Bọn em trẻ hơn cụ thế hệ đi sau nên tải chính ko khoẻ như các cụ tiền bối lý do nữa là nhà phố và ven đô nó cao quá rồi bọn em cảm giác nó ko hiệu quả nữa mà vốn bỏ vào lớn quá nên bọn em chấp nhận đi xa tìm chỗ vừa miếng kinh doanh được là xúc thôi, thế em
Mới nói là tuỳ khẩu vị và cách nghĩ mỗi người ạ. Ở các nơi xa xa đôi chỗ có người bị sức ép do dùng đòn bẩy nhiều họ cũng phải bớt lãi hoặc giảm giá mặc dù khá đẹp người ta coi là hàng ngộp mặc dù hiện nay chưa nhiều ạ
Hàng ngộp, bán rẻ hay bán tống, bán tháo là cách gọi thôi cụ ah. Các bạn trong phía nam hay dùng thuật ngữ này. Còn hàng ngộp thì không hẳn chỉ vùng xa, vùng ven mà ngay tại các vị trí trung tâm trong nội đô cũng có. Nhiều BĐS ở vị trí đắc địa trong trung tâm khi người ta có khó khăn cũng cần phải bán nhanh, bán rẻ mà cụ.
Trong lĩnh vực BĐS chúng ta thường thấy nhiều trường hợp nhà đầu tư bán tháo, bán lỗ tài sản của mình, nói nôm na là hàng ngộp. Các nguyên nhân chính dẫn đến việc họ bị ngộp:
- Bị ngộp do đầu cơ: nhà đầu tư nghĩ rằng bất động sản ở đây đang sốt nóng, họ có thể nhảy vào mua bán lướt cọc nên không chuẩn bị đủ số tiền cho việc thanh toán 100% giá trị của BĐS đó. Vì thế, khi thị trường đi xuống hoặc bị đứng lại, họ không bán được và nếu không có tiền thanh toán thì chắc chắn họ bị mất tiền cọc. Thế là hàng ngộp được họ đi rao bán cắt lỗ để thu hồi phần nào số tiền đã thanh toán.
- Hàng ngộp do nhà đầu tư chưa có kế hoạch tài chính cụ thể và phương án dự phòng: NĐT nhỏ lẻ không chuyên, khi đi đầu tư BĐS thì họ đã không có phương án dự phòng khi BĐS đó không bán được thì sẽ thế nào? Có sử dụng được đòn bẩy tài chính để vay ngân hàng hay không? Và có thể chuyển sang đầu tư trung hạn và dài hạn hay không? Vì vậy cho nên họ không kiểm soát được rủi ro và họ sẽ bị ngộp trong BĐS đó.
- Hàng ngộp còn xuất hiện khi trục trặc tài chính đột xuất: Người đã đặt cọc mua một BĐS và họ dự kiến sẽ có nguồn tiền đi về để họ thanh toán đúng lộ trình. Tuy nhiên, vì một nguyên nhân nào đó mà nguồn tiền về không kịp dẫn đến họ không có khả năng thanh toán. Có thể họ cho mượn, nhưng đến thời hạn người mượn của họ chưa trả tiền cho họ dẫn đến họ bị ngộp trong đầu tư BĐS. Một yếu tố khách quan mà họ không lường trước được có thể trong gia đình của họ xảy ra một sự cố nào đó hoặc là vợ chồng có thể ly thân hay ly hôn và họ cần chia tài sản cho nên dẫn đến họ có thể bán rẻ, bán tháo BĐS đó để mà chia tài sản cho nhau để giải quyết vụ việc của họ.
- Hàng ngộp do BĐS được chào bán lâu nhưng không ai mua, buộc phải bán thấp hơn giá của thị trường để thu hồi vốn.