- Biển số
- OF-11416
- Ngày cấp bằng
- 4/11/07
- Số km
- 30,900
- Động cơ
- 752,102 Mã lực
Xưa có nhưng bằng sắt tây mỏng dính.Nhà lão còn thùng lương khô thần thánh khoing?
Đem đựng mì, đựng gạo được mươi năm rồi nó cũng gỉ, thủng. Vứt đi roài
Xưa có nhưng bằng sắt tây mỏng dính.Nhà lão còn thùng lương khô thần thánh khoing?
Cụ nắm chắc đấy, cháu chỉ biết hệ thống thiết bị truyền hình thuở ban đầu của mình theo tiêu chuẩn khối XH.CN, nếu phát mầu thì theo hệ PAL/SECAM, quãng 1965-1967, chắc mình chủ trương hoặc giải phóng miền Nam sớm, để chuẩn bị tiếp quản hệ thống truyền hình của SG, phát theo tiêu chuẩn Usa, hệ màu NTSC, do vậy cử cán bộ đi học truyền hình ở Cuba (ko hiểu sao lại theo hệ của Mỹ). Trong số cán bộ đi có cụ Tùng, 30/4/1975 là nhà báo, chứng nhân sự kiện xe tăng húc cổng dinh Độc Lập, sau này cụ Tùng là người đã khơi mào việc làm rõ những ai là trong kíp lái xe tăng vào đầu tiên. Em vinh dự được tiếp cận tài liệu truyền hình Cuba từ cụ này, tất nhiên nó chỉ có giá trị tư liệu, vì kỹ thuật đã lạc hậu rồi.Phát thử nghiệm từ trước 1973, các năm 1973-1975 TV cho dân xem toàn đồ Ba lan, Đông Đức và LX, từ giữa 1975 thì hàng TV của Nhật, Mỹ, Hà lan trong SG, miền nam tràn ra Bắc rất nhiều, mà phải có thợ chuyển hệ tiếng/hình, do MB phát theo hệ OIRT (chuẩn đông Âu), còn MN phát theo FCC chuẩn của Mỹ. Đây là đất sống cho thợ sửa TV chọc ngoáy kiếm tiền: ngoáy chuyển hệ hình/tiếng, thay thế đèn điện tử lẫn nhau giữa máy Nhật, Mỹ và đồ của Ba lan, Đức, LX, kích tim đèn hình do sợi đốt tim quá già, thay biến thế dòng, biến thế mành, chuyển nguồn điện...
Sau này phát TV màu cũng vậy, MB giới dân kỹ thuật bàn nhau mãi để phát hình theo chuẩn nào, chuyển từ OIRT sang PAL, còn MN từ FFC (CCIR thì phải) sang PAL theo chuẩn của Tây Âu (Tây Đức). Sau 1984-1985 gì đó các máy thu TV đa hệ của Nhật (Multi System) tràn về VN. Thời điểm này dân thợ sửa TV cũng kiếm được, do nhu cầu chuyển hệ của TV Nhật secondhand như gắn tinh thể thạch anh cho dao động tiếng, gắn thêm board giải mã cho phần hình... Sau 1990 thì thợ giải nghệ do TV quá bền, ít hỏng vặt và đa hệ, đa nguồn điện...
Vầng, dàn cơ bị hỏng rồi Cụ ạ.còn mới quá cụ nhỉ
Cái này là của Trung Quốc, cái vệ tinh là kim giây ngày xưa làm cháu thắc mắc mãi là sao nó lại chạy được trên kính. Sau có lần ông già giận bà già vì tội không chuyển nguồn survontor để đêm điện nó tăng làm cháy cái tivi Balan mác gì lạ lạ ( ko phải Neptun 429A) mà là gì gì Unitra ý. Ông mới đập cái đồng hồ này vỡ tung ra thì mình mới biết là sau mặt kính thì có 1 cái mặt kính nhỏ nữa in hình cái vệ tinh. Bố khỉ, cái kim giây éo gì mà to thế. tối đến lại thấy ông già hí húi sửa sửa lắp lắp, đến hôm sau lại thấy nó chạy.Hầu các cụ cái này của ông cụ thân sinh ra ông cụ nhà em. Giờ lên giây cót vẫn chạy tốt.
Nhiều đồ hết bao cấp rồi cụ ơi. Cái cassette và tv là đầu những năm 90 rồi. Hình như nhà báo viết bài này không biết gì về thời bao cấp.Các cụ các mợ còn giữ các đồ vật thời bao cấp đến tận bây giờ không
http://vnexpress.net/photo/thoi-su/nhung-vat-dung-huyen-thoai-ve-mot-thoi-bao-cap-3392044.html
Những vật dụng 'huyền thoại' về một thời bao cấp
Nhiều đồ dùng gia đình có tuổi thọ vài chục năm đang được Bảo tàng Lịch sử quốc gia sưu tầm để chuẩn bị cho cuộc trưng bày chuyên đề 30 năm đổi mới vào tháng 8.
30 năm trước, điện còn khan hiếm, vì thế chỉ những gia đình ở thành phố mới có thể sử dụng bếp điện.
Quạt con cóc, sản phẩm đình đám do Xí nghiệp Điện cơ Thống Nhất sản xuất, có giá 35 đồng. Đến nay, nhiều gia đình vẫn giữ quạt làm kỷ niệm.
"Xịn" hơn quạt con cóc là quạt tai voi do Liên Xô sản xuất. Chiếc quạt có giá trị lớn nên được chủ nhân nâng niu, 30 năm rồi vẫn dùng tốt.
Phích đá của gia đình bà Trần Hải Nhị, cán bộ hưu trí. Những năm 1980 rất ít gia đình có tủ lạnh, vì thế chiếc phích do chồng gửi về từ Liên Xô được mấy mẹ con bà Nhị rất nâng niu.
Chậu và nồi áp suất Liên Xô của gia đình ông Đặng Văn Chu, cán bộ hưu trí Tổng công ty lương thực miền Bắc mua năm 1987. "Tôi mua chậu với giá 110 đồng còn nồi mua 46 đồng khi lương tháng vỏn vẹn 60 đồng. Những thứ này hồi đó là cả gia tài", ông Chu hồi tưởng.
Đài cassette Sony - "hàng hiệu" chỉ có nhà giàu mới đủ tiền mua sắm.
Giấy chứng nhận sở hữu xe đạp của ông Nguyễn Trọng Phúc, nguyên Viện trưởng Lịch sử ****. Những chiếc xe đạp như Peugeot, Aviac hay Mercie... có giá trị bằng cả cây vàng nên có giấy chứng nhận chẳng khác gì ôtô, xe máy hiện nay.
Vé xe buýt 2 đồng mỗi tháng của ông Nguyễn Trọng Phúc - khi đó còn là cán bộ trường **** Nguyễn Ái Quốc (nay là Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh).
Tivi Sony 14 inch của gia đình bà Nguyễn Thị Dung (Đống Đa, Hà Nội).
Đồng hồ Seiko - "vũ khí tán gái" số 1 của thanh niên thành thị một thời. Nhãn hiệu đồng hồ nổi tiếng đi vào trong câu ca Một yêu anh có Seiko/ Hai yêu anh có Peugeot cá vàng/ Ba yêu anh có téc gang/ Bốn yêu hộ tịch rõ ràng thủ đô.
Sống mà nhớ lấy - cuốn tiểu thuyết có đề tài chiến tranh của Raxpuchin, in năm 1977, nhận giải thưởng quốc gia Liên Xô cùng năm trở thành cuốn sách gối đầu giường của nhiều thanh niên thế hệ 6x, 7x.
Bộ cốc thủy tinh nhiều góc cạnh của Liên Xô mà nhiều người vẫn quen gọi là cốc 7 kopeek cùng đèn dầu chuyên dụng khi điện còn khan hiếm.
Hoàng Phương - Nhật Quang ( Vnexpress)
Dùng đựng gạo hơi bị tốtNhà lão còn thùng lương khô thần thánh khoing?
Nó hay bị mục dưới đáy.Dùng đựng gạo hơi bị tốt
Các cụ sang thế, em chỉ được gõ trộm lúc bố mẹ đi vắng thôiNó hay bị mục dưới đáy.
Trung thu bọn cháu hay vác mỗi đứa 1 cái thỳng lương khô ra gõ vui phết
Loại này ngày trước ăn sao mà ngon thế! Giờ không tìm được lại hương vị như này nữa! không biết có phải ngày trước đói khổ mà cảm nhận vậy không?Với mình ngày xưa và bây giờ chỉ có vậy.
Giờ đúng là không được cái vị đời đầu cụ ơi..Loại này ngày trước ăn sao mà ngon thế! Giờ không tìm được lại hương vị như này nữa! không biết có phải ngày trước đói khổ mà cảm nhận vậy không?
Vâng em cũng nghĩ vậy! nhìn nick của cụ đoán cụ ở Sơn Tây ah?Giờ đúng là không được cái vị đời đầu cụ ơi..