[Funland] Thớt đồ cổ Gia đình

PhanLeThien

Xe buýt
Biển số
OF-1533
Ngày cấp bằng
27/8/06
Số km
856
Động cơ
582,127 Mã lực
Tuổi
47
Nơi ở
Vui đâu chầu đấy!
BA0CF5BA-F5E9-4D30-AE94-A79A5E90714D.jpeg
23E1083C-4B2E-417B-8129-49BAF55B57E2.jpeg
87BAFB55-BAF2-4B42-B82A-5DF8CF2C3631.jpeg
2F12F1AF-74B8-486A-A62F-0A9DA3115593.jpeg
E9225A8A-482A-4E02-9607-9646E6B381B2.jpeg
A34A766A-7A2E-4E94-910F-3D15DF17E796.jpeg

e xin post bài của bác Nguyễn Thanh Huy, minh hoạ bằng hai chiếc bát của vua Tự Đức và vua Thiệu Trị ạ
ĐỒ NGỰ VÀ GIẤC MƠ VUA

“Ngự dụng” là một khái niệm Hán-Việt dùng để chỉ những gì liên quan đến vua dùng. Từ đó, khái niệm “đồ ngự dụng”(đồ ngự) để chỉ những vật dụng mà từng thuộc sở hữu của vua chúa.

Trong đó có một loại đồ được nhắc đến nhiều là gốm sứ. Tiếp tục phân chia sẽ tồn tại song song hai dòng là: đồ sứ ngự dụng và đồ gốm ngự dụng (trong bài viết xin gọi tắt thành: “đồ ngự” hoặc “đồ ngự dụng”).

Những vật phẩm này được giới sưu tầm cổ vật yêu thích, say mê; dốc lòng tìm kiếm, ra sức săn lùng. Ai may mắn sở hữu cũng được xem là đã có báu vật trong tay.

Vậy giá trị của gốm sứ ngự dụng như thế nào ? Và tại sao người ta say mê nó ?

Những câu hỏi này không khó để trả lời, nhưng đôi khi người ta quên đi và chỉ quan tâm làm sao có bằng được nó mà thôi.

Bản chất của tình yêu và sở thích là vô điều kiện, không có lí do. Nó thuộc về tâm lí, cảm giác hay các quan niệm mĩ cảm ở nội tâm mà con người ta không thể diễn tả thành lời. Tuy nhiên, nếu xem xét sâu kỹ thì vẫn tìm ra được những nguyên nhân nhất định.

Có một điều chắc chắn rằng khi hiểu hơn về đối tượng thì tình yêu, sở thích sẽ tăng thêm và bền vững hơn; hoặc chí ít cũng có cái để nhớ khi xúc cảm đã phai dần.

Nói như vậy để xác định rõ lí do đi tìm lời giải cho giá trị của đồ ngự dụng.

Trước hết, đồ ngự là những hiện vật quý hiếm. Vì ngay từ khi ra đời, số lượng đã hạn chế theo yêu cầu khắt khe và đặt dưới sự giám sát nghiêm ngặt của hoàng cung. Trải qua bao biến cố lịch sử, vật đổi sao dời, binh biến can qua, thay triều đổi đại đã khiến cho nhiều món đồ bị vỡ nát, mất mát… Cho nên hiện vật còn sót lại không nhiều là hiển nhiên, không cần phải bàn cãi.

Thứ hai, đồ ngự phải là những hiện vật có chất lượng tuyệt hảo. Để làm ra một sản phẩm tốt, phục cho triều đình thì nguyên liệu phải được tuyển lựa loại thượng hạng. Đó là điều kiện tiên quyết làm nên chất lượng sản phẩm. Cũng từ đây mà đồ ngự trải qua trăm năm, ngàn năm vẫn bóng mới, đẹp long lanh (nếu không bị ngâm trong môi trường gây hại). Tuy nhiên, cái bóng mới của cổ vật quý nó khác xa (người chơi tinh có thể nhận biết qua “ánh men”), không phải là điểm để cho các loại đồ mới/đồ giả vin vào đó mà lợi dụng rồi gán thêm mác cổ vật. Xin thưa, dù là mới như thế nào thì cổ vật vẫn mang theo mình những hiện tượng lão hoá làm chỉ dấu.

Thứ ba, đồ ngự là những tác phẩm nghệ thuật xuất sắc. Có những hiện vật phải gọi là kiệt tác, có một không hai. Ở đó có thể là sự độc đáo về kiểu thức; hay sự tinh tế trong từng hoạ tiết, hoa văn; hay sự hoàn hảo bởi nước men; hay sự kết hợp hài hoà các gam màu; hay sự độc lạ của hoả biến… Tất cả do đôi bàn tay tài hoa với những kĩ thuật điêu luyện bậc thầy của những người thợ xuất chúng. Hơn nữa, họ buộc phải thể hiện không chỉ trong khả năng, mà như xuất hết anh hoa để làm hài lòng vua chúa, để bảo toàn mạng sống cho bản thân và người thân.

Thứ tư, đồ ngự là hiện thân của các giá trị văn hoá - lịch sử. Vì sao ? Vì lịch sử vốn là lịch sử của nhân dân, nhưng vua chúa lại là đại diện cho nhân dân của một triều đại, thời đại. Trên đồ ngự đã phản ánh lại xu hướng nghệ thuật, phong cách nghệ thuật, quan niệm thẩm mĩ, phong tục tập quán, lối sống của một thời kì; đặc biệt hơn cho thấy được cả sở thích, thói quen, hành vi của các bậc đế vương.

Với giá trị này có lẽ thường được các nhà nghiên cứu quan tâm hơn. Những thông tin như vậy rất hữu ích không chỉ đối với giới sử học mà còn cả những nhà nghiên cứu văn hoá, nghiên cứu nghệ thuật… Về điểm này nhà sưu tầm nếu có quan tâm cũng chỉ dừng lại ở mục đích hiểu thêm món đồ để củng cố niềm tin cho giá trị và tăng thêm sự yêu thích với nó.

Như vậy, với những giá trị khách quan đó ở đồ ngự, chắc chắn sở thích đồ ngự của các nhà sưu tầm không thể chỉ là cảm giác thuần tuý mà có phần được thôi thúc bởi tri giác, lí tính.

Đối với nhà sưu tầm, chơi đồ ngự còn có thêm một ý nghĩa khác, đó là cái cảm giác được chiếm hữu một món đồ mà không thuộc về dân như mình. Người chơi được tha hồ ngắm nghía; được thoả thích mân mê, được thả hồn phiêu du như một đấng quân vương. Tâm lí ấy có chút tự hào về bản thân, tự mãn với những gì đạt được, cứ ngỡ như đã làm một cuộc thay đổi vận mệnh. Rồi hồi tưởng về quá khứ, đây là điều không tưởng.

Có lẽ sự mê hoặc của đồ ngự chính là ở chỗ này. Vì đơn giản, cái người chơi cần là tận hưởng và thưởng thức.

Nhưng để có được đồ ngự chính danh là cả một vấn đề. Nếu chỉ có nhiều tiền và mua bằng niềm tin thì chưa đủ, không chừng rước thêm của nợ vào nhà. Điều quan trọng vẫn là tri thức, kinh nghiệm và cơ duyên.

Mà thôi, biết gì chơi nấy cho nhẹ nhàng. Tạm dừng giấc mơ đứng ngang vua.
——

23/7/2022
Nguyễn Thanh Huy
 

chuot08

Xe lăn
Biển số
OF-113030
Ngày cấp bằng
16/9/11
Số km
11,309
Động cơ
477,707 Mã lực
BA0CF5BA-F5E9-4D30-AE94-A79A5E90714D.jpeg
23E1083C-4B2E-417B-8129-49BAF55B57E2.jpeg
87BAFB55-BAF2-4B42-B82A-5DF8CF2C3631.jpeg
2F12F1AF-74B8-486A-A62F-0A9DA3115593.jpeg
E9225A8A-482A-4E02-9607-9646E6B381B2.jpeg
A34A766A-7A2E-4E94-910F-3D15DF17E796.jpeg

e xin post bài của bác Nguyễn Thanh Huy, minh hoạ bằng hai chiếc bát của vua Tự Đức và vua Thiệu Trị ạ
ĐỒ NGỰ VÀ GIẤC MƠ VUA

“Ngự dụng” là một khái niệm Hán-Việt dùng để chỉ những gì liên quan đến vua dùng. Từ đó, khái niệm “đồ ngự dụng”(đồ ngự) để chỉ những vật dụng mà từng thuộc sở hữu của vua chúa.

Trong đó có một loại đồ được nhắc đến nhiều là gốm sứ. Tiếp tục phân chia sẽ tồn tại song song hai dòng là: đồ sứ ngự dụng và đồ gốm ngự dụng (trong bài viết xin gọi tắt thành: “đồ ngự” hoặc “đồ ngự dụng”).

Những vật phẩm này được giới sưu tầm cổ vật yêu thích, say mê; dốc lòng tìm kiếm, ra sức săn lùng. Ai may mắn sở hữu cũng được xem là đã có báu vật trong tay.

Vậy giá trị của gốm sứ ngự dụng như thế nào ? Và tại sao người ta say mê nó ?

Những câu hỏi này không khó để trả lời, nhưng đôi khi người ta quên đi và chỉ quan tâm làm sao có bằng được nó mà thôi.

Bản chất của tình yêu và sở thích là vô điều kiện, không có lí do. Nó thuộc về tâm lí, cảm giác hay các quan niệm mĩ cảm ở nội tâm mà con người ta không thể diễn tả thành lời. Tuy nhiên, nếu xem xét sâu kỹ thì vẫn tìm ra được những nguyên nhân nhất định.

Có một điều chắc chắn rằng khi hiểu hơn về đối tượng thì tình yêu, sở thích sẽ tăng thêm và bền vững hơn; hoặc chí ít cũng có cái để nhớ khi xúc cảm đã phai dần.

Nói như vậy để xác định rõ lí do đi tìm lời giải cho giá trị của đồ ngự dụng.

Trước hết, đồ ngự là những hiện vật quý hiếm. Vì ngay từ khi ra đời, số lượng đã hạn chế theo yêu cầu khắt khe và đặt dưới sự giám sát nghiêm ngặt của hoàng cung. Trải qua bao biến cố lịch sử, vật đổi sao dời, binh biến can qua, thay triều đổi đại đã khiến cho nhiều món đồ bị vỡ nát, mất mát… Cho nên hiện vật còn sót lại không nhiều là hiển nhiên, không cần phải bàn cãi.

Thứ hai, đồ ngự phải là những hiện vật có chất lượng tuyệt hảo. Để làm ra một sản phẩm tốt, phục cho triều đình thì nguyên liệu phải được tuyển lựa loại thượng hạng. Đó là điều kiện tiên quyết làm nên chất lượng sản phẩm. Cũng từ đây mà đồ ngự trải qua trăm năm, ngàn năm vẫn bóng mới, đẹp long lanh (nếu không bị ngâm trong môi trường gây hại). Tuy nhiên, cái bóng mới của cổ vật quý nó khác xa (người chơi tinh có thể nhận biết qua “ánh men”), không phải là điểm để cho các loại đồ mới/đồ giả vin vào đó mà lợi dụng rồi gán thêm mác cổ vật. Xin thưa, dù là mới như thế nào thì cổ vật vẫn mang theo mình những hiện tượng lão hoá làm chỉ dấu.

Thứ ba, đồ ngự là những tác phẩm nghệ thuật xuất sắc. Có những hiện vật phải gọi là kiệt tác, có một không hai. Ở đó có thể là sự độc đáo về kiểu thức; hay sự tinh tế trong từng hoạ tiết, hoa văn; hay sự hoàn hảo bởi nước men; hay sự kết hợp hài hoà các gam màu; hay sự độc lạ của hoả biến… Tất cả do đôi bàn tay tài hoa với những kĩ thuật điêu luyện bậc thầy của những người thợ xuất chúng. Hơn nữa, họ buộc phải thể hiện không chỉ trong khả năng, mà như xuất hết anh hoa để làm hài lòng vua chúa, để bảo toàn mạng sống cho bản thân và người thân.

Thứ tư, đồ ngự là hiện thân của các giá trị văn hoá - lịch sử. Vì sao ? Vì lịch sử vốn là lịch sử của nhân dân, nhưng vua chúa lại là đại diện cho nhân dân của một triều đại, thời đại. Trên đồ ngự đã phản ánh lại xu hướng nghệ thuật, phong cách nghệ thuật, quan niệm thẩm mĩ, phong tục tập quán, lối sống của một thời kì; đặc biệt hơn cho thấy được cả sở thích, thói quen, hành vi của các bậc đế vương.

Với giá trị này có lẽ thường được các nhà nghiên cứu quan tâm hơn. Những thông tin như vậy rất hữu ích không chỉ đối với giới sử học mà còn cả những nhà nghiên cứu văn hoá, nghiên cứu nghệ thuật… Về điểm này nhà sưu tầm nếu có quan tâm cũng chỉ dừng lại ở mục đích hiểu thêm món đồ để củng cố niềm tin cho giá trị và tăng thêm sự yêu thích với nó.

Như vậy, với những giá trị khách quan đó ở đồ ngự, chắc chắn sở thích đồ ngự của các nhà sưu tầm không thể chỉ là cảm giác thuần tuý mà có phần được thôi thúc bởi tri giác, lí tính.

Đối với nhà sưu tầm, chơi đồ ngự còn có thêm một ý nghĩa khác, đó là cái cảm giác được chiếm hữu một món đồ mà không thuộc về dân như mình. Người chơi được tha hồ ngắm nghía; được thoả thích mân mê, được thả hồn phiêu du như một đấng quân vương. Tâm lí ấy có chút tự hào về bản thân, tự mãn với những gì đạt được, cứ ngỡ như đã làm một cuộc thay đổi vận mệnh. Rồi hồi tưởng về quá khứ, đây là điều không tưởng.

Có lẽ sự mê hoặc của đồ ngự chính là ở chỗ này. Vì đơn giản, cái người chơi cần là tận hưởng và thưởng thức.

Nhưng để có được đồ ngự chính danh là cả một vấn đề. Nếu chỉ có nhiều tiền và mua bằng niềm tin thì chưa đủ, không chừng rước thêm của nợ vào nhà. Điều quan trọng vẫn là tri thức, kinh nghiệm và cơ duyên.

Mà thôi, biết gì chơi nấy cho nhẹ nhàng. Tạm dừng giấc mơ đứng ngang vua.
——

23/7/2022
Nguyễn Thanh Huy
2 món này của cụ chất lượng, tương đương 4b ngon rồi! Em chỉ có mấy đồ tàm tạm.
 

chuot08

Xe lăn
Biển số
OF-113030
Ngày cấp bằng
16/9/11
Số km
11,309
Động cơ
477,707 Mã lực
Đồ cụ đẹp quá, cụ cứ khiêm tốn :)
Em chưa có đồ Ngự cụ ah. Có cái đọi cháo này, hiệu “Mậu Tý niên chế”, đồ về trong chuyến đi sứ năm 1828 của tiến sỹ Đặng Văn Khải; đằng sau chuyến đi sứ này cũng cả 1 câu chuyện về số phận quan trường của cụ.
 

chuot08

Xe lăn
Biển số
OF-113030
Ngày cấp bằng
16/9/11
Số km
11,309
Động cơ
477,707 Mã lực
Chơi đồ cổ chỉ có ăn cháo thôi các cụ ah! :D
 

chuot08

Xe lăn
Biển số
OF-113030
Ngày cấp bằng
16/9/11
Số km
11,309
Động cơ
477,707 Mã lực
506D3899-B712-4BEE-AF75-0FBFC99DB0D2.jpeg
36872B75-2A9C-4E2B-8033-A3AA5C0C207D.jpeg

cặp dầm Tô Đông Pha
Đồ 19, 2 dáng khác nhau cụ nhỉ?
Em có cặp đọi cháo ghi năm đi sứ. 1 cái Tân Sửu 1841 và cái kia Ất Tỵ 1845. 1841 sang báo tang Minh Mạng và cầu phong Thiệu Trị; 45 sang cám ơn và bàn về nguy cơ Pháp, Xiêm.
 

PhanLeThien

Xe buýt
Biển số
OF-1533
Ngày cấp bằng
27/8/06
Số km
856
Động cơ
582,127 Mã lực
Tuổi
47
Nơi ở
Vui đâu chầu đấy!
Đồ 19, 2 dáng khác nhau cụ nhỉ?
Em có cặp đọi cháo ghi năm đi sứ. 1 cái Tân Sửu 1841 và cái kia Ất Tỵ 1845. 1841 sang báo tang Minh Mạng và cầu phong Thiệu Trị; 45 sang cám ơn và bàn về nguy cơ Pháp, Xiêm.
Cụ cho em hỏi: Em hay gặp một số món đồ sứ mà phần trôn thường được khắc chữ thêm bằng vật cứng. Như cái đọi Tân Sửu kia thì hình như chữ "Đại". Vậy nó có ý nghĩa gì? Chả nhẽ lại là chủ nhân đánh dấu tên :)
 

chuot08

Xe lăn
Biển số
OF-113030
Ngày cấp bằng
16/9/11
Số km
11,309
Động cơ
477,707 Mã lực
Cụ cho em hỏi: Em hay gặp một số món đồ sứ mà phần trôn thường được khắc chữ thêm bằng vật cứng. Như cái đọi Tân Sửu kia thì hình như chữ "Đại". Vậy nó có ý nghĩa gì? Chả nhẽ lại là chủ nhân đánh dấu tên :)
Đúng vậy cụ, chủ nhân họ khắc tên họ hoặc khắc 1 chữ gì đó thể hiện mong ước, như chữ trên là Tài, nghĩa là họ Tài hoặc là tài giỏi!
 

PhanLeThien

Xe buýt
Biển số
OF-1533
Ngày cấp bằng
27/8/06
Số km
856
Động cơ
582,127 Mã lực
Tuổi
47
Nơi ở
Vui đâu chầu đấy!
Đúng vậy cụ, chủ nhân họ khắc tên họ hoặc khắc 1 chữ gì đó thể hiện mong ước, như chữ trên là Tài, nghĩa là họ Tài hoặc là tài giỏi!
Vâng, chứ không phải đồ của ông Lương Văn Tài hoặc cái đọi chuyên để xóc "Tài - Sửu" :D
 

chuot08

Xe lăn
Biển số
OF-113030
Ngày cấp bằng
16/9/11
Số km
11,309
Động cơ
477,707 Mã lực
Vâng, chứ không phải đồ của ông Lương Văn Tài hoặc cái đọi chuyên để xóc "Tài - Sửu" :D
2 cái trên tuy tình trạng và ko phải đồ VIP nhưng già đanh và gắn liền biến cố lịch sử; cũng đáng chơi cụ ah!
Mai em khắc chữ Chuot08 Ô tô phun! :D
 

chuot08

Xe lăn
Biển số
OF-113030
Ngày cấp bằng
16/9/11
Số km
11,309
Động cơ
477,707 Mã lực
F32BAE8A-7B4C-44B0-B403-18EFC895A6E6.jpeg
431B10C7-4053-4857-BF96-1297B749D925.jpeg
35390F6B-5119-460D-9A55-A386CF9DEAD3.jpeg
497E8060-C5DB-4D40-9BEC-FED959919642.jpeg
2711C99B-701D-4D31-BFCA-BF381AEFEFAE.jpeg

nhờ cụ chuot08 dịch hộ em những chũ trên ấm với. Thank cụ
Sao cụ tag tên mà em ko thấy thông báo nhỉ? Nay vào tìm bài mới thấy cụ hỏi.
Mấy chữ trên nắp ấm: Bát Nhã Ba La Mật Đa Tâm Kinh. Đây là bài kinh ngắn gọn nhất của dòng Đại thừa, gần 300 chữ. Trước có cậu em có bản viết tay bản đủ Kinh này hỏi nên em vẫn nhớ.
Trên thân khắc 1 phần nội dung trong bản Kinh này. Đoạn cụ chụp dễ nhìn và cũng là 1 ý chính trong Kinh là: Sắc bất dị không, không bất dị sắc, sắc tức thị không, không tức thị sắc, thọ tưởng hành thức diệc phục như thị...
Đủ bài kinh này ko dài; cụ có thể tìm trên mạng, có cả dịch nghĩa đầy đủ. Ý cũng rất hay.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top