Baso này nổi thời báo giấy, giờ hết thời rồi.
Báo chí mình đã cho tư nhân làm đâu cụ?Sao ko tư nhân hoá nhỉ?
À chắc cũng phải lách chứ. Nhưng ở chiều ngược lại bọn dân trí sao từ tư nhân lại về bộ LĐ TBXH nhỉ? Chắc cũng phải về 1 bộ nào đó.Báo chí mình đã cho tư nhân làm đâu cụ?
Bọn Zing nó tư nhân đấy, chỉ cần đổi sang tạp chí điện tử thì lách luật được thôi. Quan trọng là tờ báo có muốn cải tổ hay ko thôi.Báo chí mình đã cho tư nhân làm đâu cụ?
Em thì chỉ Hà nội mới, em gốc Hà tây nên ngưỡng mộ báo nàyChắc Cụ chưa từng đọc thời báo kinh tế? Nó có nhiều bài chất lượng cao đấy Cụ ạ.
Sao ko tư nhân hoá nhỉ?
Tôi hỏi ông ngày ấy tất cả các cơ quan báo chí đều sống bằng tiền nhà nước, được bao cấp hết từ lương, biên chế tới trụ sở, còn ông nhận chức mà vốn liếng chỉ có duy nhất... tờ A4 quyết định làm Tổng biên tập, ông có thấy mình quá liều không?
Ông cười bảo rằng "mấy chục năm công tác ở Ban Tuyên huấn Trung ương, tôi đã quen tự mình chủ động làm hết mọi việc rồi, mà trong những việc đã làm thì nhiều nhất là Tổng biên tập các tạp chí nên cũng không lo".
Năm 1991, Hội Khoa học kinh tế Việt Nam quyết định thành lập tờ báo chuyên ngành kinh tế. Chủ trương đã có nhưng lấy ai làm lại là chuyện không đơn giản, vì Hội không có kinh phí để cấp cho báo. Cuối cùng, người được chọn là Đào Nguyên Cát.
Giáo sư Đào Nguyên Cát kể rằng, ngày ấy ông nhận chức Tổng biên tập, nhưng là "Tổng biên tập 3 không": không tiền, không tòa soạn, không bộ máy. Trong khi để đăng ký giấy phép xuất bản thì điều tối thiểu phải có nơi ghi địa chỉ tòa soạn.
Thấy ông làm Tổng biên tập kiểu "tay không bắt giặc" như vậy, ông Lê Tiến, Ủy viên Trung ương Hội Khoa học kinh tế Việt Nam, Giám đốc Trung tâm Thông tin thương mại đồng ý cho báo đăng ký địa chỉ tòa soạn tại Trung tâm Thương mại ở số 46 Ngô Quyền; nhưng chỉ là cho nhờ trên giấy tờ để đủ điều kiện xin cấp phép thôi chứ không được dùng làm nơi làm việc.
Không có tiền thuê trụ sở, cuối cùng ông đưa tòa soạn về... nhà riêng ở số 8 Lý Thường Kiệt. Có phòng làm việc rồi, nhưng cần phải có thiết bị văn phòng.
Ông đã làm "quan báo" từ lâu, được giao chức Phó Vụ trưởng Vụ Huấn học, rồi Vụ trưởng Vụ Biên soạn sách giáo khoa Mác Lênin, lương tột khung Vụ trưởng (160 đồng). Ngoài 50 tuổi đã là chuyên viên 7, Tổng biên tập nhà xuất bản sách giáo khoa Mác Lênin, rồi làm giám đốc Nhà Giáo dục Chính trị TƯ, lương và đãi ngộ được Ban Tổ chức TƯ xếp tương đương Phó trưởng ban của Đảng nhưng tài sản khi về hưu không có gì cao sang.
Ngoài cái tủ, bộ salon đan bằng mây cũ, vài cái ghế được trang bị từ lâu thì không có gì quý giá. Vậy là ông lại "vác rá" đi xin. Nhờ các mối quan hệ từ trước, ông xin được một cái máy đánh chữ từ Tổng giám đốc Công ty Bách hóa; sau này Giám đốc Công ty GenPacific cho một chiếc máy tính cũ; còn bà Phó Giám đốc Sở Du lịch Hà Nội thì tặng cho một chiếc máy photocopy đã sử dụng rồi nhưng còn dùng được.
Trang thiết bị thì như thế, còn nhân viên tòa soạn cũng toàn người nhà. Do tòa soạn đặt tại nhà nên vợ ông trở thành người trực điện thoại, thu báo "kiêm" nhân viên tạp vụ. Hai người con trai làm thư ký, con rể phụ trách trị sự; con dâu trưởng là nhân viên hành chính ở Thông tấn xã Việt Nam cũng được trưng dụng vừa làm kế toán, thủ quỹ kiêm nhân viên đánh máy.
Vì là người nhà nên tất cả mọi người đều không có lương. Chỉ duy nhất có một người sửa morat, lo in báo và phát hành là vợ của một cán bộ ở Ban Tuyên huấn Trung ương - cô Nga, được ông giúp xin chuyển hộ khẩu từ Bắc Giang về Hà Nội, tự nguyện đến làm không lương nhưng được tòa soạn trả 50.000 đồng/tháng.
Bộ phận hành chính thì như vậy, phóng viên hoàn toàn không có nhưng lại rất nhiều cộng tác viên là nhà báo đã hưu trí. Điều may mắn là khi biết Hội ra báo, rất nhiều chuyên gia kinh tế, các nhà báo kỳ cựu đều tích cực cộng tác viết bài cho Tổng biên tập Đào Nguyên Cát và đều không lấy nhuận bút.
Không phải lo chuyện bài vở và trả lương cho nhân viên, nhưng để ra được báo vẫn cần phải có tiền để trả cho nhà in dù ban đầu báo in chỉ 1 số/tháng. Loay hoay mãi, cuối cùng ông lại nghĩ ra cách kiếm tiền bằng cách gõ cửa Giám đốc Trung tâm Thông tin thương mại Lê Tiến xin giấy in báo.
Nghe ông trình bày khó khăn, ông Lê Tiến chỉ cho cách: ông, với vai trò Tổng biên tập báo, làm công văn xin mua 2 tấn giấy của Công ty Giấy Bãi Bằng với giá nội bộ. Sau đó, Trung tâm Thông tin thương mại sẽ mua lại 1 tấn với giá gấp đôi giá mua của Bãi Bằng. Vậy là báo có lãi 1 tấn giấy, đủ để in được 3 số báo.
Nhờ cú lách luật ấy mà ông có 1 tấn giấy in báo. Nhưng có giấy rồi vẫn phải trả tiền công in. Cũng lại thật may, lúc ấy Trung tâm Thông tin thương mại mới nhập về một chiếc máy in 4 mầu nhưng chưa được cấp phép hoạt động.
Vậy là ông Tiến dùng ngay máy này để in thử cho báo. Dù chất lượng không được như ý, nhưng cũng ở mức chấp nhận được. Ông Lê Tiến ra điều kiện, nếu Tổng biên tập Đào Nguyên Cát "chạy" được giấy phép lập xưởng in thì sẽ "trả công" bằng việc in báo.
"Việc xin giấy phép ấy với tôi không khó vì toàn chỗ người quen cả nên anh em giúp ngay. Thế là chỉ trong một thời gian ngắn, tôi lo được cả giấy và công in cho 3 số báo", Giáo sư Đào Nguyên Cát kể.
Đúng rồi em ủng hộ. Giải thể bớt báo xịn cho lá cải & tiktok nở rộViệt Nam mình nhiều báo quá, có những tờ báo lượng người xem ít, nội dung thì ông này copy ông kia. Giải thể bớt đi là đúng
Mấy toà nhà toạ lạc đường Hoàng Quốc Việt, giờ ai tiếp quản nhỉĐọc bài báo này mới ngẫm ra một điều: Việt Nam không thể có những tập đoàn lớn như FB, CNN
Đây là một tờ báo có tiếng tăm, tự chủ kinh phí 100%. Lý do bị giải thể vì Quy hoạch báo chí quy định mỗi Bộ, mỗi tỉnh chỉ có 1 báo. Mỗi tổ chứ xã hội chỉ có 1 tạp chí ...vì vậy không đủ slot
Giáo sư Đào Nguyên Cát - Tổng biên tập giữ kỷ lục của làng báo Việt
Đi từ hai bàn tay trắng, không có đồng vốn nào của Nhà nước, một tay GS Đào Nguyên Cát đã xây dựng Thời báo Kinh tế Việt Nam trở thành một trụ cột trong làng báo kinh tế trong nước và đối ngoạivneconomy.vn
Thời báo Kinh tế Việt Nam đột ngột giải thể
TTO - Thời báo Kinh tế Việt Nam, tờ báo có gần 30 năm hoạt động với gần 100 cán bộ, phóng viên, vừa bị tuyên bố giải thể theo một quyết định đột ngột của cơ quan chủ quản.tuoitre.vn
vietnam economic times đã từng là một thương hiệu báo chí uy tín bậc nhất, đặc biệt với cac doanh nhân và DN đầu tư nước ngoàiChắc Cụ chưa từng đọc thời báo kinh tế? Nó có nhiều bài chất lượng cao đấy Cụ ạ.
Thời trước 2 tờ này đọc thích nhỉ, em cũng hay đọc.. Giờ toàn báo tào lao đâu, hoặc làm loa phóng thanh cho đội láivietnam economic times đã từng là một thương hiệu báo chí uy tín bậc nhất, đặc biệt với cac doanh nhân và DN đầu tư nước ngoài
những năm 90/2000 sánh với VET chỉ có VIR,tờ báo đuọc bao câp của Bộ KHĐT
chất lượng tiếng Anh của các bài viết về kinh tế thậm chí từng là nguồn để các SV học ngoại ngữ tham khảo
Việc đóng cửa một thương hiệu uy tín như vậy quả thực là khó hiểu và đáng tiếc