E nói là Thầu chính chịu trách nhiệm sau cùng cụ ah, dù là Nhật hay bên nào, e nói chung về quy định hợp đồng là vậy. Còn vụ TVGS là Nhật thì cụ biết rồi, có kỹ sư thường trú, giám đốc và một số vị trí key sẽ là người Nhật và họ sẽ chủ yếu quản lý và kiểm tra xác suất nếu có nghi ngờ về chất lượng, còn kỹ sư, giám sát viên ở dưới cũng là Việt cả thường thuê từ TEDI, TEDI South... cũng là ae mình cả. Họp thì báo cáo lên quản lý Nhật rất đúng, rất tốt đáp ứng yêu cầu, nhưng thực tế ở dưới với nhà thầu thì thường ae "tạo điều kiện" cho nhau và rất khó kiểm soát được, phần vì để đẩy nhanh việc và phần vì có lợi cho đôi bên mà đã ít nhiều có thể ảnh hưởng đến chất lượng. Mấy cái này cụ nào làm thi công thì quá hiểu vấn đề mà. E ko bào chữa cho ai cả, chỉ là nói thêm để các cụ hiểu là ko phải cứ Nhật là phải tuyệt đối chuẩn chỉ, ko có điểm sai hoặc thần thánh nào đó, bản thân vẫn luôn có những khâu dễ xảy ra sai xót.Cụ bảo lỗi của nhà thầu chính. Thế những công trình kia Nhật không phải nhà thầu chính à. Tư vấn giám sát cũng là Nhật chứ người Việt làm đâu.
Nhà cụ đang đổ mái mà sập giàn giáo thì lỗi do ai. Do nhà thầu và giám sát hay do cụ.
Làm nhà xong thì nứt dầm nứt cột là do chủ nhà à.
Xét cho cùng, mình cũng cần phải hiểu, họ sang đây cũng như mình xây nhà cho nhà hàng xóm, ko thể tâm huyết và trách nhiệm như xây nhà cho chính mình được. Nên mọi thứ họ cũng chỉ làm và tổ chức đến một mức độ nào đó, đủ đáp ứng các yc trong hợp đồng là được. Chính vì vậy, gần đây có những DN Việt nam làm tốt, có tiếng vang trong lĩnh vực này như Sơn Hải. Với ý nghĩa làm để tự hào là Nhà thầu Việt, làm để đóng góp những công trình tốt cho chính đất nước mình, bởi lợi thế là DN Việt nên quá thấu hiểu cơ chế, con người, cách thức làm việc ở môi trường Vn và sẽ hiệu quả hơn là thuê nước ngoài làm. Măt khác khi ko phải trả lương cho các chuyên gia nước ngoài,nên về mặt kinh tế cũng tiết kiểm được đáng kể nếu so cùng quy mô dự án.