Báo chí viết sẵn rồi, cụ vào đọc chứ việc gì phải nhờ ai giải thích hộ lam gì:
Nhiều chuyên gia cho rằng, nếu lạm phát tăng quá cao khiến lãi suất tăng, thắt chặt dòng tiền, bất động sản sẽ ngay lập tức giảm giá và đóng băng thanh khoản.
www.bsc.com.vn
Cụ nào ngại đọc thì nhà cháu tóm tắt mấy ý chính:
- Khi lạm phát thấp thì giá BĐS tăng đều, nhưng khi cao quá thì chính phủ can thiệp thu tiền về và tăng lãi suất, gây áp lực lớn lên thị trường BĐS (người mua chịu lãi vay cao nên ko dám mua bằng tiền vay, người ôm đất đang vay ngân hàng chịu áp lực trả nợ lãi cao nên phải xả hàng, tất cả đều dẫn đến người mua ngày càng ít và người bán ngày càng nhiều). 2010-2011 đã từng chứng kiến nhà đất giảm không phanh rồi đóng băng cũng là như vậy. Hiện nay lãi suất đang tăng mạnh rồi, tiền cũng đang rút về mạnh rồi, tiếp theo sẽ là làn sóng bán giải chấp BĐS cũng như tình trạng đóng băng người mua. Cụ nào ra ngân hàng hỏi vay tiền mua BĐS xem ngân hàng bảo sao là hiểu ngay thôi.
- Lạm phát cao trong khi lương không tăng tương ứng làm giảm thu nhập người dân. Nói một cách dân dã thì tiền ăn còn chả lo xong, ai nghĩ gì đến mua nhà?
Ngoài ra:
- Giá cả hàng hoá tăng mạnh, theo quy luật kinh tế sẽ làm giảm nhu cầu. Ở ví dụ trên, nếu caffe với phở tiếp tục tăng giá thì lượng người ăn uống sẽ ngày càng giảm, sẽ có một tỷ lệ nhất định không chịu nổi chi phí mặt bằng phải đóng cửa, trả lại mặt bằng. Khi lượng mặt bằng thừa ra dẫn tới giá cho thuê nhà đất phải giảm, đương nhiên giá nhà đất phải giảm theo.
- Làn sóng lạm phát khi duy trì lâu dài sẽ khiến nhu cầu hàng hoá dịch vụ giảm, tức là doanh nghiệp phải cắt giảm sản lượng, đồng nghĩa với giảm nhân công. Nhân công giảm sẽ kéo theo làn sóng từ thành thị di cư ngược về quê, giảm nhu cầu thuê/mua nhà ở tại thành thị. Doanh nghiệp khi giảm sản lượng sẽ tăng giá thành, phải duy trì mức giá cao để tồn tại, gây ra lạm phát chi phí đẩy. Giá càng cao nhu cầu lại càng giảm. Vòng tròn luẩn quẩn này gọi là "suy thoái kinh tế do lạm phát". Nó lại khiến chính phủ mạnh tay xiết chặt cung tiền, tăng lãi suất còn người dân tiếp tục thắt chặt chi tiêu. Những người có nhiều tài sản buộc phải bán bớt nhà cửa đất đai để duy trì thanh khoản.
Tất cả những thứ đó đã xảy ra ở VN và nhiều quốc gia khác giai đoạn 2010-2015. Lịch sử thế giới cũng từng chứng kiến nhiều cuộc suy thoái tương tự. Nhà đất giảm không phải cái gì đặc biệt, cứ 10-15 năm lại xảy ra 1 lần. Trước 2008 trên thế giới là giai đoạn 96-98, trước đó nữa là giai đoạn trước và sau khi Nga Xô sụp đổ 89-90, trước đó là 70-73 sau cuộc khủng hoảng giá dầu...Đó là những lần BĐS toàn cầu sụp đổ, giá nhà đất rơi không phanh với cùng kịch bản đã nêu trên.