Màu sắc và hình dáng đẹp nhưng em vẫn gê cái món kim loại nặng trong men của bọn hán cẩu này
ĐÂY HẦU CỤ:
Nói chung nếu biết, mua/nhập các đồ sứ gia dụng thì nhập của các cty TQ có certificate xuất khẩu vào thị trường âu/nhật, thì càng an tâm, ko phải lo cụ ạ.
Chỉ các lò sứ gia công mới dùng nguyên liệu rẻ tiền, nhưng các cty nghiêm thì ko lo.
Hỏi: Được biết bát đĩa, đồ gia dụng bằng sứ được làm từ đất nung nên có chứa hàm lượng kim loại nặng như sắt, chì... rất hại cho sức khoẻ. Vậy xin hỏi, điều này có đúng không? Nên đựng thực phẩm bằng gì để không ảnh hưởng sức khỏe?
Lê Văn Viện (Quảng Xương, Thanh Hóa).
Ảnh minh họa.
ThS Nguyễn Thành Đông, Bộ môn Công nghệ Vật liệu Silicat, Viện Kỹ thuật Hóa học, Trường Đại học Bách khoa Hà Nội trả lời: Cấu trúc của các sản phẩm sứ gia dụng thường bao gồm 2 lớp. Lớp lõi là xương gốm sứ, phủ trên bề mặt trong và ngoài là lớp men. Lớp men này chính là một lớp thủy tinh mỏng phủ lên bề mặt xương gốm sứ để làm nhẵn bóng bề mặt, vít hết các lỗ xốp trên xương sứ, tạo màu sắc để tăng tính thẩm mỹ cho sản phẩm...
Trước đây, trong thành phần của men sứ thường có một hàm lượng PbO (oxit chì) nhất định để làm cho men dễ chảy và chảy bóng láng trên bề mặt xương sứ trong quá trình nung. Nhưng do chì là một loại kim loại nặng có độc tính cao đối với sức khoẻ con người nên dần dần trong sản xuất người ta đã giảm dần.
Cho đến nay đã bỏ hoàn toàn hàm lượng PbO đưa vào trong men sứ. Tuy nhiên, trong các thành phần nguyên liệu tự nhiên dùng để sản xuất như đất sét, cao lanh, trường thạch... vẫn có thể có một hàm lượng rất nhỏ ở mức vi lượng của các kim loại nặng. Người sử dụng không nên lo ngại nhiều về vấn đề này vì hàm lượng tự nhiên của các kim loại nặng trong men sứ thường rất nhỏ hoặc không có.
Hơn nữa, men sứ so với các loại vật liệu gia dụng khác có độ cứng khá cao, men sứ khá trơ về hóa học nên khả năng bị bào mòn rất nhỏ, khả năng phản ứng hóa học rất thấp. Vì thế, người dân có thể an tâm dùng như bình thường hiện nay.