03/12, bầu cử TT theo Hiến pháp Hoa kỳ, và khả năng Renew by Trump,...
View attachment 5700694
Lập Hiến: Tôn trọng những ý kiến khác biệt...
Hội nghị lập hiến pháp Mỹ được triệu tập ngày 25 tháng 5, 1787, 100 ngày hội nghị soạn thảo Hiến pháp Hoa Kỳ, đại biểu chỉ nghỉ có 10 ngày, mỗi ngày họ thảo luận, tranh luận từ 8 giờ sáng đến 3 rưỡi chiều, làm việc liên tục 6 ngày trong tuần ròng rã suốt hơn 3 tháng,... rất nhiều vấn đề được thảo, tranh luận kịch liệt, nhiều giai đoạn tưởng như bế tắc,...
55 đại biểu từ 13 bang cử làm đại diện, nhiều người còn quá trẻ (20 đại biểu dưới 40 tuổi), nhưng đã đóng góp trí tuệ vô cùng lớn trong quá trình soạn thảo bản Hiến pháp như: Alexander Hamilton (32 tuổi), sau này trở thành một trong những kiến trúc sư cho hệ thống chính quyền và kinh tế Mỹ; James Madison (36 tuổi) – “cha đẻ” của Bản Hiến pháp; Gouverneurn Morris (35 tuổi) - Chủ tịch Ủy ban văn phong và bố cục; Ed mund Randolph (34 tuổi) - Thống đốc bang Virginia khi ấy, người trình bày Phương án Virginia, làm cơ sở cho bản Hiến pháp sau này….
Trong số 55 người đó, 34 người là luật sư, 8 người đã từng ký vào Bản Tuyên ngôn Độc lập năm 1776, 6 người tham gia ký vào Điều khoản Hợp bang, và 2 người từng tham gia soạn thảo cả ba văn kiện quan trọng nhất của nước Mỹ. Gần một nửa trong số đó đã từng tham gia chiến đấu trong cuộc Chiến tranh Cách mạng Mỹ. Khoảng 1/4 trong số họ là những chủ đất lớn và tất cả đều sở hữu một số văn phòng công cộng. 39 người là cựu nghị sĩ và 8 người là thống đốc đương nhiệm.
Sau ba tháng hội thảo triền miên căng thẳng và đầy áp lực, 55 đại biểu rời Philadelphia trở về nhà trong tình trạng kiệt sức và với tâm trạng hoài nghi. Rất ít người trong số họ tin tưởng vào sự tồn tại lâu dài của bản Hiến pháp mà họ vừa soạn thảo. Thậm chí ngay cả Chủ tịch Hội nghị Liên bang khi ấy là Tướng George Washington cũng nghĩ rằng, bản Hiến pháp chỉ có thể tồn tại lâu nhất là... 20 năm.
Ban hành Hiến pháp: Lấy sự thịnh vượng, bền vững của đất nước, lấy dân và sự tiến bộ làm trọng tâm (we the people), hy sinh cả sức mạnh, quyền và lợi ích cá nhân của người nắm quyền,...
Ba chính khách xuất sắc Gerry, Randolph và Mason - những người có công lớn trong sự hình thành bản Hiến pháp này, lại từ chối kí.
“Tôi khinh thường việc giấu giếm các lý do cho việc từ chối đặt chữ kí của tôi” – Edmund Randolph, người đưa ra những nét đầu tiên về chính quyền liên bang viết. Và đây là một trong những lí do khiến ông không đặt bút kí và văn kiện này:
“Nếu kí tên vào bản Hiến pháp này, tôi sẽ không thể đề nghị bất cứ điều sửa đổi nào”. Hay: “Tôi lo sợ về những sai sót trong văn bản này hơn mọi sai lầm lớn lao trong bất kỳ văn bản nào khác vì văn bản này quy định những lợi ích cơ bản nhất của chúng ta… Nếu kí tên vào văn bản này, tôi sẽ phản bội lại mọi điều tôi từng mong ước”.
Ngày 17 tháng 9, 1787, cho đến tận giờ phút được thông qua, văn kiện này vẫn còn là nỗi băn khoăn giữa chính “những người cha đẻ”. Bài phát biểu của Benjamin Franklin trong ngày ký kết bản Hiến pháp mở đầu bằng đoạn:
“Tôi thừa nhận rằng lúc này, có nhiều điểm trong bản Hiến pháp này, tôi không thể chấp nhận. Nhưng tôi không chắc rằng tôi sẽ không bao giờ chấp nhận nó. Tôi đã sống đủ lâu để hiểu rằng chúng ta không nên dựa quá nhiều vào sự phán xét của chính bản thân mình”.
Và:
“Tôi đồng ý với bản Hiến pháp này với mọi lỗi lầm nếu có, bởi tôi nghĩ rằng chúng ta cần một chính quyền chung".
Như trong thư gửi Chủ tịch Quốc hội Hợp bang, tướng George Washington đã viết:
“...Bản hiến pháp, như chúng tôi có hiện nay, là kết quả của tình bằng hữu thân ái, của sự cần thiết phải phụ thuộc và nhượng bộ lẫn nhau do sự khác biệt quan điểm chính trị…”.
Hay như Benjamin Franklin, chính trị gia cao tuổi nhất đã phát biểu vô cùng cảm động trong ngày ký Hiến pháp:
“Những lời nói sinh ra trong bức tường này rồi cũng sẽ chết trong bức tường này….”
Sửa đổi Hiến pháp:
Để tu chỉnh (sửa đổi) thành công, nói chung, Hiến pháp Hoa Kỳ đòi hỏi sự tu chỉnh ấy phải đạt được sự đồng thuận của cả Thượng viện và Hạ viện Hoa Kỳ (với tỷ lệ đồng ý là 2/3), cùng sự phê chuẩn của ít nhất 3/4 tổng số bang (hiện tại, ít nhất là phải có 38 bang trở lên phê chuẩn). Đây là những điều kiện rất khó vượt qua. Đến nay, Quốc hội Hoa Kỳ đã đề nghị tu chỉnh Hiến pháp tất cả 33 lần nhưng mới có 27 tu chỉnh được chấp thuận. Thời điểm các tu chính án được chấp thuận trong những thập niên gần đây cụ thể như sau: tu chính án số 19 (năm 1920, chính thức cho phép phụ nữ có quyền bầu cử); tu chính án số 20 (năm 1933, ấn định ngày bắt đầu nhiệm kỳ Quốc hội là 3/1); tu chính án số 21 (năm 1933); tu chính án số 22 (năm 1951, giới hạn mỗi người chỉ được làm tổng thống tối đa 2 nhiệm kỳ); tu chính án số 23 (năm 1961); tu chính án số 24 (năm 1964, không tước quyền bỏ phiếu vì nợ thuế); tu chính án số 25 (năm 1967, cho phép Phó Tổng thống được kế nhiệm Tổng thống khi Tổng thống không thể thực hiện nhiệm vụ của mình); tu chính án số 26 (năm 1971, quy định tuổi đi bầu cử chung của cả nước là 18); tu chính án số 27 (năm 1992).
Lần tu chính án thành công gần đây nhất là ngày 7/5/1992
Thách thức Hiến pháp:
Bản Hiến pháp Mỹ đã ra đời, tồn tại 230 năm, cái thể chế, mô hình tổ chức chính quyền theo cái Hiến pháp "cũ kỹ" đó.
Những người tham gia soạn thảo: người già, trung niên, người trẻ, người giàu có, quan chức, đại địa chủ đất, luật sư, tướng/chiến binh lẫy lừng, quyền lực đầy mình, chúa tể cả vùng,.... tức đủ các thành phần "cộm cán" nhất, thậm khí khát khao, ham muốn quyền, tiền nhất,.....
Phải chăng họ đã tranh luận, đưa ra các luận cứ, thậm chí thòng để bảo vệ quyền, lợi,... của từng nhóm,... rồi bàn, dự đoán, tranh luận kịch liệt,... thậm chí hy sinh quyền, lợi,... thì liệu, có thể miễn nhiễm:
--> Khả năng ai đó trẩu, nhóm nào đó ngầu với tiền đầy người, quyền lực khắp mình, đệ tử, thân tín khắp nơi, nắm giữ bí mật quốc gia,... có thể thay đổi, chuyển hóa,... để thâu tóm, độc tôn quyền lực, thống trị đất nước,... theo ý đồ riêng của ai đó, nhóm nào đó.
--> Khả năng thay/hủy bỏ Hiến pháp, thể thức đang áp dụng,... để chuyển hóa và tạo lập lên nhà nước mới, cách thức tổ chức quản trị đất nước mới, theo mô hình mới,... ví dụ, có thể như những "người bạn" mà Trump từng khen ngợi là sắc bén, vĩ đại,... như Kim Ủn, Bình Híp, Tin hói,...
--> Khả năng lập thêm đảng phái khác,...dễ dàng và đủ lớn mạnh để có nhiều cơ hội nắm quyền, hoặc mụ mị dân chúng, hoặc thao túng, thâu tóm quyền lực, đất nước,...
Quyền lực là thứ hấp dẫn nhất, ma mị nhất, nếm rồi thì hơn nghiện mà túy,...
Kế hoạch và hành động lật ngược kết quả bầu cử này của Team Trump - Trump chiến thắng - làm TT tiếp ! Tiền thì TT Trump giàu nhất trong các TT Mỹ, mạnh bạo, dám nghĩ dám làm thì cũng đỉnh nhất, quyền đương nhiên to nhất nước Mỹ,...
Còn 11 ngày nữa, mời Team Trump, Fans Trump.... lật or đảo, tùy,...