu ta tự an ủi mình là trà Phổ Nhĩ cũng là một tổ hợp của nấm mốc trong lá trà!

Nhưng với cá nhân em, việc ấm trà đó có thể đã để bị mốc trong điều kiện tự nhiên lâu ngày, hoặc đào dưới đất lên, hoặc vớt dưới sông, biển lên - nếu không xử lý kỹ, mà đem dùng thì thực là không an toàn Vệ sinh thực phẩm :D :D.

Để giải quyết vấn đề an toàn VSTP => tất cả các ấm trà cổ đều được em tẩy rửa kỹ lưỡng bằng những loại hoá chất an toàn trong thực phẩm, với nguyên tắc:
1- ưu tiên không dùng hoá chất
2- sử dụng các loại hoá chất dùng trực tiếp trong thực phẩm
3- sử dụng các loại hoá chất mạnh hơn, nhưng an toàn trong quá trình chế biến thực phẩm
4- sử dụng các thực phẩm tự nhiên để xử lý hoá chất tồn dư, nếu xử lý theo cách 2 hoặc 3.
5- ngâm, luộc kỹ với nước sạch trước khi mang dùng


Kết quả sau khi xử lý là:

A- em có những chiếc ấm sạch sẽ và an toàn để dùng.

B- thấy được những cái xấu và cái đẹp của món đồ
- Đa số ấm Triều Châu (Chaozhou) - Sán Đầu (Shantou) bị mất đi vẻ bóng bẩy bên ngoài, trở về với một vẻ chân phương, mộc mạc như vốn có. Kỹ thuật chế tác thường kém tinh xảo, với những vòng miết đặc trưng quanh thân ấm.
- Ấm Nghi hưng (tử sa, chu sa): ấm cổ sau khi vệ sinh sạch sẽ luôn có độ bóng đẹp đáng ngạc nhiên, mà vẫn lộ rõ nguyên màu thời gian
- Một số ấm chưa biết phân loại vào dòng ấm nào, chỉ biết là ấm đất cổ, còn phải tìm hiểu thêm (thậm chí ít thấy)

= = = = =

Em ví dụ cặp ấm này - trước và sau khi vệ sinh sạch sẽ. Em chỉ chụp phần ngoài ấm, phần trong nếu các cụ muốn tham khảo sau khi vệ sinh thì về nhà em sẽ chụp hầu các cụ ngắm chơi!

Một chiếc hiệu đề Tuyên Đức đường - Xương ký , và một chiếc đề thơ "Hoàng Hà viễn thượng bạch vân gian - Mạnh Thần chế"

Khi mua về:

1679979634368.png

1679979640785.png


1679979705006.png


1679979722944.png



Sau khi rửa sơ
1679979607760.png


Sau khi xử lý kỹ để dùng

1679979769997.png


1679979781088.png

1679979790450.png


1679979808250.png


1679979823737.png


Các cụ sẽ chọn cách nào? Để cũ kỹ hay làm giống em?

Mời các cụ xơi nước và cho ý kiến ạ!
 

chuot08

Xe lăn
Biển số
OF-113030
Ngày cấp bằng
16/9/11
Số km
11,309
Động cơ
477,707 Mã lực
Cái đầu là "Hương tại lan cư vị tại trà" - Mạnh Thần chế cụ ạ!

Dòng ấm đất Triều Châu - Sán Đầu, tuổi khoảng cuối TK19_đầu TK20, rất phổ biến ở VN. Ấm này có đặc điểm là rất dễ ngấm / bám nước trà, thành lớp cao trà bóng, đẹp. Nhưng khi cọ rửa, vệ sinh sạch sẽ thì lớp da đẹp đó cũng lại bị "bay màu" :(
Chuẩn cụ! Nghĩa cũng hay và vần!
 

6997

Xe container
Biển số
OF-97440
Ngày cấp bằng
28/5/11
Số km
5,462
Động cơ
458,912 Mã lực
Chuẩn cụ! Nghĩa cũng hay và vần!
Cũng bởi tại trong tủ em hình như có đâu 1-2 cái cùng hiệu đề
(cái này cụ có thể thấy rõ sự khác biệt của da ấm - bên trái - trước và sau khi cọ sạch)

1679985583659.png


1679985595627.png
 

chuot08

Xe lăn
Biển số
OF-113030
Ngày cấp bằng
16/9/11
Số km
11,309
Động cơ
477,707 Mã lực
Cũng bởi tại trong tủ em hình như có đâu 1-2 cái cùng hiệu đề
(cái này cụ có thể thấy rõ sự khác biệt của da ấm - bên trái - trước và sau khi cọ sạch)

View attachment 7752931

View attachment 7752932
Vâng cụ, dịch thể triện e thấy rất khó vì họ đã biến tấu nét đi rồi. Nếu ko có để so sánh thì hay bị lỗi, đã thế e lại amateur! :D
 

PhanLeThien

Xe buýt
Biển số
OF-1533
Ngày cấp bằng
27/8/06
Số km
856
Động cơ
582,127 Mã lực
Tuổi
47
Nơi ở
Vui đâu chầu đấy!
Về đồ cổ nói chung, em chả biết gì mấy ngoài mấy cái ấm đất. Hàng ngày em vẫn uống trà đều đều bằng ấm cổ và chưa bao giờ thấy có ảnh hưởng gì :D :D - có thể là do em vô thần, không mê tín, mà cũng có thể do ấm cổ em dùng đều đã được xử lý đầy đủ, cần thận!

Nay nhân câu chuyện của cụ, em tham gia một chút:

Các thứ đồ cổ, đôi khi hấp dẫn ta bằng cái vẻ ngoài cũ kỹ, bằng lớp màu thời gian phủ dày đặc ở trên mình nó. Ấm đất cũng như vậy. Và không những chỉ phủ bên ngoài, lớp "cao trà" bám đen nhánh bên trong như là một minh chứng cho việc chiếc ấm đã được sử dụng lâu năm, được tôi luyện hàng chục ngàn ngày, hàng trăm ngàn lần trong nước trà, đến mức "chỉ cần rót nước sôi vào là có một chén trà".

Nhưng thực tế thì nếu chiếc ấm không sử dụng trong một khoảng thời gian nhất định thì lớp cao trà đó sẽ bị ... mốc. Và khi rót nước sôi vào, ta sẽ thu được một thứ nước có màu trà và mùi ...mốc. Sẽ chẳng có gì khi uống, nếu ta tự an ủi mình là trà Phổ Nhĩ cũng là một tổ hợp của nấm mốc trong lá trà!

Nhưng với cá nhân em, việc ấm trà đó có thể đã để bị mốc trong điều kiện tự nhiên lâu ngày, hoặc đào dưới đất lên, hoặc vớt dưới sông, biển lên - nếu không xử lý kỹ, mà đem dùng thì thực là không an toàn Vệ sinh thực phẩm :D :D.

Để giải quyết vấn đề an toàn VSTP => tất cả các ấm trà cổ đều được em tẩy rửa kỹ lưỡng bằng những loại hoá chất an toàn trong thực phẩm, với nguyên tắc:
1- ưu tiên không dùng hoá chất
2- sử dụng các loại hoá chất dùng trực tiếp trong thực phẩm
3- sử dụng các loại hoá chất mạnh hơn, nhưng an toàn trong quá trình chế biến thực phẩm
4- sử dụng các thực phẩm tự nhiên để xử lý hoá chất tồn dư, nếu xử lý theo cách 2 hoặc 3.
5- ngâm, luộc kỹ với nước sạch trước khi mang dùng


Kết quả sau khi xử lý là:

A- em có những chiếc ấm sạch sẽ và an toàn để dùng.

B- thấy được những cái xấu và cái đẹp của món đồ
- Đa số ấm Triều Châu (Chaozhou) - Sán Đầu (Shantou) bị mất đi vẻ bóng bẩy bên ngoài, trở về với một vẻ chân phương, mộc mạc như vốn có. Kỹ thuật chế tác thường kém tinh xảo, với những vòng miết đặc trưng quanh thân ấm.
- Ấm Nghi hưng (tử sa, chu sa): ấm cổ sau khi vệ sinh sạch sẽ luôn có độ bóng đẹp đáng ngạc nhiên, mà vẫn lộ rõ nguyên màu thời gian
- Một số ấm chưa biết phân loại vào dòng ấm nào, chỉ biết là ấm đất cổ, còn phải tìm hiểu thêm (thậm chí ít thấy)

= = = = =

Em ví dụ cặp ấm này - trước và sau khi vệ sinh sạch sẽ. Em chỉ chụp phần ngoài ấm, phần trong nếu các cụ muốn tham khảo sau khi vệ sinh thì về nhà em sẽ chụp hầu các cụ ngắm chơi!

Một chiếc hiệu đề Tuyên Đức đường - Xương ký , và một chiếc đề thơ "Hoàng Hà viễn thượng bạch vân gian - Mạnh Thần chế"

Khi mua về:

View attachment 7752742
View attachment 7752743

View attachment 7752747

View attachment 7752748


Sau khi rửa sơ
View attachment 7752741

Sau khi xử lý kỹ để dùng

View attachment 7752749

View attachment 7752750
View attachment 7752751

View attachment 7752752

View attachment 7752753

Các cụ sẽ chọn cách nào? Để cũ kỹ hay làm giống em?

Mời các cụ xơi nước và cho ý kiến ạ!
Thank cụ. Ấm đã được người tặng (là một người chợ lâu năm) xử lý trc khi tặng ạ
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top