- Biển số
- OF-29355
- Ngày cấp bằng
- 17/2/09
- Số km
- 32,112
- Động cơ
- 4,012,254 Mã lực
Mem OF bình đẳng với nhau mà cụ, cụ cưc thoải mái đêNgôn ngữ xứ Ộp đến lạ, dưng mờ không tạo khoảng cách. Chỉ khi nói riêng trực tiếp thì bọn em mới xin phép thay đổi các xưng hô. Hôm trước em gặp một cụ hơn em 8 tuổi, cứ xưng cụ, xưng em, nên em phải chủ động đề nghị bác ý chuyển thành Bác với em.
Cụ Hùng An pha hơn em một giáp, ra ngoài có khi em gọi cụ là Chú rùi ợ! Mờ ở đây, Cụ thông cảm cứ để bọn em tự nhiên thế ạ!
Đổi tiền còn là cắt đuôi bớt tiền mặt ngầm nữa cụ, phải phân tán ra để đổi.À mà tiện nói chuyện đổi tiền
Các đơn vị đo đều có nhiều mức khác nhau. Khi mà con số quá lớn hoặc quá bé thì người ta thay đơn vị đo đi cho gọn, dễ hiểu.
Kiểu đo độ dài chim bay thì bằng km, độ dài chim đi bộ thì bằng cm. Đất nhà giàu thi bằng ha, đất nhà nghèo thì bằng m2.....
Sao tiền nước mình không thế nhở. Có nhõn 1 đơn vị là vn đồng. Làm thêm cái vd chì, vn bạc, vn vàng nữa đi cho dễ. Chứ nhiều khi mua cái nhà xong khai thuế mà vừa viết vừa nghĩ vừa đếm
thời đó súng đạn phân phát vô tội vạ . tầm tổ trưởng khu phố đã phát CKC . bảo vệ kiểu ký túc xá cũng phát CKC .. lính tránh thì tết đến bắn đạn lên trời vô tội vạ . may thời đó ít vác súng tiu nhau như thời nay ..đạn dược thì xin chỗ nào cũng được kinh thậtGiao thừa những năm 80-85 đạn bắn đỏ trời, ông nào kiếm được đạn "lửa" bắn thì phê thôi rồi. Thôn nó bắn chéo về thôn kia để khè nhau, tất nhiên băn lên trời. Nghe tiếng súng nó phê, công nhận đanh nhức, vì toàn CKC, K44 của dân quân du kích, chứ ít thấy bắn AK
Đúng rồi, thời đổi tiền nhà nào nhiều tiền mặt toàn phải đi mua đồ, đồ gì có giá trị đều bị nâng giá gấp mấy lần, nhà nào ko có tiền thì lôi hết đồ đạc trong nhà ra bánĐổi tiền còn là cắt đuôi bớt tiền mặt ngầm nữa cụ, phải phân tán ra để đổi.
Sợ nhất là đám bọ gà trú trong cái ổ ấy mợ nhỉ. Dù dấp nước tay mà không nhanh nó bò nên cánh tay thì chỉ có ..tắm.Nhà em thì cho đẻ vào ổ để trên nóc chuồng. Sau đó thì nó ấp luôn trên đó. Ấp nở xong thì bố em sẽ nhúng nước vào tay rồi hạ ổ. Xem lại xem còn quả nào chưa nở thì bỏ vào xoong để luộc rồi bỏ cái ổ đấy ra đốt luôn.
Số trứng luộc đấy có khi có trứng lộn, có khi còn quả trứng nguyên nhưng nhiều khi còn lại là trứng ung
Mợ nói đến máu làm e lại nhớ những năm 98 trở về trước,ng nghèo Ko sổ gạo ở thành phố toàn bán máu để lấy tiền sống hay nuôi conEm thì nghĩ thời nào cũng có bệnh tật và mỗi thời bệnh tật khác nhau, thời nay bện nhiều do dinh dưỡng và hóa chất, thời xưa bệnh cũng do dinh dưỡng và điều kiện y tế. Thời xưa bệnh đơn giản nhưng không có thuốc hoặc thuốc rất ít, nhiều bệnh tật liên quan tới dinh dưỡng,... bố em là trưởng khoa nội bệnh viện, em nhìn thấy rất nhiều người ốm vì phù thũng, thiếu chất.... em nhớ như in có những lần bố em còn cho máu cả bệnh nhân, cho máu cả bệnh nhân tù (đi tù, thiếu chất, ốm, đưa ra viện nằm vẫn phải khóa phòng). Thời đó bác sĩ cho máu bệnh nhân rồi về uống cốc nước đường rồi đi làm, có vậy thôi,... chẳng đòi hỏi gì. Có lẽ bố mẹ em ngày xưa giúp người nhiều nên đời chúng em được hưởng phúc phần của cha mẹ.
Còn về xã hội phức tạp, thì em nghĩ XH thời đó gây đau đớn cho con người gấp nhiều lần thời nay. Thời nay phức tạp trong các mối quan hệ, nhưng thời đó con người tù túng trong cả tinh thần lẫn thể chất.
Năm đó e học cuối cấp 3, lần đầu tiên trong đời được cầm 1 cục tiền to vì bà già nghe đồn chỉ được đổi 1 số lượng nhất định, nên cho 3 chị em nghỉ học và phân phát mỗi người 1 cục với nhiệm vụ đi khắp Hn mua tất cả những gì có thể mua được.Đúng rồi, thời đổi tiền nhà nào nhiều tiền mặt toàn phải đi mua đồ, đồ gì có giá trị đều bị nâng giá gấp mấy lần, nhà nào ko có tiền thì lôi hết đồ đạc trong nhà ra bán
Nhà cháu nhơ ko nhầm thì mỗi hộ được đổi 20 ngàn và có phiếu đi đổi tiền. Những người ko có tiền hoặc ko đủ số 20k thì đem đổi chác. Riêng tiền 1000 thì ko cần đổi mà vẫn tiêu được thành mệnh giá 100 đồng.Năm đó e học cuối cấp 3, lần đầu tiên trong đời được cầm 1 cục tiền to vì bà già nghe đồn chỉ được đổi 1 số lượng nhất định, nên cho 3 chị em nghỉ học và phân phát mỗi người 1 cục với nhiệm vụ đi khắp Hn mua tất cả những gì có thể mua được.
Cuối cùng mấy đứa toàn khuân về nhà bánh phồng tôm, bia chai 333 và đồ ăn, xếp đầy góc nhà. Hóa ra cuối cùng là đã phung phí những đồng tiền dành dụm, vì nhà nước cho đổi thoải mái số lượng tiền của dân.
Các cụ đã thử ăn quả gạo gai ngày trước trồng đầy trên đường phố chưa? Bọn em hồi nhỏ đã thử ăn vì những cái ăn được đã vặt hết rồi, lúc đầu ăn bùi bùi như lạc sống, lúc sau thằng nào thằng nấy lăn quay sùi bọt mép, may mà không sao.Còn ăn cả hạt phượng bên trong quả phượng, hoa phượng sữa (mầu trắng pha đỏ).
Quả bàng chín vàng ăn cũng ngọt lắm
Em hồi nhỏ cũng hay ghé mấy cái cửa hàng thực phẩm ở tầng 1 tập thể ngửi mùi mắm. Mà mùi mắm hồi đó nó ngọt ngọt chứ không như bây giơNhớ lại vụ này, bọn em lại còn có trò, cứ ra cái ao cạnh gốc dừa (trên đấy bám nhiều dơi) xuống mò hạt bàng dưới ao lên đập lấy xích ăn. Thế mà chả thằng nào bị đau bụng. Hồi xưa có vẻ miễn nhiễm các thứ bệnh linh tinh các cụ nhẩy. À có thò lò mũi xanh với nẻ chân nẻ tay chảy máu thì hầu như năm nào cũng bị!
Ngày bé, đi học về ngày nào cũng phải rẽ qua tổng hợp để ngửi mùi mắm và xem bút máy Hồng hà (chỉ phân phối, không bán) và qua hiệu sách xem các đầu sách, nhăm nhăm mượn sách để đọc tại chỗ. Hồi đó trên kệ sách bán các loại Búp sen xanh, Đảo giấu vàng, Cuộc sống và sự nghiệp và nhiều truyện tranh lịch sử (món này cực hấp dẫn mà bi giờ sau chả thấy có lại).
Có lẽ các cụ lớn tuổi thấm thía hơn thời bao cấp. Như em bao cấp ko cầm tiền, tuổi teen, nên thấy nó cũng bình thường. Chơi thì tự bày trò ra chơi ko phải tiền, ăn học thì bố mẹ lo cũng ko đến nỗi đói - bạn bè sàn sàn như nhau ko so sánh rich kid.Thời kỳ tăm tối
Đúng rồi, thời đổi tiền nhà nào nhiều tiền mặt toàn phải đi mua đồ, đồ gì có giá trị đều bị nâng giá gấp mấy lần, nhà nào ko có tiền thì lôi hết đồ đạc trong nhà ra bán
XH khi đó em nhớ xáo trộn kinh khủng về mặt niềm tin, em sống ở Sài Gòn khi đó còn nhớ mọi người nói Nhà nước làm thế này là ... tài sản của người dânLần đổi tiền gần đây nhất ( 1985) bị lộ thông tin từ đêm.
Tuy không giới hạn số lượng tiền được đổi nhưng có quy định mỗi người được nhận ngay số tiền maximum là bao nhiêu đó ( em không nhớ), số còn lại sẽ lĩnh theo từng đợt, mà giai đoạn đó lạm phát vẫn rất cao.
Vâng, hồi đó em còn bé nên cũng chưa tự cảm nhận gì nhiều, chỉ nghe kể là sau đổi tiền thì cầm tiền cứ như giấy lộn vì cái gì cũng tăng giá chóng mặt hết cảLần nào chứ lần 85 thì em biết bán là móm. Ông anh con bác em bán cái mũ cối ở đường tàu Lê Duẩn chạy vào đến ngõ chợ ăn bát phở đã mất nửa cái mũ.
Có lẽ các cụ lớn tuổi thấm thía hơn thời bao cấp. Như em bao cấp ko cầm tiền, tuổi teen, nên thấy nó cũng bình thường. Chơi thì tự bày trò ra chơi ko phải tiền, ăn học thì bố mẹ lo cũng ko đến nỗi đói - bạn bè sàn sàn như nhau ko so sánh rich kid.
Lớn lên mới hiểu hơn về bao cấp.
Vâng. Những con bọ nhỏ xíu như đầu kim mà bò rất nhanh, lại rất nhiều.Sợ nhất là đám bọ gà trú trong cái ổ ấy mợ nhỉ. Dù dấp nước tay mà không nhanh nó bò nên cánh tay thì chỉ có ..tắm.
Mợ nói đến máu làm e lại nhớ những năm 98 trở về trước,ng nghèo Ko sổ gạo ở thành phố toàn bán máu để lấy tiền sống hay nuôi con
Gần nhà e có vc hai bác chơi với bố mẹ e,chồng đạp xích lô vợ bán hàng nước,chồng luôn bán máu để lấy tiền
Đúng là Jo ko ai biết một thời phụ huynh đã vất vả