- Biển số
- OF-804841
- Ngày cấp bằng
- 22/2/22
- Số km
- 206
- Động cơ
- 11,007 Mã lực
Nhà em chủ yếu đun củi vì trên em lắm núi rừng, với cả bố em nấu rượu lậu nên đun củi nó dễ canh, đỡ bị khê!
Giờ vẫn có những điểm nhận bật bông này đấy, mà ở ngay trung tâm sầm uất luôn. Cách đây mấy năm nhà cháu làm ở Bà Triệu, thấy 1 nhà đối diện Viện mắt TW gia công món này. Phố Đại La có vẻ là lò nghề này thì phải ?Cụ nào còn nhớ món bật bông không, khu em thỉnh thoảng có nhà bật bông mà đến chỉ ngồi xem cả buổi luôn mà ko chán.
Nhà em hồi đó cũng dùng bếp dầu là chính, và bếp điện dây me so, ngày ấy bị giật suốt vì cái bếp điện thổ tả đó, giờ nghĩ vẫn ghêNhà em đung bếp dầu hoả, lúc đó tầm 7 tuổi mà đã biết nhóm bếp dầu… đến giờ vẫn nhớ mùi dầu hoả… cách kéo bấc mỗi khi vặn quá đà
Nhà em sài than đá, than tổ ông, than cám...Thời bao cấp, cái để đun nấu (chất đốt) là một vấn đề lớn với nhiều gia đình. Nông thôn có rơm rạ, miền núi có củi kiếm trên rừng. Dân thành phố phải mất tiền mua: củi, dầu hoả, than bùn, than tổ ong… nhưng với người nghèo, người không có tem phiếu phải vật lộn kiếm cái đun từ việc quét lá cây, mót rơm rạ, xin trấu về đun. Em đã từng đạp xe hàng chục cây số để quét lá sấu đường Trần Phú, lá xà cừ đường Láng, cắt lá chuối khô khu Văn công Mai Dịch. Sau này chút thì câu trộm điện để nấu cám lợn bằng bếp mai so, kẹp con dao lam thả vào xô để đun nước tắm, may mà chưa bị điện giật chết.
Cụ ơi, thời bao cấp nhà cháu đun bằng củi bạch đàn. Ăn sắn nạo và sắn dám. Chưa bao giờ được ăn bữa cơm trắng không độn. U40 có chút ý kiến ạThời bao cấp, cái để đun nấu (chất đốt) là một vấn đề lớn với nhiều gia đình. Nông thôn có rơm rạ, miền núi có củi kiếm trên rừng. Dân thành phố phải mất tiền mua: củi, dầu hoả, than bùn, than tổ ong… nhưng với người nghèo, người không có tem phiếu phải vật lộn kiếm cái đun từ việc quét lá cây, mót rơm rạ, xin trấu về đun. Em đã từng đạp xe hàng chục cây số để quét lá sấu đường Trần Phú, lá xà cừ đường Láng, cắt lá chuối khô khu Văn công Mai Dịch. Sau này chút thì câu trộm điện để nấu cám lợn bằng bếp mai so, kẹp con dao lam thả vào xô để đun nước tắm, may mà chưa bị điện giật chết.
______Nồi gang + bếp than quạt nó mấy hay thủng đáy cụ. Nồi nhôm thì không sao
Cái món này nó mất đi đâu mà mỗi lần làm lại phải bổ sung nhỉ(kiểu bơm gas máy lạnh bây giờ). Ở tập thể đã chật mà cái đội này làm ở nhà nào tối đều xin ngủ lại, ngày xưa mà ko có mấy vụ kiểu như tiệm vàng KS sau này.Cụ nào còn nhớ món bật bông không, khu em thỉnh thoảng có nhà bật bông mà đến chỉ ngồi xem cả buổi luôn mà ko chán.
Đúng rồi, giấy dầu nhà em để che chỗ quây than, nhưng cứ nhóm lò là em lại ra xé một mẩu vào mồi củiNoooo, giấy dầu nhá, xé miếng giấy dầu châm lửa bỏ vào bếp xong xếp củi là auto cháy
Em được xem bật bông một lần. Mấy bác thợ được bố trí chỗ tác nghiệp trong hội trường đơn vị, nhà nào có nhu cầu thì mang đến. Bọn trẻ con cứ hóng xung quanh. Bông sau khi được bật tơi sẽ dàn đều và phủ lớp xô màn mới lên rồi chần lại.Cụ nào còn nhớ món bật bông không, khu em thỉnh thoảng có nhà bật bông mà đến chỉ ngồi xem cả buổi luôn mà ko chán.
Nhà em không dùng bếp mai so đấy vì bố em bảo nguy hiểm… căn bản bố mẹ đi làm nên sợ con gặp tai nạn… đến lúc có bếp điện thì dùng bếp của Liên xô hoặc hàng “ xách tay” Đông ĐứcNhà em hồi đó cũng dùng bếp dầu là chính, và bếp điện dây me so, ngày ấy bị giật suốt vì cái bếp điện thổ tả đó, giờ nghĩ vẫn ghê
nhiều lúc không diêm không bật lửa, phải cắm cái bếp me so lấy báo dí vào lấy lửa châm bếp dầu, giờ nghĩ lại cũng ghê cái bếp điện thời đó cụ.Nhà em không dùng bếp mai so đấy vì bố em bảo nguy hiểm… căn bản bố mẹ đi làm nên sợ con gặp tai nạn… đến lúc có bếp điện thì dùng bếp của Liên xô hoặc hàng “ xách tay” Đông Đức