Em lại thấy có bài này. Dân mình có vẻ muốn kiếm tiền nhanh, dễ, nhiều nên dễ bị lùa gà.
Thị trường chứng khoán có là “chỗ đánh bạc cao cấp”?
(Dân trí) - Theo ông Nguyễn Duy Hưng, hiện vẫn còn nhiều nhà đầu tư coi thị trường chứng khoán như “một chỗ đánh bạc cao cấp”. Tuy nhiên, theo lãnh đạo HoSE, trong một cuộc chơi, luôn có những luật chơi rất rõ ràng và nhà đầu tư tham gia phải nắm được luật chơi đó. Vấn đề quan trọng hiện nay là cần có những chế tài mạnh mẽ hơn để răn đe và loại bỏ khỏi thị trường những kẻ gian lận.
Ông Nguyễn Duy Hưng:"Hiện vẫn còn nhiều nhà đầu tư coi TTCK như “một chỗ đánh bạc cao cấp”.
Nhiều nhà đầu tư “cố tình không hiểu”
Đặt vấn đề tại buổi tọa đàm NDH Talk 2 với chủ đề “Thị trường chứng khoán (TTCK) 20 năm và bước chuyển của dòng vốn ngoại” diễn ra chiều 16/11, ông Nguyễn Duy Hưng, Chủ tịch Công ty chứng khoán Sài Gòn (SSI) cho biết, hiện vẫn còn nhiều nhà đầu tư (NĐT) coi TTCK như “một chỗ đánh bạc cao cấp”.
Bày tỏ quan điểm “không đồng ý” với góc nhìn này, ông Hưng cho hay, “chúng tôi tạo ra một cái chợ có những chuẩn mực, có hàng cao cấp và hàng thấp cấp”.
Theo đó, có những loại thông tin đến với NĐT không đầy đủ, hoặc có đến đầy đủ nhưng NĐT cố tình không hiểu khi xảy ra quay lại đổ cho người tổ chức chợ.
Chuyển câu trả lời sang cho “người phụ trách chợ” là ông Trần Văn Dũng, Chủ tịch Sở GDCK Thành phố Hồ Chí Minh (HoSE), ông Dũng thừa nhận, cơ quan quản lý rất đau đầu về vấn đề an toàn đầu tư.
Ông Dũng cho rằng, cần thiết phải có chuẩn mực, và có chuẩn mực rồi thì phải luôn cải tiến, nâng cấp và công khai chuẩn mực, còn khi áp dụng thì sẽ có người áp dụng theo cách này, cách khác.
“Trong một cuộc chơi, phải có luật chơi công khai và rõ ràng. Ở đây, nhà đầu tư luôn có trách nhiệm với đồng tiền và muốn sinh lời còn những người làm quản lý, tổ chức thị trường thì cần đảm bảo hàng hóa vào đến thị trường phải đạt chuẩn”, lãnh đạo HoSE nêu rõ.
Ông Trần Văn Dũng khẳng định, cơ quan tổ chức thị trường đảm bảo có một hệ thống giao dịch cho các NĐT được giao dịch một cách công bằng, một hệ thống giám sát để cảnh báo doanh nghiệp, NĐT và báo cho cơ quan quản lý. Tuy nhiên, theo ông, về phía NĐT thì cũng phải luôn sẵn sàng.
Trong trường hợp NĐT đến với thị trường với tâm thế coi TTCK như một “nơi đánh bạc cao cấp”, ông Dũng cho rằng, trong những trường hợp như vậy, cơ quan tổ chức phải công bố lại luật chơi.
“Luật chơi phải rõ ràng. Mỗi người đều có trách nhiệm, trách nhiệm nào thuộc về NĐT, trách nhiệm nào thuộc về bên quản lý. Cơ quan quản lý nếu mắc sai lầm thì sẽ chịu trách nhiệm”, ông Dũng nhìn nhận.
Mọi sự gian lận đều phải trả giá
Nói về việc tách bạch một cách độc lập giữa quản lý thị trường và phát triển thị trường, ông Nguyễn Duy Hưng bày tỏ mối băn khoăn: Phải chăng chế tài xử phạt bây giờ không đủ lớn để răn đe?
“Giống như tôi khi sang Đức biết đỗ xe sẽ bị phạt nhưng vẫn đỗ và chịu nộp phạt vì khoản tiền không lớn”, ông Hưng lấy ví dụ.
Ông Vũ Bằng, Chủ tịch UBCKNN:"kinh nghiệm quản lý giám sát vi phạm đã tốt hơn trước rất nhiều"
Bàn về vấn đề này, Chủ tịch UBCKNN Vũ Bằng cho hay, kinh nghiệm quản lý giám sát vi phạm đã tốt hơn trước rất nhiều, về cơ bản là hướng tới thượng tôn luật pháp và hướng tới sự minh bạch của thị trường.
Vị lãnh đạo UBCKNN chia sẻ, ban đầu, UBCKNN chưa nhìn thấy hết gian lận, chỉ mới hướng tới giao dịch nội gián nhưng sau đó gian lận trong tài chính đã dần được nhận diện rõ hơn, mức độ xử phạt tăng lên, tuy vậy, vẫn không đáp ứng được yêu cầu.
“Trong khi các nước khác sẵn sàng phạt nặng, đến khuynh gia bại sản. Tại Việt Nam, các chế tài xử phạt thấp nhưng được dựa vào xử phạt hình sự”, ông Bằng nhận xét. Tuy nhiên, lãnh đạo UBCKNN cũng cho biết, cái khó của Ủy ban là không có thẩm quyền trong việc điều tra tiếp cận email, tài khoản ngân hàng.
“Nhiều vụ được gửi lên nhưng không điều tra được. Thẩm quyền của UBCK chưa đầy đủ để phát hiện dấu hiệu, ra kết luận phải chuyển tới cơ quan công an mới có thể xử lý. Luật đã được sửa đổi nhiều lần. Dự kiến năm tới phải bổ sung thêm thẩm quyền này”, ông Bằng cho hay.
Ngoài ra, theo ông, bất cập hiện nay là xử phạt hành chính thấp nhưng lại không thể chuyển hình sự, Luật hình sự lại không quy định đầy đủ thiệt hại vật chất và phi vật chất. UBCK muốn áp dụng biện pháp hình sự nhưng không đủ thẩm quyền giải quyết gửi hồ sơ lên cơ quan công an nhưng không xử lý được, phải trả về. Do đó, dẫn đến tính răn đe chưa cao.
Về kiểm toán, dù đủ chuẩn mực nhưng giấy tờ rõ ràng đến mức độ nào là khó khăn đối với công ty kiểm toán, UBCK, Sở giao dịch. Hệ thống kiểm toán mặc dù đã phát triển nhiều nhưng hiện công ty kiểm toán bé. Khối lượng để kiểm toán cũng quá tải so với 20 công ty kiểm toán chấp thuận hàng năm.
Ông Bằng cho biết, áp lực thời gian, công việc và các quy định chưa hoàn thiện nên vẫn chưa yên tâm về việc kiểm toán, UBCK chưa năm nào đình chỉ kiểm toán viên nhiều như năm nay. UBCK sẽ kiên quyết trong vấn đề này và phải có cải cách để có thể bảo vệ nhà đầu tư.
“Tất cả các gian lận đều sẽ phát hiện và xử lý được. Dù như thế nào đi nữa cũng đều phải trả giá”, ông Vũ Bằng khẳng định.
Chia sẻ thêm, ông Nguyễn Duy Hưng cho rằng, trong khi ở các nước khác, UBCKNN có quyền bắt tội phạm, còn UBCKNN Việt Nam không có quyền gì ngoài quyền thanh tra. NĐT chỉ được bảo vệ khi đã xảy ra rồi, bởi vậy các NĐT phải tự bảo vệ mình, qua nhiều kênh như qua công ty chứng khoán, phương tiện truyền thông, biết công ty nào tốt, công ty nào xấu, công ty nào minh bạch.
“Chúng ta tham dù biết công ty đó xấu, đến khi không chạy kịp quay lại ăn vạ, bởi thực tế rất ít người không biết thông tin”, ông Hưng bình luận.
Trong khi cơ quan quản lý nếu quy định chặt quá thì không ai tham gia được còn nếu quy định lỏng quá nhiều người vào được thì dễ có nhiều công ty sai phạm. Bởi vậy, theo ông Hưng, cần cân nhắc để thuận tiện kêu gọi mọi người tham gia thị trường, ngăn chặn kẻ gian.
Bích Diệp
Link nội dung: http://dantri.com.vn/kinh-doanh/thi-truong-chung-khoan-co-la-cho-danh-bac-cao-cap-20161117105231551.htm
Thị trường chứng khoán có là “chỗ đánh bạc cao cấp”?
(Dân trí) - Theo ông Nguyễn Duy Hưng, hiện vẫn còn nhiều nhà đầu tư coi thị trường chứng khoán như “một chỗ đánh bạc cao cấp”. Tuy nhiên, theo lãnh đạo HoSE, trong một cuộc chơi, luôn có những luật chơi rất rõ ràng và nhà đầu tư tham gia phải nắm được luật chơi đó. Vấn đề quan trọng hiện nay là cần có những chế tài mạnh mẽ hơn để răn đe và loại bỏ khỏi thị trường những kẻ gian lận.
Ông Nguyễn Duy Hưng:"Hiện vẫn còn nhiều nhà đầu tư coi TTCK như “một chỗ đánh bạc cao cấp”.
Nhiều nhà đầu tư “cố tình không hiểu”
Đặt vấn đề tại buổi tọa đàm NDH Talk 2 với chủ đề “Thị trường chứng khoán (TTCK) 20 năm và bước chuyển của dòng vốn ngoại” diễn ra chiều 16/11, ông Nguyễn Duy Hưng, Chủ tịch Công ty chứng khoán Sài Gòn (SSI) cho biết, hiện vẫn còn nhiều nhà đầu tư (NĐT) coi TTCK như “một chỗ đánh bạc cao cấp”.
Bày tỏ quan điểm “không đồng ý” với góc nhìn này, ông Hưng cho hay, “chúng tôi tạo ra một cái chợ có những chuẩn mực, có hàng cao cấp và hàng thấp cấp”.
Theo đó, có những loại thông tin đến với NĐT không đầy đủ, hoặc có đến đầy đủ nhưng NĐT cố tình không hiểu khi xảy ra quay lại đổ cho người tổ chức chợ.
Chuyển câu trả lời sang cho “người phụ trách chợ” là ông Trần Văn Dũng, Chủ tịch Sở GDCK Thành phố Hồ Chí Minh (HoSE), ông Dũng thừa nhận, cơ quan quản lý rất đau đầu về vấn đề an toàn đầu tư.
Ông Dũng cho rằng, cần thiết phải có chuẩn mực, và có chuẩn mực rồi thì phải luôn cải tiến, nâng cấp và công khai chuẩn mực, còn khi áp dụng thì sẽ có người áp dụng theo cách này, cách khác.
“Trong một cuộc chơi, phải có luật chơi công khai và rõ ràng. Ở đây, nhà đầu tư luôn có trách nhiệm với đồng tiền và muốn sinh lời còn những người làm quản lý, tổ chức thị trường thì cần đảm bảo hàng hóa vào đến thị trường phải đạt chuẩn”, lãnh đạo HoSE nêu rõ.
Ông Trần Văn Dũng khẳng định, cơ quan tổ chức thị trường đảm bảo có một hệ thống giao dịch cho các NĐT được giao dịch một cách công bằng, một hệ thống giám sát để cảnh báo doanh nghiệp, NĐT và báo cho cơ quan quản lý. Tuy nhiên, theo ông, về phía NĐT thì cũng phải luôn sẵn sàng.
Trong trường hợp NĐT đến với thị trường với tâm thế coi TTCK như một “nơi đánh bạc cao cấp”, ông Dũng cho rằng, trong những trường hợp như vậy, cơ quan tổ chức phải công bố lại luật chơi.
“Luật chơi phải rõ ràng. Mỗi người đều có trách nhiệm, trách nhiệm nào thuộc về NĐT, trách nhiệm nào thuộc về bên quản lý. Cơ quan quản lý nếu mắc sai lầm thì sẽ chịu trách nhiệm”, ông Dũng nhìn nhận.
Mọi sự gian lận đều phải trả giá
Nói về việc tách bạch một cách độc lập giữa quản lý thị trường và phát triển thị trường, ông Nguyễn Duy Hưng bày tỏ mối băn khoăn: Phải chăng chế tài xử phạt bây giờ không đủ lớn để răn đe?
“Giống như tôi khi sang Đức biết đỗ xe sẽ bị phạt nhưng vẫn đỗ và chịu nộp phạt vì khoản tiền không lớn”, ông Hưng lấy ví dụ.
Ông Vũ Bằng, Chủ tịch UBCKNN:"kinh nghiệm quản lý giám sát vi phạm đã tốt hơn trước rất nhiều"
Bàn về vấn đề này, Chủ tịch UBCKNN Vũ Bằng cho hay, kinh nghiệm quản lý giám sát vi phạm đã tốt hơn trước rất nhiều, về cơ bản là hướng tới thượng tôn luật pháp và hướng tới sự minh bạch của thị trường.
Vị lãnh đạo UBCKNN chia sẻ, ban đầu, UBCKNN chưa nhìn thấy hết gian lận, chỉ mới hướng tới giao dịch nội gián nhưng sau đó gian lận trong tài chính đã dần được nhận diện rõ hơn, mức độ xử phạt tăng lên, tuy vậy, vẫn không đáp ứng được yêu cầu.
“Trong khi các nước khác sẵn sàng phạt nặng, đến khuynh gia bại sản. Tại Việt Nam, các chế tài xử phạt thấp nhưng được dựa vào xử phạt hình sự”, ông Bằng nhận xét. Tuy nhiên, lãnh đạo UBCKNN cũng cho biết, cái khó của Ủy ban là không có thẩm quyền trong việc điều tra tiếp cận email, tài khoản ngân hàng.
“Nhiều vụ được gửi lên nhưng không điều tra được. Thẩm quyền của UBCK chưa đầy đủ để phát hiện dấu hiệu, ra kết luận phải chuyển tới cơ quan công an mới có thể xử lý. Luật đã được sửa đổi nhiều lần. Dự kiến năm tới phải bổ sung thêm thẩm quyền này”, ông Bằng cho hay.
Ngoài ra, theo ông, bất cập hiện nay là xử phạt hành chính thấp nhưng lại không thể chuyển hình sự, Luật hình sự lại không quy định đầy đủ thiệt hại vật chất và phi vật chất. UBCK muốn áp dụng biện pháp hình sự nhưng không đủ thẩm quyền giải quyết gửi hồ sơ lên cơ quan công an nhưng không xử lý được, phải trả về. Do đó, dẫn đến tính răn đe chưa cao.
Về kiểm toán, dù đủ chuẩn mực nhưng giấy tờ rõ ràng đến mức độ nào là khó khăn đối với công ty kiểm toán, UBCK, Sở giao dịch. Hệ thống kiểm toán mặc dù đã phát triển nhiều nhưng hiện công ty kiểm toán bé. Khối lượng để kiểm toán cũng quá tải so với 20 công ty kiểm toán chấp thuận hàng năm.
Ông Bằng cho biết, áp lực thời gian, công việc và các quy định chưa hoàn thiện nên vẫn chưa yên tâm về việc kiểm toán, UBCK chưa năm nào đình chỉ kiểm toán viên nhiều như năm nay. UBCK sẽ kiên quyết trong vấn đề này và phải có cải cách để có thể bảo vệ nhà đầu tư.
“Tất cả các gian lận đều sẽ phát hiện và xử lý được. Dù như thế nào đi nữa cũng đều phải trả giá”, ông Vũ Bằng khẳng định.
Chia sẻ thêm, ông Nguyễn Duy Hưng cho rằng, trong khi ở các nước khác, UBCKNN có quyền bắt tội phạm, còn UBCKNN Việt Nam không có quyền gì ngoài quyền thanh tra. NĐT chỉ được bảo vệ khi đã xảy ra rồi, bởi vậy các NĐT phải tự bảo vệ mình, qua nhiều kênh như qua công ty chứng khoán, phương tiện truyền thông, biết công ty nào tốt, công ty nào xấu, công ty nào minh bạch.
“Chúng ta tham dù biết công ty đó xấu, đến khi không chạy kịp quay lại ăn vạ, bởi thực tế rất ít người không biết thông tin”, ông Hưng bình luận.
Trong khi cơ quan quản lý nếu quy định chặt quá thì không ai tham gia được còn nếu quy định lỏng quá nhiều người vào được thì dễ có nhiều công ty sai phạm. Bởi vậy, theo ông Hưng, cần cân nhắc để thuận tiện kêu gọi mọi người tham gia thị trường, ngăn chặn kẻ gian.
Bích Diệp
Link nội dung: http://dantri.com.vn/kinh-doanh/thi-truong-chung-khoan-co-la-cho-danh-bac-cao-cap-20161117105231551.htm