Cụ làm em nhớ đến Franklin có để lại bài toán: Di chúc để 1.000 bảng mà phân chia tới cả triệu bảng
, sức mạnh của lãi kép! Hình như bài toán này ở trong quyển Đại số vui thì phải.
À đây:
Vào cuối cuộc đời, Franklin muốn đóng góp trở lại cho Boston và Philadelphia, những thành phố ông gọi là nhà. Khi qua đời ngày 16/4/1790, ông để lại 1.000 bảng Anh (khoảng 4.500 đô la vào thời điểm đó) cho mỗi thành phố – nhưng số tiền đó bị ràng buộc bằng một điều khoản lớn.
Mỗi khoản tiền phải được đầu tư vào một quỹ tín thác trong 100 năm, sau đó khoảng 75 phần trăm có thể dùng để giúp đỡ các thương gia và tài trợ cho các công trình. Số còn lại sẽ đầu tư thêm 100 năm nữa, sau đó sẽ trao lại trọn vẹn cho các thành phố.
Sau 100 năm đầu tiên, nhờ vào lãi kép, các quỹ tín thác ở Boston và Philadelphia tương ứng kiếm được gần 400.000 đô la và 100.000 đô la trước khi giải ngân. Vào năm 1990, số tiền còn lại đã tăng lên thành 4,5 triệu đô la đối với Boston và 2 triệu đô la đối với Philadelphia. Tất cả là thành quả của lãi kép. Hai mươi lăm năm sau, một phần của số tiền đó vẫn còn, và tiếp tục sử dụng theo mong muốn của Franklin.
Phần lớn số tiền còn lại chuyển vào quỹ học bổng ở cả hai thành phố cho sinh viên thương nghiệp. Vào năm 1908 tại Boston, một phần trong đợt giải ngân đầu tiên khoảng 300.000 đô la đóng góp để thành lập Viện Công nghệ Benjamin Franklin (sau đó mang tên Franklin Union) với sự giúp đỡ của Andrew Carnegie. Năm 1993, nó nhận phần giải ngân cuối cùng trên 4,5 đô la triệu. Nhà trường hiện trích xuất phần nào số tiền cho học bổng, chỉ một phần nhỏ trong số tiền hơn 2 triệu đô la trích cho sinh viên hàng năm.