[Funland] Thông tin sáp nhập xã, huyện, tỉnh

porsche gt

Xe điện
{Kinh doanh chuyên nghiệp}
Biển số
OF-32110
Ngày cấp bằng
23/3/09
Số km
3,217
Động cơ
531,252 Mã lực
Nơi ở
HN
06 + 28 = 34
 

Agarwood

Xe máy
Biển số
OF-812965
Ngày cấp bằng
21/5/22
Số km
57
Động cơ
475 Mã lực
Tuổi
49
Giờ cứ thông tin thế này, tháng 7 lại có cái phút 90 hoặc bù giờ thay đổi 1 số tỉnh nào là trụ sơ
Theo các cụ thì liệu bao giờ biết được thủ phủ của tỉnh mới sau sáp nhập sẽ đặt ở đâu nhỉ ? Em chỉ quan tâm tới mỗi vấn đề này thôi ~o)
BN - BG dân tình vẫn xôn xao trụ sở hc đặt tại BG đó cụ. Đặt BN thì lại khét quá . Ko biết phút 89 thế nào chứ lãnh đạo hay ng BN thì chắc mong muốn BN là trung tâm rồi .
 

BDS68

Xe trâu
Người OF
Biển số
OF-7171
Ngày cấp bằng
17/7/07
Số km
32,101
Động cơ
6,012,350 Mã lực
Giờ cứ thông tin thế này, tháng 7 lại có cái phút 90 hoặc bù giờ thay đổi 1 số tỉnh nào là trụ sơ
BN - BG dân tình vẫn xôn xao trụ sở hc đặt tại BG đó cụ. Đặt BN thì lại khét quá . Ko biết phút 89 thế nào chứ lãnh đạo hay ng BN thì chắc mong muốn BN là trung tâm rồi .
Em nghĩ đặt đâu là do triều đình thôi chứ lãnh đạo BN hay BG có tài giời cũng chỉ là người tuân chỉ. Còn dân BG trên các mạng xã hội hay các sự vụ đình đám thì luôn xếp vào hàng có số ở miền Bắc rồi cụ ah!
 

Xolabaque

Xe tăng
Biển số
OF-672466
Ngày cấp bằng
15/6/19
Số km
1,874
Động cơ
154,321 Mã lực
Giải phóng mặt bằng cứ giao cho tư nhân thực hiện, làm trong vòng 1 tháng khu nào cũng xong hết.
Đầu tiên, nhà đất nhảy dù, không giấy tờ > > xúc luôn.
Tiếp theo, những nhà có giấy đã chấp nhận lấy tiền đền bù> xúc.
Còn lại cứng đầu không lấy tiền đền bù theo quyết định của cơ quan thẩm quyền > cướng chế > "dắt" tay ra đường > dọn đồ gọn vào đóng hộp đem gửi kho >> XÚC.
Xong việc, ai muốn kiện tung gì hoặc đấm đá, cào mặt ăn vạ... nó tiếp hết.
Một thời gian ngắn sau công ty tư nhân chuyên giải phóng mặt bằng tuyên bố giải thể. Thành lập công ty khác đi giải tỏa chỗ nào khó.
Thực hiện như cụ tư vấn tham mưu thì có mà loạn à, hơn cả xht ư, không dễ vậy đâu, tồn tại do lịch sử để lại thì phải có cách giải quyết mềm dẻo, cương quyết nhưng phải đúng luật, không thể gạt phăng như vậy đâu, nước ta chưa thực sự xuất hiện bàn tay sắt như vậy, chưa ai tự bê đá ghè chưn mình...
 

Anh_he

Xe tải
Biển số
OF-803143
Ngày cấp bằng
23/1/22
Số km
270
Động cơ
160,336 Mã lực
Không, tôi không nhầm đâu. Theo mô hình cũ, "Huyện được xác định là cấp trung gian" chuẩn, nhưng tôi đang nói "Huyện mới" nó đảm nhận hết các công việc của xã đang làm và một phần công việc của Huyện cũ. Chỉ một phần công việc Huyện cũ chuyển lên Tỉnh xử lý - Huyện mới không làm nữa. Nếu không thích tên huyện thì gọi là xã mới cũng được, không vấn đề gì. Huyện mới chức năng khác huyện cũ, lợi thế là địa giới hành chính tạm thời giữ nguyên không xáo trộn. Các chức năng nào "huyện mới" giữ lại, chức năng nào nhận từ các xã, chức năng nào đưa lên tỉnh, rất dễ thực hiện.

Cả 2 cách làm đều nhằm mục đích rút gọn bộ máy đưa về 2 cấp quản lý như nhiều quốc gia khác. Tuy nhiên nó khác nhau ở số lượng công việc phải thực hiện, số phương án phân phối lại nhân sự, số lượng nhân sự bị ảnh hưởng, bị điều chuyển, cắt giảm.

Cách làm hiện nay: sẽ phải sáp nhập 4-5 xã tiếp giáp nhau làm một xã mới để làm giảm số xã xuống 2000-2500 là công việc nhiều, vì số tổ hợp là lớn, riêng việc đặt tên xã mới nhập 4-5 xã cũ cũng có thể gây bất đồng. Nhân sự cho xã mới cũng lại là vấn đề - do số lượng đơn vị hành chính lớn. Ở đây là phải dùng toán học tổ hợp ứng dụng vào để thấy sự phức tạp của phương án đang làm, đặc biệt về nhân sự. Vận hành xã mới sáp nhập từ 4-5 xã cũ cộng thêm 1 số công việc từ huyện chuyển xuống có thể gây tắc các dịch vụ công trong một thời gian. Chẳng hạn vấn đề đất đai (biến động) là vấn đề dân sinh rất quan trọng, huyện đang làm, đưa về tỉnh thì sẽ quá tải, dịch vụ online thì còn đợi số hóa một số năm nữa, đưa về xã mới là làm lại từ đầu. Bệnh viện tuyến huyện chẳng hạn, không thể đưa về xã vì không đủ để chia, đưa về tỉnh thì lại quá tải cho tỉnh trước chỉ có 1 bv tỉnh, giờ lại thêm chục cái "bệnh viện" thiếu và yếu, vốn là tuyến cơ sở chữa trị những thứ nhẹ. BCH quân sự đưa về tỉnh được thì tốt, chỉ sợ sẽ lại đưa về tận xã mới, và mọi thứ lại phình to ra.
“Việc đặt tên xã mới gây bất đồng” -> chả có đứa nào nó bất đồng cả cụ, dân không quan tâm, tên nào cũng được, có mấy đứa rỗi hơi nó nói ra nói vào ngoài quán nước chè thôi.

“Vận hành xã mới có thể gây ách tắc trong một thời gian” -> Cái nào thay đổi chả mất thời gian. Mà có mất thì còn mất ít hơn là để “huyện” nó vận hành thay xã. Cán bộ huyện nó có biết tiếp công dân là cái gì đâu, có cái gì nó lại đánh công văn về hỏi thằng xã mất cả tuần. Đi đào tạo lại bọn “huyện” để “biết đi cơ sở” còn mệt mỏi nữa.

“Làm đất đai lên tỉnh hết thì tắc nghẽn, đợi số hoá một số năm nữa” -> từ 1/7/2025 là số hoá hết cụ nhé, không có một vài năm nữa đâu ạ.

Mà cụ tưởng đất đai hiện nay qua “huyện” nó nhanh lắm à :)). Em sợ là online lên tỉnh mà tắc nghẽn nó còn nhanh gấp đôi offline lên huyện bây giờ ấy.

“Bệnh viện huyện không thể đưa về xã, cũng không thể đưa về tỉnh” -> thế vận hành cái bệnh viên huyện phức tạp thế cơ à cụ :)), lâu nay “huyện” nó được tham gia quản lý thì nó cụ thể làm cái gì cụ có biết không. Nó có được quyết ngân sách, nhân sự, vận hành không hay cứ hở ra là lại phải xin ý kiến của tỉnh.

Em đoán là cụ là cán bộ trong một cái uỷ ban huyện nào đó :D hoặc là cụ chưa bao giờ phải đi làm thủ tục hành chính cả.
 

hd-vt

Xe lăn
Biển số
OF-384916
Ngày cấp bằng
30/9/15
Số km
10,495
Động cơ
374,771 Mã lực
Tuổi
58
Giao thông mà ngon như các nước thì bộ mặt đất nước sẽ thay đổi rất nhiều mặt.
Có thứ dễ nhất, làm ngay được, không cần thì là mà...tương lai, là bỏ bớt biển báo biển hiệu thừa, nâng lên cao, rõ ràng dễ hiểu đến trẻ con nhìn cũng thấy, giảm biển hạn chế tốc độ, là bộ mặt đất nước thay đổi nhiều. Vì giao thông đi lại thuận tiện như mạch máu thông thoáng sạch sẽ.
 

Minhnd

Xe container
Biển số
OF-110095
Ngày cấp bằng
23/8/11
Số km
6,210
Động cơ
1,092,246 Mã lực
Mình có ý này từ lâu rồi. Bỏ xã, giữ huyện là đơn giản nhất. Hệ thống tổ chức của cấp huyện đã hoàn chỉnh với phòng chức năng, nhân lực tốt hơn xã. Không bị xung đột với tòa án huyện, công an huyện, viện kiểm sát huyện, Bảo hiểm xã hội huyện, bệnh viện huyện, Nhà văn hóa huyện, thư viện huyện, trung tâm thể dục thể thao huyện, ngoài ra còn không gặp vấn đề nan giản là nên giữ thành phố, thị xã trực thuộc tỉnh hay không như Đà Lạt, TP Thủ Đức, Tp Hạ Long, Tp Vinh,... Tuy nhiên chỉ có lăn tăn là huyện có thể bị quá tải thôi. Nếu chỗ nào dân số đông, địa bàn rộng thì có thể lập thêm 1 hay 2 huyện nữa. Như vậy cũng là bỏ đi một cấp trung gian, huyện đóng vai trò như xã, chỉ là tên gọi khác thôi. Chứ bỏ huyện rồi phải sáp nhập 4 xã thành một xã mới tương tự như huyện, xây dựng tổ chức mới thì giống như bỏ huyện rồi lại lập huyện rất rườm rà và phức tạp, tốn kém. Phải lập mới mọi thứ, giống như đập đi xây lại.
Đúng là bỏ xã, giữ và chia tách huyện sẽ đơn giản hơn và ít xáo trộn. Và cũng nên để tên gọi là huyện hơn là xã.
Cháu chưa hình dung sau này những địa danh như Phú Quốc, Hạ Long, Nha Trang, Đà Lạt, Vũng Tàu… nếu bỏ huyện đi thì có chia thành nhiều xã không? Và nếu chia thì gọi là gì nhỉ? Vân tên cũ nhưng phân ra như kiểu xã/phường Đà Lạt 1, 2, 3… hay là đặt tên theo các phường/xã của ĐL bây giờ? Nếu đặt tên mới thì coi như mất địa danh ĐL nhỉ?
 

ate1987

Xe điện
Biển số
OF-468744
Ngày cấp bằng
8/11/16
Số km
2,129
Động cơ
704,017 Mã lực
Không, tôi không nhầm đâu. Theo mô hình cũ, "Huyện được xác định là cấp trung gian" chuẩn, nhưng tôi đang nói "Huyện mới" nó đảm nhận hết các công việc của xã đang làm và một phần công việc của Huyện cũ. Chỉ một phần công việc Huyện cũ chuyển lên Tỉnh xử lý - Huyện mới không làm nữa. Nếu không thích tên huyện thì gọi là xã mới cũng được, không vấn đề gì. Huyện mới chức năng khác huyện cũ, lợi thế là địa giới hành chính tạm thời giữ nguyên không xáo trộn. Các chức năng nào "huyện mới" giữ lại, chức năng nào nhận từ các xã, chức năng nào đưa lên tỉnh, rất dễ thực hiện.

Cả 2 cách làm đều nhằm mục đích rút gọn bộ máy đưa về 2 cấp quản lý như nhiều quốc gia khác. Tuy nhiên nó khác nhau ở số lượng công việc phải thực hiện, số phương án phân phối lại nhân sự, số lượng nhân sự bị ảnh hưởng, bị điều chuyển, cắt giảm.

Cách làm hiện nay: sẽ phải sáp nhập 4-5 xã tiếp giáp nhau làm một xã mới để làm giảm số xã xuống 2000-2500 là công việc nhiều, vì số tổ hợp là lớn, riêng việc đặt tên xã mới nhập 4-5 xã cũ cũng có thể gây bất đồng. Nhân sự cho xã mới cũng lại là vấn đề - do số lượng đơn vị hành chính lớn. Ở đây là phải dùng toán học tổ hợp ứng dụng vào để thấy sự phức tạp của phương án đang làm, đặc biệt về nhân sự. Vận hành xã mới sáp nhập từ 4-5 xã cũ cộng thêm 1 số công việc từ huyện chuyển xuống có thể gây tắc các dịch vụ công trong một thời gian. Chẳng hạn vấn đề đất đai (biến động) là vấn đề dân sinh rất quan trọng, huyện đang làm, đưa về tỉnh thì sẽ quá tải, dịch vụ online thì còn đợi số hóa một số năm nữa, đưa về xã mới là làm lại từ đầu. Bệnh viện tuyến huyện chẳng hạn, không thể đưa về xã vì không đủ để chia, đưa về tỉnh thì lại quá tải cho tỉnh trước chỉ có 1 bv tỉnh, giờ lại thêm chục cái "bệnh viện" thiếu và yếu, vốn là tuyến cơ sở chữa trị những thứ nhẹ. BCH quân sự đưa về tỉnh được thì tốt, chỉ sợ sẽ lại đưa về tận xã mới, và mọi thứ lại phình to ra.
thế chia huyện ra thành nhiều huyện và bỏ xã thi không đặt tên ak , nhân sự không phải phân bổ lại ak..
- Bỏ huyện gộp xã cán bộ ở huyện 1 phần về tỉnh, 1 phần về xã mới sau gộp, cán bộ xã cũ gộp lại giữ 1 phần còn dư cho nghỉ
- Bỏ xã tách huyện.: cán bộ ở huyện 1 phần về tỉnh, 1 phần chia ra các xã, cán bộ xã giữ 1 phần chia ra các xã mới, còn lại nghỉ.
Công việc có khác gì nhau mà cứ so sánh hoài
Tư duy là 4 cấp thành 3 cấp. là bỏ đi 1 cấp là xong .
Thích nói bỏ xã hay bỏ huyện đều được. Chỉ còn cấp TW, tỉnh , cấp cở sở ( chưa biết đặt tên ntn )
 

ate1987

Xe điện
Biển số
OF-468744
Ngày cấp bằng
8/11/16
Số km
2,129
Động cơ
704,017 Mã lực
Đúng là bỏ xã, giữ và chia tách huyện sẽ đơn giản hơn và ít xáo trộn. Và cũng nên để tên gọi là huyện hơn là xã.
Cháu chưa hình dung sau này những địa danh như Phú Quốc, Hạ Long, Nha Trang, Đà Lạt, Vũng Tàu… nếu bỏ huyện đi thì có chia thành nhiều xã không? Và nếu chia thì gọi là gì nhỉ? Vân tên cũ nhưng phân ra như kiểu xã/phường Đà Lạt 1, 2, 3… hay là đặt tên theo các phường/xã của ĐL bây giờ? Nếu đặt tên mới thì coi như mất địa danh ĐL nhỉ?
Bỏ xã tách huyện hay bỏ huyện gộp xã nó chả khác gì nhau cả. Chỉ là trình tự công việc nó đổi nhau.
Cứ so sánh bỏ xã hay bỏ huyện.đi lại lại mệt đầu. Tư duy bỏ đi 1 cấp là xong. .
Chứ công việc nó là A=>B=>C=>D thì giờ nó thành A=>C=>B=>D
 

Yeuaibaygio

Xe lăn
Biển số
OF-756754
Ngày cấp bằng
8/1/21
Số km
10,576
Động cơ
340,625 Mã lực
Tuổi
50
Các cụ cứ bảo bỏ xã hơn bỏ huyện hoặc bảo như nhau. Đây chủ trương bỏ hết các cơ quan cấp huyện mà cấp xã không có (tòa án, vks, thuế, bhxh...) thì nó phải khác chứ. Giữ chính quyền cấp huyện mà bỏ mấy cơ quan kia rồi bỏ cấp xã thì cũng quá tội, chẳng thà xóa luôn tất cả cấp huyện và tổ chức lại cấp xã (đơn vị nắm dân).

Còn công tác cán bộ huyện thì sẽ sàng lọc, lên tỉnh hoặc về xã hoặc phải bị tinh giản, đấy là chủ trương toàn quốc rồi.

Thực hiện thì sẽ có tâm tư là không tránh khỏi. Ông huyện là bố ông xã, phấn đấu mãi mới được, đang oai thế mà xóa luôn thì bản thân ông ấy không muốn rồi.
 

Sim Mobi

Xe buýt
Biển số
OF-564749
Ngày cấp bằng
17/4/18
Số km
814
Động cơ
156,291 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Bỏ xã tách huyện hay bỏ huyện gộp xã nó chả khác gì nhau cả. Chỉ là trình tự công việc nó đổi nhau.
Cứ so sánh bỏ xã hay bỏ huyện.đi lại lại mệt đầu. Tư duy bỏ đi 1 cấp là xong. .
Chứ công việc nó là A=>B=>C=>D thì giờ nó thành A=>C=>B=>D
Thế sau địa chỉ sẽ là:
Thôn D, xã C, tỉnh A
Hay là
Thôn D, huyện B, tỉnh A

Em thấy phương án bỏ chính quyền cấp xã và dồn toàn bộ công việc và một phần nhân sự từ xã lên huyện hay hơn. Khi đó địa chỉ người dân ít thay đổi nhất, nó vẫn là Thôn D, Xã C, huyện B,Tỉnh A. Chỉ khác trước đây là thay cho lên xã làm thủ tục thì lên huyện, huyện đông dân quá thì mở 1,2 văn phòng 1 cửa/chi nhánh nữa. Và theo cách này các thành phố trực thuộc tỉnh vẫn còn cái tên.
 

TungThoc

Xe container
Biển số
OF-594422
Ngày cấp bằng
13/10/18
Số km
5,407
Động cơ
1,139,181 Mã lực
Thực hiện như cụ tư vấn tham mưu thì có mà loạn à, hơn cả xht ư, không dễ vậy đâu, tồn tại do lịch sử để lại thì phải có cách giải quyết mềm dẻo, cương quyết nhưng phải đúng luật, không thể gạt phăng như vậy đâu, nước ta chưa thực sự xuất hiện bàn tay sắt như vậy, chưa ai tự bê đá ghè chưn mình...
Chỉ có lợi cho chí phèo và nhảy dù. Bọn này ngày càng nhiều và kéo bè nhau, rồi chẳng biết đến đâu, chính bọn này mới kéo lùi sự phát triển.
 
Biển số
OF-874007
Ngày cấp bằng
1/1/25
Số km
643
Động cơ
98,393 Mã lực
Đúng là bỏ xã, giữ và chia tách huyện sẽ đơn giản hơn và ít xáo trộn. Và cũng nên để tên gọi là huyện hơn là xã.
Cháu chưa hình dung sau này những địa danh như Phú Quốc, Hạ Long, Nha Trang, Đà Lạt, Vũng Tàu… nếu bỏ huyện đi thì có chia thành nhiều xã không? Và nếu chia thì gọi là gì nhỉ? Vân tên cũ nhưng phân ra như kiểu xã/phường Đà Lạt 1, 2, 3… hay là đặt tên theo các phường/xã của ĐL bây giờ? Nếu đặt tên mới thì coi như mất địa danh ĐL nhỉ?
Em thấy mô hình có vẻ giống Mỹ? Ví dụ California có 58 counties & 482 cities. Mặc dù cities nằm trong counties nhưng chính quyền hoàn toàn độc lập.

Như vậy thực ra "tỉnh" (bang) Cali có 58+482=540 "xã / phường". Nhà nước Mỹ có 3 cấp: liên bang, bang, xã / phường (counties / cities)

Quan trọng là giảm việc hành chính và tăng tính tự chủ cho "xã / phường" thì chia kiểu này là Ok
 

bspvietnam

Xe điện
Biển số
OF-495217
Ngày cấp bằng
6/3/17
Số km
2,215
Động cơ
256,254 Mã lực
Về mục tiêu cắt, giảm em đồng ý với cụ. Nhưng trình tự, tốc độ, khối lượng công việc thì chưa chắc.
Số lượng đơn vị xã lớn nhất, nhưng dễ hơn khi giải quyết chế độ, chính sách hay điều chuyển nhân sự, do CC xã ít ngạch bậc, trình độ, năng lực đa số thấp hơn nên (gần như) không thể lên tỉnh, họ sẽ dễ chấp nhận phương án nghỉ (cắt triệt để), trong khi CC huyện vừa có thể lên tỉnh, vừa có thể xuống xã (khó cắt triệt để).
Cấu trúc bộ máy xã đơn giản, không có đầy đủ phòng, ban nên gộp nhanh hơn.
Không, tôi không nhầm đâu. Theo mô hình cũ, "Huyện được xác định là cấp trung gian" chuẩn, nhưng tôi đang nói "Huyện mới" nó đảm nhận hết các công việc của xã đang làm và một phần công việc của Huyện cũ. Chỉ một phần công việc Huyện cũ chuyển lên Tỉnh xử lý - Huyện mới không làm nữa. Nếu không thích tên huyện thì gọi là xã mới cũng được, không vấn đề gì. Huyện mới chức năng khác huyện cũ, lợi thế là địa giới hành chính tạm thời giữ nguyên không xáo trộn. Các chức năng nào "huyện mới" giữ lại, chức năng nào nhận từ các xã, chức năng nào đưa lên tỉnh, rất dễ thực hiện.

Cả 2 cách làm đều nhằm mục đích rút gọn bộ máy đưa về 2 cấp quản lý như nhiều quốc gia khác. Tuy nhiên nó khác nhau ở số lượng công việc phải thực hiện, số phương án phân phối lại nhân sự, số lượng nhân sự bị ảnh hưởng, bị điều chuyển, cắt giảm.

Cách làm hiện nay: sẽ phải sáp nhập 4-5 xã tiếp giáp nhau làm một xã mới để làm giảm số xã xuống 2000-2500 là công việc nhiều, vì số tổ hợp là lớn, riêng việc đặt tên xã mới nhập 4-5 xã cũ cũng có thể gây bất đồng. Nhân sự cho xã mới cũng lại là vấn đề - do số lượng đơn vị hành chính lớn. Ở đây là phải dùng toán học tổ hợp ứng dụng vào để thấy sự phức tạp của phương án đang làm, đặc biệt về nhân sự. Vận hành xã mới sáp nhập từ 4-5 xã cũ cộng thêm 1 số công việc từ huyện chuyển xuống có thể gây tắc các dịch vụ công trong một thời gian. Chẳng hạn vấn đề đất đai (biến động) là vấn đề dân sinh rất quan trọng, huyện đang làm, đưa về tỉnh thì sẽ quá tải, dịch vụ online thì còn đợi số hóa một số năm nữa, đưa về xã mới là làm lại từ đầu. Bệnh viện tuyến huyện chẳng hạn, không thể đưa về xã vì không đủ để chia, đưa về tỉnh thì lại quá tải cho tỉnh trước chỉ có 1 bv tỉnh, giờ lại thêm chục cái "bệnh viện" thiếu và yếu, vốn là tuyến cơ sở chữa trị những thứ nhẹ. BCH quân sự đưa về tỉnh được thì tốt, chỉ sợ sẽ lại đưa về tận xã mới, và mọi thứ lại phình to ra.
 
Biển số
OF-874007
Ngày cấp bằng
1/1/25
Số km
643
Động cơ
98,393 Mã lực
Về mục tiêu cắt, giảm em đồng ý với cụ. Nhưng trình tự, tốc độ, khối lượng công việc thì chưa chắc.
Số lượng đơn vị xã lớn nhất, nhưng dễ hơn khi giải quyết chế độ, chính sách hay điều chuyển nhân sự, do CC xã ít ngạch bậc, trình độ, năng lực đa số thấp hơn nên (gần như) không thể lên tỉnh, họ sẽ dễ chấp nhận phương án nghỉ (cắt triệt để), trong khi CC huyện vừa có thể lên tỉnh, vừa có thể xuống xã (khó cắt triệt để).
Cấu trúc bộ máy xã đơn giản, không có đầy đủ phòng, ban nên gộp nhanh hơn.
Em thấy phương án chủ trương vẫn đang tiếp tục điều chỉnh. Trước đây nói 10000 xã phường còn hơn 3000 xã phường tức là khoảng 3 xã nhập 1. Nay mới thông tin lại chỉ còn 2000 xã phường tức là bình quân 5 xã phường nhập 1.

Như vậy nói "5 xã phường" này như 1 cái huyện nhỏ là đúng rồi. 1/3 chức năng huyện chuyển lên tỉnh, 2/3 chức năng huyện chuyển xuống xã. Nên xã sẽ rất oách
 

NGHIXDBT

Xe tăng
Biển số
OF-92195
Ngày cấp bằng
19/4/11
Số km
1,293
Động cơ
415,365 Mã lực
Đúng là bỏ xã, giữ và chia tách huyện sẽ đơn giản hơn và ít xáo trộn. Và cũng nên để tên gọi là huyện hơn là xã.
Cháu chưa hình dung sau này những địa danh như Phú Quốc, Hạ Long, Nha Trang, Đà Lạt, Vũng Tàu… nếu bỏ huyện đi thì có chia thành nhiều xã không? Và nếu chia thì gọi là gì nhỉ? Vân tên cũ nhưng phân ra như kiểu xã/phường Đà Lạt 1, 2, 3… hay là đặt tên theo các phường/xã của ĐL bây giờ? Nếu đặt tên mới thì coi như mất địa danh ĐL nhỉ?
Liên quan đến tính chính trị của QĐ Cụ nhé, loại bỏ cấp trung gian, liên quan cả đến thang bảng lương của hai cấp này chứ không chỉ đơn thuần như Cụ nghĩ
 
Biển số
OF-874007
Ngày cấp bằng
1/1/25
Số km
643
Động cơ
98,393 Mã lực
Giờ cứ thông tin thế này, tháng 7 lại có cái phút 90 hoặc bù giờ thay đổi 1 số tỉnh nào là trụ sơ
BN - BG dân tình vẫn xôn xao trụ sở hc đặt tại BG đó cụ. Đặt BN thì lại khét quá . Ko biết phút 89 thế nào chứ lãnh đạo hay ng BN thì chắc mong muốn BN là trung tâm rồi .
Đối với đại đa số người dân thì "tỉnh lỵ" đóng ở đâu không quan trọng nữa vì chuyển qua mô hình số hoá và trung tâm hành chính công.

Không phải chạy lên đến tỉnh lỵ để nộp hồ sơ mà nộp và nhận tại tt hành chính gần nhà nhất và chính quyền sẽ liên thông lên tỉnh.

Tất nhiên "chạy chọt" "gặp gỡ" "quan hệ" thì vẫn phải chạy thôi lên tỉnh lỵ gặp trực tiếp người xử lý và quan chức
 

Mầu Diệu Thảo

Xe cút kít
Biển số
OF-159482
Ngày cấp bằng
5/10/12
Số km
15,259
Động cơ
563,010 Mã lực
Cho em hỏi câu thiết thực. Em ở Hà nôi, sáp nhập xong em có phải đi làm lại CCCD, sổ đỏ, ĐKKD… không ạ?
 

obi

Xe điện
Biển số
OF-185934
Ngày cấp bằng
18/3/13
Số km
2,348
Động cơ
-71,006 Mã lực
Em nghĩ dưới tỉnh ko nên gọi là xã nữa, đơn vị cấp cơ sỏ to gần bằng Huyện bên dưới tỉnh thì có thể gọi là Thành Phố, Quận, Huyện, Thị Xã, Vùng đều đươc. đông dân thì bộ máy hc lớn hơn, còn ít dân thì bộ máy nhỏ đi, cứ theo tỷ lệ dân cư và diện tích là phù hợp.
 

BDS68

Xe trâu
Người OF
Biển số
OF-7171
Ngày cấp bằng
17/7/07
Số km
32,101
Động cơ
6,012,350 Mã lực
Em nghĩ dưới tỉnh ko nên gọi là xã nữa, đơn vị cấp cơ sỏ to gần bằng Huyện bên dưới tỉnh thì có thể gọi là Thành Phố, Quận, Huyện, Thị Xã, Vùng đều đươc. đông dân thì bộ máy hc lớn hơn, còn ít dân thì bộ máy nhỏ đi, cứ theo tỷ lệ dân cư và diện tích là phù hợp.
Em nghĩ các thành phố trực thuộc trung ương vẫn nên để quận, các phường thì gọi là tổ dân phố. Ở các tỉnh thì các thành phố, thị xã vẫn giữ nguyên tên gọi (trong có các tổ dân phố thay cho phường) ngoài ra là các xã sau khi đã sáp nhập như thế vẫn đảm bảo chỉ có 2 cấp mà nghe nó sang hơn :))
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top