Cụ sai rồi. Thời bao cấp ở miền Bắc hầu hết mọi người đều không cảm nhận được "cuộc sống khó khăn". Thực tế, trừ số ít thị dân và gia đình tầng lớp trên trước đó, phần lớn dân chúng trong những năm đầu bao cấp đều có cuộc sống khá hơn cuộc sống ở nông thôn cũ trước kia. Nông dân vào hợp tác xã. Người trẻ đi học, đi "thoát ly"... Bên cạnh đó, do hiệu quả của hệ thống tuyên truyền nhịp nhàng suốt mấy chục năm, do những chuẩn mực đạo đức xã hội được xây dựng sẵn và do cả chiến tranh mà mọi người đều lạc quan, tính cộng đồng cao nhiều hy vọng sống.
Chỉ những năm cuối bao cấp, khi nhu cầu cuộc sống cao lên, dân số tăng nhanh trong khi hiệu quả sx cả công nghiệp và nông nghiệp đều đi xuống thì sự tan vỡ các giá trị đạo đức xã hội mới bắt đầu.
Nền kinh tế kế hoạch hóa bối rối khủng hoảng và thực tế là đổ vỡ. Thiếu nghiêm trọng sản phẩm thiết yếu để phân phối theo nhu cầu xã hội nên những vị trí có đặc quyền bắt đầu tư lợi. Quan chức cấp cao thì em không nắm rõ nhưng tư lợi trong giới "thương nghiệp", thủ kho và lái xe (tải chở hàng) thì cả xã hội đều biết. Tiếp sau đó là các quan chức nhỏ, các "cán bộ tổ chức"...
Nhiều cố gắng xã hội được tiến hành ví dụ nhu kế hoạch đập nhà 2 tầng, tịch thu hàng hóa tự do ngoài đường ... nhưng chẳng có kết quả gì.
Giai đoạn đổi mới thì các cụ biết rồi. Nói chung là rất loạn