Em phản biện lại cụ 1 chút nhé, chỉ là ý kiến của e thôi, có gì cụ cứ trao đổi lại, có thể ko đúng ý cụ thì cũng mong cụ đừng giận.
Đúng là nhận thức con ng ngày càng cao, nhưng với e ích kỷ ko chỉ là chịu khổ, muốn đạt dc bất cứ cái gì cũng đều cần đánh đổi, trả giá. Cụ có công nhận với e càng về sau đức tính hi sinh ngày càng bị lu mờ, gặp khó khăn phía trước thì nhanh nản chí. Đẻ và nuôi con cũng là hi sinh sung sướng bản thân vì nòi giống sau này thôi.
Có 1 cái lạ là rất rất nhiều cụ ngày nay suốt ngày than xã hội bất ổn, thiếu thốn, canh tranh..thật là khó hiểu. Ko hiểu các tiêu trí này là so với cái gì, so với 100, 50 hay 30 năm trước? So với thời thế chiến 1, hay thế chiến 2, hay chiến tranh lạnh.., hay so ở VN dưới thời phong kiến, so với thời chia cắt đất nước hay so với thời bao cấp? Với e thời kì này gần như hơn về mọi mặt so với ngày em còn nhỏ, cũng có vài cái kém đi nhưng khoa học kỹ thuật vẫn giữ cho nó chưa đến nỗi nào.
Thêm nữa tuy nghĩ cho bản thân nhưng thật ra là nghĩ ngắn, chẳng cần tính đến ‘tồn vong dân tộc” cho nó to tát, sướng thời trẻ rồi thui thủi 1 mình khi tuổi già, về kinh tế thì có thể tích cóp để đến già sung túc nhưng việc sinh, chăm con, dạy bảo, nhìn nó lớn lên, trưởng thành là 1 cái rất khó tả mà rất nhiều ng già thèm muốn.
Dạ, cụ đã có lời nên em cũng trao đổi khách quan theo góc nhìn của em về những ý mà cụ đưa ra.
1- em nói là xã hội bất ổn. Sự phát triển của công nghệ thông tin, chưa bao giờ truyền thông nhanh như bây giờ. Lướt 1vòng FB, tik tok, các trang báo điện tử ko thiếu những tin giết người phân xác, tai nạn giao thông, lừa đảo trộm cướp, tham nhũng vào lò, vật giá leo thang, thực phẩm bẩn tràn lan, chất lượng ko khí ô nhiễm. Những thông tin ấy nào phải đâu xa mà ngay trong thành phố mình, ảnh hưởng trực tiếp. Lẽ nào sinh con để nó sống trong xã hội mà chính bản thân mình còn e sợ.
2- nguồn lực thiếu thốn: 3 năm trước F1 nhà em đi lớp 1, khối 1 có đến 9 lớp (đc coi là khá ít so với số lớp của các khối lớp trên), sĩ số lớp 58 cháu. So với thời em học cách đây tầm 3x năm thì vẫn ngôi trường đó, 1 khối 4 lớp, 1 lớp tầm 30-35 học sinh. Đây là ở góc độ giáo dục. Còn y tế thì bao lần bế F1 chầu chực chờ khám xét nghiệm ở viện Nhi, rồi hồi sinh con, cho con đi tiêm phòng, ko ít lần đưa các cụ đi khám ở Xanh pon, Bạch Mai. Giao thong kẹt xe tắc đường....
3- môi trường cạnh tranh: vị trí ngon thì phấn đấu trầy da tróc vẩy, chưa kể OT liên miên. Target doanh số mỗi năm 1 cao, cơ chế thưởng doanh số năm nào cũng đc điều chỉnh theo hướng tịnh tiến tăng dần.
Em chỉ biết về thời bao cấp tem phiếu qua lời kể của bố mẹ chứ chưa từng trải qua nên ko hình dung được thời đó ntn. Nhưng xa hơn chút là thời xưa ở nông thôn chỉ trông vào ruộng đồng, vất vả cày bữa. Ngày đó quan điểm thêm con thêm của bởi thêm sức lao động, ko sinh con thì lấy đâu người ra đồng gặt hái, lấy đâu người ở nhà phơi thóc phơi rơm. Thêm biện pháp phòng tránh thai ko có, thêm quan niệm phải có con trai, thậm chí 1 nhà phải vài suất đinh. Cả xã hội ai ai cũng nghèo cũng khổ như nhau, ko có sự phân hoá giàu nghèo nên hiển nhiên là đẻ.
Còm của cụ có ý: đẻ là tạm thời hy sinh sự sung sướng bản thân cho nòi giống sau này. Em tự thấy mình phó thường dân, ráo mồ hôi là hết tiền, chẳng phải tinh hoa, nguồn gen xuất sắc gì nên cái sự duy trì nói giống ấy nó ko có quá nhiều ý nghĩa. Hiện tại vc em chỉ sinh 1 là vừa đủ để nuôi dạy tốt, nếu sinh thêm sẽ là vất vả trách nhiệm x2 (thời gian, công việc, tài chính, sức khoẻ). Thay vào đó chuẩn bị cho tuổi già sau này của 2 vc. Sinh con ra mà nhìn con thua kém bạn bè (bởi xã hội ngày nay phân hoá giàu nghèo ngày càng lớn) thì bố mẹ nào cũng xót.
Em mới nhớ ra được có như thế, đủ để bản thân em ngại sinh, đủ để hiểu góc nhìn người trẻ vì sao họ ngần ngại, trì hoãn, từ chối việc sinh đẻ đến vậy.