Trên đảo Trường Sa lớn
Em góp tấm ảnh Chùa trên đảo Trường Sa lớn, 2011.
Chủ yếu là dùng nước mưa cụ ạ. một số đảo có hệ thống lọc nhưng không hiệu quả lắm, kể cả nước lọc cũng chỉ dùng sinh họat chứ không ăn uống được.ngoài đó nước ngọt kéo từ đất liền vào hả thớt ?
Có cụ ơi, ở đảo nổi Đá Nam đây cụ này. có đoạn nông lắm, đứng có khi đến bắp chân thôi ấyCụ chủ có đến cái đảo nào mà mép đảo như một bãi biển trắng tinh, cái giống cát thực chất là bột san hô trắng tạo thành không ?
Cũng chả vô giá đâu , đến con ông đồng nát có cái chuồng gà ở Cầu Giấy và cả ông ấy thích là đi thôi , thậm chí còn khoe là toàn cưỡi trực thăng ra , khi đi còn mang rất nhiều rượu nhéCụ đừng hỏi tiền vì nó là vô giá
May có cụ nói thêm vấn đề nước non. Thế mà vãn có thánh chém như đúng rồi là hệ thống lọc nước biển đã được lắp trên các đảo và nước dùng thoải mái.Chủ yếu là dùng nước mưa cụ ạ. một số đảo có hệ thống lọc nhưng không hiệu quả lắm, kể cả nước lọc cũng chỉ dùng sinh họat chứ không ăn uống được.
Mùa mưa thì dùng nước tương đối thỏai mái, mùa khô thì ngày mỗi người chỉ được dùng 3 lít thôi cụ ạ
Nếu thiếu nước quá thì sẽ có tầu cấp nước. Nhưng theo như em được biết là nước cấp từ tầu cũng chỉ giải quyết một phần nhỏ nhu cầu, trong những khỏang thời gian cấp bách nhất thôi
Cụ Lông ở mãi bển kia bán cầu mà vẫn chém đều nhỉMay có cụ nói thêm vấn đề nước non. Thế mà vãn có thánh chém như đúng rồi là hệ thống lọc nước biển đã được lắp trên các đảo và nước dùng thoải mái.
Vâng. Nếu đi Trường Sa với tâm thế và suy nghĩ như thế, thì chuyến đi dù có vô giá, cũng vẫn vô nghĩa thôi cụ ạ!Cũng chả vô giá đâu , đến con ông đồng nát có cái chuồng gà ở Cầu Giấy và cả ông ấy thích là đi thôi , thậm chí còn khoe là toàn cưỡi trực thăng ra , khi đi còn mang rất nhiều rượu nhé
Thật Cảm động, Tự hào và Thiêng liêng! Cảm ơn cụ chủ đã chia sẻ những thông tin quý giá.
Tàu chuẩn bị nhổ neo rồi các cụ ạ.
Thú thật em không cầm được nước mắt. Các bạn chiến sĩ rất trẻ, phải nhận nhiệm vụ khi đã gần Tết
Các bạn ấy càng vui thì mình càng cảm động. Mỗi bạn 1 xô, 1 bao, sẵn sàng đi nhận nhiệm vụ, thương lắm
Ở cảng cũng mở mấy bài hát cảm động lắm
Thật ấm áp và thân thương!Xin lỗi các cụ nhiều. Em twf hôm về làm bù việc không có lúc nào để viết bài được. Không biết cuối năm bận rộn còn cụ nào lên of không ạ. Em hy vọng trong những ngày tết các cụ sẽ lại vào ủng hộ em ạ.
Giờ này em vẫn còn ở cơ quan, không còn cảm hứng làm việc trong cái thời giờ này nữa nên lên đây uống rưrụ với các cụ.
Nối tiếp câu chuyện ở Song Tử, có cụ hỏi em về chuyện đàn vịt. Vịt nước mặn Đại Xuyên, được giới thiệu là giống vịt có thể uống nước mặn. Nhưng thực sự ra được đến nơi để mà uống nước mặn thì cũng khó. Các bé ấy lử đử từ trên tầu, và xuống đến đảo thì chết khoảng 1/4.
Sau đó thì cũng nhiều bé yếu dần, lả dần. Có lẽ là nóng quá. Khi đi ở miền Bắc se lạnh rồi, vào đấy thì nóng như rang. Bà con nói cũng khó nuôi lắm. Em chỉ chộp được vài cái ảnh này, trước khi các bé bị đưa lên xe mang vào khu tăng gia.
Hải đăng trên Song Tử Tây, cao 36m, đèn chiếu xa 22 hải lý, là ngọn hải đăng lâu đời nhất trên Trường Sa. Cả quần đảo Trường Sa có 9 hải đăng, hầu hết hải đăng còn lại do công ty bảo đảm an tòan hàng hải biển đông xây dựng từ cách đây dưới 10 năm. Ngọn này xây năm 1993
Chùa ở Song Tử thì lại là một trong những ngôi chùa mới nhất, rộng nhất, đẹp nhất. Nhưng mà vì chùa rộng quá và hơi tách biệt, lại chưa nhiều cây xanh nên em cảm thấy không ấm cúng bằng chùa bên Nam Yết. ĐÓ là cảm giác thôi ạ. Còn ở chùa nào em cũng thấy yên bình cả
Bệnh xá ở Song Tử, một trong những bệnh xá hiện đại nhất trên Trường Sa
Do đặc thù công việc nên ở Song Tử em chỉ tập trung tìm hiểu về trường học. ảnh hải đăng và ảnh bệnh xá là của cô bé xinh xinh bên báo quảng ninh chụp. Bé ấy đây ạ, tên Linh
Lại nói về câu chuyện đi học trên đảo, gọi là trường, khang trang như vậy, nhưng chỉ có trên dưới 10 bé, đủ các tuổi, đủ các lớp. Thích học là cứ ngồi vào lớp thôi. Vì trên đảo chỉ có 7 hộ dân.
Trường có hai thầy giáo trẻ; Quyết và Mạnh, đều 8x đời cuối. Quyết thì vừa được tuyên dương nhà giáo tiêu biểu đợt 20.11.2016
Còn đây là Mạnh, Mạnh quê Cam Lâm, Khánh Hòa, ở đảo đã được 4 năm, hiền lành, và rất được học sinh yêu quý
Mạnh mới có người yêu trong đợt về phép vừa rồi. Khi em hỏi chuyện thì Mạnh rất vui, vì ra đảo 4 năm thì việc kiếm được người yêu cũng khó như mò kim đáy biển. Mạnh nhắc đến bạn gái với một giọng nói và ánh mắt đặc biệt.
Em có hỏi Mạnh vậy khi về các thầy cô có được ưu tiên gì không, Mạnh nói điều đó thì cũng chưa biết. Và khi hỏi tết đến Mạnh mong muốn điều gì, có muốn nhắn gửi gì cho gia đình không, thầy giáo trẻ đã phải rất cố gắng, nhưng vẫn không ngăn được những giọt nước mắt.
Nhưng em chỉ cảm thấy đó là sự cảm động, chân thành, hòan tòan không có một chút gì là hối tiếc hay ủy mị cả
Vì lớp có quá nhiều bé ở mọi tuổi, nên ngòai bộ bàn ghế của trường, thì còn phải có ghế con để ngồi thế này.
Bữa đầu bọn em dự kiến được ở Song Tử 3 ngày. Nhưng do lo bão qua, nên chỉ vào được một lúc rồi quay trở lại tầu. Ấn tượng ở điểm dừng chân đầu tiên là sự ấm áp, thân thương...