Các bác thật là dư hơi khi tranh cãi tranh cãi với bác
Diệu Bảo!
Ai chả biết là
Diệu Bảo là một nick khác một trong những Nick của bác
Moonlotus
Mà cái nhà bác này, thì có cá tính là hay suy nghĩ luôn trái chiều với rất nhiều người! Cái trái chiều này, tích cực hay tiêu cực, tốt xấu, hay dở, ..... thì tự các bác trải nghiệm. Nhưng nếu mà tranh cãi, thì em e cả cái quán cafe Ofun này với với tổng số gần 600 "thớt" (nghĩa là hàng trăm ngàn trang) e cũng còn không đủ!
Hơn nữa ai lại đi "ăn thua" với một người đàn bà: Thắng thì cũng chẳng vẻ vang gì, mà thua thì như thế nào, các bác nếu còn thông minh, thì tự hiểu!
I/
Ta khoan bàn về nội dung trên cái hình bác ấy tương ra, và bảo là "quà viện trợ cùa Nhật"
Mà hãy nhìn về cái tiền đề của cuộc tranh cãi về bác ấy đưa ra:
Có lẽ các bác không biết tiếng Hoa nên không nhìn ra được cái sai ngay từ đầu!
Thùng quà được chính phủ Nhật gửi tặng cho Trung Quốc chính thức công bố trên mạng (official public release) là
thùng quà này (với đầy đủ logo "cờ quạt") chứ không phải cái tấm hình kia!:
View attachment 4362108
Trong thùng quà chính thức có ghi rõ các thông tin về việc
quyên tặng này và kèm theo Thùng hàng của phía Nhật gửi tặng Trung Quốc thì có 8 chữ: "
Sơn xuyên dị vực, phong nguyệt đồng thiên".
Về ý nghĩa của 8 chữ: "
Sơn xuyên dị vực, phong nguyệt đồng thiên" là một trong những chủ đề được dân mạng Trung Quốc bàn tán nhiều trong 3 ngày trở lại đây!
Tám chữ "
Sơn xuyên dị vực, phong nguyệt đồng thiên" (Sông núi khác vực (nơi khởi nguồn của sông luôn là núi), nhưng trăng gió thì cùng cùng trời). Tám chữ này bắt nguồn từ một câu chuyện về giao lưu văn hóa giữa Nhật Bản và Trung Quốc cách đây hơn 1.300 năm.
Cụ thể vào thế kỷ 8, vua Nhật cử người đến Trung Quốc học Phật pháp. Nhật đã tặng cho nhà Đường cả ngàn chiếc áo cà sa trên đó thêu 16 chữ:
Sơn xuyên dị vực,
Phong nguyệt đồng thiên,
Ký chư Phật tử,
Cộng kết lai duyên"
(Sông núi khác vực, Trăng gió cùng trời, Gửi chư Phật tử, Cùng kết thành duyên).
Cảm động với hành động này, nhà sư nổi tiếng Trung Quốc lúc bấy giờ là Giám Chân đã đến Nhật Bản truyền bá Phật pháp, đánh dấu một trong những sự kiện mang tính biểu tượng trong giao lưu văn hóa Trung - Nhật.
Nên món quà quý lại kèm theo mấy câu thơ vô cùng có ý nghĩa, đã từng thêu trên hàng ngàn chiếc áo cà sa cách đây hơn 1.200 năm thì "
đã quý lại càng quý hơn"
II/
Còn cái hình có cái thùng quà với câu thơ có nội dung trên, cái hình bác ấy tương ra và bảo là "quà viện trợ cùa Nhật", thì em không dám bảo rằng không phải là quà của Nhật Bản nhưng em
dám khẳng định không phải là
quà chính thức được giới thiệu trên các trang mạng chính thống!
View attachment 4362223
Riêng về cái thùng quà bác
Diệu Bảo tương ra, thì
cái sai ngay từ cái đầu tiên, là đọc sai và hiểu sai về hai câu thơ này!
1/ Hai câu này có nghĩa đọc và như thế này, mới chuẩn xác:
Thanh Sơn nhất đạo đồng vân vũ
Minh Nguyệt hà hồi thị lưỡng hương.
Chữ
曾 là từ
hồi.
2/ Trong tiếng Hoa (Hán) những câu thơ viết kèm khi biếu tặng luôn thâm thúy và sâu sắc! Có khi chỉ vì một câu mà nhớ nhau cả đời hay thù nhau suốt kiếp!
Do đặc tính này,
người ta luôn phải cẩn trọng khi viết và cả khi đọc! Nghĩa là. người viết viết và người đọc là cả một nghệ thuật tinh tế: Ý nghĩa khi viết và hiểu được ý lúc đọc!
Một (những) ý nghĩa của một câu, có thể thay đổi tùy theo tâm trạng, cũng như tùy vào kiến thức và trình độ của người đọc. Bởi vì viết như vậy, đọc ra như thế nào, thì có thể nhận ra được kiến thức cũng như trình độ của người đọc cảm nhận được nội dung, của cái mà người ta có hàm ý đã viết ra.
Cái thâm thúy của tiếng hán là ở chỗ đó!!!
3/ FYI, Nội dung của hai câu thơ này có nhiều cách hiểu, nhưng em chỉ nêu một vấn đề khác, mà tất cả những người đọc hoặc tập tành học tiếng Hoa, hay có kiến thức nông cạn thì không hiểu được cái hay của nó!
Thanh Sơn (青山) thường hay đối với Minh nguyệt (明月) đây là một nguyên tắc tỷ đối, bất di bất dịch trong tiếng Hoa.
Cái hay của người dùng từ Thanh Sơn (青山) là ntn:
Ý nghĩa của từ Thanh Sơn (青山) với người bình thường "lõm bõm" chút kiến thức là
Non cao hay núi cao, hay núi xanh, non xanh. Nó còn ý sâu hơn !!!
Thanh Sơn (tiếng Trung: 青山区,
Hán Việt: Thanh Sơn khu) là
một quận của thành phố Vũ Hán (武汉市), thủ phủ tỉnh
Hồ Bắc,
Trung Quốc.
Thanh Sơn (青山) là Qingshan District là
một khu (quận) của thành phố Bao Đầu, khu tự trị Nội Mông Cổ.
Còn câu dưới Minh nguyệt (明月) là trăng sáng, thì mà ai "lõm bõm" chút kiến thức Hán văn lại chả biết! Nhưng thường thì, người ta hay nói Nhật Nguyệt vì ví như "
Đã nói đến cơm thì phải có canh", Ngày thì phải có đêm, hay thì đêm thì phải có ngày.
Và ai chả biết từ cái từ Nhật Nguyệt ngày đêm này suy ra thì Nhật cũng là nước Nhật!
In addition, Câu trên thì có từ
nhất đạo (一道) nghĩa là chỉ một đường trong khi câu dưới lại có từ
lưỡng hương (是两) tức là hai quê hương thường thì trong thơ ca một hai cũng là một dạng đối!
Nên nếu hiểu tiếng Hán, thì mới thấy được cái hay của người viết, cái hay của câu thơ này thật là vô cùng sâu sắc và thâm thúy !!!
4/ Còn ý nghĩa của nó như thế nào??? Xin thưa, về ý nghĩa của nó, thì có nhiều cách hiểu, nhiều cách diễn giải (diễn đạt)!
Vì vậy, em không cắt nghĩa, vì nếu cắt nghĩa, sẽ lại xảy ra một cuộc tranh cãi triền miên như rất nhiều cuộc tranh cãi "
bất phân thắng bại" nhưng "
thành tạo thâm thù" trong các "thớt" đã từng có trên OFun hỏi cách đọc tiếng Hán hay "thớt" đố chữ tiếng Hán!
Chúng ta hãy để cái thời giờ quý báu đó, cho việc cùng nhau ngăn ngừa và phòng chống dịch virus Covid-19. Một công cuộc phòng chống mà, với những ai là người Việt, hay yêu Việt Nam, phải vui và tự hào, vì đã có những thành công bước đầu đáng ca ngợi!
Do đó, để tránh những cuộc tranh cãi mất thời giờ và vô bổ, em chỉ nêu lên được cái hay về cấu trúc chứ
không đi sâu vào nghĩa của hai câu thơ mà bác Diệu Bảo tương ra và nhét vào tay chính phú Nhật bản!
5/ In closing, với cái nhìn và kiến thức của em, thì
bác Diệu Bảo đã hiểu sai hoàn toàn nội dung hai câu thơ trên!
Vậy nhé!
李, 大衛