- Biển số
- OF-2170
- Ngày cấp bằng
- 28/10/06
- Số km
- 4,307
- Động cơ
- 487,991 Mã lực
thanks cụ!E chưa rõ ý cụ cà rem lắm, e hỏi thì e phải có đáp án và chịu trách nhiệm như bộ GD ra đề thi ĐH chứ , nhưng e đánh liều giả nhời cụ thế này:
1. Đồ sứ toàn thiên hạ này, nếu tính về sản lượng, 99% là làm không thủ công, tức là làm bằng máy/bằng khuôn, cụ thể là:
- Khâu tạo hình thay vì vuốt tay - gọi là thủ công thì họ ...vuốt bằng máy, hoặc đổ bằng khuôn (như các cụ dập khuôn vỏ ô tô trên dây chuyền so với xe dôn doi gò bằng tay ý).
- Khâu họa tiết, có máy vẽ cụ nhé, vẽ bằng máy , để lừa người tiêu dùng là hàng vẽ tay nhằm bán giá cao hơn.
- Ngoài vẽ bằng máy ra, thì đa số là họ dùng đề can, dán lên là xong, ko phải vẽ gì.
Đây là chủ trương của Mao Trạch Đông trong cách mạng văn hóa, Mao cho rằng thay vì 1 họa sỹ cả ngày ngồi vẽ, cả tuần cả tháng mới xong 1 sản phẩm. Thì công nghiệp hóa bằng cách in sẵn hoa văn, công nhân chỉ việc dán pạch phát lên là xong, 1 ngày làm hàng vạn cái, năng suất lao động cao hơn.
Nhưng cái sai của Mao chủ tịch là quên mất rằng đồ nghệ thuật có đặc điểm là ở chỗ nó phải có ... giá trị nghệ thuật, khi công nghiệp hóa quá thì nó ko còn là 1 tác phẩm nghệ thuật nữa mà thành 1 sản phẩm công nghiệp.
2. Điều đó vừa là hạnh phúc vừa là nỗi bất hạnh to lớn của ngành sứ trung quốc, hạnh phúc vì sau mấy chục năm, sản lượng tăng cao, họ đạt đc những bước phát triển lớn trong nghề sứ về góc độ kinh tế (và nhiều hệ quả khác có đc khi đạt đc economy of scale), còn bất hạnh là vì sau mấy chục năm, trung quốc mất sạch các nghệ nhân làm sứ, nghệ nhân vuốt tay còn lay lắt, còn nghệ nhân vẽ tay thì leo lét.
Và từ đó dẫn tới bất hạnh to lớn hơn là TQ ko còn sản xuất ra đc những sp gốm sứ đỉnh cao về giá trị nghệ thuật Hội Họa nữa - phần quan trọng nhất và vốn tạo nên linh hồn của đồ sứ.
Chả thế mà mấy đồ sứ của Bắc Âu làm thủ công mà giá lên cả tỉ cụ nhỉ !