Sáng mới đọc bài này mà suy ngẫm, có nhiều ý kiến trái chiều khác nhau. Thời buổi lạm phát tài sản và đất đai nhà cửa tăng phi mã hàng năm nhiều hơn cả công sức lao động của đa số mọi người, các cụ nghĩ sao khi giới trẻ bây giờ có được phép trông mong vào tài sản của phụ huynh không. Em lo giới trẻ Việt sẽ giống như giới trẻ Hongkong khi đa số 99.99% không thể mua được nhà nếu chỉ dựa vào sức lao động chính mình mà không có phụ trợ từ gia đình. Mời các cụ cho ý kiến.
'Cha mẹ chỉ nên cho con cần câu thay vì con cá', quan niệm này vô tình tước đi cơ hội có cuộc sống dễ dàng của nhiều đứa trẻ.
vnexpress.net
Giới trẻ không mua được nhà thì sẽ tạo thị trường cho các loại hình khác như thuê, dom,... và hình thành văn hóa không coi nhà cửa là tài sản bắt buộc.
Mặt khác, việc giới trẻ không mua được nhà đa phần là do văn hóa chi tiêu bừa bãi văng mạng chứ không hoàn toàn là do lạm phát hay bong bóng giá.
Ví dụ ở công ty em, có bạn nữ thu nhập 1 tháng khoảng 15-25tr trong đấy có 8tr lương, còn lại là hoa hồng kinh doanh. Bạn này dành dụm 3 năm được 300tr, vay mượn anh em bạn bè thêm được 200 nữa. Sau đấy mua trả góp 1 căn chung cư nho nhỏ ở Mỹ đình. Với tốc độ kiếm tiền và trả góp như hiện nay thì tầm 10 năm nữa là bạn trả xong.
Như thế có thể nói việc kiếm tiền và mua 1 căn nhà không khó như trước đây 10-20 năm.
Ví dụ em 15 năm trước mua 1 mảnh đất rồi xây nhà ở Xuân đỉnh mà vay mượn khắp nơi (vay vàng) mới được 1 tỷ. Sau đấy cũng bạt mặt trả nợ vì kiếm không ra nhiều tiền, mà vàng nó tăng cho méo hết mồm.
Em không phải là người ủng hộ tư tưởng "bắt buộc phải mua nhà riêng" nên cũng không cổ súy cách làm của bạn ấy. Nhưng em nghĩ là bạn ấy làm đúng, và hoàn toàn các bạn khác cũng có cơ hội để làm được như thế. Kết quả nó nằm ở lựa chọn riêng của từng bạn chứ không phải do nền kinh tế hay do thị trường. Lựa chọn iphone, macbook, xe pkl, xe ga, trang sức, mỹ phẩm, nhậu nhẹt, giày, quần áo,... thì phải chấp nhận không có nhà.
Còn về xã hội thì theo em, lạm phát tăng, nhưng tốc độ tăng của thu nhập và cơ hội kiếm tiền nó còn tăng cao hơn nhiều.
Còn ở thời nào cũng vậy (thời cha mẹ hay thời con cái bây giờ) thì những tài sản giá trị (nhà cửa bđs, doanh nghiệp, tiền vàng) cũng chỉ là dành cho 1 số ít cá nhân có sự cố gắng phấn đấu cao. Còn tiêu sản (đồ dùng, xe cộ, ...) là dành cho đa số dân chúng.
Để lại tài sản cho con cái thì cũng tốt. Chết rồi có tiêu được đâu. Nhưng nên cho bọn nó càng sớm càng tốt, nếu thấy bọn nó có cơ hội nhân số tài sản đó lên. Nhưng không có thì cũng chả sao. Đời con cái phải biết xoay vần mà phấn đấu theo đặc thù xã hội từng giai đoạn.