[Funland] Thời tiết -1 độ C mà những đứa trẻ vẫn đứng năn nỉ khách du lịch mua hàng

longbker

Xe tải
Biển số
OF-369256
Ngày cấp bằng
4/6/15
Số km
419
Động cơ
256,827 Mã lực
Sapa bây giờ như một khối bê tông lạnh lẽo, bình thường nhiệt độ ở đây vào mùa đông đã rất lạnh...bây giờ còn lạnh hơn. Nhiều người vẫn thích lên Sapa chơi bởi ở đó có những khách sạn, nhà nghỉ có điều hòa ấm áp, có những quán ăn đông đúc nhộn nhịp. Sapa bây giờ khác Sapa của nhiều năm về trước quá. Nhà đầu tư đến, du lịch phát triển thì nhẽ ra người dân nơi đây họ phải giàu có lên mới phải chứ các cụ nhỉ, tại sao trẻ em nơi đây - chủ nhân tương lai của nơi đây lại khó khăn như vậy?

Nhiều trẻ em bán hàng giữa trời -1 độ
LÀO CAI 21h ngày cuối tuần, nhiệt độ xuống -1 ở trung tâm thị xã Sa Pa, song nhiều trẻ em vẫn ra đường bán hàng trong mưa rét.

Những ngày qua, chính quyền thị xã Sa Pa tổ chức xe lưu động từ sáng sớm đến đêm khuya, phát loa kêu gọi khách du lịch không mua hàng của trẻ em. Tuy nhiên tình trạng này vẫn diễn ra. Đêm 9/11, sương dày đặc, mưa phùn ở khu vực Nhà thờ Đá. Hàng trăm du khách khoác lên mình những chiếc áo dày cộp, đội mũ, quàng khăn kín mít dạo chơi. Mỗi lượt khách đi qua, lại có một nhóm trẻ em theo sau mời mua hàng.

"Mua cho cháu, mua đi, mua đi mà!", một bé gái khoảng 5 tuổi địu em sau lưng, giơ bàn tay nhỏ cứng đờ, với mấy chiếc túi thơm lên, nài nỉ các du khách. Cô bé mặt đỏ ửng rộp nẻ, khoác chiếc áo gió mỏng cáu bẩn, phủ bên ngoài mảnh nylon. Bên cạnh, một bé gái khoảng 3 tuổi chạy vòng quanh kéo áo mọi người. Mỗi chiếc túi thơm, con giống nhồi bông loại nhỏ được các cháu bán với giá 10.000 đồng.

Trẻ em đeo bám du khách để bán hàng ở khu vực nhà thờ đá, thị xã Sa Pa ngày 9/1. Ảnh: Tất Định.

Trẻ em đeo bám du khách để bán hàng ở khu vực trung tâm thị xã Sa Pa ngày 9/1. Ảnh: Tất Định.

Cách đó chừng 20 m, nhóm phụ nữ ngồi bên đống lửa khâu vá. Lúc vắng khách, các em nhỏ chạy lại đó sưởi ấm. Khi du khách hỏi thăm về các cháu, những người phụ nữ này chỉ lắc đầu.

Anh Nguyễn Bình Ca, 38 tuổi ở Hà Nội, rút ví mua hàng và chia sẻ "trời rét như này người lớn còn không chịu nổi, nhìn các cháu rất đáng thương, tôi muốn giúp đỡ chút ít". Ngay lập tức, 3-4 cháu nhỏ khác vây kín quanh anh kéo áo mời chào.

Lúc này xe của Đội kiểm tra trật tự đô thị (UBND phường Sa Pa) đi tới. Ông Trần Đình Thơ, tổ trưởng tuyên truyền, phát loa: "Đề nghị du khách không mua hàng của trẻ nhỏ, để tránh các cháu tiếp tục bị lợi dụng".
Đến khi nam du khách cất ví, ông Thơ tiếp tục kêu gọi: "Không mua hàng của các cháu là chúng ta đã góp phần bảo vệ quyền trẻ em".
Năm tháng trước, Ban chỉ đạo giải quyết tình trạng chèo kéo, đeo bám khách thị xã Sa Pa được thành lập với 45 người. Ban chia thành hai đội kêu gọi du khách bằng xe lưu động và trực tiếp vận động các phụ huynh.

Trẻ em bán hàng rong ở gần bưu điện trung tâm thị xã Sa Pa. Ảnh: Tất Định.

Trẻ em bán hàng rong ở gần bưu điện trung tâm thị xã Sa Pa. Ảnh: Tất Định.

Ông Vương Trinh Quốc, Chủ tịch thị xã Sa Pa, cho hay tình trạng trên đã diễn ra từ 10 năm nay, lúc đông nhất lên tới gần 500 trẻ. Chính quyền địa phương kiên trì triển khai nhiều giải pháp và hiện đã giảm bớt, "nhưng vẫn còn 50 người lớn, cùng gần 100 trẻ thường xuyên tụ tập trung tâm thị xã chèo kéo, đeo bám và xin tiền du khách".
"Chúng tôi đã tiếp xúc để lắng nghe nguyện vọng của bà con. Thực tế, một số người dân không có việc làm, thu nhập thấp nên bỏ ruộng nương. Nhưng nhiều trường hợp do thấy bán hàng cao cho thu nhập cao hơn họ đưa con mình đi làm", ông Quốc nói và cho hay những người này đều ở các xã ven trung tâm như Hoàng Liên, Mường Hoa, Tả Van, Tả Phìn.

Trước mắt, theo nguyện vọng của phụ huynh, chính quyền thị xã Sa Pa đã sắp xếp điểm bán hàng cho 63 người; hỗ trợ học nghề dịch vụ du lịch lịch và cho vay vốn phát triển nông nghiệp với hơn 150 người.

"Muốn chấm dứt hoàn toàn việc trẻ em bán hàng rong thì phải tạo ra được sinh kế ổn định cho bố mẹ các cháu", ông Quốc nói và cho hay chủ trương của chính quyền địa phương là định hướng phát triển mạnh hơn du lịch cộng đồng, nghề truyền thống để người dân tham gia vào chuỗi cung ứng dịch vụ.
"Đồng bào địa phương sẽ hưởng lợi trực tiếp từ sự phát triển chung thị xã, để không nhóm nào bị bỏ lại phía sau", ông Quốc nói thêm.
Trung bình mỗi năm, thị xã Sa Pa đón hơn 3 triệu du khách, riêng đợt nghỉ Tết dương lịch đón 65.000 người.
Tất Định
 

longbker

Xe tải
Biển số
OF-369256
Ngày cấp bằng
4/6/15
Số km
419
Động cơ
256,827 Mã lực
Bức ảnh em chụp năm 2019 cũng thời điểm này

IMG_6906.JPG
 

vdtours

Xe lăn
Biển số
OF-167407
Ngày cấp bằng
19/11/12
Số km
10,150
Động cơ
475,415 Mã lực
Tuổi
43
Nơi ở
Hà Nội
Website
www.youtube.com
Sau 2014 Sapa như **** :(
Những cái hay cái đẹp nhất của Sapa bị xẻ ra, phá nát.
Cũng là đáp ứng nhu cầu du lịch thôi cụ.
Chỗ nào du lịch phát triển thì đều bị nát hết: Nha trang, Đà Nẵng, phú quốc, Đà lạt ...
 

Đại tướng Alo

Xe điện
Biển số
OF-737513
Ngày cấp bằng
29/7/20
Số km
2,237
Động cơ
92,753 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Em thấy báo chí, truyền thông kêu gọi như này :

 

hoangduc.sbr

Xe container
Biển số
OF-627856
Ngày cấp bằng
30/3/19
Số km
6,576
Động cơ
184,760 Mã lực
Nơi ở
TP Hồ Chí Minh
Sao cụ ko đặt câu hỏi h/tại trẻ con còn có chỗ để mang đồ ra bán, còn có khách mà mua để kiếm đc tiền mua gạo, thịt. Chứ như ngày xưa thì nó cũng chỉ ở nhà hoặc chơi đùa với nhau trong cơn đói thôi.
Đơn giản nhất cứ hỏi chúng nó muốn ở nhà chơi để đói hay chịu lạnh mà kiếm đc $. Nó chọn cái nào là rõ ngay thôi.
1 phần vì quen với thời tiết, 1 phần thì chính nhờ cách ăn mặc đó mà các khách dễ mủi lòng mà mua đồ hơn.
 

longbker

Xe tải
Biển số
OF-369256
Ngày cấp bằng
4/6/15
Số km
419
Động cơ
256,827 Mã lực
Sau 2014 Sapa như **** :(
Những cái hay cái đẹp nhất của Sapa bị xẻ ra, phá nát.
Em luôn ủng hộ phát triển và đẩy mạnh du lịch cho các miền quê để tạo công ăn việc làm cho người dân, cốt để người dân ko phải bỏ đi nơi khác làm việc nhưng phát triển kiểu gì cũng cần phải giữ lại bản sắc địa phương. Có như thế sau này mới thu hút đc khách du lịch chứ khách chỉ đến 1 lần thì nghèo vẫn hoàn nghèo mà dân thì vẫn phải đi làm việc nơi khác
 

VoCan

Xe điện
Biển số
OF-394022
Ngày cấp bằng
26/11/15
Số km
2,256
Động cơ
269,733 Mã lực
Sao cụ ko đặt câu hỏi h/tại trẻ con còn có chỗ để mang đồ ra bán, còn có khách mà mua để kiếm đc tiền mua gạo, thịt. Chứ như ngày xưa thì nó cũng chỉ ở nhà hoặc chơi đùa với nhau trong cơn đói thôi.
Đơn giản nhất cứ hỏi chúng nó muốn ở nhà chơi để đói hay chịu lạnh mà kiếm đc $. Nó chọn cái nào là rõ ngay thôi.
1 phần vì quen với thời tiết, 1 phần thì chính nhờ cách ăn mặc đó mà các khách dễ mủi lòng mà mua đồ hơn.
Cái này cụ phải hỏi bố mẹ chúng nó , hoặc 1 nhóm nào đó bắt chúng nó đi bán , chứ chắc gì bọn trẻ đã muốn .
 

longbker

Xe tải
Biển số
OF-369256
Ngày cấp bằng
4/6/15
Số km
419
Động cơ
256,827 Mã lực
Cái này cụ phải hỏi bố mẹ chúng nó , hoặc 1 nhóm nào đó bắt chúng nó đi bán , chứ chắc gì bọn trẻ đã muốn .
Trẻ con chúng nó bị lạm dụng thôi cụ ạ, chứ tuổi chúng nó thì biết ăn biết chơi là ngoan rồi
 

hoangduc.sbr

Xe container
Biển số
OF-627856
Ngày cấp bằng
30/3/19
Số km
6,576
Động cơ
184,760 Mã lực
Nơi ở
TP Hồ Chí Minh
Sau 2014 Sapa như **** :(
Những cái hay cái đẹp nhất của Sapa bị xẻ ra, phá nát.
Những cái hay và đẹp đấy chỉ để phục vụ cho những người miền xuôi vụ mùa, vài năm, thậm chí có khi cả đời cũng chỉ đến Sapa 1 lần để ngắm rồi thôi. Còn cái đẹp đó chả mài ra gạo, thịt cho dân sở tại Sapa cụ ah.

Em thấy báo chí, truyền thông kêu gọi như này :

Còn cái vế mưu sinh, cần câu cơm thay thế thì lại chả thấy lều báo đả động đến:D
 

hoangduc.sbr

Xe container
Biển số
OF-627856
Ngày cấp bằng
30/3/19
Số km
6,576
Động cơ
184,760 Mã lực
Nơi ở
TP Hồ Chí Minh
Cái này cụ phải hỏi bố mẹ chúng nó , hoặc 1 nhóm nào đó bắt chúng nó đi bán , chứ chắc gì bọn trẻ đã muốn .
Nhà nghèo, lại ở vùng khó khăn thì phải lao động phụ giúp gđ. Trẻ con thì đứa nào chả thích chơi, nói như cụ thì tất cả trẻ con phải làm ruộng ở quê hay phải chạy hàng quán xá cho nhà trên phố cũng đều thuộc đối tượng trẻ em bị bóc lột sức lđ hết.
 

hxduong

Xe lăn
Biển số
OF-425553
Ngày cấp bằng
28/5/16
Số km
13,577
Động cơ
323,766 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Cũng là đáp ứng nhu cầu du lịch thôi cụ.
Chỗ nào du lịch phát triển thì đều bị nát hết: Nha trang, Đà Nẵng, phú quốc, Đà lạt ...
Những nơi có biển em không bàn, nhưng bản chất Sapa không phù hợp với du lịch kiểu sung sướng sang chảnh. Sapa nên để nguyên còn giữ đc hồn tĩnh lặng, trong lành của 1 thị trấn.
Nhu cầu của khách du lịch em biết, nhưng có nhiều người lên Sapa kiểu như đi theo phong trào nên Sapa mới như bây giờ.
Ý kiến cá nhân của em như vậy thôi, chứ cụ hay em mà làm đc gì thì tầm này chả chém phím thế này.
 

Đại tướng Alo

Xe điện
Biển số
OF-737513
Ngày cấp bằng
29/7/20
Số km
2,237
Động cơ
92,753 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Những cái hay và đẹp đấy chỉ để phục vụ cho những người miền xuôi vụ mùa, vài năm, thậm chí có khi cả đời cũng chỉ đến Sapa 1 lần để ngắm rồi thôi. Còn cái đẹp đó chả mài ra gạo, thịt cho dân sở tại Sapa cụ ah.


Còn cái vế mưu sinh, cần câu cơm thay thế thì lại chả thấy lều báo đả động đến:D
Chính quyền Sapa đã làm cái vế " hỗ trợ mưu sinh " cho gia đình các trẻ em bán rong rồi.


"Chúng tôi đã xử lý rất nhiều, nhiều lần đưa trẻ về Trung tâm bảo trợ xã hội, nhưng sáng đưa ra thì chiều chúng trèo tường trốn mất. Tối đã thấy chúng bán hàng ngoài phố" - ông Ánh nói.

"Chúng tôi đang tập hợp nguyện vọng của từng hộ dân. Hộ nào muốn bán hàng chúng tôi sẽ bố trí địa điểm, hướng dẫn kỹ năng. Hộ nào muốn phát triển nghề dệt thổ cẩm, thủ công mỹ nghệ, dịch vụ du lịch... chúng tôi xây dựng chính sách để hỗ trợ" - bà Vượng nói.
 

MasanobuFukuoka

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-734134
Ngày cấp bằng
27/6/20
Số km
361
Động cơ
71,840 Mã lực
Tuổi
32
Sapa bây giờ như một khối bê tông lạnh lẽo, bình thường nhiệt độ ở đây vào mùa đông đã rất lạnh...bây giờ còn lạnh hơn. Nhiều người vẫn thích lên Sapa chơi bởi ở đó có những khách sạn, nhà nghỉ có điều hòa ấm áp, có những quán ăn đông đúc nhộn nhịp. Sapa bây giờ khác Sapa của nhiều năm về trước quá. Nhà đầu tư đến, du lịch phát triển thì nhẽ ra người dân nơi đây họ phải giàu có lên mới phải chứ các cụ nhỉ, tại sao trẻ em nơi đây - chủ nhân tương lai của nơi đây lại khó khăn như vậy?
Phát triển du lịch định hướng như ***, nhưng khốn thay nó lại đáp ứng đúng nhu cầu của phần đông người Việt. Giờ nhìn Đà Lạt, Sapa, Cát Bà,.. ngổn ngang những khối bêtông, những công trình nham nhở mà tiếc thay. Trẻ em cũng thành những công cụ kiếm tiền dạng như chăn dắt ăn xin thôi, ngày nào còn người lên cho kẹo mua đồ thì ngày đấy bọn nhóc sẽ ko được (hoặc muốn) đi học nữa. Chúng ta, dù vô tình hay cố ý, cũng là 1 phần nguyên nhân trong đó, cụ ạ :)
 

hoangduc.sbr

Xe container
Biển số
OF-627856
Ngày cấp bằng
30/3/19
Số km
6,576
Động cơ
184,760 Mã lực
Nơi ở
TP Hồ Chí Minh
Chính quyền Sapa đã làm cái vế " hỗ trợ mưu sinh " cho gia đình các trẻ em bán rong rồi.


"Chúng tôi đã xử lý rất nhiều, nhiều lần đưa trẻ về Trung tâm bảo trợ xã hội, nhưng sáng đưa ra thì chiều chúng trèo tường trốn mất. Tối đã thấy chúng bán hàng ngoài phố" - ông Ánh nói.

"Chúng tôi đang tập hợp nguyện vọng của từng hộ dân. Hộ nào muốn bán hàng chúng tôi sẽ bố trí địa điểm, hướng dẫn kỹ năng. Hộ nào muốn phát triển nghề dệt thổ cẩm, thủ công mỹ nghệ, dịch vụ du lịch... chúng tôi xây dựng chính sách để hỗ trợ" - bà Vượng nói.
Tại sao bọn trẻ nó lại trèo tường trốn về để tiếp tục phải chịu khổ đi bán hàng rong vậy cụ?
CQ địa phương trả lời phỏng vấn bao giờ chả đầy đủ nhưng làm thực chất chắc chắn ko đc như vậy mới dẫn đến t/trạng bọn trẻ nó sợ đói nên mới phải trốn về để "bị" đi bán hàng rong tiếp.
 

phuongmit

Xe cút kít
Biển số
OF-134398
Ngày cấp bằng
14/3/12
Số km
18,967
Động cơ
2,444,973 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Nhiều đứa trẻ cỡ 2 tuổi, nằm ngủ li bì sau cái địu, k hiểu ngủ kiểu gì liền trong vài giờ với thời tiết như vậy. Chính quyền có khi cũng muốn làm, muốn quy hoạch nhưng có yếu tố dân tộc thiểu số thì có lẽ khó và chấp nhận sống chung sau đó điều chỉnh dần
 

hxduong

Xe lăn
Biển số
OF-425553
Ngày cấp bằng
28/5/16
Số km
13,577
Động cơ
323,766 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Những cái hay và đẹp đấy chỉ để phục vụ cho những người miền xuôi vụ mùa, vài năm, thậm chí có khi cả đời cũng chỉ đến Sapa 1 lần để ngắm rồi thôi. Còn cái đẹp đó chả mài ra gạo, thịt cho dân sở tại Sapa cụ ah.
Cụ hơi nhầm, khi đập đi & thay đổi thì dân bản địa vẫn đứng đường như khi chưa đập cụ nhé.
Thực ra sự phát triển nào cũng có cái đc & cái mất, chỉ là cá nhân em lên ấy nhiều & em không thích SP hiện tại.
Trước kia SP có những quán cafe view đẹp như tranh, giờ chỗ ấy view vào tường hết.
 

hoangduc.sbr

Xe container
Biển số
OF-627856
Ngày cấp bằng
30/3/19
Số km
6,576
Động cơ
184,760 Mã lực
Nơi ở
TP Hồ Chí Minh
Cụ hơi nhầm, khi đập đi & thay đổi thì dân bản địa vẫn đứng đường như khi chưa đập cụ nhé.
Thực ra sự phát triển nào cũng có cái đc & cái mất, chỉ là cá nhân em lên ấy nhiều & em không thích SP hiện tại.
Trước kia SP có những quán cafe view đẹp như tranh, giờ chỗ ấy view vào tường hết.
Em ko cần nhìn vào đâu phức tạp, em chỉ cần nhìn vào thực tế muốn kiếm ăn thì phải ở nơi đông người (các cụ mua nhà để kinh doanh bán hàng cũng vậy thôi, chỗ tối ưu nhất lúc nào cũng phải gần các trường đh).
Những nơi du lịch như Sapa hút càng nhiều khách đến thì cơ hội kiếm chác từ bán hàng của dân bản địa càng cao hơn.
 

hxduong

Xe lăn
Biển số
OF-425553
Ngày cấp bằng
28/5/16
Số km
13,577
Động cơ
323,766 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Em ko cần nhìn vào đâu phức tạp, em chỉ cần nhìn vào thực tế muốn kiếm ăn thì phải ở nơi đông người (các cụ mua nhà để kinh doanh bán hàng cũng vậy thôi, chỗ tối ưu nhất lúc nào cũng phải gần các trường đh).
Những nơi du lịch như Sapa hút càng nhiều khách đến thì cơ hội kiếm chác từ bán hàng của dân bản địa càng cao hơn.
Đấy là cái đc & cái mất đấy cụ. Nhưng cái đc này em nghĩ nó không lâu dài cụ ạ, rồi còn bao nhiêu người lên & quay lại mới là vấn đề.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top