Ôtô nhập khẩu chịu thêm nhiều thủ tục
Từ ngày 26/6, các đơn vị nhập khẩu ôtô về thị trường sẽ phải có giấy chứng nhận của cơ quan ngoại giao, giấy ủy quyền hoặc hợp đồng đại lý, theo quy định mới của Bộ Công Thương.
>Nỗi buồn xe ngoại / Giới buôn xe thấp thỏm lo thuế
Với lý do bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và an toàn giao thông đường bộ, ngày 12/5, Bộ Công Thương bất ngờ bổ sung một số thủ tục nhập khẩu đối với xe mới nguyên chiếc loại dưới 9 chỗ ngồi.
Xe nhập khẩu sẽ khó có cơ hội về thị trường hơn trong thời gian tới. Ảnh: Hoàng Hà. Theo văn bản số 20 của Bộ Công Thương, các doanh nghiệp nhập khẩu ôtô loại dưới 9 chỗ ngồi khi làm thủ tục nhập khẩu sẽ phải có thêm giấy chỉ định, giấy ủy quyền của nhà nhập khẩu, nhà phân phối chính hãng hoặc hợp đồng đại lý của chính hãng sản xuất. Các loại giấy tờ này phải được cơ quan đại diện ngoại giao Việt Nam tại nước ngoài hợp pháp hóa theo quy định. Nếu là bản sao phải có đóng dấu xác nhận.
Bên cạnh đó, doanh nghiệp phải xuất trình được giấy chứng nhận cơ sở bảo hành, bảo dưỡng đủ điều kiện do Bộ Giao thông Vận tải cấp, mới được phép đưa xe về thị trường lưu hành. Quy định này có hiệu lực thi hành từ ngày 26/6/2011.
Quy định bổ sung thủ tục với ôtô nhập khẩu được đưa ít ngày sau khi Bộ Công Thương ban hành những yêu cầu tương tự với rượu, mỹ phẩm và điện thoại.
Giới kinh doanh xe hơi lo ngại quy định này sẽ là một đòn cực mạnh đánh vào thị trường ôtô nhập khẩu. Các dòng xe ngoại về Việt Nam sẽ ngày một khó khăn hơn.
Một cán bộ hải quan am hiểu thị trường xe hơi trong nước nói thẳng: Đây là một trong số hàng rào kỹ thuật mà Bộ Công Thương đưa ra để hạn chế nhập siêu. "Điều này không vi phạm các cam kết WTO nhưng sẽ khiến cho các salon không chính hãng gặp khó vì họ không thể đáp ứng được các yêu cầu về giấy tờ theo văn bản số 20 này", cán bộ này nói.
Giám đốc Công ty Tradoco - Phạm Hữu Tâm - đơn vị chuyên nhập khẩu xe hơi nhận xét: Quyết định của Bộ Công Thương có thể khiến hàng loạt ôtô nhập khẩu phải đóng cửa vì họ sẽ không bao giờ có được các loại giấy tờ theo yêu cầu trên.
Theo ông Tâm, lâu nay các doanh nghiệp nhập khẩu xe hơi về thị trường đều thông qua hình thức hợp đồng mua bán thông thường. Nghĩa là khi nhập khẩu họ không phải xuất trình giấy ủy quyền chính hãng, hợp đồng đại lý mà họ chỉ là các đơn vị mua lại hàng hóa. Bản thân các doanh nghiệp cũng không biết sẽ phải xin giấy xác nhận ở đâu, bằng cách nào để có được giấy ủy quyền phân phối. Nếu có được giấy tờ này, doanh nghiệp cũng sẽ mất rất nhiều thời gian và thông qua rất nhiều cửa và cũng sẽ cực kỳ tốn kém.
Trong khi đó, theo quy định hiện hành, các nhà nhập khẩu muốn đưa xe về thị trường chỉ phải xuất trình hợp đồng mua bán thông thường, giấy chứng nhận về chất lượng, đăng kiểm... sẽ được thông quan hàng hóa.
"Việt Nam có 11 liên doanh ôtô. Tôi cho rằng chỉ có các đại lý chính hãng của các liên danh này mới có được giấy ủy quyền chính hãng hoặc hợp đồng đại lý mà thôi. Các salon nhỏ lẽ sẽ không thể có được các loại giấy tờ theo quy định của Bộ Công Thương", ông nói.
Ông Tâm phân tích nếu chiếu theo quy định của Bộ Công Thương, doanh nghiệp muốn nhập khẩu các loại xe mang thương hiệu của hãng nào họ sẽ phải có giấy ủy quyền của hãng sản xuất đó. Chẳng hạn, mua xe Toyota tại Mỹ, doanh nghiệp phải có hợp đồng đại lý hoặc giấy ủy quyền của Toyota Việt Nam.
Trong khi đó, Toyota Mỹ lại chịu sự điều phối của tập đoàn mẹ là Toyota Nhật Bản. Toyota Nhật Bản lại có liên doanh tại Việt Nam, dưới công ty này lại có hệ thống đại lý chính hãng... Như vậy, muốn nhập xe của Toyota tại Mỹ, doanh nghiệp phải có được hợp đồng đại lý của Toyota Việt Nam. Cái vòng luẩn quẩn ở đây xuất hiện là tất cả các doanh nghiệp nhập khẩu hiện nay đồng loạt trở thành đại lý của liên doanh ôtô trong nước, nếu muốn tiếp tục duy trì hoạt động.
Theo ông, với quy định đó, xe nhập khẩu sẽ hết cửa về thị trường. Các salon không chính hãng hay nói cách khác, các nhà nhập khẩu tự do chỉ có nước đóng cửa vì quy định đại lý ngặt nghèo.
Chủ một doanh nghiệp nhập khẩu ôtô khá lớn ở TP HCM nhận xét: "Quy định của Bộ Công Thương là cánh cửa cuối cùng khép lại đối với xe ngoại. Chỉ có đại lý chính hãng của các liên doanh xe hơi Việt Nam mới có được giấy ủy quyền phân phối hoặc hợp đồng đại lý. Các salon xe hơi không chính hãng không bao giờ đáp ứng được các loại giấy tờ trên".
Ông này nhận xét: "Quyết định của Bộ Công Thương cực kỳ hiểm và thị trường xe hơi chẳng khác nào sẽ tập trung hết vào tay VAMA".
Trước đó, nhằm siết chặt lượng xe nhập khẩu mới nguyên chiếc về thị trường, Tổng cục Hải quan cũng yêu cầu các đơn vị làm thủ tục cần xuất trình giấy đăng ký kiểm tra chất lượng, an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường do Cục Đăng kiểm Việt Nam cấp. Cơ quan hải quan sau khi thu đủ các loại thuế theo quy định thì tiến hành giải quyết cho doanh nghiệp đưa xe về địa điểm kiểm tra chất lượng được ghi trong giấy đăng ký kiểm tra chất lượng, an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường. Trên tờ khai hải quan phải ghi rõ “hàng chờ kết quả kiểm tra chất lượng” theo đúng quy định của Bộ Tài chính.
( Nguồn VNexpress.net )
Từ ngày 26/6, các đơn vị nhập khẩu ôtô về thị trường sẽ phải có giấy chứng nhận của cơ quan ngoại giao, giấy ủy quyền hoặc hợp đồng đại lý, theo quy định mới của Bộ Công Thương.
>Nỗi buồn xe ngoại / Giới buôn xe thấp thỏm lo thuế
Với lý do bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và an toàn giao thông đường bộ, ngày 12/5, Bộ Công Thương bất ngờ bổ sung một số thủ tục nhập khẩu đối với xe mới nguyên chiếc loại dưới 9 chỗ ngồi.
Bên cạnh đó, doanh nghiệp phải xuất trình được giấy chứng nhận cơ sở bảo hành, bảo dưỡng đủ điều kiện do Bộ Giao thông Vận tải cấp, mới được phép đưa xe về thị trường lưu hành. Quy định này có hiệu lực thi hành từ ngày 26/6/2011.
Quy định bổ sung thủ tục với ôtô nhập khẩu được đưa ít ngày sau khi Bộ Công Thương ban hành những yêu cầu tương tự với rượu, mỹ phẩm và điện thoại.
Giới kinh doanh xe hơi lo ngại quy định này sẽ là một đòn cực mạnh đánh vào thị trường ôtô nhập khẩu. Các dòng xe ngoại về Việt Nam sẽ ngày một khó khăn hơn.
Một cán bộ hải quan am hiểu thị trường xe hơi trong nước nói thẳng: Đây là một trong số hàng rào kỹ thuật mà Bộ Công Thương đưa ra để hạn chế nhập siêu. "Điều này không vi phạm các cam kết WTO nhưng sẽ khiến cho các salon không chính hãng gặp khó vì họ không thể đáp ứng được các yêu cầu về giấy tờ theo văn bản số 20 này", cán bộ này nói.
Giám đốc Công ty Tradoco - Phạm Hữu Tâm - đơn vị chuyên nhập khẩu xe hơi nhận xét: Quyết định của Bộ Công Thương có thể khiến hàng loạt ôtô nhập khẩu phải đóng cửa vì họ sẽ không bao giờ có được các loại giấy tờ theo yêu cầu trên.
Theo ông Tâm, lâu nay các doanh nghiệp nhập khẩu xe hơi về thị trường đều thông qua hình thức hợp đồng mua bán thông thường. Nghĩa là khi nhập khẩu họ không phải xuất trình giấy ủy quyền chính hãng, hợp đồng đại lý mà họ chỉ là các đơn vị mua lại hàng hóa. Bản thân các doanh nghiệp cũng không biết sẽ phải xin giấy xác nhận ở đâu, bằng cách nào để có được giấy ủy quyền phân phối. Nếu có được giấy tờ này, doanh nghiệp cũng sẽ mất rất nhiều thời gian và thông qua rất nhiều cửa và cũng sẽ cực kỳ tốn kém.
Trong khi đó, theo quy định hiện hành, các nhà nhập khẩu muốn đưa xe về thị trường chỉ phải xuất trình hợp đồng mua bán thông thường, giấy chứng nhận về chất lượng, đăng kiểm... sẽ được thông quan hàng hóa.
"Việt Nam có 11 liên doanh ôtô. Tôi cho rằng chỉ có các đại lý chính hãng của các liên danh này mới có được giấy ủy quyền chính hãng hoặc hợp đồng đại lý mà thôi. Các salon nhỏ lẽ sẽ không thể có được các loại giấy tờ theo quy định của Bộ Công Thương", ông nói.
Ông Tâm phân tích nếu chiếu theo quy định của Bộ Công Thương, doanh nghiệp muốn nhập khẩu các loại xe mang thương hiệu của hãng nào họ sẽ phải có giấy ủy quyền của hãng sản xuất đó. Chẳng hạn, mua xe Toyota tại Mỹ, doanh nghiệp phải có hợp đồng đại lý hoặc giấy ủy quyền của Toyota Việt Nam.
Trong khi đó, Toyota Mỹ lại chịu sự điều phối của tập đoàn mẹ là Toyota Nhật Bản. Toyota Nhật Bản lại có liên doanh tại Việt Nam, dưới công ty này lại có hệ thống đại lý chính hãng... Như vậy, muốn nhập xe của Toyota tại Mỹ, doanh nghiệp phải có được hợp đồng đại lý của Toyota Việt Nam. Cái vòng luẩn quẩn ở đây xuất hiện là tất cả các doanh nghiệp nhập khẩu hiện nay đồng loạt trở thành đại lý của liên doanh ôtô trong nước, nếu muốn tiếp tục duy trì hoạt động.
Theo ông, với quy định đó, xe nhập khẩu sẽ hết cửa về thị trường. Các salon không chính hãng hay nói cách khác, các nhà nhập khẩu tự do chỉ có nước đóng cửa vì quy định đại lý ngặt nghèo.
Chủ một doanh nghiệp nhập khẩu ôtô khá lớn ở TP HCM nhận xét: "Quy định của Bộ Công Thương là cánh cửa cuối cùng khép lại đối với xe ngoại. Chỉ có đại lý chính hãng của các liên doanh xe hơi Việt Nam mới có được giấy ủy quyền phân phối hoặc hợp đồng đại lý. Các salon xe hơi không chính hãng không bao giờ đáp ứng được các loại giấy tờ trên".
Ông này nhận xét: "Quyết định của Bộ Công Thương cực kỳ hiểm và thị trường xe hơi chẳng khác nào sẽ tập trung hết vào tay VAMA".
Trước đó, nhằm siết chặt lượng xe nhập khẩu mới nguyên chiếc về thị trường, Tổng cục Hải quan cũng yêu cầu các đơn vị làm thủ tục cần xuất trình giấy đăng ký kiểm tra chất lượng, an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường do Cục Đăng kiểm Việt Nam cấp. Cơ quan hải quan sau khi thu đủ các loại thuế theo quy định thì tiến hành giải quyết cho doanh nghiệp đưa xe về địa điểm kiểm tra chất lượng được ghi trong giấy đăng ký kiểm tra chất lượng, an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường. Trên tờ khai hải quan phải ghi rõ “hàng chờ kết quả kiểm tra chất lượng” theo đúng quy định của Bộ Tài chính.
( Nguồn VNexpress.net )