[Funland] thời này, có nên học thạc sỹ

Taihoatu

Xe lăn
Biển số
OF-41027
Ngày cấp bằng
19/7/09
Số km
13,922
Động cơ
596,899 Mã lực
Nếu có thời gian thì nên học, cũng chẳng tốn kém lắm, mà tăng thêm mối quan hệ vì cái thời gian từ 18h-21h tối ở nhà cũng chẳng để làm gì.
Đi học nếu chú tâm vào học hành cũng chẳng tốn kém mấy, chủ yếu tiền học phí, quỹ lớp, tiền làm luận văn...
 

Décember

Xe tải
Biển số
OF-8786
Ngày cấp bằng
24/8/07
Số km
256
Động cơ
538,640 Mã lực
Học thạc sĩ, cụ có cơ hội: (Chia sẻ k nghiệm từ cá nhân em nhé. Mà khoá học có các học viên "chất" thì thường có yếu tố NN nên không rẻ.)
1) Học được các kiến thức thực tế từ bạn học và thày cô (nhất là những người đã và đang làm với Tây). Mà đi làm vài năm có k nghiệm học mới hiệu quả; Học xong sẽ thấy tầm nhìn của m khác nhiều đấy.
2)Networking với các học viên, nhiều người rất thành công, học được ở họ, thậm chí cơ cơ hội hợp tác;
3) Có cơ hội tăng lương nếu có năng lực (nhất là các c ty nước ngoài thường trả lương theo năng lực);
4) Trước khi đi học, tìm hiểu thêm các diễn đàn sv cao họ.
5) Nếu có thể, hãy tìm đọc cuốn "Những điều trường Harvard thực sự dạy bạn" (quyển 1/bộ 3 cuốn), để có bức tranh toàn cảnh quá trình và lợi ích học MBA.
Mà quan trọng là nên học tốt tiếng Anh hỗ trợ cho cái bằng MBA.
Cụ ơi, học MBA mất khoảng bn thời gian và tiền bạc cụ nhỉ?
 

wildcat74

Xe container
Biển số
OF-22272
Ngày cấp bằng
11/10/08
Số km
5,858
Động cơ
574,466 Mã lực
Nhanh và luôn; từ 2017 cụ mà ko có bằng thạc sỹ thiên hạ nó sẽ cho là thuộc diện chưa thoát nạn mù chữ
 

SilentAnonymous

Xe hơi
Biển số
OF-361502
Ngày cấp bằng
4/4/15
Số km
102
Động cơ
259,500 Mã lực
nhiều lúc em cũng có suy nghĩ như cụ chủ. nhưng em nghĩ kinh tế cụ chưa ổn thế kia thì không học được đâu. học thạc sỹ cũng tốn kém lắm đấy. còn bản thân em, em làm nhà nước, lương 3 cọc 3 đồng nhưng vẫn phải xác định học đây này. dù rất chán học r :(
 

moongket

Xe điện
Biển số
OF-49326
Ngày cấp bằng
23/10/09
Số km
3,717
Động cơ
909,686 Mã lực
nhiều lúc em cũng có suy nghĩ như cụ chủ. nhưng em nghĩ kinh tế cụ chưa ổn thế kia thì không học được đâu. học thạc sỹ cũng tốn kém lắm đấy. còn bản thân em, em làm nhà nước, lương 3 cọc 3 đồng nhưng vẫn phải xác định học đây này. dù rất chán học r :(
E thấy học làm gì mà tốn kém, e học ngoài tiền học cả khoá tầm 25tr năm 2012, thì chỉ mất thêm tiền quỹ lớp thỉnh thoảng đóng 500k mag chủ yếu dùng vào việc ăn uống hát hò của lớp, cuối khoá làm luánh văn tốt nghiệp thì thêm gần chục củ nữa là ok luôn, đi học vui nhớ trường lớp thêm các mối quan hệ :))
 

davidhaii

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-296788
Ngày cấp bằng
28/10/13
Số km
6,305
Động cơ
354,865 Mã lực
Nghe cái mục tiêu của cụ đã thấy lãng phí thời gian rồi. Nếu cần thịc học. Muốn oa thì mua cho nó xứng với cái oai.
Em học xong ths năm 2000, rồi bập làm nghiên cứu sinh rồi bỏ. Khoảng 10 năm nay em ko bao giờ dám giới thiệu mình là ths. Đôi khi em quên cái bằng đó rồi. Mà thời em học là em được chuyển tiếp luôn và ngày đó học thực chất ah.
Mấy người còn có lòng tự trọng như cụ :). Bây h các anh chị ý nổ kinh người, chỗ em toàn tại chức chuyên tu, xong bây h cũng ths oai lắm, e thì vẫn tôn trọng sự học, nhưng mấy thể loại ths mà vài câu tiếng anh đơn giản chả nói đc, word excel còn chả thành thạo, internet sử dụng thua mấy cháu teen thì k có gì để bàn cụ nhỉ.
 

SilentAnonymous

Xe hơi
Biển số
OF-361502
Ngày cấp bằng
4/4/15
Số km
102
Động cơ
259,500 Mã lực
E thấy học làm gì mà tốn kém, e học ngoài tiền học cả khoá tầm 25tr năm 2012, thì chỉ mất thêm tiền quỹ lớp thỉnh thoảng đóng 500k mag chủ yếu dùng vào việc ăn uống hát hò của lớp, cuối khoá làm luánh văn tốt nghiệp thì thêm gần chục củ nữa là ok luôn, đi học vui nhớ trường lớp thêm các mối quan hệ :))
thế tính ra cụ cũng tốn 35 củ chứ ít đâu. thế em đi làm công chức lương tháng 3 triệu thì lấy đâu 1 cục 10 triệu đóng 1 khóa :( khổ lắm cụ ạ
 

SilentAnonymous

Xe hơi
Biển số
OF-361502
Ngày cấp bằng
4/4/15
Số km
102
Động cơ
259,500 Mã lực
Mấy người còn có lòng tự trọng như cụ :). Bây h các anh chị ý nổ kinh người, chỗ em toàn tại chức chuyên tu, xong bây h cũng ths oai lắm, e thì vẫn tôn trọng sự học, nhưng mấy thể loại ths mà vài câu tiếng anh đơn giản chả nói đc, word excel còn chả thành thạo, internet sử dụng thua mấy cháu teen thì k có gì để bàn cụ nhỉ.
vâng cụ. thời giờ họ thích khoe mẽ lắm. chỗ e còn có người lúc đầu khoe 5 đại học, giờ khoe 5 đản g viên. mà chẳng hiểu khoe để làm cái gì. chán
 

hat.tieu

Xe cút kít
Biển số
OF-124436
Ngày cấp bằng
16/12/11
Số km
15,294
Động cơ
-90,731 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Website
tiengduc.org
Khi mình cảm thấy chưa biết một vấn đề gì đó mà mình thực tâm muốn biết thì nên học quá đi chứ. Cụ chủ còn trẻ em nghĩ là nên học. Học càng cao nó sẽ giúp tư duy mình tốt hơn, và đỡ mất công phát minh lại những gì đã có sẵn.
 

TONGIA

Máy Bay
Biển số
OF-9339
Ngày cấp bằng
9/9/07
Số km
48,245
Động cơ
875,890 Mã lực
Nơi ở
Shadow Brothers.
Đừng phí những năm tháng ít ỏi của mình vào những thứ vô bổ đó trừ khi bạn ở trong một môi trường làm việc trọng hư danh như...
 

Tiger Hunter

Xe container
Biển số
OF-78521
Ngày cấp bằng
21/11/10
Số km
9,556
Động cơ
497,198 Mã lực
Học lấy kiến thức thì đừng học trong nước. Nhưng mà cụ lại dốt tiếng Anh thì nói thật là dẹp cho nhanh :))
 

dr_tiep

Xe buýt
Biển số
OF-166825
Ngày cấp bằng
14/11/12
Số km
506
Động cơ
349,419 Mã lực
Chẳng biết ngành các cụ thế nào chứ ngành y bọn em thì học thạc sỹ là 1 cơ hội lớn để cải thiện chuyên môn, tạo được quan hệ với các thầy cô tốt để sau này trong quá trình công tác có khó khăn về chuyên môn còn biết tìm người chỉ bảo. Tất nhiên là phải tìm trường chuẩn mà học, còn lại thì đào tạo cũng như ứt cả thôi. Một số trường đi học về không biết trình độ có cải thiện không chứ trình uống rượu lên thấy rõ:)). Nhì nhằng lắm
 

lookyoung

Xe tăng
Biển số
OF-98091
Ngày cấp bằng
1/6/11
Số km
1,439
Động cơ
416,247 Mã lực
Nơi ở
BE
Nếu mục đích của cụ chủ đi học thạc sỹ là để mở mang kiến thức chứ không phải rảnh rỗi sinh nông nổi thì em hoàn toàn ủng hộ. Có thể với các ngành xã hội thì khác, nhưng với các ngành kỹ thuật em thấy nếu chịu khó học hành nghiêm túc thì sẽ thu thập được rất nhiều kiến thức mới và thực tế từ giảng viên cũng như bạn bè. Giảng viên ở các trường như Đh Công nghệ, Bách Khoa... đều có chuyên môn tốt và cũng yêu cầu sinh viên học hành tử tế (đây là kinh nghiệm của em đi học thạc sỹ ở VN cách đây hơn chục năm, giờ ko biết thế nào)

Em thấy có một cái dở của rất nhiều người đi học thạc sỹ ở mình là rất ít khi nghiên cứu chương trình học xem có phù hợp với công việc, các bước phát triển sự nghiệp của mình hay không mà chỉ quan tâm xem thi đầu vào dễ hay khó, giáo viên có dễ ko...Tóm lại là chỉ quan tâm đến cái bằng

Các cụ chuẩnlà cái gì cũng có thể học từ trường đời, nhưng thay vì bỏ nhiều thời gian ra tự mày mò thì sẽ tiết kiệm được tương đối thời gian nếu mình đi học đúng các mình cần và đã có người khác đi trước hệ thống và truyền đạt lại. Em giờ đang muốn nhảy việc nên đợt này cũng lọ mọ lên coursera.org đăng ký học mấy cái specialization của mấy trường top của Mỹ, thấy cũng bổ ích và tiết kiệm tương đối thời gian cho mình nếu tự học.
 

lookyoung

Xe tăng
Biển số
OF-98091
Ngày cấp bằng
1/6/11
Số km
1,439
Động cơ
416,247 Mã lực
Nơi ở
BE
Thạc sỹ hay tiến sỹ có ra nước ngoài thì họ cũng chẳng dậy mình để làm được cái gì cụ thể cả mà chỉ là học thuật và học thuật riêng cho mỗi cái đề tài viết lụân văn thôi. Cái học được qua 1 lần làm luận văn chỉ là phương pháp để học nữa. Đó cũng là lý do để nhiều người nói "không cần học" và đang đánh giá các ông tiến sỹ. Vì có cái bằng tiến sỹ rồi mà dừng không học thêm thì cũng chẳng biết cái gì hơn ngoài nội dung cái luận văn đã viết!
Cái này em nghĩ chắc chỉ đúng ở Hàn, nơi các giáo chỉ chăm chăm thúc vào đít sinh viên, kể cả thạc sỹ, chỉ tập trung vào chuyên ngành hẹp để đẻ paper.

Kinh nghiệm ở châu Âu em thấy chương trình học của thạc sỹ tương đối rộng và thực tế, bám sát với yêu cầu từ job market. Tiến sỹ bây giờ cũng theo hướng multidisciplinary. Chú TS nào chuẩn bị tốt nghiệp mà không định theo hướng academic thì cũng đều lận lưng 1 đống các chứng chỉ nghề nghiệp đấy cụ ạ.
 

freechoice

Xe tăng
Biển số
OF-354878
Ngày cấp bằng
19/2/15
Số km
1,312
Động cơ
274,170 Mã lực
Con em cháu học cao đẳng chuyên ngành Tài chính - Ngân hàng của một trường không chuyên về kinh tế. Học liên thông ở Kinh tế quốc dân. Giờ đang học thạc sỹ của Kinh doanh và công nghệ.
Nó sắp lấy bằng thạc sỹ mà cháu thấy trình độ nó không hơn thời học cao đẳng.
Bằng cấp mà như nó thì cháu thấy chỉ phí giấy và mực in bằng.
 

coolpix8700

Xe trâu
Biển số
OF-33715
Ngày cấp bằng
22/4/09
Số km
32,496
Động cơ
900,947 Mã lực
... Chú TS nào chuẩn bị tốt nghiệp mà không định theo hướng academic thì cũng đều lận lưng 1 đống các chứng chỉ nghề nghiệp đấy cụ ạ.
"Tiến sỹ" ở châu Âu được phân biệt giữa tiến sỹ khoa học và "phó tiến sỹ". Người không tham gia công tác giảng dậy, nghiên cứu thì không làm tiến sỹ (phó tiến sỹ) và không phải là tiến sỹ khoa học thì chưa được đứng lên giảng bài cho sinh viên mà chỉ làm tác công tác trợ giảng (và chẳng thể là giáo sư).
Ở các nước khác em không biết, nhưng ở Đức thì họ chỉ có các khoá thạc sỹ cho người nước ngoài (cũng có thể có người Đức trong cái lớp chủ yếu là sinh viên nước ngoài ấy).
Để làm tiến sỹ (tiến sỹ thường - hay ngày xưa là phó tiến sỹ) thì yêu cầu đầu tiên là đã bảo vệ xong luận án đại học (diplom) và khi nộp luận án tiến sỹ phải trình được danh sách đã thi các môn bắt buộc (khi được chấp nhận làm tiến sỹ đã được họ so sánh để biết các môn thi còn thiếu khi học đại học để vừa nghiên cứu luận án vừa học- để thi).
Cầm cái bằng tiến sỹ đi xin việc ở các lĩnh vực khác (không phải giảng dậy hay nghiên cứu) thì cái bằng sẽ không được người tuyển mộ tham khảo!
Ở các phòng lao động-thương binh-xã hội (gọi theo cơ quan tương đường của VN-nhưng ở họ thì xã hội là phòng khác. Ở nước họ thì cái phòng này rất nhộn nhịp vì nó không phát lương hưu mà chủ yếu là tìm và giới thiệu việc làm) luôn có các phần đăng ký để được đào tạo lại (Umschulung - tức là đào tạo thêm 1 ngành khác) khi chờ quá lâu ở cái ngành đã được đào tạo mà không xin được việc (kể cả mấy ông tiến sỹ-nhưng rất hiếm thấy các ông ấy phải đi học Umschulung như vậy)!
 
Chỉnh sửa cuối:

lookyoung

Xe tăng
Biển số
OF-98091
Ngày cấp bằng
1/6/11
Số km
1,439
Động cơ
416,247 Mã lực
Nơi ở
BE
"Tiến sỹ" ở châu Âu được phân biệt giữa tiến sỹ khoa học và "phó tiến sỹ". Người không tham gia công tác giảng dậy, nghiên cứu thì không làm tiến sỹ (phó tiến sỹ) và không phải là tiến sỹ khoa học thì chưa được đứng lên giảng bài cho sinh viên mà chỉ làm tác công tác trợ giảng (và chẳng thể là giáo sư).
Ở các nước khác em không biết, nhưng ở Đức thì họ chỉ có các khoá thạc sỹ cho người nước ngoài (cũng có thể có người Đức trong cái lớp chủ yếu là sinh viên nước ngoài ấy).
Để làm tiến sỹ (tiến sỹ thường - hay ngày xưa là phó tiến sỹ) thì yêu cầu đầu tiên là đã bảo vệ xong luận án đại học (diplom) và khi nộp luận án tiến sỹ phải trình được danh sách đã thi các môn bắt buộc (khi được chấp nhận làm tiến sỹ đã được họ so sánh để biết các môn thi còn thiếu khi học đại học để vừa nghiên cứu luận án vừa học- để thi).
Cầm cái bằng tiến sỹ đi xin việc ở các lĩnh vực khác (không phải giảng dậy hay nghiên cứu) thì cái bằng sẽ không được người tuyển mộ tham khảo!
Ở các phòng lao động-thương binh-xã hội (gọi theo cơ quan tương đường của VN-nhưng ở họ thì xã hội là phòng khác. Ở nước họ thì cái phòng này rất nhộn nhịp vì nó không phát lương hưu mà chủ yếu là tìm và giới thiệu việc làm) luôn có các phần đăng ký để được đào tạo lại (Umschulung - tức là đào tạo thêm 1 ngành khác) khi chờ quá lâu ở cái ngành đã được đào tạo mà không xin được việc (kể cả mấy ông tiến sỹ-nhưng rất hiếm thấy các ông ấy phải đi học Umschulung như vậy)!
Em chưa hiểu cụ định phản biện em cái gì. Ý em chỉ ko đồng ý với cụ ở việc cho rằng học Ths, ts ở nước ngoài chẳng dậy cho mình để làm được cái gì cụ thể mà chỉ để làm luận văn.

Để thống nhất thuật ngữ, cụ cho em biết khái niệm tiến sỹ khoa hoc với phó tiến sỹ tiếng Anh là gì, vì em chỉ thấy có Phd thôi. Phó ts có vẻ là hồn ma từ người anh em XHCN ngày xưa chăng?

Thông tin của cụ về giảng dậy với yêu cầu làm ts ở Đức cũng có vẻ ko chính xác. Giờ muộn rồi em đi ngủ mai sẽ trả lời cụ. Em đoán chắc cụ đã ở Đức nhưng chắc lâu rồi, từ thời còn bức tường Berlin
 

coolpix8700

Xe trâu
Biển số
OF-33715
Ngày cấp bằng
22/4/09
Số km
32,496
Động cơ
900,947 Mã lực
Để thống nhất thuật ngữ, cụ cho em biết khái niệm tiến sỹ khoa hoc với phó tiến sỹ tiếng Anh là gì, vì em chỉ thấy có Phd thôi. Phó ts có vẻ là hồn ma từ người anh em XHCN ngày xưa chăng?...
Đang bàn về đào tạo sau đại học, mà bác còn chưa phân biệt được tiến sỹ với tiến sỹ khoa học thì chắc chẳng cần tranh luận!
Còn thời XHCN là lúc em học đại học thôi...!
Bác muốn tìm hiểu em giới thiệu trang viếc ky này, đọc qua cũng thấy khá đầy đủ về các nước châu Âu (tụi em chỉ được làm đến PhD thôi và tiến sỹ khoa học vẫn còn làm việc ở VN hiện tại đếm chưa đủ số đốt trên 1 ngón tay): https://en.wikipedia.org/wiki/Habilitation
 
Chỉnh sửa cuối:

hungdq86

Xe máy
Biển số
OF-394710
Ngày cấp bằng
1/12/15
Số km
52
Động cơ
235,190 Mã lực
Tuổi
38
Ở Việt Nam! Vẫn coi trọng bằng cấp, cụ đi học đi tổng hết khoảng 70 củ
 

o0senri0o

Xe buýt
Biển số
OF-382516
Ngày cấp bằng
13/9/15
Số km
960
Động cơ
248,733 Mã lực
Tuổi
37
Đọc hết cái topic này em thấy ai cũng đúng!
Người bảo không cần học cũng quá đúng, vì họ thấy không cần, mà không cần thì chẳng nên học làm gì. Còn ngược lại có nhiều người thấy cần, mà đã cần thì nên học.
Thạc sỹ hay tiến sỹ có ra nước ngoài thì họ cũng chẳng dậy mình để làm được cái gì cụ thể cả mà chỉ là học thuật và học thuật riêng cho mỗi cái đề tài viết lụân văn thôi. Cái học được qua 1 lần làm luận văn chỉ là phương pháp để học nữa. Đó cũng là lý do để nhiều người nói "không cần học" và đang đánh giá các ông tiến sỹ. Vì có cái bằng tiến sỹ rồi mà dừng không học thêm thì cũng chẳng biết cái gì hơn ngoài nội dung cái luận văn đã viết!
Nhưng có 1 cái mà nhiều người chưa đúng khi viết chỉ làm trong nhà nước mới cần học!
Em cũng đang làm tư nhân, nhưng việc làm rất hay đi tham gia các hội thảo. Việc tham gia các hội thảo không hoàn toàn cho oai hay để ăn bữa cơm trưa, được ở mấy cái khách sạn hay rề sọt,... mà rất có ích cho công việc!
Trong các hội thảo thường có thuyết trình của các chuyên gia được các nhà tổ chức mời và để truyền đạt lại thì có phiên dịch. Người làm nghề phiên dịch có khi là người tốt nghiệp ngoại ngữ, có khi là người chuyên ngành và cũng có khi là giáo viên ở các trường đại học,...
Cũng nhờ đã viết luận văn và rất quan tâm đến nội dung chuyên gia thuyết trình em mới nhận ra là hiểu qua phiên dịch thì chỉ nhận được khoảng 50% nội dung, mà có khi còn hiểu sai do phiên dịch cũng đã hiểu sai để dịch...
Chắc nhiều người chưa thấy vì sao em quan tâm đến nội dung thuyết trình của các chuyên gia được mời. Họ là những người đã và đang làm trong ngành từ các nước khác. Em đánh giá cao những người đến từ mấy nước xung quanh Việt Nam, vì những thứ họ nói gần với mình hơn, dù chuyên gia của châu Âu hay Bắc Mỹ có vẻ oai hơn!
Ngoài những cuộc hội thảo ấy, tụi em còn tiếp chuyên gia ở cty và rất nhiều thứ giải quyết hàng ngày em tìm trên internet,...
Do vậy cá nhân em thấy học thêm không thừa!
Cụ nói đúng ạ. Học cao hơn là để hoàn thiện cái kỹ năng tự học, tự nghiên cứu trong 1 ngành cụ thể nào đó để tiếp tục đào sâu hơn hoặc đào rộng ra. Việc học ko bao giờ lỗi thời, bé các cụ học tiếng mẹ đẻ, học ăn học gói học nói học mở. Lớn lên các cụ học văn chương, cộng trừ nhân chia, văn hoá địa lý ... hay nói cách khác là những kiến thức nền. Sau đó cụ nào đi buôn bán thì học buôn bán, cụ nào làm khoa học thì học làm khoa học. Đó, sự học chân chính nó là như vậy, câu "học, học nữa, học mãi" là ý như vậy. Thế nhưng đau 1 nỗi là người Việt mình vẫn sính chữ "danh", sẵn sàng thành học "giả" để lấy chữ "danh" đội lên đầu cho oai. Cụ thể như cái "danh" tiến sỹ chẳng hạn, nó vốn vô nghĩa, chỉ là một cái giấy xác nhận ông này biết cách nghiên cứu khoa học 1 cách đúng đắn, là 1 người bắt đầu, e xin nhắc lại là bắt đầu làm nghiên cứu nghiêm túc. Ấy vậy mà nó lại thành cái đỉnh cao danh vọng nhiều người muốn đạt. Đỉnh có nghĩa là chấm hết nhưng hài hước là cái chân ý nghĩa của tiến sỹ là sự bắt đầu. Và rồi cái tấm bằng tiến sỹ trở thành thứ nhất thiết phải có để leo chức. Thứ đó lại đẻ ra vô số thứ hài hước khác để rồi bây h ngoài các thể loại lạm phát về giá chắc cũng có thể gọi là lạm phát thạc sỹ tiến sỹ. Mà hễ lạm phát thì mất giá vậy nên cũng mất chất nguồn nhân lực chất lượng cao.

Quay lại cụ chủ thì tóm tắt một câu. Học hay ko do cụ quyết định nhưng đừng học vì danh, hãy học vì mình thấy cần.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top