Dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 2,5 hơn 10 năm vẫn dang dở
TÙNG GIANG - Thứ năm, 11/01/2024 10:30 (GMT+7)
Dù được phê duyệt quy hoạch từ năm 2002, tuyến đường Vành đai 2,5 đoạn từ Đầm Hồng tới Quốc lộ 1A (đi qua quận Hoàng Mai, Hà Nội) dài chỉ 2,1km nhưng đến nay vẫn chưa thể hoàn thành. Dự án cũng vướng nhiều lùm xùm, thậm chí UBND TP Hà Nội đã có 2 lần ra văn bản yêu cầu thanh tra dự án này.
Toàn cảnh dự án đường Vành đai 2,5 đoạn qua Đầm Hồng - Quốc lộ 1A dang dở, chưa có dấu hiệu thi công trở lại. Ảnh: Tùng Giang
Hơn 10 năm triển khai dự án vẫn dang dở, bất động
Dự án Vành đai 2,5 (đoạn Đầm Hồng - Quốc lộ 1A) được UBND TP Hà Nội phê duyệt năm 2002, quyết định giải phóng mặt bằng từ năm 2010 và được đầu tư theo hình thức hợp đồng BT. Tổng mức đầu tư cho dự án khoảng 1.300 tỉ đồng.
Theo tìm hiểu, năm 2014, Sở Giao thông Vận tải Hà Nội thực hiện ủy quyền của thành phố ký hợp đồng BT với nhà đầu tư liên danh: Công ty CP Kinh doanh phát triển Nhà và Đô thị Hà Nội, Công ty TNHH Xây dựng công trình Hoàng Hà và doanh nghiệp thực hiện dự án do liên danh nhà đầu tư lập ra là Công ty TNHH Đầu tư xây dựng Hoàng Mai.
Trong đó, các hạng mục do nhà đầu tư thực hiện gồm: Nền mặt đường, vỉa hè, cấp nước, thoát nước, cây xanh, chiếu sáng, cầu, hào kỹ thuật và tổ chức giao thông. Thời gian thực hiện dự án BT từ năm 2013 - 2016.
Thế nhưng, kể từ khi ký hợp đồng (năm 2013) đến nay, đoạn đường hơn 2km vẫn chưa thể thông tuyến.
Theo ghi nhận của Lao Động, đoạn từ sông Lừ đến Quốc lộ 1A hiện vẫn là bãi “chiến trường” với gạch, ngói, phế thải xây dựng. Một số hộ dân thậm chí trồng cả cây cảnh, ngô và rau xanh ngay tại khu vực vỉa hè bị đào xới dang dở.
Còn đoạn ngõ 192 Lê Trọng Tấn, phân đoạn đường 2,5 dài khoảng 500m đang triển khai dang dở, trở thành bãi tập kết rác, mùi hôi thối nồng nặc khiến người dân xung quanh khốn khổ.
Ông Nguyễn Văn Dụng (trú tại phường Định Công, Hoàng Mai) phản ánh, để giảm thiểu bụi vào nhà, các hộ dân đã phải mua lưới làm lớp bọc bên ngoài cửa nhưng cũng không được bao lâu lại bị bám đen kịt.
Được biết, cuối năm 2023, UBND quận Hoàng Mai cho biết, chính quyền đã hoàn thành giải phóng mặt bằng của 14 hộ dân cuối cùng nằm trong phạm vi dự án. Tuy nhiên đến thời điểm hiện tại, công trường dự án vành đai 2,5 vẫn bất động và không có dấu hiệu thi công trở lại.
Vật liệu, phế thải xây dựng ngổn ngang dọc dự án. Ảnh: Tùng Giang
Hà Nội 2 lần yêu cầu thanh tra thành phố vào cuộc
Liên quan đến dự án đường Vành đai 2,5 chậm tiến độ, vướng nhiều lùm xùm gây bức xúc cho người dân trong thời gian dài, từ tháng 8 đến tháng 12.2023, UBND TP Hà Nội đã 2 lần ra văn bản yêu cầu cơ quan thanh tra của thành phố vào cuộc, khẩn trương thực hiện theo chỉ đạo của lãnh đạo thành phố về việc xem xét thanh tra dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 2,5 (đoạn qua Đầm Hồng - Quốc lộ 1A) và dự án đầu tư đối ứng liên quan.
Trong đó, giao cho Thanh tra TP Hà Nội phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư cùng các đơn vị liên quan kiểm tra, rà soát toàn bộ quy trình, thủ tục đầu tư dự án này. Tuy nhiên, thanh tra thành phố chưa có báo cáo.
Để sớm triển khai hoàn thành, đưa dự án vào khai thác, sử dụng đồng bộ với dự án đầu tư xây dựng hầm chui tại nút giao giữa Vành đai 2,5 với đường Giải Phóng (QL1A cũ) thuộc quận Hoàng Mai, yêu cầu thanh tra thành phố khẩn trương thực hiện chỉ đạo của UBND thành phố tại thông báo số 356TB-VP ngày 15.8.2023.
Ngoài ra, xem xét việc thanh tra dự án đầu tư liên quan đối ứng dự án này theo hình thức hợp đồng BT, đề xuất, báo cáo UBND TP trong tháng 12.2023.
Về đến tiến độ thanh tra dự án theo chỉ đạo của thành phố, ngày 8.1.2024, trao đổi với Lao Động, ông Trần Đức Hoạt - Thành ủy viên, Chánh Thanh tra TP Hà Nội cho biết, sau khi nhận được chỉ đạo từ thành phố, đơn vị đã có văn bản báo cáo đến UBND TP Hà Nội.
Khi phóng viên hỏi thông tin về nội dung kết quả thanh tra, vị lãnh đạo Thanh tra TP Hà Nội từ chối trả lời và cho biết: “Hiện tôi đang họp, thông tin cụ thể sẽ sớm được công bố”.
Theo quy hoạch của UBND TP Hà Nội, toàn tuyến đường Vành đai 2,5 dài 30km, có chiều rộng mặt đường 40m. Tuyến đường này có điểm đầu là Tây Hồ Tây, điểm giữa đi qua Nguyễn Văn Huyên, Dương Đình Nghệ, Trung Kính, Hoàng Đạo Thúy, Khu đô thị Khương Đình - Định Công, Kim Đồng - Tân Mai; điểm cuối là Đền Lừ.
Dự án được chia thành 3 giai đoạn để triển khai và xây dựng gồm: Giai đoạn 1 (Đoạn từ Vĩnh Tuy - Tân Mai - Kim Đồng và Khu đô thị mới Định Công); giai đoạn 2 (Đầu tư và mở rộng tuyến đường từ Hoàng Đạo Thúy đến Khu đô thị Tây Hồ Tây); giai đoạn 3 (Đoạn từ Hoàng Đạo Thúy đến Khu đô thị mới Định Công).
TÙNG GIANG - Thứ năm, 11/01/2024 10:30 (GMT+7)
Dù được phê duyệt quy hoạch từ năm 2002, tuyến đường Vành đai 2,5 đoạn từ Đầm Hồng tới Quốc lộ 1A (đi qua quận Hoàng Mai, Hà Nội) dài chỉ 2,1km nhưng đến nay vẫn chưa thể hoàn thành. Dự án cũng vướng nhiều lùm xùm, thậm chí UBND TP Hà Nội đã có 2 lần ra văn bản yêu cầu thanh tra dự án này.
Hơn 10 năm triển khai dự án vẫn dang dở, bất động
Dự án Vành đai 2,5 (đoạn Đầm Hồng - Quốc lộ 1A) được UBND TP Hà Nội phê duyệt năm 2002, quyết định giải phóng mặt bằng từ năm 2010 và được đầu tư theo hình thức hợp đồng BT. Tổng mức đầu tư cho dự án khoảng 1.300 tỉ đồng.
Theo tìm hiểu, năm 2014, Sở Giao thông Vận tải Hà Nội thực hiện ủy quyền của thành phố ký hợp đồng BT với nhà đầu tư liên danh: Công ty CP Kinh doanh phát triển Nhà và Đô thị Hà Nội, Công ty TNHH Xây dựng công trình Hoàng Hà và doanh nghiệp thực hiện dự án do liên danh nhà đầu tư lập ra là Công ty TNHH Đầu tư xây dựng Hoàng Mai.
Trong đó, các hạng mục do nhà đầu tư thực hiện gồm: Nền mặt đường, vỉa hè, cấp nước, thoát nước, cây xanh, chiếu sáng, cầu, hào kỹ thuật và tổ chức giao thông. Thời gian thực hiện dự án BT từ năm 2013 - 2016.
Thế nhưng, kể từ khi ký hợp đồng (năm 2013) đến nay, đoạn đường hơn 2km vẫn chưa thể thông tuyến.
Theo ghi nhận của Lao Động, đoạn từ sông Lừ đến Quốc lộ 1A hiện vẫn là bãi “chiến trường” với gạch, ngói, phế thải xây dựng. Một số hộ dân thậm chí trồng cả cây cảnh, ngô và rau xanh ngay tại khu vực vỉa hè bị đào xới dang dở.
Còn đoạn ngõ 192 Lê Trọng Tấn, phân đoạn đường 2,5 dài khoảng 500m đang triển khai dang dở, trở thành bãi tập kết rác, mùi hôi thối nồng nặc khiến người dân xung quanh khốn khổ.
Ông Nguyễn Văn Dụng (trú tại phường Định Công, Hoàng Mai) phản ánh, để giảm thiểu bụi vào nhà, các hộ dân đã phải mua lưới làm lớp bọc bên ngoài cửa nhưng cũng không được bao lâu lại bị bám đen kịt.
Được biết, cuối năm 2023, UBND quận Hoàng Mai cho biết, chính quyền đã hoàn thành giải phóng mặt bằng của 14 hộ dân cuối cùng nằm trong phạm vi dự án. Tuy nhiên đến thời điểm hiện tại, công trường dự án vành đai 2,5 vẫn bất động và không có dấu hiệu thi công trở lại.
Hà Nội 2 lần yêu cầu thanh tra thành phố vào cuộc
Liên quan đến dự án đường Vành đai 2,5 chậm tiến độ, vướng nhiều lùm xùm gây bức xúc cho người dân trong thời gian dài, từ tháng 8 đến tháng 12.2023, UBND TP Hà Nội đã 2 lần ra văn bản yêu cầu cơ quan thanh tra của thành phố vào cuộc, khẩn trương thực hiện theo chỉ đạo của lãnh đạo thành phố về việc xem xét thanh tra dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 2,5 (đoạn qua Đầm Hồng - Quốc lộ 1A) và dự án đầu tư đối ứng liên quan.
Trong đó, giao cho Thanh tra TP Hà Nội phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư cùng các đơn vị liên quan kiểm tra, rà soát toàn bộ quy trình, thủ tục đầu tư dự án này. Tuy nhiên, thanh tra thành phố chưa có báo cáo.
Để sớm triển khai hoàn thành, đưa dự án vào khai thác, sử dụng đồng bộ với dự án đầu tư xây dựng hầm chui tại nút giao giữa Vành đai 2,5 với đường Giải Phóng (QL1A cũ) thuộc quận Hoàng Mai, yêu cầu thanh tra thành phố khẩn trương thực hiện chỉ đạo của UBND thành phố tại thông báo số 356TB-VP ngày 15.8.2023.
Ngoài ra, xem xét việc thanh tra dự án đầu tư liên quan đối ứng dự án này theo hình thức hợp đồng BT, đề xuất, báo cáo UBND TP trong tháng 12.2023.
Về đến tiến độ thanh tra dự án theo chỉ đạo của thành phố, ngày 8.1.2024, trao đổi với Lao Động, ông Trần Đức Hoạt - Thành ủy viên, Chánh Thanh tra TP Hà Nội cho biết, sau khi nhận được chỉ đạo từ thành phố, đơn vị đã có văn bản báo cáo đến UBND TP Hà Nội.
Khi phóng viên hỏi thông tin về nội dung kết quả thanh tra, vị lãnh đạo Thanh tra TP Hà Nội từ chối trả lời và cho biết: “Hiện tôi đang họp, thông tin cụ thể sẽ sớm được công bố”.
Theo quy hoạch của UBND TP Hà Nội, toàn tuyến đường Vành đai 2,5 dài 30km, có chiều rộng mặt đường 40m. Tuyến đường này có điểm đầu là Tây Hồ Tây, điểm giữa đi qua Nguyễn Văn Huyên, Dương Đình Nghệ, Trung Kính, Hoàng Đạo Thúy, Khu đô thị Khương Đình - Định Công, Kim Đồng - Tân Mai; điểm cuối là Đền Lừ.
Dự án được chia thành 3 giai đoạn để triển khai và xây dựng gồm: Giai đoạn 1 (Đoạn từ Vĩnh Tuy - Tân Mai - Kim Đồng và Khu đô thị mới Định Công); giai đoạn 2 (Đầu tư và mở rộng tuyến đường từ Hoàng Đạo Thúy đến Khu đô thị Tây Hồ Tây); giai đoạn 3 (Đoạn từ Hoàng Đạo Thúy đến Khu đô thị mới Định Công).