[Funland] Thí điểm tăng trách nhiệm xã hội với người không muốn kết hôn

trungngothu

Xe tăng
Biển số
OF-196772
Ngày cấp bằng
1/6/13
Số km
1,919
Động cơ
355,383 Mã lực
Nơi ở
Thanh Nhàn
Vầng, thế thì có gì sai ạ? Không sinh thì vẫn phải đóng đầy đủ các loại thuế hiện hành, thậm chí đóng nhiều hơn người có sinh do không được hưởng các suất giảm trừ cho con cái, phúc lợi khi sinh sản, vẫn phải tuân thủ pháp quyền chứ có được sẵn đặc ân nào đâu ạ?
Dạ ko sai gì đâu ạ, chỉ là dần dần cần đóng góp nhiều hơn nữa thôi, vì so ra cái giảm trừ gia cảnh có bao nhiêu đâu trong khi có gia đình là phải nuôi thêm 1 vài ng, tốn gấp đôi gấp 3 mà.
 

Felix Navi

Xe hơi
Biển số
OF-817452
Ngày cấp bằng
13/8/22
Số km
154
Động cơ
4,866 Mã lực
Dạ ko sai gì đâu ạ, chỉ là dần dần cần đóng góp nhiều hơn nữa thôi, vì so ra cái giảm trừ gia cảnh có bao nhiêu đâu trong khi có gia đình là phải nuôi thêm 1 vài ng, tốn gấp đôi gấp 3 mà.
Hi hi, việc "giảm trừ gia cảnh có bao nhiêu đâu", bác đi mà bàn với nhà nác nhoé, bàn tích cực vào, nhiều báo chí đã nói suốt mấy năm rồi đấy ạ. Theo quy định thì trẻ con người già và cả người đi làm được định mức nhiêu đấy nhiêu đấy, bác ý kiến thêm mạnh vào

 

giaconngu

Xe tăng
Biển số
OF-484668
Ngày cấp bằng
17/1/17
Số km
1,909
Động cơ
360,637 Mã lực
Tuổi
124
Dạ ko sai gì đâu ạ, chỉ là dần dần cần đóng góp nhiều hơn nữa thôi, vì so ra cái giảm trừ gia cảnh có bao nhiêu đâu trong khi có gia đình là phải nuôi thêm 1 vài ng, tốn gấp đôi gấp 3 mà.
Chính sách dân số và gia đình của bất kỳ nhà nước nào đều phục vụ cho mục tiêu duy trì và đảm bảo sự ổn định và phát triển của xã hội và nó thay đổi tùy theo từng thời kỳ.
Khi tỷ suất sinh cao hơn mức sinh đẻ thay thế (trung bình 2,1 - 2,3 con/phụ nữ), như trong các thập niên từ 195x tới khoảng 200x thì việc duy trì chính sách mỗi gia đình chỉ nên có không quá 2 con kèm theo những chế tài nhất định cho các cặp vợ chồng vỡ kế hoạch là hợp lý.
Trong giai đoạn hiện nay khi tỷ suất sinh tại VN (năm 2023 khoảng 1,90 - 2,02, https://data.worldbank.org/indicator/SP.DYN.TFRT.IN?locations=VN, https://www.macrotrends.net/global-metrics/countries/VNM/vietnam/fertility-rate, https://vnexpress.net/muc-sinh-cua-viet-nam-tiep-tuc-giam-4693626.html) đã thấp hơn mức sinh đẻ thay thế (chủ yếu là do tỷ suất sinh thấp ở các đô thị lớn và những khu vực có thu nhập trung bình cao như đông Nam Bộ và đồng bằng sông Cửu Long) thì đương nhiên cần phải có chế tài/chính sách khuyến khích sinh đẻ.
Tuy nhiên, bất kỳ chế tài hay chính sách nào cho dù hay ho tới đâu thì muốn hiện thực hóa được đều phải có nguồn tài chính đối ứng để đảm bảo cho việc thực thi, về nguyên tắc tổng thể là phân phối lại thu nhập của cá nhân, doanh nghiệp.
Mức giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc hiện nay là quá thấp (= 40% mức giảm trừ cho người có thu nhập chịu thuế) nên khó có thể khuyến khích người ta sinh con, trong khi có thể nâng mức giảm trừ này lên (ví dụ tới 60 - 90%). Vậy thì nguồn thu nào để bù cho số tiền giảm trừ gia cảnh tăng lên? Ngoài việc thay đổi thuế thu nhập doanh nghiệp (tương tự như ở Đức - https://orbitax.com/taxhub/corporatetaxrates/DE/Germany hay tại Pháp - https://www.impots.gouv.fr/international-professionnel/tax4busines) thì giải pháp là thay đổi bậc và thuế suất lũy tiến thuế thu nhập cá nhân (thay vì 7 bậc với các bước thuế suất cách nhau 5% mỗi bậc trong khoảng 5 - 35% như hiện nay thì giảm còn 4-5 bậc, nhưng với thuế suất cao hơn và bước thuế cao dần lên, ví dụ 20 - 25 - 35 - 50 - 70%, với các bước chênh nhau 5, 10, 15, 20% để đánh vào các cá nhân có thu nhập cao cũng như các cá nhân không có người phụ thuộc để giảm trừ gia cảnh) để có nguồn thu cân đối với việc tăng mức giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc.
 

Entropy

Xe tăng
Biển số
OF-747676
Ngày cấp bằng
26/10/20
Số km
1,855
Động cơ
2,488,493 Mã lực
Trong thớt này nhiều cụ mợ nhảy ngược lên về chuyện đẻ thì ngoài xã hội tại các viện hiếm muộn thì xếp hàng bắt đầu hành trình tìm con. Nhiều cặp vc hàng chục năm vẫn kiên nhẫn đi tìm. Vợ chồng em sau 11 năm đẻ bạn đầu mới có bạn thứ hai.
 

Felix Navi

Xe hơi
Biển số
OF-817452
Ngày cấp bằng
13/8/22
Số km
154
Động cơ
4,866 Mã lực
Trong thớt này nhiều cụ mợ nhảy ngược lên về chuyện đẻ thì ngoài xã hội tại các viện hiếm muộn thì xếp hàng bắt đầu hành trình tìm con. Nhiều cặp vc hàng chục năm vẫn kiên nhẫn đi tìm. Vợ chồng em sau 11 năm đẻ bạn đầu mới có bạn thứ hai.
Cụ bàn gì lạc đề thế ạ, bọn em có ai kỳ thị gì việc hiếm muộn đâu. Bọn em đang phản đối chiều hướng đòi vặt những người không đẻ chứ có bảo các cụ không được đẻ đâu ơ kìa?
 

Mimeo

Xe điện
Biển số
OF-443121
Ngày cấp bằng
6/8/16
Số km
2,585
Động cơ
212,529 Mã lực
Nơi ở
Neverland
Trong thớt này nhiều cụ mợ nhảy ngược lên về chuyện đẻ thì ngoài xã hội tại các viện hiếm muộn thì xếp hàng bắt đầu hành trình tìm con. Nhiều cặp vc hàng chục năm vẫn kiên nhẫn đi tìm. Vợ chồng em sau 11 năm đẻ bạn đầu mới có bạn thứ hai.
2 bạn nhà cụ cách nhau xa nhỉ, bạn thứ 2 là tự nhiên hay có can thiệp thế ạ?

Công nhận thực trạng bây giờ là thế. Vô sinh thứ cấp khá nhiều cũng do đôi vc trẻ phải chịu áp lực kinh tế. Rồi khi kinh tế tạm ổn, sau 5-7 năm cày cuốc mua đc nhà cửa để an cư mới tính đến chuyện sinh con thứ 2 thì thả mãi toàn xịt. Rồi ko phải tự nhiên mà các phụ huynh giờ giao hẹn với quý tử, cưới là cả trâu lẫn nghé chứ ko cưới mỗi trâu ko.

Xã hội muôn màu, có người nọ có người kia. Tôn trọng và ko phán xét mới là văn minh. Nhiều ng hồn nhiên quá mức vô duyên "con đầu lớn rồi đẻ thêm đứa nữa đi". Trong khi có nằm gầm giường ngta đâu mà biết 1 số họ cũng đang cố, đang mong muốn chết đi đc.
 

trungngothu

Xe tăng
Biển số
OF-196772
Ngày cấp bằng
1/6/13
Số km
1,919
Động cơ
355,383 Mã lực
Nơi ở
Thanh Nhàn
Chính sách dân số và gia đình của bất kỳ nhà nước nào đều phục vụ cho mục tiêu duy trì và đảm bảo sự ổn định và phát triển của xã hội và nó thay đổi tùy theo từng thời kỳ.
Khi tỷ suất sinh cao hơn mức sinh đẻ thay thế (trung bình 2,1 - 2,3 con/phụ nữ), như trong các thập niên từ 195x tới khoảng 200x thì việc duy trì chính sách mỗi gia đình chỉ nên có không quá 2 con kèm theo những chế tài nhất định cho các cặp vợ chồng vỡ kế hoạch là hợp lý.
Trong giai đoạn hiện nay khi tỷ suất sinh tại VN (năm 2023 khoảng 1,90 - 2,02, https://data.worldbank.org/indicator/SP.DYN.TFRT.IN?locations=VN, https://www.macrotrends.net/global-metrics/countries/VNM/vietnam/fertility-rate, https://vnexpress.net/muc-sinh-cua-viet-nam-tiep-tuc-giam-4693626.html) đã thấp hơn mức sinh đẻ thay thế (chủ yếu là do tỷ suất sinh thấp ở các đô thị lớn và những khu vực có thu nhập trung bình cao như đông Nam Bộ và đồng bằng sông Cửu Long) thì đương nhiên cần phải có chế tài/chính sách khuyến khích sinh đẻ.
Tuy nhiên, bất kỳ chế tài hay chính sách nào cho dù hay ho tới đâu thì muốn hiện thực hóa được đều phải có nguồn tài chính đối ứng để đảm bảo cho việc thực thi, về nguyên tắc tổng thể là phân phối lại thu nhập của cá nhân, doanh nghiệp.
Mức giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc hiện nay là quá thấp (= 40% mức giảm trừ cho người có thu nhập chịu thuế) nên khó có thể khuyến khích người ta sinh con, trong khi có thể nâng mức giảm trừ này lên (ví dụ tới 60 - 90%). Vậy thì nguồn thu nào để bù cho số tiền giảm trừ gia cảnh tăng lên? Ngoài việc thay đổi thuế thu nhập doanh nghiệp (tương tự như ở Đức - https://orbitax.com/taxhub/corporatetaxrates/DE/Germany hay tại Pháp - https://www.impots.gouv.fr/international-professionnel/tax4busines) thì giải pháp là thay đổi bậc và thuế suất lũy tiến thuế thu nhập cá nhân (thay vì 7 bậc với các bước thuế suất cách nhau 5% mỗi bậc trong khoảng 5 - 35% như hiện nay thì giảm còn 4-5 bậc, nhưng với thuế suất cao hơn và bước thuế cao dần lên, ví dụ 20 - 25 - 35 - 50 - 70%, với các bước chênh nhau 5, 10, 15, 20% để đánh vào các cá nhân có thu nhập cao cũng như các cá nhân không có người phụ thuộc để giảm trừ gia cảnh) để có nguồn thu cân đối với việc tăng mức giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc.
Vâng, việc phạt người độc thân hay tăng giảm trừ gia cảnh thì cũng chỉ là cách nói khác nhau để tế nhị hơn thôi.
 
Chỉnh sửa cuối:

Kiên Khùng

Xì hơi lốp
Biển số
OF-785718
Ngày cấp bằng
27/7/21
Số km
4,132
Động cơ
270,056 Mã lực
Vầng, thế thì có gì sai ạ? Không sinh thì vẫn phải đóng đầy đủ các loại thuế hiện hành, thậm chí đóng nhiều hơn người có sinh do không được hưởng các suất giảm trừ cho con cái, phúc lợi khi sinh sản, vẫn phải tuân thủ pháp quyền chứ có được sẵn đặc ân nào đâu ạ?
Thế 100% công dân trong độ tuổi sinh đẻ đồng loạt không sinh con, thì cũng không có gì sai phải không mợ? Mợ có quyền, người khác cũng vậy phải không?
 

Kiên Khùng

Xì hơi lốp
Biển số
OF-785718
Ngày cấp bằng
27/7/21
Số km
4,132
Động cơ
270,056 Mã lực
Chính sách dân số và gia đình của bất kỳ nhà nước nào đều phục vụ cho mục tiêu duy trì và đảm bảo sự ổn định và phát triển của xã hội và nó thay đổi tùy theo từng thời kỳ.
Khi tỷ suất sinh cao hơn mức sinh đẻ thay thế (trung bình 2,1 - 2,3 con/phụ nữ), như trong các thập niên từ 195x tới khoảng 200x thì việc duy trì chính sách mỗi gia đình chỉ nên có không quá 2 con kèm theo những chế tài nhất định cho các cặp vợ chồng vỡ kế hoạch là hợp lý.
Trong giai đoạn hiện nay khi tỷ suất sinh tại VN (năm 2023 khoảng 1,90 - 2,02, https://data.worldbank.org/indicator/SP.DYN.TFRT.IN?locations=VN, https://www.macrotrends.net/global-metrics/countries/VNM/vietnam/fertility-rate, https://vnexpress.net/muc-sinh-cua-viet-nam-tiep-tuc-giam-4693626.html) đã thấp hơn mức sinh đẻ thay thế (chủ yếu là do tỷ suất sinh thấp ở các đô thị lớn và những khu vực có thu nhập trung bình cao như đông Nam Bộ và đồng bằng sông Cửu Long) thì đương nhiên cần phải có chế tài/chính sách khuyến khích sinh đẻ.
Tuy nhiên, bất kỳ chế tài hay chính sách nào cho dù hay ho tới đâu thì muốn hiện thực hóa được đều phải có nguồn tài chính đối ứng để đảm bảo cho việc thực thi, về nguyên tắc tổng thể là phân phối lại thu nhập của cá nhân, doanh nghiệp.
Mức giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc hiện nay là quá thấp (= 40% mức giảm trừ cho người có thu nhập chịu thuế) nên khó có thể khuyến khích người ta sinh con, trong khi có thể nâng mức giảm trừ này lên (ví dụ tới 60 - 90%). Vậy thì nguồn thu nào để bù cho số tiền giảm trừ gia cảnh tăng lên? Ngoài việc thay đổi thuế thu nhập doanh nghiệp (tương tự như ở Đức - https://orbitax.com/taxhub/corporatetaxrates/DE/Germany hay tại Pháp - https://www.impots.gouv.fr/international-professionnel/tax4busines) thì giải pháp là thay đổi bậc và thuế suất lũy tiến thuế thu nhập cá nhân (thay vì 7 bậc với các bước thuế suất cách nhau 5% mỗi bậc trong khoảng 5 - 35% như hiện nay thì giảm còn 4-5 bậc, nhưng với thuế suất cao hơn và bước thuế cao dần lên, ví dụ 20 - 25 - 35 - 50 - 70%, với các bước chênh nhau 5, 10, 15, 20% để đánh vào các cá nhân có thu nhập cao cũng như các cá nhân không có người phụ thuộc để giảm trừ gia cảnh) để có nguồn thu cân đối với việc tăng mức giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc.
Giá mà tôi có thể viết khéo léo như cụ nhỉ?
 

Entropy

Xe tăng
Biển số
OF-747676
Ngày cấp bằng
26/10/20
Số km
1,855
Động cơ
2,488,493 Mã lực
2 bạn nhà cụ cách nhau xa nhỉ, bạn thứ 2 là tự nhiên hay có can thiệp thế ạ?

Công nhận thực trạng bây giờ là thế. Vô sinh thứ cấp khá nhiều cũng do đôi vc trẻ phải chịu áp lực kinh tế. Rồi khi kinh tế tạm ổn, sau 5-7 năm cày cuốc mua đc nhà cửa để an cư mới tính đến chuyện sinh con thứ 2 thì thả mãi toàn xịt. Rồi ko phải tự nhiên mà các phụ huynh giờ giao hẹn với quý tử, cưới là cả trâu lẫn nghé chứ ko cưới mỗi trâu ko.

Xã hội muôn màu, có người nọ có người kia. Tôn trọng và ko phán xét mới là văn minh. Nhiều ng hồn nhiên quá mức vô duyên "con đầu lớn rồi đẻ thêm đứa nữa đi". Trong khi có nằm gầm giường ngta đâu mà biết 1 số họ cũng đang cố, đang mong muốn chết đi đc.
Gian nan lắm mợ ạ. Sau khi thả mãi ko đc thì can thiệp mấy năm nhưng không thành công, khi bố mẹ chán ko làm IVF nữa vì sợ ảnh hưởng sức khoẻ mẹ thì lại có tự nhiên.
 

giaconngu

Xe tăng
Biển số
OF-484668
Ngày cấp bằng
17/1/17
Số km
1,909
Động cơ
360,637 Mã lực
Tuổi
124
Giá mà tôi có thể viết khéo léo như cụ nhỉ?
Đề xuất như trong ví dụ của tôi về bản chất thì nhà nước chỉ giảm nhẹ ở số thuế thu được từ các đối tượng có thu nhập ở mức thấp, nhưng lại tăng thu rất mạnh từ các đối tượng có thu nhập ở mức từ trung bình tới cao, mà phần lớn người có thu nhập ở mức thấp là người trẻ, độ tuổi mà trong giai đoạn hiện nay cần được khuyến khích sinh đẻ để có thế hệ kế tiếp mạnh khỏe, trong khi đó những người không được giảm trừ gia cảnh đâu chỉ có những người không sinh con mà còn cả những người trong độ tuổi lao động mà con cái đã lớn và không còn phụ thuộc, những người thuộc phạm trù thứ hai này thường thì có thu nhập tương đối cao (ít nhất là đủ để nuôi con và người phụ thuộc khác trước đó rồi).
Các cơ quản lý nhà nước theo tôi có đủ số liệu về cơ cấu dân số theo độ tuổi và giới tính, các chỉ số liên quan tới sinh đẻ, tuổi thọ và chết cũng như mức thu nhập/số thuế thu được theo ngành nghề, độ tuổi, loại hình doanh nghiệp v.v. để có thể đưa ra các chính sách thuế sao cho vừa nâng được mức giảm trừ gia cảnh mà tổng nguồn thuế thu được không những không giảm mà có thể còn tăng lên để có nguồn tài chính hỗ trợ thêm cho các hộ gia đình/cá nhân có trung bình thu nhập thấp hơn trung bình mức giảm trừ gia cảnh.
 

Felix Navi

Xe hơi
Biển số
OF-817452
Ngày cấp bằng
13/8/22
Số km
154
Động cơ
4,866 Mã lực
Thế 100% công dân trong độ tuổi sinh đẻ đồng loạt không sinh con, thì cũng không có gì sai phải không mợ? Mợ có quyền, người khác cũng vậy phải không?
Ủa, rõ ràng là không sai còn gì nữa ạ? Thân thể của họ, sức khoẻ của họ, cuộc sống của họ, ai có quyền tước đoạt việc họ tự quyết? Chưa kể, rõ ràng "đồng loạt không sinh con" là một viễn cảnh có xác suất xảy ra cực thấp, suốt lịch sử loài người chưa từng xảy ra, nên lấy đó vơ vào, doạ nhau cho sợ thì nó hài lắm ạ. Giống hệt cái diễn ngôn "ai mà cũng như cụ thì ai đẻ ra cụ", trong khi thực tế bọn em đã được đẻ ra sống sờ sờ đây, hi hi. Lấy chuyện phi lý để doạ nhau thường là việc làm của những người có ý đồ không cao thượng
 

Entropy

Xe tăng
Biển số
OF-747676
Ngày cấp bằng
26/10/20
Số km
1,855
Động cơ
2,488,493 Mã lực
Ủa, rõ ràng là không sai còn gì nữa ạ? Thân thể của họ, sức khoẻ của họ, cuộc sống của họ, ai có quyền tước đoạt việc họ tự quyết? Chưa kể, rõ ràng "đồng loạt không sinh con" là một viễn cảnh có xác suất xảy ra cực thấp, suốt lịch sử loài người chưa từng xảy ra, nên lấy đó vơ vào, doạ nhau cho sợ thì nó hài lắm ạ. Giống hệt cái diễn ngôn "ai mà cũng như cụ thì ai đẻ ra cụ", trong khi thực tế bọn em đã được đẻ ra sống sờ sờ đây, hi hi. Lấy chuyện phi lý để doạ nhau thường là việc làm của những người có ý đồ không cao thượng
Bạn đã lập gia đình chưa?
 

camry2025

Xe tải
Biển số
OF-843041
Ngày cấp bằng
6/11/23
Số km
257
Động cơ
18,490 Mã lực
Tuổi
38
Thế ai cũng không đẻ thì thế giới diệt vong à ? Câu này mấy ông khùng hay lôi ra khè. Nó dính lỗi logic rất cơ bản kiểu ông kỹ sư chê bai ông bác sĩ: sao ông lại làm bác sĩ, ai cũng như ông thì lấy đâu ra người làm kĩ sư . nghe nó rất ấu trĩ. Thế giới dù biến đổi nhưng nó vẫn vận hành Cân bằng một cách tự nhiên, nhất là vấn đề sinh đẻ, vốn là lẽ tự nhiên. Các ông người trần mắt hột tham như mõ tuổi gì can thiệp được.
 

quy la tien

Xe điện
Biển số
OF-126198
Ngày cấp bằng
1/1/12
Số km
3,567
Động cơ
547,475 Mã lực
Dạ, cụ đã có lời nên em cũng trao đổi khách quan theo góc nhìn của em về những ý mà cụ đưa ra.

1- em nói là xã hội bất ổn. Sự phát triển của công nghệ thông tin, chưa bao giờ truyền thông nhanh như bây giờ. Lướt 1vòng FB, tik tok, các trang báo điện tử ko thiếu những tin giết người phân xác, tai nạn giao thông, lừa đảo trộm cướp, tham nhũng vào lò, vật giá leo thang, thực phẩm bẩn tràn lan, chất lượng ko khí ô nhiễm. Những thông tin ấy nào phải đâu xa mà ngay trong thành phố mình, ảnh hưởng trực tiếp. Lẽ nào sinh con để nó sống trong xã hội mà chính bản thân mình còn e sợ.

2- nguồn lực thiếu thốn: 3 năm trước F1 nhà em đi lớp 1, khối 1 có đến 9 lớp (đc coi là khá ít so với số lớp của các khối lớp trên), sĩ số lớp 58 cháu. So với thời em học cách đây tầm 3x năm thì vẫn ngôi trường đó, 1 khối 4 lớp, 1 lớp tầm 30-35 học sinh. Đây là ở góc độ giáo dục. Còn y tế thì bao lần bế F1 chầu chực chờ khám xét nghiệm ở viện Nhi, rồi hồi sinh con, cho con đi tiêm phòng, ko ít lần đưa các cụ đi khám ở Xanh pon, Bạch Mai. Giao thong kẹt xe tắc đường....

3- môi trường cạnh tranh: vị trí ngon thì phấn đấu trầy da tróc vẩy, chưa kể OT liên miên. Target doanh số mỗi năm 1 cao, cơ chế thưởng doanh số năm nào cũng đc điều chỉnh theo hướng tịnh tiến tăng dần.

Em chỉ biết về thời bao cấp tem phiếu qua lời kể của bố mẹ chứ chưa từng trải qua nên ko hình dung được thời đó ntn. Nhưng xa hơn chút là thời xưa ở nông thôn chỉ trông vào ruộng đồng, vất vả cày bữa. Ngày đó quan điểm thêm con thêm của bởi thêm sức lao động, ko sinh con thì lấy đâu người ra đồng gặt hái, lấy đâu người ở nhà phơi thóc phơi rơm. Thêm biện pháp phòng tránh thai ko có, thêm quan niệm phải có con trai, thậm chí 1 nhà phải vài suất đinh. Cả xã hội ai ai cũng nghèo cũng khổ như nhau, ko có sự phân hoá giàu nghèo nên hiển nhiên là đẻ.

Còm của cụ có ý: đẻ là tạm thời hy sinh sự sung sướng bản thân cho nòi giống sau này. Em tự thấy mình phó thường dân, ráo mồ hôi là hết tiền, chẳng phải tinh hoa, nguồn gen xuất sắc gì nên cái sự duy trì nói giống ấy nó ko có quá nhiều ý nghĩa. Hiện tại vc em chỉ sinh 1 là vừa đủ để nuôi dạy tốt, nếu sinh thêm sẽ là vất vả trách nhiệm x2 (thời gian, công việc, tài chính, sức khoẻ). Thay vào đó chuẩn bị cho tuổi già sau này của 2 vc. Sinh con ra mà nhìn con thua kém bạn bè (bởi xã hội ngày nay phân hoá giàu nghèo ngày càng lớn) thì bố mẹ nào cũng xót.

Em mới nhớ ra được có như thế, đủ để bản thân em ngại sinh, đủ để hiểu góc nhìn người trẻ vì sao họ ngần ngại, trì hoãn, từ chối việc sinh đẻ đến vậy.
Nhiều nội dung mợ viết thấy đúng quá, đúng thực trạng nhưng em thấy mợ hơi bị quan, sinh thêm 1 cháu nữa cũng đâu đến nỗi mọi việc phải nhân đôi.
Vài chục năm trước em cũng từng có ý nghĩ như vầy khi mới 1 thằng, sau khi có thêm thằng anh (cách nhau 7 năm do vỡ KH..), giờ đứa lớn học ĐH xa nhà, nếu không có cu em chắc buồn lắm với lại khi có đứa em, vc em nỗ lực hơn rất nhiều nên đâu đến nỗi lắm, mặc dù vẫn chưa hết khó khăn.
Có con hoặc có thêm con sẽ là động lực cho bố mẹ vượt khó vươn lên - là động lực cho xã hội phát triển- không hoặc ít con thì chưa chắc đã giúp XH được phát triển tốt lên, đôi khi còn là trách nhiệm khi mình ĐƯỢC SINH RA, em U60 nên nghĩ vậy-có thể khác các cụ, mợ còn trẻ...
 
Chỉnh sửa cuối:

dichvuflycamhn

Xe buýt
Biển số
OF-809811
Ngày cấp bằng
30/3/22
Số km
656
Động cơ
29,775 Mã lực
Tuổi
36
Bực nhỉ, em năm nay 36 tuổi rồi, chưa đc cưới lần nào. Vợ thì ko thấy phát cho em mà giờ lại còn đòi phạt em nữa là sao x-(
 

toyennha

Xe lăn
Biển số
OF-296722
Ngày cấp bằng
27/10/13
Số km
10,377
Động cơ
472,866 Mã lực
Nơi ở
Ngoài Vùng Phủ Sóng

Vài năm nữa các trường ở HCM thất thủ như trường Tây Mỗ 3
 

phohien035

Xe buýt
Biển số
OF-773528
Ngày cấp bằng
6/4/21
Số km
794
Động cơ
56,678 Mã lực
Tuổi
35
Cái này ở Tây theo em hiểu nó quy định rồi. Độc thân nộp thuế cao hơn là có gia đình và nhất là có con. Nhà mình Luật chưa có nên đưa ra mọi người ngạc nhiên thôi
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top