[Funland] Thoát Á Luận ( bản Full ) - Góc nhìn vĩ đại của Nhật bản

Greeno

Xe cút kít
Biển số
OF-22422
Ngày cấp bằng
14/10/08
Số km
15,922
Động cơ
619,608 Mã lực
Nơi ở
www.bodetam.vn
Website
www.bodetam.vn
Thoát Á Luận của Yukichi đã thay đổi tư duy của cả một dân tộc để xây dựng nước Nhật ngày nay.

Để mọi người đỡ phải tìm kiếm em lôi về đây để các cụ mợ nghiên cứu thấy được sự mạnh mẽ và vĩ đại của 1 dân tộc dám dũng cảm đối mặt với sự thật vươn lên hàng đầu thế giới.

Từ thế kỷ 19, Fukuzawa Yukichi (Nhật Bản) đã viết: “Đường giao thông trên thế giới là phương tiện để làn gió của văn minh phương Tây thổi vào phương Đông. Khắp mọi nơi, không có cỏ cây nào có thể ngăn được làn gió văn minh này”

—————————

Thử nghĩ mà xem, những người phương Tây từ thời cổ kim đến nay đều có cùng dòng dõi giống nhau và họ không khác nhau nhiều lắm. Nếu ngày xưa họ chậm chạp thì ngày nay họ di chuyển hoạt bát và nhanh chóng hơn chính là vì họ lợi dụng được thế mạnh của phương tiện giao thông đó mà thôi. Đối với chúng ta, những người sống ở phương Đông, trừ khi chúng ta có quyết tâm vững chắc muốn chống lại xu thế văn minh phương Tây thì chúng ta mới có thể chống đỡ được, còn nếu không tốt nhất là chúng ta hãy cùng chia sẻ chung số mệnh với nền văn minh ấy.

Nếu chúng ta quan sát kĩ lưỡng tình hình thế giới hiện nay, chúng ta sẽ nhận thấy được rằng chúng ta không thể nào chống lại được sự tấn công dữ dội của nền văn minh ấy. Vậy tại sao chúng ta không cùng nhau bơi nổi trên biển văn minh ấy, cùng nhau tạo ra một làn sóng văn minh ấy, cùng nhau nỗ lực xây dựng và hưởng lạc những thành quả của nền văn minh ấy?

Làn gió văn minh như là sự lan truyền của dịch bệnh sởi. Hiện giờ dịch bệnh sởi khởi phát từ vùng miền tây ở Nagasaki đang lan truyền về phía đông tới vùng Tokyo nhờ tiết trời ấm áp của mùa xuân. Thời điểm này chúng ta sợ sự lan truyền của dịch bệnh này thì phải tìm phương thuốc, nhưng liệu có phương thuốc nào có thể ngăn chặn sự lây lan này không? Tôi có thể chứng minh rằng chúng ta không có một phương thuốc nào ngăn chặn được dịch bệnh cả. Cho dù chúng ta có ngăn chặn được dịch bệnh có thể lây lan này thì hậu quả là con người chúng ta sẽ chỉ có hư hỏng mà thôi.

Trong nền văn minh ấy có cả lợi lẫn hại song song, nhưng lợi luôn nhiều hơn hại, sức mạnh của những điều lợi đó không gì có thể ngăn cản được. Đó chính là điểm mà tôi muốn nói rằng chúng ta không nên tìm cách ngăn cản lại sự lan truyền của nền văn minh ấy. Là những người trí thức, chúng ta hãy góp sức giúp cho sự lan truyền của làn sóng văn minh đó tới toàn dân trong nước để họ thấy được và làm quen với nền văn minh ấy càng sớm càng tốt. Làm được như vậy chính là sự nghiệp của những người trí thức.

Nền văn minh phương Tây đang xâm nhập vào Nhật Bản và có thể tính bắt đầu từ chính sách mở cửa của nước nhà vào thời Gia Vĩnh (Kaei, 1848-1854). Người dân trong nước bắt đầu biết đến những giá trị hữu ích của nền văn minh ấy, và đang dần dần tích cực hướng tới tiếp nhận nền văn minh ấy. Nhưng con đường tiến bộ tiếp cận nền văn minh đang bị cản trở bởi chính phủ già nua lỗi thời. Cho nên đó là vấn đề không thể giải quyết được. Nếu chúng ta duy trì chính phủ hiện nay thì nền văn minh chắc chắn không thể xâm nhập vào được. Đó là vì nền văn minh hiện đại không thể song song tồn tại được cùng với những truyền thống Nhật Bản. Nếu chúng ta tìm cách thoát ra khỏi những truyền thống cũ kĩ đó thì đồng nghĩa với việc phải hủy bỏ chính phủ đương thời đi. Thế thì đương nhiên, nếu chúng ta ngăn cản lại nền văn minh đang xâm nhập vào Nhật Bản thì chúng ta không thể giữ gìn được nền độc lập của chúng ta. Dù thế nào đi chăng nữa thì sự náo động mãnh liệt của nền văn minh thế giới không cho phép vùng Đảo Đông Á cứ tiếp tục ngủ trong sự cô độc nữa.

Trong thời điểm hiện nay, những sĩ phu Nhật Bản chúng ta hãy dựa trên cơ sở đại nghĩa “coi trọng quốc gia và coi nhẹ chính phủ”, thêm nữa chúng ta có cơ may được dựa trên thánh chỉ tôn nghiêm của Thiên Hoàng, nhất định chúng ta phải từ bỏ chính phủ cũ, thành lập chính phủ mới, không phân biệt quan lại triều đình và thần dân, toàn dân trong nước tiếp thu nền văn minh hiện đại phương Tây. Nếu chúng ta làm được như vậy, chúng ta không những có thể thoát ra khỏi sự trì trệ lạc hậu cũ kĩ của nước Nhật Bản mà còn có thể đặt lại được một trật tự mới trên toàn Châu Á. Chủ trương của tôi chỉ gói gọn trong hai chữ “Thoát Á”.

Nước Nhật Bản chúng ta nằm tại miền cực đông Châu Á, giá như chúng ta có tinh thần dân tộc thoát ra khỏi những thói quen cổ hủ của Châu Á mà tiếp cận tới nền văn minh phương Tây thì chúng ta đã có thể hoà nhập với nền văn minh phương Tây rồi. Tuy nhiên, thật không may cho Nhật Bản chúng ta, bên cạnh nước chúng ta có hai nước láng giềng, một nước gọi là Chi Na (Trung Quốc), một nước gọi là Triều Tiên. Cả hai dân tộc của hai nước này giống như dân tộc Nhật Bản chúng ta đều được nuôi dưỡng theo phong tục tập quán, tinh thần và nền giáo dục chính trị kiểu Châu Á cổ lai hi. Tuy nhiên, có lẽ do nhân chủng khác nhau, hoặc do quá trình di truyền khác nhau, hoặc do nền giáo dục khác nhau nên có sự khác biệt đáng kể giữa ba dân tộc. Dân tộc Trung Quốc và Triều Tiên giống nhau nhiều hơn và không có nhiều điểm giống với dân tộc Nhật Bản. Cả hai dân tộc này đều không biết đường lối phát triển quốc gia tự lập.

Ngày nay, trong thời đại phương tiện giao thông tiện lợi, cả hai dân tộc không thể không nhìn thấy được sự hiện hữu của nền văn minh phương Tây. Nhưng họ lại cho rằng những điều mắt thấy tai nghe về nền văn minh phương Tây như vậy cũng không làm họ động tâm động não. Suốt hàng nghìn năm họ không hề thay đổi và vẫn quyến luyến với những phong tục tập quán cũ kĩ bảo thủ. Giữa thời buổi văn minh mới mẻ và đầy khí thế ngày nay mà khi bàn luận về giáo dục thì họ thường lên tiếng giữ gìn nền giáo dục Nho học (Hán học), bàn về giáo lý của trường học thì họ chỉ trích dẫn những lời giáo huấn “Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí”, và chỉ phô trương coi trọng hình thức bên ngoài giả tạo, thực chất họ coi thường chân lí và nguyên tắc, còn đạo đức thì hung hăng tàn bạo và vô liêm xỉ không lời nào tả xiết, đã vậy họ lại còn kiêu căng tự phụ.

Theo đánh giá của tôi, trong tình hình lan truyền mạnh mẽ của nền văn minh phương Tây sang phương Đông như hiện nay, hai nước ấy không thể giữ gìn được nền độc lập. Nếu trong hai nước ấy, xuất hiện những nhân tài kiệt xuất mở đầu bằng công cuộc khai quốc, tiến hành cuộc đại cải cách chính phủ của họ theo quy mô như phong trào Duy Tân (Minh Trị Duy Tân) của chúng ta, rồi cải cách chính trị, đặc biệt là tiến hành các hoạt động đổi mới nhân tâm và cách suy nghĩ thì may ra họ mới giữ vững được nền độc lập, còn nếu không làm được như vậy thì chắc chắn chỉ trong vòng vài năm tới hai nước sẽ mất, đất đai của các hai nước ấy sẽ bị phân chia thành thuộc địa của các nước văn minh khác trên thế giới. Vậy lý do tại sao? Đơn giản thôi, vì tại thời điểm mà sự lan truyền của nền văn minh và phong trào khai sáng (bunmei kaika) giống như sự lan truyền bệnh sởi, hai nước Trung Quốc và Triều Tiên đã chống lại quy luật lan truyền tự nhiên ấy của nền văn minh. Họ quyết liệt tìm cách chống lại sự lan truyền nền văn minh ấy ví như họ tự đóng chặt cửa sống trong phòng khép kín không có không khí lưu thông thì sẽ bị chết ngạt.

Tục ngữ có câu “môi hở răng lạnh”, nghĩa là các nước láng giềng không thể tách rời được nhau và giúp đỡ lẫn nhau, nhưng hai nước Trung Quốc và Triều Tiên trong thời điểm hiện nay không đóng vai trò giúp đỡ một chút nào cho nước Nhật chúng ta cả. Dưới nhãn quan của người phương Tây văn minh, họ nhìn vào những gì có ở hai nước Trung Quốc và Triều Tiên thì sẽ đánh giá nước Nhật chúng ta cũng giống hai nước ấy, có nghĩa là họ đánh giá ba nước Trung – Hàn – Nhật giống nhau vì ba nước cùng chung biên giới. Lấy ví dụ, chính phủ Trung Quốc và Triều Tiên chuyên chế cổ phong và không có hệ thống pháp luật nên người phương Tây cũng nghĩ rằng Nhật Bản chúng ta cũng là một nước chuyên chế và không có luật pháp. Các sĩ phu hai nước Trung Quốc và Triều Tiên mê tín hủ lậu không biết đến khoa học là gì thì học giả phương Tây nghĩ Nhật Bản chúng ta cũng chỉ là một nước âm dương ngũ hành. Nếu người Trung Quốc hèn hạ không biết xấu hổ thì nghĩa hiệp của người Nhật cũng bị hiểu nhầm. Nếu ở Triều Tiên có hình phạt thảm khốc thì người Nhật cũng bị người phương Tây coi là không có lòng nhân ái. Chúng ta có thể nêu ra biết bao nhiêu ví dụ cũng không hết được.

Lấy những ví dụ này, tôi ví trường hợp nước Nhật Bản bên cạnh các nước Trung Quốc và Triều Tiên không khác gì trường hợp trong một làng có một người sống bên cạnh toàn những người ngu đần, vô trật tự, hung bạo và nhẫn tâm thì dù người đó có là người đúng đắn lương thiện đến đâu đi chăng nữa cũng bị nhiều người khác cho rằng là “cá mè một lứa”, cũng chẳng khác gì những người hàng xóm. Khi những vụ việc rắc rối này sinh sôi nảy nở có thể gây ảnh hưởng trở ngại lớn tới con đường ngoại giao của chúng ta. Thực tế này là một đại bất hạnh cho nước Nhật Bản!

Vì vậy, nhằm thực hiện sách lược của chúng ta thì chúng ta không còn thời gian chờ đợi sự khai sáng (enlightenment, bunmei kaika) của các nước láng giềng Châu Á để cùng nhau phát triển được mà tốt hơn hết chúng ta hãy tách ra khỏi hàng ngũ các nước Châu Á, đuổi kịp và đứng vào hàng ngũ các nước văn minh phương Tây. Chúng ta không có tình cảm đối xử đặc biệt gì với hai nước láng giềng Trung Quốc và Triều Tiên cả, chúng ta hãy đối xử với hai nước như thái độ của người phương Tây đối xử. Tục ngữ có câu “gần mực thì đen, gần đèn thì rạng”, nghĩa là nếu chúng ta chơi với những người bạn xấu, thì chúng ta cũng trở thành người xấu. Đơn giản là chúng ta đoạn tuyệt kết giao với những người bạn xấu ở Châu Á!

Hải Âu, Kuriki Seiichi dịch

*****

Về tác giả: Fukuzawa Yukichi (1835-1901, tên phiên âm Hán Việt: Phúc Trạch Dụ Cát) là một nhà tư tưởng có ảnh hưởng sâu và rộng nhất đến xã hội Nhật Bản cận đại. Ông là một nhà cải cách chính trị xã hội, nhà giáo dục tiên phong, nhà tư tưởng tiêu biểu của Nhật Bản từ cuối thời Edo, đầu thời kỳ Minh Trị – thời kỳ diễn ra những chuyển biến lớn lao trong lịch sử Nhật Bản.

Tư tưởng của ông có ảnh hưởng rất lớn tới phong trào Khai sáng ở Nhật Bản vào cuối thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20, tạo tiền đề cho Nhật Bản trở thành một cường quốc trên thế giới. (Nguồn: Wikipedia)
 

cuongtb37

Xe máy
Biển số
OF-324927
Ngày cấp bằng
26/6/14
Số km
86
Động cơ
287,910 Mã lực
Thông tin bổ ích, cảm ơn cụ nhiều nhé
 

Greeno

Xe cút kít
Biển số
OF-22422
Ngày cấp bằng
14/10/08
Số km
15,922
Động cơ
619,608 Mã lực
Nơi ở
www.bodetam.vn
Website
www.bodetam.vn
Đọc bản này xong tự nhiên lại thấy rớt nước mắt khi văng vẳng câu hát: “...Đất nước gian lao chưa bao giờ bình yên, giông bão chưa nguôi trong tâm hồn biết bao người...”
 

Fexx

Xe điện
Biển số
OF-204717
Ngày cấp bằng
3/8/13
Số km
3,255
Động cơ
350,070 Mã lực
Nơi ở
beer & pub
Bác có bản pdf đưa link bọn em đọc tý
 

toanbui

Xe tăng
Biển số
OF-307864
Ngày cấp bằng
15/2/14
Số km
1,438
Động cơ
310,606 Mã lực
Người Nhật rất ngưỡng mộ người Mỹ. họ ý thức rất rõ về thể chất châu Á của mình nên họ đã phải cố gắng gấp đôi. Ngày làm việc 12 tiếng, vợ ở nhà dùng toy vô tư. Toy hỏng vứt đầy đường.
 

toanbui

Xe tăng
Biển số
OF-307864
Ngày cấp bằng
15/2/14
Số km
1,438
Động cơ
310,606 Mã lực
Đời sống tinh thần người Nhật rất khổ, tự tử nhiều. Xã hội trật tự nhưng buồn. Tiền tiết kiệm nhiều, về già tiêu vào du lịch thì cũng muộn.
 

babe_in_car

Xe điện
Biển số
OF-132303
Ngày cấp bằng
25/2/12
Số km
4,602
Động cơ
410,447 Mã lực
Nơi ở
https://orderhangduc.weebly.com
Website
orderhangduc.weebly.com
Người Nhật rất ngưỡng mộ người Mỹ. họ ý thức rất rõ về thể chất châu Á của mình nên họ đã phải cố gắng gấp đôi. Ngày làm việc 12 tiếng, vợ ở nhà dùng toy vô tư. Toy hỏng vứt đầy đường.
thật thế hả cụ
 

xegiacmo

Xe lăn
Biển số
OF-124420
Ngày cấp bằng
16/12/11
Số km
11,161
Động cơ
413,683 Mã lực
Chúng ta thì cố gắng học hỏi sao chép Tàu Khựa :-*
 

tudic9

Xe cút kít
{Kinh doanh chuyên nghiệp}
Biển số
OF-94716
Ngày cấp bằng
10/5/11
Số km
19,139
Động cơ
535,680 Mã lực
Nơi ở
Chợ VLXD Đại Mỗ, Nam Từ Liêm, Hà Nội
Website
www.2hs.vn
Bất kỳ 1 cuộc cải cách nào cũng có những tác dụng phụ, quan trọng là chúng ta có chấp nhận nó hay không!
 

hoanxtq

Xe hơi
Biển số
OF-92587
Ngày cấp bằng
22/4/11
Số km
148
Động cơ
404,344 Mã lực
Hay quá cụ ơi, em phải note lại để thi thoảng nghiền ngẫm, tiện đây các cụ có ebook nào của Fukuzawa Yukichi cho em xin, em mới đọc được quyển "khuyến học" thôi :D
 

toanbui

Xe tăng
Biển số
OF-307864
Ngày cấp bằng
15/2/14
Số km
1,438
Động cơ
310,606 Mã lực
22-23h là giờ cao điểm nhé. Tàu điện ngầm chật ních. Bố nào cũng một tay bám tàu một tay manga (truyện tranh) đọc ngấu nghiến ko cần biết thằng bên cạnh là ai.
 

Greeno

Xe cút kít
Biển số
OF-22422
Ngày cấp bằng
14/10/08
Số km
15,922
Động cơ
619,608 Mã lực
Nơi ở
www.bodetam.vn
Website
www.bodetam.vn
22-23h là giờ cao điểm nhé. Tàu điện ngầm chật ních. Bố nào cũng một tay bám tàu một tay manga (truyện tranh) đọc ngấu nghiến ko cần biết thằng bên cạnh là ai.
Ít nhất có những thế hệ như thế nước Nhật mới nhanh tiến lên XHCN được, chứ dật dờ như mình thì đường còn dài lắm, chả biết mấy chục thế kỷ nữa cụ ạ.
 

xedapcoi

Xe tải
Biển số
OF-130820
Ngày cấp bằng
14/2/12
Số km
311
Động cơ
376,167 Mã lực
Đời sống tinh thần người Nhật rất khổ, tự tử nhiều. Xã hội trật tự nhưng buồn. Tiền tiết kiệm nhiều, về già tiêu vào du lịch thì cũng muộn.
Trước em cũng nghĩ như cụ. Giờ thấy không phải thế.
Tỉ lệ các bạn Nhật tự tử nhiều thì đúng, nhưng em nghĩ là do áp lực công việc - kinh tế là chính. Đời sống tinh thần của người Nhật có khổ là so với thằng Mỹ - châu Âu thôi.
Bọn Nhật nó cũng chẳng tiết kiệm lắm đâu. ở các thành phố lớn, trẻ con cấp 3 đã bắt đầu đi làm thêm để lấy tiền đi du lịch nước ngoài rồi. Năm nào bọn nó chẳng đi nước ngoài, đều hơn người Hà Nội đi Đồ Sơn tắm biển.
 

toanbui

Xe tăng
Biển số
OF-307864
Ngày cấp bằng
15/2/14
Số km
1,438
Động cơ
310,606 Mã lực
Người Nhật nguyên tắc Về tính nguyên tắc của người Nhật thì có rất nhiều chuyện bi hài. Ví dụ như trong bóng đá chẳng hạn. Ai cũng biết, bóng đá, bên cạnh kỷ luật chiến thuật còn có sự ngẫu hứng, sáng tạo của cầu thủ. Các cầu thủ Nhật Bản đôi khi chỉ làm được một nửa.

Có lần, ông Zico - lúc đó là huấn luyện viên trưởng đội tuyển Nhật Bản nhịn không được hỏi một cầu thủ sau một trận thua không đáng có trong khuôn khổ Giải vô địch bóng đá thế giới 2006 (World Cup 2006): "Tại sao trong pha bóng đó, bóng chỉ cách cậu có 1,2 bước chân, chỉ cần dấn lên là có thể làm nên chuyện mà cậu không làm !?".

Cầu thủ đó trả lời rằng: "Vì theo sơ đồ chiến thuật, khu vực đó đã ngoài vị trí được phân công của tôi". Ông Zico chỉ còn biết giơ cả hai tay...kêu trời.

Tính nguyên tắc của người Nhật được thể hiện mọi, mọi lúc, đặc biệt là trong công việc. Khi làm việc, cái gì đã là nguyên tắc thì cứ thế mà làm, không có ngoại lệ, thậm chí "Lục thân bất nhận".

Nếu bạn có phải giải quyết một thủ tục nào đó mà bị thiếu một thứ giấy tờ, tốt nhất đừng trình bày, kể lể dài dòng mất thời giờ mà nên quay về hoàn thành đầy đủ những thứ theo quy định, chắc chắn sẽ được giải quyết.

Hoặc nếu bạn trọ tại một khách sạn mà có quy định không tiếp khách trong phòng mà có người đến thăm, cho dù có là vợ hoặc chông của bạn chăng nữa thì cũng chỉ ngồi ở sảnh mà trò chuyện thôi. Chỉ cần vượt qua giới hạn là bị nhắc nhở ngay.

Tính nguyên tắc của người Nhật còn thể hiện ở sự tuân thủ pháp luật một cách tự giác. Ví dụ việc chấp hành tín hiệu giao thông chẳng hạn. Cho dù đêm khuya thanh vắng, không một bóng người, đèn đỏ vẫn là đèn đỏ, phải đỗ lại. Kể cả ô tô, xe máy, người đi bộ đều chấp hành nghiêm chỉnh.

Với sự tôn trọng pháp luật như vậy, Nhật Bản trở thành một trong những nước trật tự trị an tốt nhất, an toàn nhất trên thế giới. Xét cho cùng, tính nguyên tác này hoàn toàn văn minh và đáng học tập.

Người Nhật không ăn trộm

Có thể bạn ngạc nhiên, nhưng đấy là sự thật. Trộm ở đây là đột nhập nhà riêng để ăn trộm tài sản, và Nhật Bản có lẽ là một trong số rất, rất ít các nước, không có hiện tượng này. Thông thường trộm đột nhập để lấy tiền, vàng, nữ trang, ti vi, máy tính ... Nhưng nếu trộm mà đột nhập vào nhà người Nhật thì không những không lấy được gì mà có khi lại còn giúp cho chủ nhà.

Thật đấy! Bởi lẽ, tiền, vàng thì họ không để ở nhà mà gửi ở ngân hàng, còn ti vi, máy tính... thì có lấy cũng không bán được mà đem vứt đi thì phải trả phí vứt rác có khi lên tới hàng trăm USD, rồi lại còn bị coi là hành vi nguy hiểm cho xã hội và sẽ bị nghiêm phạt. Nhân nói tới chuyện vứt rác phải trả tiền, tôi nhớ tới một chuyện rất buồn cười mà chính mắt mình trong thấy.

Số là, hôm đó tôi ra bãi xe cũ tại cảng Yokohama (cách thủ đô Tokyo khoảng 85 km về phia Tây) để tìm tư liệu viết bài. Tôi thấy có một người đàn ông trạc tuổi trung niên chạy một chiếc xe Honda Bently (loại này ở Việt Nam bấy giờ đắt lắm) còn khá mới vòng quanh bãi xe máy cũ đến cả chục vòng. Đang hơi ngạc nhiên thì thấy người này đột nhiên tăng ga rồi nhảy khỏi xe còn chiếc xe thì lao thằng vào bãi rác. Không cần hỏi cũng hiểu người này đi ... vứt xe trộm. Thế đấy, vứt xe trộm chứ không phải lấy xe trộm.

Theo thống kê của Cảnh sát Nhật Bản, từ năm 1985 đến nay không có vụ ăn trộm nào do người Nhật gây ra. Vẫn có những vụ đột nhập nhà riêng ăn trộm nhưng phần lớn thủ phạm là người nước ngoài đang sinh sống tại Nhật. Còn những vụ đột nhập nhà riêng do người Nhật gây ra thì không phải là để ăn trộm mà vì những mục đích khác.

Người Nhật sòng phẳng và thật thà

Ở Nhật,1 Yên chẳng mua được gì, nhưng khi mua bán một cái gì đó mà phải trả lại tiền thừa thì 1 Yên cũng được trả một cách cẩn thận. Cũng không ai chê 1 Yên là vô giá trị khi được trả lại mà không lấy. Đó là văn hóa.

Nếu bạn là nhân viên bán hàng siêu thị, xin đừng ngạc nhiên khi thấy một khách hàng Nhật Bản thắc mắc hoặc tỏ ra bất mãn khi bạn trả họ khoản tiền thừa khoảng 500~1000 đồng bằng ... kẹo như ở một số siêu thị của nước ta đã từng làm. Bởi, trong suy nghĩ của họ như vậy là không sòng phẳng.

Còn tính thật thà không tham của rơi của người Nhật,bản thân tôi đã chiêm nghiệm tới hai lần.

Lần thứ nhất là khi tôi mua nước ở máy bán hàng tự động. Do trời rét, mặc nhiều áo nên khi cất ví vào túi tôi đã đánh rơi mà không biết. Sau đó, tôi thấy có một người cứ lẽo đẽo theo sau cho đến khi tôi về đến tận cửa nhà mới bước vượt lên và hỏi có phải tôi đánh rơi ví hay không. Sau khi kiểm tra, xác nhận được đúng là ví của mình, tôi nhận lại và, theo thông lệ Nhật Bản, tôi định chia cho người đó một nửa số tiền có trong ví nhưng người đó kiên quyết không lấy mà chỉ yêu cầu tôi viết cho một giấy chứng nhận là... đã nhận lại ví của mình.

Lần thứ hai là một hôm tôi đi mua đồ về, nấu cơm xong mới nhớ là mình phải gọi một cuộc điện thoại mà danh thiếp của người cần gọi để trong ví. Tìm mãi không thấy ví đâu tôi mới nhớ mang máng là hình như để quên ở siêu thị nơi mình vừa mua đồ. Quay lại chỉ để cầu may thôi chứ trong thâm tâm thì tin mười mươi là mất rồi. Nhưng, "ngạc nhiên chưa..." cái ví của tôi vẫn còn đó trên cái bàn dùng để xếp đồ trong siêu thị. Khi tôi cầm lấy ví thì từ bốn phía có bốn nhân viên an ninh tiến tới yêu cầu tôi chứng minh đó là ví của mình. Điều này thì quá dễ vì trong ví của tôi luôn có Thẻ Nhà báo. Và sau đó tôi lại phải ký một văn bản chứng nhận là mình đã... tìm thấy ví của chính mình.

Qua câu chuyện của các nhân viên an ninh tôi mới biết là họ đã phát hiện ra chiếc ví ngay sau khi tôi rời siêu thị nhưng họ để nguyên với hy vọng là tôi sẽ quay lại. Việc yêu cầu tôi chứng minh đấy là ví của mình chỉ là thủ tục. Lúc đó tôi rất ngạc nhiên: tại sao một siêu thị tấp nấp những người mà không ai động đến cái ví dầy cộp trong rất ngon lành. Thú thật là lúc đó trong ví có khoản tiền tương đương khoảng 2000 USD - một con số không nhỏ với bất cứ ai.

Về sau hỏi ra mới biết sự thật thà không tham của rơi của người Nhật phần lớn là do bản chất của họ nhưng cũng có điều kiện cả đấy.

Bởi vì, khắp mọi nơi đều được giám sát bằng camera. Không chỉ trong siêu thị mà ngay cả trên đường phố cũng vậy. Nhiều khi thấy tiền, đồng hồ, nhẫn, dây chuyền... rơi trên đường mà không ai nhặt. Hỏi ra mới biết nguyên nhân chính là do trên đường có camera nên mọi hoạt động được ghi lại. Nếu nhặt được của rơi mà sau một thời gian nhất định không đem đến đồn cảnh sát để nộp sẽ bị coi là vi phạm pháp luật. Mà đem đến nộp thì mất thời gian, lại giống tôi, phải ký một loạt biên bản. Chi bằng cứ để nguyên chỗ, biết đâu khổ chủ quay lại và tìm thấy có phải tốt hơn không!

Từ chuyện này tôi lại liên tưởng tới những vụ trộm đồ tại các siêu thị Nhật Bản của người Việt Nam. Thật dại dột! Trông cả một siêu thị mênh mông, không người trông coi, có vẻ hớ hênh vậy thôi nhưng có camera giám sát cả đấy. Tôi biết có người sau khi trộm đồ tại một siêu thị tới ... 21 lần mới bị bắt. Không phải là không bị phát hiện ngay từ lần đầu mà bởi vì phải tới lần thứ 21 thì số tiền ăn cắp mới đủ mức... để truy tố.

Có lẽ bởi tính thật thà, sòng phẳng này mà người Nhật chúa ghét ăn cắp, theo đó người Việt Nam đang lao động tại một số vùng của Nhật Bản bắt đầu chịu thành kiến do hành động của "những con sâu bỏ rầu nồi canh".

Đôi điều hiểu biết lượm lặt được trên đây
 
Biển số
OF-38682
Ngày cấp bằng
19/6/09
Số km
6,428
Động cơ
523,664 Mã lực
Nơi ở
https://www.facebook.com/chimbaobao
Website
www.otofun.net
1 phiếu cho Fukuzawa sama:). Đấy là lý do mà ông có mặt trên tờ tiền to nhất, tờ 10000JPY của Nhật và được cả dân Nhật trong và ngoài nước kính trọng:)

Trước em cũng nghĩ như cụ. Giờ thấy không phải thế.
Tỉ lệ các bạn Nhật tự tử nhiều thì đúng, nhưng em nghĩ là do áp lực công việc - kinh tế là chính. Đời sống tinh thần của người Nhật có khổ là so với thằng Mỹ - châu Âu thôi.
Bọn Nhật nó cũng chẳng tiết kiệm lắm đâu. ở các thành phố lớn, trẻ con cấp 3 đã bắt đầu đi làm thêm để lấy tiền đi du lịch nước ngoài rồi. Năm nào bọn nó chẳng đi nước ngoài, đều hơn người Hà Nội đi Đồ Sơn tắm biển.
Đồng ý:x
Chúng ta thì cố gắng học hỏi sao chép Tàu Khựa :-*
Kinh tởm nhất là món ấy cụ ạ:(. Đang tiếc
 

hoanxtq

Xe hơi
Biển số
OF-92587
Ngày cấp bằng
22/4/11
Số km
148
Động cơ
404,344 Mã lực
Thích quá, những chuyện về nước Nhật đọc mãi không chán, cảm ơn các bác <3
 

toanbui

Xe tăng
Biển số
OF-307864
Ngày cấp bằng
15/2/14
Số km
1,438
Động cơ
310,606 Mã lực
Thích quá, những chuyện về nước Nhật đọc mãi không chán, cảm ơn các bác <3
Nghe thì hay vậy, nhưng nếu cụ là người nước ngoài thì thấy gò bó lắm. Em chỉ ước mình được như Thái Lan, đất nước của nụ cười.
 

sthd

Xe cút kít
Biển số
OF-189822
Ngày cấp bằng
15/4/13
Số km
16,138
Động cơ
509,314 Mã lực
Về sau hỏi ra mới biết sự thật thà không tham của rơi của người Nhật phần lớn là do bản chất của họ nhưng cũng có điều kiện cả đấy.

Bởi vì, khắp mọi nơi đều được giám sát bằng camera. Không chỉ trong siêu thị mà ngay cả trên đường phố cũng vậy. Nhiều khi thấy tiền, đồng hồ, nhẫn, dây chuyền... rơi trên đường mà không ai nhặt. Hỏi ra mới biết nguyên nhân chính là do trên đường có camera nên mọi hoạt động được ghi lại. Nếu nhặt được của rơi mà sau một thời gian nhất định không đem đến đồn cảnh sát để nộp sẽ bị coi là vi phạm pháp luật. Mà đem đến nộp thì mất thời gian, lại giống tôi, phải ký một loạt biên bản. Chi bằng cứ để nguyên chỗ, biết đâu khổ chủ quay lại và tìm thấy có phải tốt hơn không!
Thế mới biết là cần phải có kỉ luật, không thể chỉ trông chờ vào tính tự giác được. Thế mới hiểu tại sao dân VN chưa hết lộn xộn!
 

Greeno

Xe cút kít
Biển số
OF-22422
Ngày cấp bằng
14/10/08
Số km
15,922
Động cơ
619,608 Mã lực
Nơi ở
www.bodetam.vn
Website
www.bodetam.vn
Thế mới biết là cần phải có kỉ luật, không thể chỉ trông chờ vào tính tự giác được. Thế mới hiểu tại sao dân VN chưa hết lộn xộn!
Mình giờ tăng tính kỷ luật ghê lắm cụ ạ, khu đô thị chỗ em dạo này dân phòng thay CSGT tuần tra và phạt người tham gia giao thông liên tục
 

toanbui

Xe tăng
Biển số
OF-307864
Ngày cấp bằng
15/2/14
Số km
1,438
Động cơ
310,606 Mã lực
Mình giờ tăng tính kỷ luật ghê lắm cụ ạ, khu đô thị chỗ em dạo này dân phòng thay CSGT tuần tra và phạt người tham gia giao thông liên tục
Kỷ luật mà sai cách thì phản tác dụng. Ví dụ cấm mũ bh dỏm. Người dân có thể tự tử ko ai ngăn nổi chứ nói gì đến chọn đội mũ ko an toàn. Tính mạng của họ, để họ lo, luật chỉ nên cấm hành vi ảnh hưởng đến tính mạng người khác. Phải cấm thằng sx và bán mũ dỏm mới đúng chứ. Cứ ra luật kiểu này thì bảo sao dân nhờn luật.
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top