[Funland] Thông tin sáp nhập xã, huyện, tỉnh

lotus23

Xe tải
Biển số
OF-833580
Ngày cấp bằng
10/5/23
Số km
354
Động cơ
518,825 Mã lực
Sao phải đi tới trung tâm xã-tỉnh vậy cụ ?
Trong khi có "chuyển đổi số", "cổng dịch vụ công" phục vụ 24/7 tại nhà. ( cái này cần phải tuyên truyền / hd nhân dân sử dụng).
Và có cơ chế " Cơ quan đại diện Cấp tỉnh" tại nhiều địa điểm trong Tỉnh. Thực tế, chỉ các DN mới hay làm việc trực tiếp với "CQ đại diện Cấp tỉnh".
Vâng cụ.
Tỉnh miền núi biên giới rộng mênh mông, người thưa thớt nên em thấy để nguyên không sát nhập thì phù hợp hơn về quốc phòng, an ninh cũng như tiện ích cho người dân ạ. Chứ không sẽ càng loãng.
Bù lại có thể sát nhập thêm, gộp thêm ở khu vực khác, ví dụ như Thái Bình, Hải Dương, Hải Phòng là một tỉnh chẳng hạn.
 

hoangthuywalla

Xe buýt
Biển số
OF-303967
Ngày cấp bằng
5/1/14
Số km
553
Động cơ
1,008,256 Mã lực
Các tỉnh cao nguyên mới là khó sắp xếp, vì ở đó có nhiều "đồng bào" ngoài dân tộc Kinh sống lâu đời.
 

-maimai-

Xe máy
Biển số
OF-321992
Ngày cấp bằng
2/6/14
Số km
51
Động cơ
290,160 Mã lực
Có KL137 nói không hình thành các huyện nhỏ, em cungz như cụ không hiểu các chức năng của huyện cũ sẽ đi đâu, có vẻ các cốp đang tập chung giải quyết con người hơn là tiêu chí, em nghĩ cứ áp tiêu chí vào, nơi nào đủ tiêu chí thì thôi, chưa đủ thì sáp nhập chứ không nên tuỳ hứng
View attachment 9053101
Nếu chỉ giảm 50% (trung bình 2 xã gộp làm 1) thì em thấy đội ngũ lãnh đạo cấp xã về cơ bản vẫn không thay đổi về chất, nên trước mắt nhiệm vụ của cấp xã sẽ cơ bản giữ nguyên như hiện nay, bổ sung thêm một số nhiệm vụ cấp huyện. Khả năng cấp xã sẽ không chia phòng ban như kế hoạch trước đó.

Cấp tỉnh sau này sẽ gánh phần lớn nhiệm vụ cấp huyện và sẽ có các văn phòng của cấp tỉnh tại các huyện hiện nay, tương tự mô hình văn phòng công an tỉnh tại các quận, huyện
 

sky_driver

Xe tăng
Biển số
OF-142684
Ngày cấp bằng
21/5/12
Số km
1,754
Động cơ
401,415 Mã lực
Nơi ở
4 bể là nhà
Nếu chỉ giảm 50% (trung bình 2 xã gộp làm 1) thì em thấy đội ngũ lãnh đạo cấp xã về cơ bản vẫn không thay đổi về chất, nên trước mắt nhiệm vụ của cấp xã sẽ cơ bản giữ nguyên như hiện nay, bổ sung thêm một số nhiệm vụ cấp huyện. Khả năng cấp xã sẽ không chia phòng ban như kế hoạch trước đó.

Cấp tỉnh sau này sẽ gánh phần lớn nhiệm vụ cấp huyện và sẽ có các văn phòng của cấp tỉnh tại các huyện hiện nay, tương tự mô hình văn phòng công an tỉnh tại các quận, huyện
Bên CA thì cấp xã làm rất nhiều việc của huyện, giờ bên hành chính từ huyện chuyển về tỉnh thì cấp tỉnh sẽ phình to, như vậy thì ngân sách có khi tăng hơn?
 

damhai

Xe buýt
Biển số
OF-136623
Ngày cấp bằng
31/3/12
Số km
683
Động cơ
375,083 Mã lực
Phương án giảm 50% số Xã và bỏ cấp Huyện là đúng rồi. Khi lấy xã làm cấp cơ sở theo tôi chỉ nên sáp nhập chỉ cỡ 2-3 Xã/Phường thành ra 1 Xã/Phường mới là được rồi, sáp nhập như vậy để duy trì lực lượng cán bộ cấp cơ sở trực tiếp làm việc tới người dân. Chỉ giao cấp cơ sở nhiệm vụ thực hiện giấy tờ tùy thân, biển số xe cộ, là điểm nhận hồ sơ 1 cửa cho cấp tỉnh, điểm trả giấy tờ ... giống như cấp Xã hiện nay. Một Tỉnh cần quản lý khoảng 80-100 Xã/Phường, thực tế cũng đã có Tỉnh từng có tới 30 Huyện rồi, nên giờ quản lý gấp 3 lên thôi. Như vậy, trên cơ bản là giữ lại hệ thống cán bộ Xã/Phường và sẽ sàng lọc và bổ sung từ từ dần.

Còn giải thể hết hơn chục ông cấp Huyện, mọi việc liên quan đến quản lý, phát triển, quy hoạch, đầu tư, thuế, ngân sách ... là do cấp Tỉnh lo quản lý hết, bớt đi một cấp trung gian, giảm bớt các ông cán bộ Huyện sáng cắp ô đi, tối cắp ô về.

Ví dụ nhé, có một ông Tây muốn đầu tư vào Thành phố Nha Trang, xin mời làm việc với UB Tỉnh Khánh Hòa, ông có muốn mở thêm các chi nhánh ở Thành phố Cam Ranh và Thành phố Phan Rang thì cũng chỉ cần làm 1 hồ sơ luôn, UB Tỉnh xử lý hết, không cần thông qua 3 ông UB Thành phố trong Tỉnh Khánh Hòa nữa. Khi triển khai, ông chỉ cần làm việc với các UB Xã/Phường theo địa chỉ đã xin phép là được.
 
Chỉnh sửa cuối:

thddakmil

Xe đạp
Biển số
OF-455899
Ngày cấp bằng
25/9/16
Số km
17
Động cơ
204,912 Mã lực
Có KL137 nói không hình thành các huyện nhỏ, em cungz như cụ không hiểu các chức năng của huyện cũ sẽ đi đâu, có vẻ các cốp đang tập chung giải quyết con người hơn là tiêu chí, em nghĩ cứ áp tiêu chí vào, nơi nào đủ tiêu chí thì thôi, chưa đủ thì sáp nhập chứ không nên tuỳ hứng
View attachment 9053101
Vẫn đẩy toàn bộ nhiệm vụ của huyện về xã. Xem như bước đệm để 2,3 năm nữa hoặc cuối nhiệm kỳ sau giảm tiếp một lần nữa. 5 năm tới không tuyển thêm mà chỉ cho nghỉ.
 

Camontinhyeu

Xe điện
Biển số
OF-186622
Ngày cấp bằng
23/3/13
Số km
2,819
Động cơ
367,072 Mã lực
Nơi ở
Nhà của mình
Tóm lại gộp 2 xã làm một em thấy ít quá. Tầm 3 xã làm 1 thì đẹp
 
Biển số
OF-762277
Ngày cấp bằng
8/3/21
Số km
15
Động cơ
42,845 Mã lực
Tuổi
36
Phương án giảm 50% số xã và bỏ cấp Huyện là đúng rồi. Khi lấy xã làm cấp cơ sở theo tôi chỉ nên sáp nhập chỉ cỡ 2-3 xã/phường thành ra 1 xã/phường mới là được rồi, sáp nhập như vậy để cán bộ cấp cơ sở trực tiếp làm việc tới người dân. Chỉ giao cấp cơ sở nhiệm vụ thực hiện giấy tờ tùy thân, biển số xe cộ, là điểm nhận hồ sơ 1 cửa cho cấp tỉnh, điểm trả giấy tờ ... giống như cấp xã hiện nay. Một tỉnh cần quản lý khoảng 80-100 xã, thực tế cũng đã có tỉnh từng có tới 30 Huyện rồi, nên giờ quản lý gấp 3 lên thôi. Như vậy, trên cơ bản là giữ lại hệ thống cán bộ xã/phường và sẽ sàng lọc từ từ dần.

Còn giải thể hết hơn 10 ông cấp Huyện, mọi việc liên quan đến quản lý, phát triển, đầu tư, thuế ... là do cấp Tỉnh lo quản lý hết, bớt đi một cấp trung gian, giảm bớt các ông cán bộ Huyện sáng cắp ô đi, tối cắp ô về.

Ví dụ nhé, có một ông Tây muốn đầu tư vào thành phố Nha Trang, xin mời làm việc với UB tỉnh Khánh Hòa, ông có muốn mở thêm các chi nhánh ở thành phố Cam Ranh và thành phố Phan Rang thì cũng chỉ cần làm 1 hồ sơ luôn, UB tỉnh xử lý hết, không cần thông qua 3 ông UB thành phố trong tỉnh Khánh Hòa nữa. Khi triển khai, ông chỉ cần làm việc với các UB phường/xã theo địa điểm đã xin phép là được.
cụ có vẻ vẫn mơ hồ với khái niệm sát dân, sát cơ sở nhỉ ? việc chia nhỏ quy mô các đơn vị hành chính không có nghĩa là nó sẽ sáp dân hơn, dù xã to đến mấy thì sát dân gần dân nhất vẫn là thôn, là khu phố, chứ CBCC xã vẫn ngồi trụ sở, có đi tuần đường như CA đâu mà cứ bảo là sát :) cái nhìn thấy đầu tiên là với từng ấy đầu mối, thì cũng tương đương với từng ấy bộ máy như nhau, sẽ có tình trạng địa bàn chỗ thì làm ko hết việc, chỗ thì có người nhưng không có việc để làm, đó là lãng phí, theo em chủ trương về tình gọn, cái quan trọng nhất vẫn phải là tinh gọn được về đầu mối, tổ chức, làm được thì tự nó sẽ gọn về biên chế, ngân sách và tối ưu hóa công năng của bộ máy :) cái ví dụ của bác có thể tối ưu hơn nữa là thành phố ủy quyền cho xã làm, và ông Tây chỉ cần làm việc với 1 xã to thay vì 3 xã nhỏ, có khi xong được 2 xã thì còn 1 xã lại mắc, thế là chậm :)
 

cartonbox

Xe buýt
Biển số
OF-839573
Ngày cấp bằng
1/9/23
Số km
781
Động cơ
49,442 Mã lực
Tuổi
34
Nếu chỉ giảm 50% (trung bình 2 xã gộp làm 1) thì em thấy đội ngũ lãnh đạo cấp xã về cơ bản vẫn không thay đổi về chất, nên trước mắt nhiệm vụ của cấp xã sẽ cơ bản giữ nguyên như hiện nay, bổ sung thêm một số nhiệm vụ cấp huyện. Khả năng cấp xã sẽ không chia phòng ban như kế hoạch trước đó.

Cấp tỉnh sau này sẽ gánh phần lớn nhiệm vụ cấp huyện và sẽ có các văn phòng của cấp tỉnh tại các huyện hiện nay, tương tự mô hình văn phòng công an tỉnh tại các quận, huyện
Em nghĩ như cụ. Ý tưởng ban đầu là sáp nhập xã để hình thành "huyện nhỏ" với đầy đủ phòng ban và chức năng như huyện hiện tại. Nhưng hệ thống đó sẽ trở nên bất cập, trì trệ vì việc nhỏ không nhỏ, to không to, không khác gì bỏ cấp xã và trở nên rối rắm hơn.
Nên chính phủ tính lại, giữ nguyên mô hình xã nhưng địa bàn và dân cư lớn hơn. Bỏ huyện, chức năng huyện đưa về tỉnh chứ không phải đưa về xã như trước.
 

qchien14

Xe hơi
Biển số
OF-201195
Ngày cấp bằng
8/7/13
Số km
146
Động cơ
325,344 Mã lực
cụ có vẻ vẫn mơ hồ với khái niệm sát dân, sát cơ sở nhỉ ? việc chia nhỏ quy mô các đơn vị hành chính không có nghĩa là nó sẽ sáp dân hơn, dù xã to đến mấy thì sát dân gần dân nhất vẫn là thôn, là khu phố, chứ CBCC xã vẫn ngồi trụ sở, có đi tuần đường như CA đâu mà cứ bảo là sát :) cái nhìn thấy đầu tiên là với từng ấy đầu mối, thì cũng tương đương với từng ấy bộ máy như nhau, sẽ có tình trạng địa bàn chỗ thì làm ko hết việc, chỗ thì có người nhưng không có việc để làm, đó là lãng phí, theo em chủ trương về tình gọn, cái quan trọng nhất vẫn phải là tinh gọn được về đầu mối, tổ chức, làm được thì tự nó sẽ gọn về biên chế, ngân sách và tối ưu hóa công năng của bộ máy :) cái ví dụ của bác có thể tối ưu hơn nữa là thành phố ủy quyền cho xã làm, và ông Tây chỉ cần làm việc với 1 xã to thay vì 3 xã nhỏ, có khi xong được 2 xã thì còn 1 xã lại mắc, thế là chậm :)
Em nghĩ sắp xếp phải có tiêu chí, cứ tiêu chí mà áp. Rồi thay vì tăng số lượng xã thì tăng số lượng nhân viên trong xã nếu nhiều việc chứ đâu cần tăng thêm một ông chủ tịch làm gì, ai giỏi thì quản lý xã đông dân, ai thấy không làm được thì cho quản lý xã ít dân để người khác làm thay chỗ đông dân
 

Oteconde

Xe tăng
Biển số
OF-415808
Ngày cấp bằng
10/4/16
Số km
1,078
Động cơ
13,621 Mã lực
Tuổi
40
Em nghĩ như cụ. Ý tưởng ban đầu là sáp nhập xã để hình thành "huyện nhỏ" với đầy đủ phòng ban và chức năng như huyện hiện tại. Nhưng hệ thống đó sẽ trở nên bất cập, trì trệ vì việc nhỏ không nhỏ, to không to, không khác gì bỏ cấp xã và trở nên rối rắm hơn.
Nên chính phủ tính lại, giữ nguyên mô hình xã nhưng địa bàn và dân cư lớn hơn. Bỏ huyện, chức năng huyện đưa về tỉnh chứ không phải đưa về xã như trước.
Gộp 2 làm 1, hay gộp 5 xã làm 1 bản chất nó vẫn là gộp vật lý. Quan trọng là tính Liên thông, tự động, số hóa, công nghệ, online toàn quốc.
Làm sao cac hệ thống link được với nhau, toàn bộ công việc liên quan đến cấp xã đơn giản và công nghệ nhất có thể, để làm sao mà người dân tương tác với chính quyền số hóa tốt có thể.
(tất nhiên là định hướng, và dịch chuyển dần dần, không đột ngột).

1. Online 100%, làm từ nhà hoặc bất kỳ đâu có internet.
2. Đến trụ sở (xã, phường, hoặc tổ dân số hoặc đại lý dịch vụ, hoặc nơi bất kỳ đặt một cái MÁY CHÍNH QUYỀN...) để tương tác. Có người sẽ hỗ trợ, hướng dẫn (hoặc thao tác hộ cho người dân) để tương tác trực quan với/vào các hệ thống công cụ hỗ trợ.
Lúc đó ko cần phải định biên là văn xã mấy người, kinh tế mấy người nữa. Mà là nơi nào dân trí cao, công nghệ tốt thì dùng robot và công nghệ, nơi đó sẽ cần ít người. Nơi khó khăn thì mới cần nhiều người để hỗ trợ người dân.

Ví dụ 1: Người dân đẻ ở bệnh viện, thì ko cần phải đi đâu để làm giấy khai sinh, khai báo bảo hiểm gì cả, tất cả sẽ link với nhau như này: Sau khi sinh => Giấy chứng sinh + các loại giấy tờ liên quan đến công dân vừa sinh như Giấy khai sinh, bảo hiểm... có luôn và gửi về email/Zalo của bố mẹ, giá trị pháp lý như bản cứng. Bố mẹ có thể đến bất kỳ cơ sở nào có MÁY IN (của nhà nước) tự in ấn, lấy bản cứng. ==> Cán bộ tư pháp xã không phải làm gì cả.
Ví dụ 2: Mua bán xe ô tô chẳng hạn, hồ sơ online, số hóa 100%, người dân không cần phải RÚT HỒ SƠ, NỘP HỒ SƠ nữa. Mà chỉ cần xong hợp đồng mua bán (điện tử), xong thanh toán thuế, phí (liên kết thông tin với hợp đồng) có xác nhận của CƠ QUAN có thẩm quyền. Làm sao mà hôm nay mua xe ô tô ở HCM, 3 ngày sau chuyển xe ra Hà Nội là đến cơ quan chức năng lấy được biển số mới gắn vào xe để đi luôn.
Ví dụ 3:Mua bán nhà/đất qua Chủ đầu tư hoặc đấu giá đất, chỉ cần đấu thành công, chuyển tiền xong, sổ đỏ bản mềm tự động chuyển về email/Zalo... Lúc nào cần bản cứng thì đến cơ sở nào có MÁY IN (của nhà nước) tự in ấn, tự bấm nút in là xong.

Các loại giấy tờ ko cần chữ ký của người đại diện cơ quan cấp cấp nữa, hướng tới giống Căn Cước mới chuẩn. Áp dụng cho tất cả các loại giấy tờ "CẤP" cho người dân. (vì nó online, nó lên hệ thống rồi, nó link rồi, bản cứng chỉ là tờ giấy mà thôi).
 

X_axe

Xe tăng
Biển số
OF-868186
Ngày cấp bằng
18/9/24
Số km
1,691
Động cơ
15,754 Mã lực
thế thì anh em bỏ về vườn hết cụ ạ, lương thì làng nhàng, chưa biết bao giờ mới tăng, xong giờ suốt ngày làm con bò cho các chỗ thí điểm, mổ xẻ, nhào nặn :( cuộc đời của bao nhiêu gia đình chứ có phải trò đùa của các cụ thích thì làm đâu :(
Em hy vọng sau cắt giảm thì lương nn cao hơn, lương "thực" hơn. Như kiểu sau con mưa trời lại sáng.

Sau "Đổi Mới" nếu thực sự đẩy được tăng trưởng GDP lên hơn 10% thì miếng bánh to ra cơ hội cho mọi người nhiều hơn.

Cái đó hiện nay đang ở mức "quyết tâm" kỳ vọng nhưng nếu thành hiện thực thì có khi nhận 1 cục ra ngoài là lựa chọn tốt hơn?

Quyết định của mỗi người khó nói ai khôn hơn ai may hơn ai, đôi khi được đó rồi mất đó hoặc ngược lại. Cả xã hội đều bươn chải và luôn có cơ hội rủi ro đi kèm
 
Chỉnh sửa cuối:

thddakmil

Xe đạp
Biển số
OF-455899
Ngày cấp bằng
25/9/16
Số km
17
Động cơ
204,912 Mã lực
Gộp 2 làm 1, hay gộp 5 xã làm 1 bản chất nó vẫn là gộp vật lý. Quan trọng là tính Liên thông, tự động, số hóa, công nghệ, online toàn quốc.
Làm sao cac hệ thống link được với nhau, toàn bộ công việc liên quan đến cấp xã đơn giản và công nghệ nhất có thể, để làm sao mà người dân tương tác với chính quyền số hóa tốt có thể.
(tất nhiên là định hướng, và dịch chuyển dần dần, không đột ngột).

1. Online 100%, làm từ nhà hoặc bất kỳ đâu có internet.
2. Đến trụ sở (xã, phường, hoặc tổ dân số hoặc đại lý dịch vụ, hoặc nơi bất kỳ đặt một cái MÁY CHÍNH QUYỀN...) để tương tác. Có người sẽ hỗ trợ, hướng dẫn (hoặc thao tác hộ cho người dân) để tương tác trực quan với/vào các hệ thống công cụ hỗ trợ.
Lúc đó ko cần phải định biên là văn xã mấy người, kinh tế mấy người nữa. Mà là nơi nào dân trí cao, công nghệ tốt thì dùng robot và công nghệ, nơi đó sẽ cần ít người. Nơi khó khăn thì mới cần nhiều người để hỗ trợ người dân.

Ví dụ 1: Người dân đẻ ở bệnh viện, thì ko cần phải đi đâu để làm giấy khai sinh, khai báo bảo hiểm gì cả, tất cả sẽ link với nhau như này: Sau khi sinh => Giấy chứng sinh + các loại giấy tờ liên quan đến công dân vừa sinh như Giấy khai sinh, bảo hiểm... có luôn và gửi về email/Zalo của bố mẹ, giá trị pháp lý như bản cứng. Bố mẹ có thể đến bất kỳ cơ sở nào có MÁY IN (của nhà nước) tự in ấn, lấy bản cứng. ==> Cán bộ tư pháp xã không phải làm gì cả.
Ví dụ 2: Mua bán xe ô tô chẳng hạn, hồ sơ online, số hóa 100%, người dân không cần phải RÚT HỒ SƠ, NỘP HỒ SƠ nữa. Mà chỉ cần xong hợp đồng mua bán (điện tử), xong thanh toán thuế, phí (liên kết thông tin với hợp đồng) có xác nhận của CƠ QUAN có thẩm quyền. Làm sao mà hôm nay mua xe ô tô ở HCM, 3 ngày sau chuyển xe ra Hà Nội là đến cơ quan chức năng lấy được biển số mới gắn vào xe để đi luôn.
Ví dụ 3:Mua bán nhà/đất qua Chủ đầu tư hoặc đấu giá đất, chỉ cần đấu thành công, chuyển tiền xong, sổ đỏ bản mềm tự động chuyển về email/Zalo... Lúc nào cần bản cứng thì đến cơ sở nào có MÁY IN (của nhà nước) tự in ấn, tự bấm nút in là xong.

Các loại giấy tờ ko cần chữ ký của người đại diện cơ quan cấp cấp nữa, hướng tới giống Căn Cước mới chuẩn. Áp dụng cho tất cả các loại giấy tờ "CẤP" cho người dân. (vì nó online, nó lên hệ thống rồi, nó link rồi, bản cứng chỉ là tờ giấy mà thôi).
Ví dụ 1 không đúng nhé. Lúc đó ai là người bảo đảm cho thông tin của công dân khi khai sinh, nhập khẩu vào đâu, thông tin bố mẹ như nào, ai chủ hộ,…. Định bắt bác sĩ, y tá làm thay công việc của uỷ ban, công an, bảo hiểm à?
 

damhai

Xe buýt
Biển số
OF-136623
Ngày cấp bằng
31/3/12
Số km
683
Động cơ
375,083 Mã lực
Huyện.png

Gửi các bác tham khảo về các nhiệm vụ, quyền hạn của cấp Huyện nhé,

- Mục 1 thì chung chung rồi.

- Mục 2, mục 3 là những việc được cấp Tỉnh phân quyền, ủy quyền thì giờ Tỉnh không phân quyền, ủy quyền nữa.

- Mục 4, mục 5 thì mấy việc như giám sát, kiểm tra, chịu trách nhiệm, ..., thì giao cho cấp Tỉnh làm được hết,

- Mục 6 thì việc ra Quyết định là của cấp Tỉnh còn việc tổ chức thực hiện thì việc lớn liên Xã/Phường thì Tỉnh làm, việc nhỏ thì Xã/Phường làm luôn.

Giải thể mấy ông cấp Huyện cũng đúng, giờ cán bộ Huyện hoặc về làm cán bộ Xã/Phường, hoặc lên làm cán bộ Tỉnh, qua đó sàng lọc với cho nghỉ bớt.
 
Chỉnh sửa cuối:

danleduc

Xe container
Biển số
OF-727286
Ngày cấp bằng
28/4/20
Số km
6,530
Động cơ
816,495 Mã lực
Nông thôn miền núi thực tế ko như cụ nghĩ đâu. Về quê bảo hướng dẫn các cụ gọi zalo cho con cháu còn khó chứ nói gì đến dịch vụ công trực tuyến.
Nhân dân có thể thực hiện dịch vụ công tại các địa điểm sau:

1.Cổng dịch vụ công trực tuyến
-Cổng Dịch vụ công Quốc gia: https://dichvucong.gov.vn
-Cổng dịch vụ công của từng địa phương: Ví dụ, Hà Nội có https://dichvucong.hanoi.gov.vn
-Cổng dịch vụ công của các bộ, ngành:
Ví dụ, Bộ Công an có cổng dịch vụ cấp hộ chiếu online tại https://dichvucong.bocongan.gov.vn

2.Trực tiếp tại các cơ quan hành chính nhà nước
-UBND cấp xã, phường: Đăng ký khai sinh, chứng thực, đăng ký hộ khẩu...
-Các bộ, sở, ngành liên quan:
Ví dụ, làm hộ chiếu tại Phòng Quản lý Xuất nhập cảnh thuộc Công an tỉnh/thành phố.

3.Bưu điện và điểm tiếp nhận dịch vụ công
-Một số dịch vụ công có thể thực hiện qua bưu điện (Bưu điện Việt Nam - VNPost).
-Các địa phương sẽ có Trung tâm Phục vụ Hành chính công, giúp người dân làm thủ tục nhanh chóng.
-Ngoài ra, tới đây, các Đại lý của Viettel tại khắp cả nước cũng mở các Quầy phục phụ dân đến làm dịch vụ công online. Tại đây người dân sẽ được hướng dẫn thao tác làm, hoặc nhân viên Viettel sẽ làm giúp.
 

thddakmil

Xe đạp
Biển số
OF-455899
Ngày cấp bằng
25/9/16
Số km
17
Động cơ
204,912 Mã lực
Nhân dân có thể thực hiện dịch vụ công tại các địa điểm sau:

1.Cổng dịch vụ công trực tuyến
-Cổng Dịch vụ công Quốc gia: https://dichvucong.gov.vn
-Cổng dịch vụ công của từng địa phương: Ví dụ, Hà Nội có https://dichvucong.hanoi.gov.vn
-Cổng dịch vụ công của các bộ, ngành:
Ví dụ, Bộ Công an có cổng dịch vụ cấp hộ chiếu online tại https://dichvucong.bocongan.gov.vn

2.Trực tiếp tại các cơ quan hành chính nhà nước
-UBND cấp xã, phường: Đăng ký khai sinh, chứng thực, đăng ký hộ khẩu...
-Các bộ, sở, ngành liên quan:
Ví dụ, làm hộ chiếu tại Phòng Quản lý Xuất nhập cảnh thuộc Công an tỉnh/thành phố.

3.Bưu điện và điểm tiếp nhận dịch vụ công
-Một số dịch vụ công có thể thực hiện qua bưu điện (Bưu điện Việt Nam - VNPost).
-Các địa phương sẽ có Trung tâm Phục vụ Hành chính công, giúp người dân làm thủ tục nhanh chóng.
-Ngoài ra, tới đây, các Đại lý của Viettel tại khắp cả nước cũng mở các Quầy phục phụ dân đến làm dịch vụ công online. Tại đây người dân sẽ được hướng dẫn thao tác làm, hoặc nhân viên Viettel sẽ làm giúp.
Ở đây còn không có bưu điện văn hoá xã. Viettel thì ngoài thị trấn. Làm trực tuyến thì khu vực này toàn đồng bào dtts, nhiều người nói tiếng kinh còn chưa sõi nữa là viết, người dân làm nông là chủ yếu, thanh niên đi làm ăn xa. Trước phát động cài đặt chữ ký số công cộng của bên vnpt mà ai cũng có điện thoại nhưng không phải ai cũng làm được, tải app về còn không biết cách tải. Không biết có cách nào để làm không nhỉ?
 

danleduc

Xe container
Biển số
OF-727286
Ngày cấp bằng
28/4/20
Số km
6,530
Động cơ
816,495 Mã lực
Ở đây còn không có bưu điện văn hoá xã. Viettel thì ngoài thị trấn. Làm trực tuyến thì khu vực này toàn đồng bào dtts, nhiều người nói tiếng kinh còn chưa sõi nữa là viết, người dân làm nông là chủ yếu, thanh niên đi làm ăn xa. Trước phát động cài đặt chữ ký số công cộng của bên vnpt mà ai cũng có điện thoại nhưng không phải ai cũng làm được, tải app về còn không biết cách tải. Không biết có cách nào để làm không nhỉ?
Khi người ta muốn, người ta sẽ tìm cách.
Khi người ta không muốn, người ta sẽ tìm lý do.

P/S: Chữ ký số thì không thực cần thiết, bó đi cụ. Phần lớn nhân dân không cần chữ ký số đâu.
 

cartonbox

Xe buýt
Biển số
OF-839573
Ngày cấp bằng
1/9/23
Số km
781
Động cơ
49,442 Mã lực
Tuổi
34
Gộp 2 làm 1, hay gộp 5 xã làm 1 bản chất nó vẫn là gộp vật lý. Quan trọng là tính Liên thông, tự động, số hóa, công nghệ, online toàn quốc.
Làm sao cac hệ thống link được với nhau, toàn bộ công việc liên quan đến cấp xã đơn giản và công nghệ nhất có thể, để làm sao mà người dân tương tác với chính quyền số hóa tốt có thể.
(tất nhiên là định hướng, và dịch chuyển dần dần, không đột ngột).

1. Online 100%, làm từ nhà hoặc bất kỳ đâu có internet.
2. Đến trụ sở (xã, phường, hoặc tổ dân số hoặc đại lý dịch vụ, hoặc nơi bất kỳ đặt một cái MÁY CHÍNH QUYỀN...) để tương tác. Có người sẽ hỗ trợ, hướng dẫn (hoặc thao tác hộ cho người dân) để tương tác trực quan với/vào các hệ thống công cụ hỗ trợ.
Lúc đó ko cần phải định biên là văn xã mấy người, kinh tế mấy người nữa. Mà là nơi nào dân trí cao, công nghệ tốt thì dùng robot và công nghệ, nơi đó sẽ cần ít người. Nơi khó khăn thì mới cần nhiều người để hỗ trợ người dân.

Ví dụ 1: Người dân đẻ ở bệnh viện, thì ko cần phải đi đâu để làm giấy khai sinh, khai báo bảo hiểm gì cả, tất cả sẽ link với nhau như này: Sau khi sinh => Giấy chứng sinh + các loại giấy tờ liên quan đến công dân vừa sinh như Giấy khai sinh, bảo hiểm... có luôn và gửi về email/Zalo của bố mẹ, giá trị pháp lý như bản cứng. Bố mẹ có thể đến bất kỳ cơ sở nào có MÁY IN (của nhà nước) tự in ấn, lấy bản cứng. ==> Cán bộ tư pháp xã không phải làm gì cả.
Ví dụ 2: Mua bán xe ô tô chẳng hạn, hồ sơ online, số hóa 100%, người dân không cần phải RÚT HỒ SƠ, NỘP HỒ SƠ nữa. Mà chỉ cần xong hợp đồng mua bán (điện tử), xong thanh toán thuế, phí (liên kết thông tin với hợp đồng) có xác nhận của CƠ QUAN có thẩm quyền. Làm sao mà hôm nay mua xe ô tô ở HCM, 3 ngày sau chuyển xe ra Hà Nội là đến cơ quan chức năng lấy được biển số mới gắn vào xe để đi luôn.
Ví dụ 3:Mua bán nhà/đất qua Chủ đầu tư hoặc đấu giá đất, chỉ cần đấu thành công, chuyển tiền xong, sổ đỏ bản mềm tự động chuyển về email/Zalo... Lúc nào cần bản cứng thì đến cơ sở nào có MÁY IN (của nhà nước) tự in ấn, tự bấm nút in là xong.

Các loại giấy tờ ko cần chữ ký của người đại diện cơ quan cấp cấp nữa, hướng tới giống Căn Cước mới chuẩn. Áp dụng cho tất cả các loại giấy tờ "CẤP" cho người dân. (vì nó online, nó lên hệ thống rồi, nó link rồi, bản cứng chỉ là tờ giấy mà thôi).
5 xã nhập 1 khác 2 xã nhập 1 chứ cụ. Việc xã quá to sẽ dẫn đến phình bộ máy để đáp ứng yêu cầu quản lý và thực hiện. Thành ra sẽ phải có các phòng ban chuyên môn tương tự như huyện. Nhưng nhập 2 xã thành 1 thì coi như duy trì hiện trạng chức năng nhiệm vụ và con người. Chức năng nhiệm vụ của cấp xã sẽ không thay đổi, không phát sinh khó khăn gì nhiều, nhiệm vụ cấp huyện sẽ chuyển lên cấp tỉnh. Khác với mục tiêu ban đầu là chuyển chức năng nhiệm cấp huyện về xã. Đại khái thay đổi hẳn về bản chất cấp chính quyền.
 

thddakmil

Xe đạp
Biển số
OF-455899
Ngày cấp bằng
25/9/16
Số km
17
Động cơ
204,912 Mã lực
Khi người ta muốn, người ta sẽ tìm cách.
Khi người ta không muốn, người ta sẽ tìm lý do.

P/S: Chữ ký số thì không thực cần thiết, bó đi cụ. Phần lớn nhân dân không cần chữ ký số đâu.
Nhưng làm thủ tục online thì phải có chữ ký số. Không có thì vẫn phải mò mặt ra uỷ ban mà ký đơn làm trực tiếp thôi.
 

cưỡi chổi

Xe lăn
Biển số
OF-123656
Ngày cấp bằng
9/12/11
Số km
13,010
Động cơ
1,149,484 Mã lực
Nơi ở
trên cái chổi
5.000 xã phường khá hợp lý rồi cụ ạ, tp. HCM sau khi đưa đề án, người ta phát hoảng, vì có quá nhiều phường trên 50.000 dân, thậm chí trên 100.000 dân, bằng nhiều huyện vùng cao.
Ở vùng cao dân cư lại thưa thớt, lại nếu sáp nhập đủ 50.000 dân là một xã thì tỉnh em Đăk Nông có 10 xã, mỗi xã to như huyện hiện nay. Mà đâu phải ai cũng thành thạo công nghệ để nộp hồ sơ online, phải ra trung tâm cách xa 30km để làm thủ tục thì căng quá
Hình như tiêu chuẩn xã mới là 25.000 dân mà cụ. Phường thì 50.000. Ở quê em có phường mới dự kiến sau khi sáp nhập là 135.000 dân ngang với nhiều huyện ở đồng bằng luôn chứ chẳng phải vùng cao, nhưng diện tích thì nhỏ, chỉ đạt 60%
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top