Chả hiểu cụ hiểu cái " hơn " ở đây là gì? Thế nào là phát triển hơn, thế nào là lạc hậu hơn?
Đi trước thì phải là Thái nó có những cái mà mình không thể có, và 20 năm sau mình mới có được ( ngoại trừ TIỀN ra nhé) Thằng giàu thì nó càng giàu thêm, nhưng không có nghĩa là nó phát triển hơn những thằng chưa giàu bằng nó.
Đã bảo là tính tổng hòa các yếu tố rồi ông đừng mang thu nhập bình quân ra dọa làm gì vì nó chả nói lên được điều gì. Ngay cả trong những quốc gia phát triển cũng có sự chênh lệch bình quân đầu người rất lớn, nhưng chúng nó vẫn nằm trong khối những nước phát triển.
Một ông có tài sản 1 tỷ đô so với ông có 100 tỷ đô thì đều là tỷ phú cả, nhưng ông 1 tỷ đô thì chắc phải 30 năm nữa mới lên được 100 tỷ đô, lúc đó ông 100 tỷ đô có khi lên cmn 1.000 tỷ đô rồi
Quan điểm của cụ giống như cách nhìn nhận bà đồng nát giỏi hơn ông giáo sư vì tháng bà kiếm được 20tr còn ông giáo sư chỉ kiếm được 10tr thôi vậy.
1 ông 1 tỷ đô và 1 ông 100 tỷ đô là so sánh 2 cá nhân, không có tính thống kê. So sánh quốc gia là so sánh các đại lượng trung bình của mỗi quốc gia.
Từ hiện tượng đơn lẻ có 1 bà đồng nát kiếm được 20T/tháng và 1 ông giáo sư kiếm được 15T/tháng cũng không nói lên là đồng nát giỏi kiếm tiền giỏi hơn giáo sư.
Muốn so sánh "đồng nát" với "giáo sư" ai kiếm tiền giỏi hơn thì phải so sánh nhóm của tất cả những người làm nghề đồng nát và nhóm tất cả các giáo sư.
Tính trung bình ra luôn luôn thu được kết quả là thu nhập trung bình của nhóm giáo sư cao hơn nhiều thu nhập trung bình của nhóm đồng nát.
Quan chức VN ít khi phát ngôn VN chậm phát triển hơn Thái lan bao lâu, nhưng ông bộ trưởng bộ KHĐT thừa nhận là 16 năm. Đó là giả định VN phát triển nhanh ở mức 7% liên tục trong 16 năm.
https://vietnambiz.vn/viet-nam-thua-thai-lan-16-nam-phat-trien-va-chua-duoi-kip-duoc-philippines-12328.htm
=============================
Những năm qua, năng suất lao động của Việt Nam đã thu hẹp được khoảng cách tương đối với các nước ASEAN có trình độ phát triển cao hơn.
Nếu năm 2011, năng suất lao động của Singapore, Malaysia, Thái Lan, Indonesia lần lượt gấp năng suất lao động của Việt Nam 17,6 lần; 6,3 lần; 2,9 lần và 2,4 lần thì đến năm 2018 khoảng cách tương đối này giảm xuống tương ứng còn 13,7 lần; 5,3 lần; 2,7 lần và 2,2 lần.
Tuy nhiên, Tổng cục Thống kê đánh giá: Năng suất lao động của Việt Nam hiện vẫn rất thấp so với các nước trong khu vực. Đáng chú ý là khoảng cách chênh lệch tuyệt đối vẫn tiếp tục gia tăng.
Tính theo PPP 2011, năng suất lao động của Việt Nam năm 2018 đạt 11.142 USD, chỉ bằng 7,3% mức năng suất của Singapore, 19% của Malaysia, 37% của Thái Lan, 44,8% của Indonesia và bằng 55,9% năng suất lao động của Philippines.
“Điều này cho thấy nền kinh tế Việt Nam sẽ phải đối mặt với thách thức rất lớn trong thời gian tới để có thể bắt kịp mức năng suất lao động của các nước”, Tổng cục Thống kê nhận định.
Báo cáo của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội cho thấy những đánh giá tương tự.
Cụ thể, theo Bộ này, năng suất lao động của toàn nền kinh tế theo giá hiện hành năm 2018 ước tính đạt 102,2 triệu đồng/lao động (tương đương 4.512 USD/lao động, tăng 5,93% so với năm 2017). Tăng trưởng năng suất lao động đã phục hồi và tăng nhanh trong những năm gần đây, đạt bình quân 4,77%/năm trong giai đoạn 2011-2018 (so với mức 3,17%/năm trong giai đoạn 2007-2010).
Tuy nhiên, Bộ LĐ-TB&XH đánh giá năng suất lao động của Việt Nam vẫn thua xa nhiều nước ASEAN. Tính theo giá so sánh năm 2010, năm 2018 năng suất lao động của Việt Nam bằng 1/30 lần Singapore, 29% năng suất lao động của Thái Lan, 13% năng suất lao động của Malaysia, 44% năng suất lao động của Philippines
“Dù dùng thước đo nào đi chăng nữa thì năng suất lao động của Việt Nam vẫn còn thấp xa so với các nước trong khu vực”, Bộ LĐ-TB&XH nhận định.