[VHGT] Thế nào là Vượt xe? - thông tin tham khảo từ Luật gtđb CHLB Nga

Biển số
OF-2985
Ngày cấp bằng
5/1/07
Số km
4,748
Động cơ
630,619 Mã lực
Nơi ở
Cầu Sì goòng
Website
www.facebook.com
Theo em hiểu từ xưa đến giờ: Phần đường chỉ chia ra thành 2 là Phần đường dành cho xe cơ giới, ô tô, xe máy và Phần đường dành cho xe thô sơ và người đi bộ.
Em đánh dấu để xem tiếp.
Đúng như kụ nói, Luật gtđb hiện hành của VN chỉ quy định có 2 loại phần đường nêu trên.

Các khái niệm khác về phần đường đều chỉ mang tính "ngôn ngữ dân gian", không thuộc phạm trù quy định của luật gtđb, nên không được áp dụng với các vấn đề về gtđb.
 

anhtho

Xe ngựa
Biển số
OF-71045
Ngày cấp bằng
19/8/10
Số km
25,647
Động cơ
677,849 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Đúng như kụ nói, Luật gtđb hiện hành của VN chỉ quy định có 2 loại phần đường nêu trên.

Các khái niệm khác về phần đường đều chỉ mang tính "ngôn ngữ dân gian", không thuộc phạm trù quy định của luật gtđb, nên không được áp dụng với các vấn đề về gtđb.
Em nghĩ là nó cũng kô tới mức à uôm thế đâu. Chẳng may các cụ mà có va chạm là lại được chiếu luật nọ điều kia ngay thôi.
 

manhetit

Xe máy
Biển số
OF-174009
Ngày cấp bằng
27/12/12
Số km
77
Động cơ
342,370 Mã lực
Cháu thấy cái mợ gì hay đọc ở ngã tưu lúc giờ cao điểm là cấm vượt phải. Cháu đi xe máy muốn vượt thì thế nào ạ?
 

anhtho

Xe ngựa
Biển số
OF-71045
Ngày cấp bằng
19/8/10
Số km
25,647
Động cơ
677,849 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Cháu thấy cái mợ gì hay đọc ở ngã tưu lúc giờ cao điểm là cấm vượt phải. Cháu đi xe máy muốn vượt thì thế nào ạ?
Câu này hay. Xe máy mà muốn vượt trái là dễ va chạm. Vấn đề là đa số các con đường đều phân làn (hoặc phần đường): ô tô bên trái, xe máy bên phải, bởi vậy xe máy cứ vượt ô tô miễn là:đi đúng phần đường (phía bên phải) và đi đúng tốc độ.
Xe máy có đặc điểm là nhỏ, dễ luồn lách nên vượt phải cũng không nguy hiểm như 4b vuọt 4b. Tuy nhiên, nếu muốn vượt một 2b khác trên con phố/ngõ nhỏ thì tránh vượt phải vì khi nghe tiếng động, thường các xe có xu thế né về bên phải để tránh xe sau.
 
Biển số
OF-2985
Ngày cấp bằng
5/1/07
Số km
4,748
Động cơ
630,619 Mã lực
Nơi ở
Cầu Sì goòng
Website
www.facebook.com
Em nghĩ là nó cũng kô tới mức à uôm thế đâu. Chẳng may các cụ mà có va chạm là lại được chiếu luật nọ điều kia ngay thôi.
1- Nhờ kụ giúp nhà cháu, dẫn chứng bằng luật "luật nọ điều kia" để chứng minh trong luật gtđb có quy định các phần đường khác, khác với 2 phần đường "dành cho xe cơ giới lưu thông" và "phần đường dành cho xe thô sơ và người đi bộ lưu thông" với nhé.


2- Sự thực ở đây là trong Luật đã có định nghĩa, đã phân định rõ ràng giữa 2 khái niệm "phần đường" và "làn đường". Về "Phần đường" thì luật chia ra 2 loại, là Phần đường dành cho xe cơ giới, ô tô, xe máy và Phần đường dành cho xe thô sơ và người đi bộ.
Ngoài 2 loại phần đường đó ra, trong luật không hề quy định loại phần đường nào khác nữa.

Luật dùng khái niệm "Phần đường" để chia tách và điều chỉnh riêng rẽ cho 2 loại đối tượng không thể lưu thông chung với nhau là "các loại xe cơ giới" và "các "loại xe thô sơ và người đi bộ".
Do vậy luật mới xem là mắc lỗi khi đối tượng này đi nhầm vào phần đường dành cho đối tượng kia, vì đi nhầm như vậy có nguy cơ gây tai nạn rất cao, nên bị luật cấm.

Để tổ chức, chia tách giao thông cho các phương tiện cơ giới với nhau, luật dùng khái niệm "làn đường", dùng vạch kẻ chia làn đường. Trong Luật không hề có "vạch kẻ chia phần đường", hay "biển chỉ dẫn phân phần đường", v.v... như "khẩu ngữ dân gian" hay nói tắt như hiện nay.

Tuy nhiên trên thực tế nhiều xxx cố tình đánh lận, lẫn lộn giữa 2 khái niệm đó, để có thể phạt lái xe lỗi "sai phần đường quy định", khi thực ra lỗi chỉ có thể là "lưu thông không đúng làn đường", đó là chưa kể một lực lượng hùng hậu Dư luận viên tích cực tung hỏa mù trên các forum.
Nhiều bác tài không nắm rõ luật, vì thế cũng bị nhiễu thông tin theo các DLV.
 
Chỉnh sửa cuối:
Biển số
OF-2985
Ngày cấp bằng
5/1/07
Số km
4,748
Động cơ
630,619 Mã lực
Nơi ở
Cầu Sì goòng
Website
www.facebook.com
Câu này hay. Xe máy mà muốn vượt trái là dễ va chạm. Vấn đề là đa số các con đường đều phân làn (hoặc phần đường): ô tô bên trái, xe máy bên phải, bởi vậy xe máy cứ vượt ô tô miễn là:đi đúng phần đường (phía bên phải) và đi đúng tốc độ.
Xe máy có đặc điểm là nhỏ, dễ luồn lách nên vượt phải cũng không nguy hiểm như 4b vuọt 4b. Tuy nhiên, nếu muốn vượt một 2b khác trên con phố/ngõ nhỏ thì tránh vượt phải vì khi nghe tiếng động, thường các xe có xu thế né về bên phải để tránh xe sau.
Nhà cháu xin phép được bổ sung một chữ "mặt" trong còm của kụ ở trên, để tránh lẫn lộn.

Nhà cháu sẽ viết phần tô đậm ở trên là: "...miễn là: đi trên phần MẶT đường (phía bên phải)..."




Nếu muốn chính xác hơn chút nữa, có thể viết ."..miễn là: đi trên LÀN đường trong cùng (phía bên phải) ..."
 
Chỉnh sửa cuối:

pnew

Xe điện
Biển số
OF-111518
Ngày cấp bằng
5/9/11
Số km
4,513
Động cơ
434,730 Mã lực
1- Nhờ kụ giúp nhà cháu, dẫn chứng bằng luật "luật nọ điều kia" để chứng minh trong luật gtđb có quy định các phần đường khác, khác với 2 phần đường "dành cho xe cơ giới lưu thông" và "phần đường dành cho xe thô sơ và người đi bộ lưu thông" với nhé.
Căn cứ theo Luật GTDB có những phần đường được quy định:
- "Phần đường xe chạy" Đây là phần đường duy nhất được quy định bẳng một định nghĩa cụ thể còn các phần được khác được quy định qua cách diễn giải trong Luật.
- "Phần đường dành cho người đi bộ qua đường" (cụ lưu ý có chữ qua đường)
- "Phần đường dành cho người đi bộ" và "Phần đường dành cho xe đạp" được quy định qua câu này "Trong khi chuyển hướng, người lái xe, người điều khiển xe máy chuyên dùng phải nhường quyền đi trước cho người đi bộ, người đi xe đạp đang đi trên phần đường dành riêng cho họ,"
- "Phần đường dành cho người khuyết tật được quy định qua câu này "Công trình đường bộ xây dựng mới, nâng cấp và cải tạo phải bảo đảm tiêu chuẩn kỹ thuật và điều kiện an toàn giao thông cho người, phương tiện tham gia giao thông đường bộ, trong đó có người đi bộ và người khuyết tật. Đường đô thị xây dựng phải có hè phố, phần đường, cầu vượt, hầm và tổ chức giao thông cho người đi bộ, người khuyết tật đi lại an toàn, thuận tiện"
- .....


2- Sự thực ở đây là trong Luật đã có định nghĩa, đã phân định rõ ràng giữa 2 khái niệm "phần đường" và "làn đường". Về "Phần đường" thì luật chia ra 2 loại, là Phần đường dành cho xe cơ giới, ô tô, xe máy và Phần đường dành cho xe thô sơ và người đi bộ.
Ngoài 2 loại phần đường đó ra, trong luật không hề quy định loại phần đường nào khác nữa.

Luật dùng khái niệm "Phần đường" để chia tách và điều chỉnh riêng rẽ cho 2 loại đối tượng không thể lưu thông chung với nhau là "các loại xe cơ giới" và "các "loại xe thô sơ và người đi bộ".
Do vậy luật mới xem là mắc lỗi khi đối tượng này đi nhầm vào phần đường dành cho đối tượng kia, vì đi nhầm như vậy có nguy cơ gây tai nạn rất cao, nên bị luật cấm.

Để tổ chức, chia tách giao thông cho các phương tiện cơ giới với nhau, luật dùng khái niệm "làn đường", dùng vạch kẻ chia làn đường. Trong Luật không hề có "vạch kẻ chia phần đường", hay "biển chỉ dẫn phân phần đường", v.v... như "khẩu ngữ dân gian" hay nói tắt như hiện nay.

Tuy nhiên trên thực tế nhiều xxx cố tình đánh lận, lẫn lộn giữa 2 khái niệm đó, để có thể phạt lái xe lỗi "sai phần đường quy định", khi thực ra lỗi chỉ có thể là "lưu thông không đúng làn đường", đó là chưa kể một lực lượng hùng hậu Dư luận viên tích cực tung hỏa mù trên các forum.
Nhiều bác tài không nắm rõ luật, vì thế cũng bị nhiễu thông tin theo các DLV.
Cụ yêu cầu trích luật nhưng đôi khi lại trích không chính xác. Làm gì có "Luật đã có định nghĩa, đã phân định rõ ràng giữa 2 khái niệm phần đường và làn đường". Mà chỉ có định nghĩa về "phần đường xe chạy" thôi.
Như đã nói ở trên không phải tất cả các khái niệm đều phải định nghĩa rõ ràng, mà thường phải đọc để hiểu ra.
Một ví dụ cụ thể liên quan đến khái niệm của topic này là "vượt xe". Cụ thử tìm xem trong Luật có định nghĩa thế nào là vượt xe không. Điều 14 chỉ hướng dẫn cách vượt xe chứ không phải định nghĩa.
 

pnew

Xe điện
Biển số
OF-111518
Ngày cấp bằng
5/9/11
Số km
4,513
Động cơ
434,730 Mã lực
Nhà cháu xin phép được bổ sung một chữ "mặt" trong còm của kụ ở trên, để tránh lẫn lộn.

Nhà cháu sẽ viết phần tô đậm ở trên là: "...miễn là: đi trên phần MẶT đường (phía bên phải)..."




Nếu muốn chính xác hơn chút nữa, có thể viết ."..miễn là: đi trên LÀN đường trong cùng (phía bên phải) ..."
LÀN đường trong cùng nhiều khi không dành cho xe máy mà dành cho xe thô sơ.
 
Biển số
OF-2985
Ngày cấp bằng
5/1/07
Số km
4,748
Động cơ
630,619 Mã lực
Nơi ở
Cầu Sì goòng
Website
www.facebook.com
Căn cứ theo Luật GTDB có những phần đường được quy định:
- "Phần đường xe chạy" Đây là phần đường duy nhất được quy định bẳng một định nghĩa cụ thể còn các phần được khác được quy định qua cách diễn giải trong Luật.
- "Phần đường dành cho người đi bộ qua đường" (cụ lưu ý có chữ qua đường)
- "Phần đường dành cho người đi bộ" và "Phần đường dành cho xe đạp" được quy định qua câu này "Trong khi chuyển hướng, người lái xe, người điều khiển xe máy chuyên dùng phải nhường quyền đi trước cho người đi bộ, người đi xe đạp đang đi trên phần đường dành riêng cho họ,"
- "Phần đường dành cho người khuyết tật được quy định qua câu này "Công trình đường bộ xây dựng mới, nâng cấp và cải tạo phải bảo đảm tiêu chuẩn kỹ thuật và điều kiện an toàn giao thông cho người, phương tiện tham gia giao thông đường bộ, trong đó có người đi bộ và người khuyết tật. Đường đô thị xây dựng phải có hè phố, phần đường, cầu vượt, hầm và tổ chức giao thông cho người đi bộ, người khuyết tật đi lại an toàn, thuận tiện"
- .....




Cụ yêu cầu trích luật nhưng đôi khi lại trích không chính xác. Làm gì có "Luật đã có định nghĩa, đã phân định rõ ràng giữa 2 khái niệm phần đường và làn đường". Mà chỉ có định nghĩa về "phần đường xe chạy" thôi.
Như đã nói ở trên không phải tất cả các khái niệm đều phải định nghĩa rõ ràng, mà thường phải đọc để hiểu ra.
Một ví dụ cụ thể liên quan đến khái niệm của topic này là "vượt xe". Cụ thử tìm xem trong Luật có định nghĩa thế nào là vượt xe không. Điều 14 chỉ hướng dẫn cách vượt xe chứ không phải định nghĩa.

Ha ha...

Suy luận như kụ thì luật sư cũng phải bó tay thôi.
 
Biển số
OF-2985
Ngày cấp bằng
5/1/07
Số km
4,748
Động cơ
630,619 Mã lực
Nơi ở
Cầu Sì goòng
Website
www.facebook.com
Căn cứ theo Luật GTDB có những phần đường được quy định:
- "Phần đường xe chạy" Đây là phần đường duy nhất được quy định bẳng một định nghĩa cụ thể còn các phần được khác được quy định qua cách diễn giải trong Luật.
- "Phần đường dành cho người đi bộ qua đường" (cụ lưu ý có chữ qua đường)
- "Phần đường dành cho người đi bộ" và "Phần đường dành cho xe đạp" được quy định qua câu này "Trong khi chuyển hướng, người lái xe, người điều khiển xe máy chuyên dùng phải nhường quyền đi trước cho người đi bộ, người đi xe đạp đang đi trên phần đường dành riêng cho họ,"
- "Phần đường dành cho người khuyết tật được quy định qua câu này "Công trình đường bộ xây dựng mới, nâng cấp và cải tạo phải bảo đảm tiêu chuẩn kỹ thuật và điều kiện an toàn giao thông cho người, phương tiện tham gia giao thông đường bộ, trong đó có người đi bộ và người khuyết tật. Đường đô thị xây dựng phải có hè phố, phần đường, cầu vượt, hầm và tổ chức giao thông cho người đi bộ, người khuyết tật đi lại an toàn, thuận tiện"
- .....




Cụ yêu cầu trích luật nhưng đôi khi lại trích không chính xác. Làm gì có "Luật đã có định nghĩa, đã phân định rõ ràng giữa 2 khái niệm phần đường và làn đường". Mà chỉ có định nghĩa về "phần đường xe chạy" thôi.
Như đã nói ở trên không phải tất cả các khái niệm đều phải định nghĩa rõ ràng, mà thường phải đọc để hiểu ra.
Một ví dụ cụ thể liên quan đến khái niệm của topic này là "vượt xe". Cụ thử tìm xem trong Luật có định nghĩa thế nào là vượt xe không. Điều 14 chỉ hướng dẫn cách vượt xe chứ không phải định nghĩa.

Ha ha...

Suy luận như kụ thì luật sư cũng phải bó tay thôi.
Ha ha, chắc cụ là luật sư rồi
Kụ lại tưởng bở rồi.

Tất cả những dòng chữ đậm mà kụ muốn gọi là "các phần đường khác" thực ra chỉ là các vị trí cụ thể mà trong luật hiện hành đã gọi là "phần đường dành cho xe thô sơ và người đi bộ" mà thôi.

Nhà cháu chấm dứt tranh luận với kụ tại đây.
Nhà cháu sẽ đánh giá kụ cao hơn khi kụ tự mình tạo ra một thớt mới "có bao nhiêu phần đường?" để nêu quan điểm của kụ, cho các kụ khác được biết và cùng chém.
 

David Nguyen

Xe đạp
Biển số
OF-313622
Ngày cấp bằng
28/3/14
Số km
47
Động cơ
296,570 Mã lực
Nơi ở
Hà Đông, Hà Nội
Ở VN mình đã có bài viết chính thống nào về khái niệm vượt xe và vượt lên này chưa các cụ nhỉ?
Ý kiến của những người làm luật và trả lời của các chú xxx thì thế nào ạ
 

QuynhDuong

Xe hơi
Biển số
OF-182860
Ngày cấp bằng
1/3/13
Số km
186
Động cơ
337,060 Mã lực
Sao nhà cháu không xem được ảnh nhỉ? Cụ úp lại với chứ nhà cháu đọc không có hình không hiểu
 

bigradeon

Xe tải
Biển số
OF-147997
Ngày cấp bằng
4/7/12
Số km
214
Động cơ
367,440 Mã lực
Cám ơn Cụ đã cho anh em hiểu rõ.Nhưng như trường hợp vượt ở hình 3 thì bên Nga ko thấy kẻ đường 3 làn vạch đứt vậy nữa mà nó chia ra cứ khoảng 1km một bên hai làn và bên đối diện chỉ một làn có vạch liền phân chia.Tiếp đến km sau thì ngược lại.Do đó khi có nhu cầu vượt thì chỉ vượt ở những chỗ đường có hai làn.(Cụ nào hay lái xe Mát-Len thì rõ)
đường M10 thì do nó chỉ có một làn mỗi bên, nên từng đoạn quy định 500m, 900m, ... để các xe vượt nhau nếu đủ các yếu tố như ko có xe chiều ngược lại, vận tốc, tầm nhìn.... Các chỗ vượt xen kẽ nhau để các xe từ 2 hướng xuôi ngược thay phiên nhau vượt. Ví dụ ở km thứ 500+1 xe từ hướng Mos đi saint được vượt trong khoảng N mét, sau đó vài cây số lại có chỗ vượt cho hướng từ Saint về lại Mos.

còn cái TH 3 làn đường, em có nhớ ở khu sadovoe kolso, có vài đoạn cho vượt kiểu như thế, nó cũng mới áp dụng từ đâu khoảng 2009 thôi cũng xen kẽ vượt như M10, nhưng cụ thể phải yandex lại chứ lâu quá rồi
 
Biển số
OF-2985
Ngày cấp bằng
5/1/07
Số km
4,748
Động cơ
630,619 Mã lực
Nơi ở
Cầu Sì goòng
Website
www.facebook.com
Sao nhà cháu không xem được ảnh nhỉ? Cụ úp lại với chứ nhà cháu đọc không có hình không hiểu

Hôm nay nhà cháu mới có điều kiện ghé lại thớt này, mới biết hình trên trang gốc của Nga bị tèo. Nhà cháu đã post lại.

Nhà cháu sorry vì đã để các kụ chờ lâu.


Cám ơn Cụ đã cho anh em hiểu rõ.Nhưng như trường hợp vượt ở hình 3 thì bên Nga ko thấy kẻ đường 3 làn vạch đứt vậy nữa mà nó chia ra cứ khoảng 1km một bên hai làn và bên đối diện chỉ một làn có vạch liền phân chia.Tiếp đến km sau thì ngược lại.Do đó khi có nhu cầu vượt thì chỉ vượt ở những chỗ đường có hai làn.(Cụ nào hay lái xe Mát-Len thì rõ)
Hiện ở VN có Cao tốc Hà nội - Lào cai, đoạn từ Yên bái đi Lào cai, chỉ có 2 làn đường, mỗi chiều di chuyển có một làn đường. Sau một khoảng cách nhất định đường lại được làm rộng ra để các xe vượt nhau.

Nhà cháu nghĩ, Cục Đường bộ Vn nên áp dụng cách kụ nói, tức là tại các chỗ đường rộng để xe vượt nhau nên chia thành 3 làn, mỗi hướng di chuyển sẽ lần lượt có 2 làn để vượt xe. Tại đó xe chiều ngược lại không được vượt.


đường M10 thì do nó chỉ có một làn mỗi bên, nên từng đoạn quy định 500m, 900m, ... để các xe vượt nhau nếu đủ các yếu tố như ko có xe chiều ngược lại, vận tốc, tầm nhìn.... Các chỗ vượt xen kẽ nhau để các xe từ 2 hướng xuôi ngược thay phiên nhau vượt. Ví dụ ở km thứ 500+1 xe từ hướng Mos đi saint được vượt trong khoảng N mét, sau đó vài cây số lại có chỗ vượt cho hướng từ Saint về lại Mos.

còn cái TH 3 làn đường, em có nhớ ở khu sadovoe kolso, có vài đoạn cho vượt kiểu như thế, nó cũng mới áp dụng từ đâu khoảng 2009 thôi cũng xen kẽ vượt như M10, nhưng cụ thể phải yandex lại chứ lâu quá rồi
Hay quá, có các kụ đang sống làm việc tại Nga ghé thăm thớt và cho ý kiến.
Mong các kụ giúp giải thích một số câu hỏi, băn khoăn về luật Nga, được các kụ khác còm ở phần trên với nhé.
Спасибо большое.

P/s: kụ DuyThanhSNG và kụ Bigradeon có hay đến Arbat uống bia không?
Tấm hình "Vũ điệu thiên nga trên Arbat" này nhà cháu chụp lúc 9 giờ tối trên Arbat, một ngày tháng 6-2014.



.
 
Chỉnh sửa cuối:

DuyThanhSNG

Xe tăng
Biển số
OF-116401
Ngày cấp bằng
11/10/11
Số km
1,734
Động cơ
403,149 Mã lực
Hiện bên Nga tốc độ cho phép ở TP Mát là 80 km/ giờ tuy nhiên có thể chạy vượt quá 20km tức 100km/ giờ.Hôm nay tuyết bắt đầu rơi nhưng vẫn có thể chạy tốc độ này:
 
Biển số
OF-2985
Ngày cấp bằng
5/1/07
Số km
4,748
Động cơ
630,619 Mã lực
Nơi ở
Cầu Sì goòng
Website
www.facebook.com
Hiện bên Nga tốc độ cho phép ở TP Mát là 80 km/ giờ tuy nhiên có thể chạy vượt quá 20km tức 100km/ giờ.Hôm nay tuyết bắt đầu rơi nhưng vẫn có thể chạy tốc độ này:
Nhà cháu thấy, một trong những điểm bất cập của Luật gtđb Vn hiện tại là "số km ân huệ" quá nhỏ. Tốc độ phương tiện chí cần vượt quá 4 km/h so với tốc độ tối đa cho phép là đã bị bùm phạt rồi.

Với ô tô hiện đại hiện nay, rất khó điểu chỉnh chân ga để duy trì trong khoảng 4km/h. Muốn chắc ăn lại phải trừ hao, chạy thấp hơn mức tốc độ cho phép, vừa giảm độ thông xe, vừa gây bức xúc cho các xe chạy sau.

Trong khi các nước khác thì cho phép độ sai lệch cao hơn Vn, dễ điều chỉnh xe. Ví dụ, như kụ nói ở Moscow cho phép vượt 20km/h trên tốc độ tối đa 80 km/h. Các nước khác ở EU cũng cho du di nhiều hơn.
 
Chỉnh sửa cuối:

DuyThanhSNG

Xe tăng
Biển số
OF-116401
Ngày cấp bằng
11/10/11
Số km
1,734
Động cơ
403,149 Mã lực
Nhà cháu thấy, một trong những điểm bất cập của Luật gtđb Vn hiện tại là "số km ân huệ" quá nhỏ. Tốc độ phương tiện chí cần vượt quá 4 km/h so với tốc độ tối đa cho phép là đã bị bùm phạt rồi.

Với ô tô hiện đại hiện nay, rất khó điểu chỉnh chân ga để duy trì trong khoảng 4km/h. Muốn chắc ăn lại phải trừ hao, chạy thấp hơn mức tốc độ cho phép, vừa giảm độ thông xe, vừa gây bức xúc cho các xe chạy sau.

Trong khi các nước khác thì cho phép độ sai lệch cao hơn Vn, dễ điều chỉnh xe. Ví dụ, như kụ nói ở Moscow cho phép vượt 20km/h trên tốc độ tối đa 80 km/h. Các nước khác ở EU cũng cho du di nhiều hơn.
Đúng là ân huệ quá nhỏ.Nhỏ hơn cả một cái vẩy cổ tay.Néu đưa cả cánh tay ra thì sai số chắc lên tới hơn 10 km.
 

trongc

Xe tăng
Biển số
OF-62264
Ngày cấp bằng
19/4/10
Số km
1,948
Động cơ
459,168 Mã lực
không chỉ luật đường bộ, mà cái "rừng luật" ở VN chả cái nào ra cái nào, suốt ngày cải biên, cải tổ, bổ sung, thay thế. Trong khi đó các nước phát triển hơn người ta đi trước mình bao nhiêu, luật người ta rành rành, k chịu học hỏi gì, cứ thích tự nghĩ ra luật, nghị định để thí điểm sau thấy k phù hợp lại bỏ, đúng là rỗi việc quá mà.
Ra nước ngoài thì toàn học hỏi mấy cái ăn chơi đua đòi, chơi bời trác táng, tiêu tiền là nhanh, còn những cái văn minh, lịch sự, cần cù, chịu khó, làm thế nào để kiếm tiền chân chính, cho đất nước phát triển thì chả thấy học được đếc h gì. Lẽ ra mỗi lần tổ chức đi tham quan học hỏi nước bạn, phải bắt mấy ông được đi đó viết 1 bài thu hoạch xem học hỏi được gì qua chuyến đi, áp dụng vào thực tế nước nhà như thế nào, rồi cho làm thí điểm, nếu thí điểm được tốt thì lần tới cho đi tiếp, còn không làm được bài, hay bài không thực tế, hay áp dụng vào thực tiễn không phát triển thì bắt nộp lại toàn bộ lệ phí của chuyến đi tham quan học hỏi để người sau đi tiếp.
 

trongc

Xe tăng
Biển số
OF-62264
Ngày cấp bằng
19/4/10
Số km
1,948
Động cơ
459,168 Mã lực
Nhà cháu thấy, một trong những điểm bất cập của Luật gtđb Vn hiện tại là "số km ân huệ" quá nhỏ. Tốc độ phương tiện chí cần vượt quá 4 km/h so với tốc độ tối đa cho phép là đã bị bùm phạt rồi.

Với ô tô hiện đại hiện nay, rất khó điểu chỉnh chân ga để duy trì trong khoảng 4km/h. Muốn chắc ăn lại phải trừ hao, chạy thấp hơn mức tốc độ cho phép, vừa giảm độ thông xe, vừa gây bức xúc cho các xe chạy sau.

Trong khi các nước khác thì cho phép độ sai lệch cao hơn Vn, dễ điều chỉnh xe. Ví dụ, như kụ nói ở Moscow cho phép vượt 20km/h trên tốc độ tối đa 80 km/h. Các nước khác ở EU cũng cho du di nhiều hơn.
E hết rượu để mời lại cụ :D
Nói về độ sai lệch tốc độ cho phép, e nghĩ quy định vượt quá 5km/h là rất ấu trĩ. Nó phải tùy vào từng tốc độ mà cho sai lệch khác nhau chứ. Ví như gặp biển hạn chế 40km/h, giữa 40km/h và 50km/h nó là cả 1 vấn đề, chỉ cần nhích 1 xíu chân ga là nó đã lên 50, thậm chí 60km/h ngay. Tốc độ 40 và 50 vơi cảm nhận của lái xe nó khác nhau rất nhiều. Nhưng nếu đang chạy ở 80km/h thì giữa 80 và 90km/h cũng không hơn là bao, mà nhích thêm 1 ít chân ga (như nhích ở tốc độ 40km/h) nó cũng không lên ngay từ 80 thành 90 được, đúng hơn là chẳng lên được bao nhiêu. Nên theo e với tốc độ càng thấp thì sai lệch phải cho nhiều thì mới ổn. Tuy nhiên phải áp dụng thêm hình thức trong giới hạn sai lệch thì nhắc nhở, và nếu trong 1 ngày mà bị nhắc nhở 3 lần cùng 1 lỗi vượt (tại 1 vị trí hay nhiều vị trí) thì phải phạt nặng và tịch thu bằng học lại luật (để tránh lạm dụng vượt quá tốc độ và chạy ẩu)
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top