- Biển số
- OF-792935
- Ngày cấp bằng
- 10/10/21
- Số km
- 5,214
- Động cơ
- 462,845 Mã lực
- Tuổi
- 30
Kể từ năm 1946 tới nay, quyền phủ quyết của ủy viên thường trực Hội đồng Bảo an đã được sử dụng 295 lần, trong đó Nga là nước sử dụng quyền này nhiều nhất với 143 lần. Mới nhất là Mỹ phủ quyết không công nhận Palestin là 1 quốc gia độc lập và từ chối đơn xin gia nhập thành viên LHQ.
- 5 ông lớn cứ dùng quyền phủ quyết vô tội vạ như thế này thì HĐBA chỉ ngồi làm mẫu cho chụp ảnh thôi cc nhỉ?
- 5 ông lớn cứ dùng quyền phủ quyết vô tội vạ như thế này thì HĐBA chỉ ngồi làm mẫu cho chụp ảnh thôi cc nhỉ?
Đại Hội đồng Liên hợp quốc thảo luận việc sử dụng quyền phủ quyết tại HĐBA
Theo Chủ tịch ĐHĐ LHQ, việc sử dụng một cách không kiềm chế quyền phủ quyết không chỉ làm tê liệt chính cơ quan này mà còn cản trở LHQ ứng phó hiệu quả với các vấn đề hòa bình và an ninh.
Thanh Hương Hôm nay lúc undefined
Toàn cảnh một cuộc họp Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc ngày 30/10/2023. (Ảnh: THX/TTXVN)
Zalo Facebook Twitter Bản in Copy link
Ngày 23/4, Đại hội đồng Liên hợp quốc tiến hành thảo luận về việc sử dụng quyền phủ quyết của các nước thành viên thường trực Hội đồng Bảo an.
Động thái trên diễn ra trước thềm đánh dấu 2 năm Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua nghị quyết về vấn đề trên, theo đó quy định các nước thành viên thường trực Hội đồng Bảo an (gồm Anh, Pháp, Nga, Mỹ và Trung Quốc) khi sử dụng quyền phủ quyết đối với các quyết định của hội đồng này sẽ phải giải trình tại Đại hội đồng.
Nghị quyết này được kỳ vọng sẽ nâng cao tính minh bạch của Hội đồng Bảo an và khiến các nước có quyền phủ quyết phải thận trọng hơn khi sử dụng quyền này.
ADVERTISEMENT
Phát biểu khai mạc phiên thảo luận, Chủ tịch Đại hội đồng Liên hợp quốc Dennis Francis nhấn mạnh trong bối cảnh căng thẳng địa chính trị gia tăng trên thế giới hiện nay, cùng với các cuộc khủng hoảng đang tiếp diễn và mới nổi lên đòi hỏi hành động khẩn cấp và quyết đoán, việc sử dụng một cách không kiềm chế quyền phủ quyết tại Hội đồng Bảo an không chỉ làm tê liệt chính cơ quan này mà còn cản trở Liên hợp quốc ứng phó hiệu quả với các vấn đề hòa bình và an ninh.
Ông Francis nêu rõ nếu Đại hội đồng Liên hợp quốc không hành động và để điều này xảy ra thì đó sẽ là sự xúc phạm nghĩa vụ của cơ quan này.
Theo ông Francis, Liên hợp quốc và Hội đồng Bảo an được kỳ vọng phối hợp chặt chẽ với nhau hướng tới mục đích bao trùm, đó là cứu các thế hệ tiếp theo khỏi chiến tranh.
Ông cho rằng nghị quyết do Liechtenstein đề xuất được Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua năm 2022 về việc sử dụng quyền phủ quyết là "bước đột phá đáng kể" để thu hút sự tham gia của toàn bộ các thành viên Liên hợp quốc vào những vấn đề này.
Chủ tịch Đại hội đồng Liên hợp quốc khẳng định nếu các nước không hành động, niềm tin của người dân đối với Liên hợp quốc sẽ ngày càng suy giảm vì mỗi khi quyền phủ quyết được sử dụng sẽ bị xem là thất bại của tập thể trong hành động.
Tại phiên thảo luận, đại diện ngoại giao của nhiều nước chỉ ra rằng quyền phủ quyết đã được sử dụng 6 lần trong vòng 6 tháng liên quan vấn đề Palestine và cuộc xung đột đang diễn ra tại Dải Gaza.
Mới đây nhất, tuần trước, Mỹ đã phủ quyết việc ủng hộ Palestine trở thành thành viên chính thức của Liên hợp quốc.
Một số đại sứ còn kêu gọi cải tổ khẩn cấp Hội đồng Bảo an để hạn chế hơn nữa, thậm chí xóa bỏ đặc quyền phủ quyết.
Theo số liệu, kể từ khi Liên hợp quốc được thành lập, quyền phủ quyết đã được sử dụng 320 lần. Sau khi Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua nghị quyết do Liechtenstein đề xuất, quyền phủ quyết đã được sử dụng 13 lần./.