[Thảo luận] Thế nào là "Nhường đường" - Tham khảo 6 quy tắc nhường đường của New Zealand

Biển số
OF-2985
Ngày cấp bằng
5/1/07
Số km
4,799
Động cơ
630,366 Mã lực
Nơi ở
Cầu Sì goòng
Website
www.facebook.com
Bẩm các kụ mợ,

Thực tế xem xét giáo trình đào tạo lái xe tại VN cho thấy phần "nhường đường" trong giáo trình hiện hành được trình bày khá đơn giản, chỉ đưa ra một vài nguyên tắc, ví dụ khẩu quyết "nhất trước, nhì ưu, tam đường, tứ phải", nhưng không phân tích thấu đáo, không đưa ra trích dẫn luật cụ thể để chứng minh cho khẩu quyết trên.

Từ đó việc lái xe hiểu không rõ ràng, chính xác các quy định của luật về thế nào là nhường đường, việc phần lớn các lái xe luôn tranh thủ chêm ga tăng tốc khi vào giao cắt, với mục đích vào giao cắt trước để được "nhất trước", tự giành quyền ưu tiên đi trước, phớt lờ quy định của luật "khi đến giao lộ phải giảm tốc độ"...

Trên OF đã có một số thớt trao đổi về "nhường đường". Các kụ trao đổi rôm rả, và như thường thấy trên OF, mỗi kụ nêu một ý kiến, không ai giống ai.


Nay nhà cháu xin lập thớt này, đăng nội dung bài phỏng dịch về 6 quy tắc nhường đường của New Zealand, với mục đích cung cấp thêm thông tin về chủ đề "thế nào là nhường đường?" Để chúng ta cùng tham khảo.

Thớt này gồm 2 phần

Phần 1: Một số còm của các kụ nêu trong thớt của kụ Suzu37.

Phần 2: Thông tin về 6 quy tắc nhường đường của New Zealand.



Xin cảm ơn các kụ đã ghé thăm thớt và đóng góp ý kiến cùng nhà cháu nhé.



(Còn nữa ... xem Tiếp 1)
 
Biển số
OF-2985
Ngày cấp bằng
5/1/07
Số km
4,799
Động cơ
630,366 Mã lực
Nơi ở
Cầu Sì goòng
Website
www.facebook.com
(Tiếp ...1)


Phần 1: Trích dẫn một số còm của các kụ nêu trong thớt của kụ Suzu37


Nhất trót_nhì ưu_tam đường _ tứ phải . Nhưng ở vn mình thì nhìn nhau mà đi thôi . Bị va chạm ai cũng khổ
Theo luật thì chỉ dẫn tại giao lộ sẽ sắp xếp như sau
-Tín hiệu điều khiển trực tiếp của cảnh sát hoặc nguời huớng dẫn giao thông có thẩm quyền
-Tín hiệu đèn điều khiển giao thông
- Biển báo hoặc các chỉ dẫn bằng chữ hoặc hình ảnh
- Quy tắc phải truớc, trái sau
Tức là ở đuờng đồng cấp, ko có cảnh sát, ko có đèn, ko có biển báo thì lái xe tuân thủ quy tắc thứ 4. Nguời đi qua giao lộ sẽ fải nhuờng nguời bên fải mình truớc. Nhưng thực tế ở vn ko ai nhớ nhièu đến quy tắc này vì biển báo lộn xộn, đuờng xá phân cấp ko rõ ràng, xxx bắt láo và lạm quuyền, ý thức giao thông của các lx ko có, cứ cua là chém đuờng để đi cho nhanh nên quy tắc thứ 4 này gần như ko tồn tại. Chỉ có cãi nhau, xe to đền xe bé, quen biết ra truớc..... Buồn

Nếu thỏa mãn những điều kiện bạn đầu cụ đưa ra thì:
- Vào nút sau nhường vào trước.
- Nếu cùng vào thì nhường bên phải.
Như em đã nói ở trên, luật ko quy định cụ thể phải nhường trước khi đến giao lộ hay trong giao lộ. Nhưng nguyên tắc nhường xe đi bên phải có thể hiểu như 1 quy tắc chung (giống như quy tắc đi bên phải) cho các tình huống mà các xe từ các hướng khác nhau có thể gặp nhau tại 1 điểm trong giao lộ. Áp dụng quy tắc này khi các xe cùng vào giao lộ, phải luôn chủ động nhường và cắt phía sau đuôi xe đi bên phải. Nếu tất cả đều quán triệt 1 quy tắc như vậy sẽ trật tự an toàn hơn. Thực tế thì quy tắc này hầu như 2b ít biết hoặc biết nhưng ko thực hiện, chuyên tìm cách cắt đầu nhau hoặc cắt đầu ô tô tại giao lộ nên mới hay xảy ra tai nạn.


Một khi các kụ cùng đồng ý với nhau thế nào là "nơi đường giao nhau", thế nào là "nhường xe", thì mới có thể trao đổi tiếp thế nào là nhường xe từ bên phải tới. Nếu không, việc trao đổi chỉ mất thời gian.
...

Do vậy, nếu trong Luật Vn chưa có định nghĩa thế nào là "nhường xe", thì Luật VN phải bổ sung định nghĩa đó, "theo tinh thần định nghĩa "nhường xe" của Vn không được trái với định nghĩa "nhường xe" nêu tại Công ước Viên 1968".
Cụ thể như sau:

http://www.otofun.net/threads/778350-cau-hoi-cu-rich-luat-co-buoc-xe-dang-trong-giao-lo-phai-nhuong-xe-den-tu-ben-phai-k

(Còn nữa .... Xem Tiếp 2)
 
Chỉnh sửa cuối:
Biển số
OF-2985
Ngày cấp bằng
5/1/07
Số km
4,799
Động cơ
630,366 Mã lực
Nơi ở
Cầu Sì goòng
Website
www.facebook.com
(Tiếp 2)

Phần 2:
Thông tin tham khảo về 6 quy tắc nhường đường của New Zealand.



Ghi chú: Nhằm minh hoạ sa hình theo cách hiểu truyền thống của hệ thống giao thông Tay lái thuận tại Việt nam, trong tài liệu này, có 3 vị trí mà từ "phải" trong văn bản gốc đã được đổi thành từ "TRÁI", 2 vị trí mà từ "trái" được đổi thành từ "PHẢI", 6 hình vẽ cũng được lật ngược, đổi chữ "phải" thành "TRÁI" một cách tương ứng.

[Phỏng dịch]

Hai trong số các quy tắc về nhường đường tại New Zealand đã thay đổi

Cập nhật: 25 / 2 / 2012
Nguồn: www.giveway.govt.nz
Link: Link: http://www.giveway.co.nz/new-giveway-rules

Với mục đích giúp lưu thông an toàn hơn, tại New Zealand đã thay đổi 2 trong số các quy tắc về nhường đường. Các thay đổi này bắt đầu có hiệu lực từ 5 giờ sáng ngày 25-3-2012.

Các thay đổi này được áp dụng đối với tất cả những người điều khiển ô tô, mô tô, xe đạp, người cưỡi ngựa, người đi bộ. Hãy tìm hiểu kĩ quy tắc mới để biết cách xử lí tình huống đúng luật.

Những quy tắc nhường đường nào đã thay đổi từ 5 giờ sáng ngày 25-3-2012?

Có 2 quy tắc về nhường đường sau đây đã thay đổi.

Thay đổi 1: Xe rẽ PHẢI được ưu tiên hơn rẽ TRÁI

Từ 5 giờ sáng ngày 25-3-2012, luật quy định mọi phương tiện rẽ phải bắt buộc phải nhường đường cho các phương tiện rẽ PHẢI trên chiều xe ngược lại. Quy tắc này được áp dụng tại các giao cắt, các ngã 3 (giao cắt chữ T) và các đường nội bộ, khi 2 phương tiện đối diện nhau mà không có cắm biển báo hay tín hiệu gì, hoặc có biển báo hay tín hiệu giống nhau.

Dưới đây là ví dụ về một số trường hợp thường gặp, nơi sẽ áp dụng quy tắc mới về nhường đường. Trong từng sa hình dưới đây, xe màu ĐỎ có mũi tên đứt phải nhường đường cho xe màu XANH có mũi tên liền:



a) Hai xe đối diện nhau mà không có biển báo hay tín hiệu gì (không xe nào bị hạn chế). Xe rẽ TRÁI bắt buộc phải nhường đường (xem Hình #1, Hình #2)


Hình #1:




Hình #2:




b) Hai xe đối diện nhau, có biển "Nhường đường" (xem Hình #3)

Hình #3:



c) Trước mặt cả 2 xe có biển "Dừng xe" (xem Hình #4)

Hình #4:




d) Trước mặt cả 2 xe có tín hiệu đèn màu Xanh (xem Hình #5)

Hình #5:




Thay đổi 2: Tại ngã 3 (giao cắt chữ T) không có điều khiển.

('Không có chỉ huy' là khi không có biển báo hay tín hiệu đèn để chỉ dẫn cho lái xe biết cần phải làm gì).

Tại ngã 3 không có chỉ huy, tất cả các phương tiện trên nhánh cụt (nhánh đứng, chân của chữ T) buộc phải nhường đường cho các phương tiện lưu thông trên nhánh đi tiếp (nhánh ngang, trên đầu chữ T). Quy tắc này biến các ngã 3 không có chỉ huy thành các ngã 3 có cắm biển báo "Dừng xe" hoặc "Nhường đường" trên nhánh cụt. Trong từng sa hình dưới đây, xe màu ĐỎ có mũi tên đứt trên nhánh cụt phải nhường đường cho xe màu XANH có mũi tên liền (xem Hình #6)

Hình #6:




Quy tắc mới này cũng được áp dụng tại các đường nội bộ không có chỉ huy, ví dụ tại siêu thị, bệnh viện. Kể từ 5 giờ sáng ngày 25-3-2012, phương tiện đi ra từ các đường nội bộ bắt buộc phải nhường đường cho tất cả các phương tiện lưu thông trên đường bộ.

Mọi phương tiện đi vào đường nội bộ hoặc đi ra từ đường nội bộ bắt buộc phải tiếp tục nhường đường cho người đi bộ đang di chuyển trên phần đường dành cho họ, nhường đường cho người đi xe đạp và đi bộ đang di chuyển trên phần đường dành cho xe đạp hay trên đường đi chung. Từ đường nội bộ rẽ vào đường bộ, lái xe không được chặn ngang đường đi bộ ngay trước mặt người đi bộ, người đi xe đạp.


(Còn nữa... Xem Tiếp 3)

.
 
Chỉnh sửa cuối:
Biển số
OF-2985
Ngày cấp bằng
5/1/07
Số km
4,799
Động cơ
630,366 Mã lực
Nơi ở
Cầu Sì goòng
Website
www.facebook.com
(Tiếp 3)

Có phải tất cả các quy tắc nhường đường tại giao cắt đều bị thay đổi?

Không. Các biển báo, đèn tín hiệu được gắn tại các giao cắt để chỉ dẫn cho người tham gia giao thông biết cần phải làm gì, không có gì thay đổi. Người tham gia giao thông vẫn phải tiếp tục tuân thủ biển báo, đèn tín hiệu như trước.

Các quy tắc nhường đường sau đây vẫn giữ nguyên không đổi:

3- Khi lưu thông tại giao lộ có cắm biển "Dừng lại", lái xe phải dừng xe trước biển, nhường quyền ưu tiên cho tất cả các phương tiện khác.
4- Khi lưu thông tại giao lộ có cắm biển "Nhường đường", lái xe phải nhường đường cho tất cả các phương tiện khác, trừ các phương tiện trên nhánh có cắm biển "Dừng xe".

5- Khi rẽ, lái xe phải nhường đường cho tất cả những phương tiện nào không rẽ.
Ghi chú: Nếu mặt đường có kẻ vạch đường tim, phương tiện được coi là rẽ nếu phương tiện đó rời bỏ tuyến đi của đường tim đó. Nếu phương tiện di chuyển theo tuyến đi của đường tim trên mặt đường, thì phương tiện đó được coi là không rẽ.

6- Khi tất cả các quy tắc nhường đường khác (hoặc biển báo, hoặc tín hiệu đèn) không xác định phương tiện nào phải nhường đường, thì áp dụng quy tắc nhường đường cho xe đi từ bên phải đến. (Ví dụ, trường hợp tại giao cắt có tín hiệu đèn nhưng tín hiệu đèn bị trục trặc, tất cả mọi hướng đường đều có đèn vàng nhấp nháy).

Cần nhớ rằng cả 4 quy tắc nhường đường nêu trên (đánh số 3, 4, 5, 6) không có gì thay đổi, nhưng kể từ 5 giờ sáng ngày 25-3-2012 các quy tắc trên sẽ được áp dụng cùng 2 quy tắc nhường đường mới "Xe rẽ PHẢI được ưu tiên hơn rẽ TRÁI", "nhường đường tại ngã 3 không có điều khiển" (đã nêu tại phần đầu trang này).


Quy tắc nhường đường tại vòng xuyến có thay đổi gì không?

Không. Khi bắt đầu vào vòng xuyến, lái xe tiếp tục phải tuân thủ quy tắc nhường đường cho mọi phương tiện nào sẽ cắt ngang tuyến di chuyển của xe mình từ phía bên TRÁI đến.


(Hết)
 
Chỉnh sửa cuối:

Bobby Car

Xe tăng
Biển số
OF-84372
Ngày cấp bằng
6/2/11
Số km
1,040
Động cơ
419,280 Mã lực
Em hóng ,nói chung biển báo ko hợp lý thì nó thế ,làm gì có chuyện nhường đường, cứ đường chính mà đi khổ nỗi ông nào cũng muốn đi trước .
Cái ngã tư to tổ bố ông ở đường phụ lao ra như tên bắn thì còn nói chuyện gì nữa, cái nữa là toàn mua bằng .
 

thuyphongthanh

Xe lăn
Biển số
OF-190452
Ngày cấp bằng
19/4/13
Số km
12,788
Động cơ
441,173 Mã lực
Hỏi cụ sgb345 cái này: New Zealand chạy bên trái theo kiểu Ăng-lê thì các nguyên tắc của nó chắc chắn sai khác so với kiểu đi bên phải của mình, có đúng không ạ ?
 

VW Golf

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-24533
Ngày cấp bằng
21/11/08
Số km
23,486
Động cơ
727,956 Mã lực
Hỏi cụ sgb345 cái này: New Zealand chạy bên trái theo kiểu Ăng-lê thì các nguyên tắc của nó chắc chắn sai khác so với kiểu đi bên phải của mình, có đúng không ạ ?
Bác ko để ý là Ảnh đều được xoay ngược rồi à??
Bác đọc dòng chữ English phía trên ảnh ấy: New rule from 25 March 2012.
 

thuyphongthanh

Xe lăn
Biển số
OF-190452
Ngày cấp bằng
19/4/13
Số km
12,788
Động cơ
441,173 Mã lực
Ảnh thì xoay ngươc nhưng các qui tắc mà bác chủ diễn giải có được " edit" ngược lại không ?
Bác ko để ý là Ảnh đều được xoay ngược rồi à??
Bác đọc dòng chữ English phía trên ảnh ấy: New rule from 25 March 2012.
 

suzu37

Xe container
Biển số
OF-307122
Ngày cấp bằng
9/2/14
Số km
5,503
Động cơ
357,338 Mã lực
- Nó cũng giống luật của ta thôi, khi cùng chuẩn bị vào giao lộ không điều khiển hoặc đồng cấp không điều khiển, không vòng xuyến thì phải nhường xe đang ở phía bên phải cũng chuẩn bị đến.

- Về việc đã đi thong thả và vào giao lộ (giao cắt) rồi thì đi tiếp, không phải nhường xe sắp vào giao lộ, kể cả xe ưu tiên (ngoại trừ có tín hiệu loa yêu cầu dừng lại). Đây cũng là cách thức để tránh tối đa xung đột trong việc tổ chức giao thông trên cùng một mặt phẳng.

(Ở hai thớt kia em đã nhấn mạnh điểm: không bàn chuyện phi nhanh để vào giao lộ trước để được đi trước; cái đáng luận ở đây là hành vi đúng luật).
 

suzu37

Xe container
Biển số
OF-307122
Ngày cấp bằng
9/2/14
Số km
5,503
Động cơ
357,338 Mã lực
Thực ra với thớt này, cụ chủ cần bổ sung khái niệm rất quan trọng, thế nào là nhường đường (give way) và nhường đường thì giải quyết được những gì. Có như thế thì thớt sẽ có ích hơn.
 

Main_GSM

Xe tăng
Biển số
OF-345385
Ngày cấp bằng
4/12/14
Số km
1,124
Động cơ
281,626 Mã lực
Đọc xong em thấy ở VN toàn lái xe ẩu thôi ạ.
 
Biển số
OF-2985
Ngày cấp bằng
5/1/07
Số km
4,799
Động cơ
630,366 Mã lực
Nơi ở
Cầu Sì goòng
Website
www.facebook.com
Ảnh thì xoay ngươc nhưng các qui tắc mà bác chủ diễn giải có được " edit" ngược lại không ?
Kụ chẳng đọc kĩ gì cả. Ở trên nhà cháu đã nói là trong bài cũng đã đổi 9 chữ phải thành chữ TRÁI, đổi 2 chữ trái thành PHẢI cho hợp cách hiểu bên mình.
Riêng nguyên tắc "vào giao lộ thì nhường xe đi từ bên phải tới" thì ở cả 2 kiểu Đi theo Tay lái nghịch và Đi theo tay lái thuận đều giống nhau, tức là cả họ và ta nhường xe đi từ bên phải tới.

- Nó cũng giống luật của ta thôi, khi cùng chuẩn bị vào giao lộ không điều khiển hoặc đồng cấp không điều khiển, không vòng xuyến thì phải nhường xe đang ở phía bên phải cũng chuẩn bị đến.

- Về việc đã đi thong thả và vào giao lộ (giao cắt) rồi thì đi tiếp, không phải nhường xe sắp vào giao lộ, kể cả xe ưu tiên (ngoại trừ có tín hiệu loa yêu cầu dừng lại). Đây cũng là cách thức để tránh tối đa xung đột trong việc tổ chức giao thông trên cùng một mặt phẳng.

(Ở hai thớt kia em đã nhấn mạnh điểm: không bàn chuyện phi nhanh để vào giao lộ trước để được đi trước; cái đáng luận ở đây là hành vi đúng luật).
Nhà cháu đồng ý với quan điểm của kụ ở gạch đầu dòng thứ nhất.

Ở gạch đầu dòng thứ 2: nhà cháu theo quan điểm vẫn phải tuân thủ nguyên tắc nhường đường cho xe đang chạy đến từ bên phải, áp dụng trên toàn bộ mặt bằng hình thành giao cắt đó. Vì 3 lí do sau:

1- Giữa giao cắt không ai còn nhớ được xe nào vào giao cắt trước, xe nào vào sau, nên không thể dựa vào tiêu chí xe vào giao lộ trước để quyết định nhường đường.
Nếu vẫn áp dụng nguyên tắc nhường xe bên phải đến, khi thấy sắp đâm nhau, xe bên trái biết mình sai, sẽ chủ động nhường cho xe bên phải tới, chủ động tránh tai nạn.
Khi tai nạn xảy ra, csgt không thể xác định xe nào vào giao lộ trước để phân xử đúng sai. Nếu trong giao lộ vẫn áp dụng nguyên tắc nhường xe bên phải tới, khi tai nạn xảy ra csgt có ther xác định xe đúng sai rất dễ dàng, tránh được chuyện chạy án, kết quả là xe nào cũng sai, chỉ xxx đúng.


2- luật được sinh ra để điều tiết giao thông, giúp tăng lưu luơng xe lưu thông, giảm tai nạn.
Vì vậy, không có lí do gì để luật chỉ quy định phải tuân thủ nhường đường cho xe bên phải tại các vị trí xe không bao giờ đâm nhau (trước khi vào giao lộ), trong khi ở trong giao lộ (không có điều khiển) là nơi các xe hay đâm nhau nhất thì nguyên tắc nhường đường bên phải, và những nguyên tắc khác, lại không được áp dụng, để mặc cho các xe đâm nhau.

3- Sớm hay muộn, luật Vn sẽ phải được hiểu và thực hành như quy định trong Công ước Viên.

Theo Công ước Viên, nhường đường là đi sao đó để xe được nhường không phải vì xe mình mà phải đột ngột thay đổi hướng đi, đột ngột thay đổi tốc độ.
Việc thay đổi hướng đi hay thay đổi tốc độ của xe được nhường chỉ xảy ra khi xe đó đang di chuyển trong phạm vi giao cắt.

Nghĩa là khi thấy có xe đi bên phải tới, nếu mình thấy họ vẫn ở xa thì mình tiếp tục di chuyển.
Nếu thấy họ ở khoảng cách không quá xa, nếu thấy xe mình tiếp tục nhấn ga đi mà xe từ bên phải đến phải bẻ lái hoặc phải phanh đột ngột thì mình phải nhường xe đó bàng cách mình phanh lại cho họ đi ngang trước mặt xe mùnh, mình vòng phía sau họ mà đi.
Tuân thủ nguyên tắc đó sẽ cho phép tăng tốc độ di chuyển trên đường lên cao hơn nhiều. Sẽ không rùa bò vì xe nọ chẹt đầu bắt xe kia phải phanh lại, cả làng cùng rùa như hiện nay.



Thực ra với thớt này, cụ chủ cần bổ sung khái niệm rất quan trọng, thế nào là nhường đường (give way) và nhường đường thì giải quyết được những gì. Có như thế thì thớt sẽ có ích hơn.
Luật Vn chưa có định nghĩa thế nào là nhường đường, kụ à. Nhưng các bác nhà mình chắc sẽ sớm bổ sung thoii. Nếu không, giao thông nước mình ngày càng khác người, ngày càng loạn xị, tai nạn tăng cao.

Tuy nhiên, thế giới đá có định nghĩa thống nhất "thế nào là nhường đường" nêu cụ thể tại Công ước Viên 1968 về Giao thông đb và Biển báo hiệu gtđb, các nước thành viên Công ước có trách nhiệm tuân thủ.

Chính phủ VN mới ký công nhận áp dụng Công ước Viên 1968. Chắc chắn Bộ gtvt sẽ sớm có sửa đổi bổ sung luật gtđb, ĐL báo hiệu đb cho phù hợp với các quy định của Công ước Viên. Cách hiểu ghi trong luật của Vn sẽ không được trái với định nghĩa "nhường đường" của Công ước Viên, mà nhà cháu đã úp ở còm #2 thớt này.

sgb345sgb345

.
 
Chỉnh sửa cuối:
Biển số
OF-2985
Ngày cấp bằng
5/1/07
Số km
4,799
Động cơ
630,366 Mã lực
Nơi ở
Cầu Sì goòng
Website
www.facebook.com
Hôm nay nhà cháu xin lôi cái thớt này lên, và bổ sung thêm một số thông tin như sau:

1- Xin mời các kụ mợ tham khảo lại quy định của CƯV và của thế giới về "thế nào là nhường đường" (xem hình minh hoạ)

Theo CƯV, nói nôm na là, nếu các kụ phải nhường đường thì các kụ phải điều khiển xe như thế nào đó để "không làm cho các phương tiện trên đường ưu tiên phải phanh xe hoặc đánh lái đột ngột để tránh các kụ".

Chứ không hề có chuyện xe trên đường không ưu tiên được tranh nhau vào giao lộ trước để chiếm lợi thế "xe tôi đã vào giao lộ trước" rồi bắt xe trên đường ưu tiên phải phanh lại hoặc phải đánh lái để tránh các kụ đâu.

Nhỡ xe trên đường ưu tiên không phanh kịp thì lại khổ cả đời.

2- Nguyên tắc nhường đường được các nước văn minh tuân thủ nghiêm túc như trong clip này:

Tại giây :39 có 2 xe xanh A và B đi đến giao lộ. Dù đã đến giao lộ trước, nhưng 2 xe này vẫn dừng lại trước giao lộ, chờ những 20 giây để cho xe đỏ trên đường ưu tiên được đi qua trước.
Các xe xanh A và B trên đường không ưu tiên đã bắt đầu dừng lại chờ từ khi chưa thấy xe trên đường ưu tiên xuất hiện cơ.

Chứ không phải như ở Vn mình, khi xe trên "đường không ưu tiên" đến gần giao cắt thì tăng ga lao vào giao cắt để tranh giành vị thế "nhất chớm", để có lý do đòi "ai vào giao cắt trước thì được đi trước" như nhiều kụ vẫn đang ngộ nhận đâu. Khi tai nạn xảy ra thì cãi nhau xem ai vào giao cắt trước, ai vào giao cắt sau.




---------------

Minh hoạ: quy định về Nhường đường trong CƯV


 
Chỉnh sửa cuối:

trungkien1919

Đi bộ
Biển số
OF-543935
Ngày cấp bằng
1/12/17
Số km
3
Động cơ
161,630 Mã lực
Tuổi
36
Bẩm các kụ mợ,

Thực tế xem xét giáo trình đào tạo lái xe tại VN cho thấy phần "nhường đường" trong giáo trình hiện hành được trình bày khá đơn giản, chỉ đưa ra một vài nguyên tắc, ví dụ khẩu quyết "nhất trước, nhì ưu, tam đường, tứ phải", nhưng không phân tích thấu đáo, không đưa ra trích dẫn luật cụ thể để chứng minh cho khẩu quyết trên.

Từ đó việc lái xe hiểu không rõ ràng, chính xác các quy định của luật về thế nào là nhường đường, việc phần lớn các lái xe luôn tranh thủ chêm ga tăng tốc khi vào giao cắt, với mục đích vào giao cắt trước để được "nhất trước", tự giành quyền ưu tiên đi trước, phớt lờ quy định của luật "khi đến giao lộ phải giảm tốc độ"...

Trên OF đã có một số thớt trao đổi về "nhường đường". Các kụ trao đổi rôm rả, và như thường thấy trên OF, mỗi kụ nêu một ý kiến, không ai giống ai.


Nay nhà cháu xin lập thớt này, đăng nội dung bài phỏng dịch về 6 quy tắc nhường đường của New Zealand, với mục đích cung cấp thêm thông tin về chủ đề "thế nào là nhường đường?" Để chúng ta cùng tham khảo.

Thớt này gồm 2 phần

Phần 1: Một số còm của các kụ nêu trong thớt của kụ Suzu37.

Phần 2: Thông tin về 6 quy tắc nhường đường của New Zealand.



Xin cảm ơn các kụ đã ghé thăm thớt và đóng góp ý kiến cùng nhà cháu nhé.



(Còn nữa ... xem Tiếp 1)
tôi đồng ý với quan điểm xe vào trước được đi trước là sia lầm, dễ gây tai nạn. Và nó không hề hợp lý nếu như phân tích kỹ. cái chúng ta xem trên sa hình là đường có vạch dừng trước nơi giao nhau, nhưng tại các đường trong thực tế thì làm gì có cái vạch đấy thì người lái xe căn cứ vào đâu để cho rằng mình vào trc?
 

trungkien1919

Đi bộ
Biển số
OF-543935
Ngày cấp bằng
1/12/17
Số km
3
Động cơ
161,630 Mã lực
Tuổi
36
tôi đồng ý với quan điểm xe vào trước được đi trước là sia lầm, dễ gây tai nạn. Và nó không hề hợp lý nếu như phân tích kỹ. cái chúng ta xem trên sa hình là đường có vạch dừng trước nơi giao nhau, nhưng tại các đường trong thực tế thì làm gì có cái vạch đấy thì người lái xe căn cứ vào đâu để cho rằng mình vào trc?
theo em những người theo quan điểm "vào trước, đi trước" nên giải thích lý do vì sao như vậy.
 

xe than

Xe tăng
Biển số
OF-55202
Ngày cấp bằng
18/1/10
Số km
1,978
Động cơ
469,161 Mã lực
Nơi ở
Hà lội
Em mới nên chỉ hóng các cao nhân
 
Biển số
OF-2985
Ngày cấp bằng
5/1/07
Số km
4,799
Động cơ
630,366 Mã lực
Nơi ở
Cầu Sì goòng
Website
www.facebook.com
theo em những người theo quan điểm "vào trước, đi trước" nên giải thích lý do vì sao như vậy.

Đó chỉ là hậu quả của việc học truyền miệng theo “khẩu quyết” thôi. Trong luật chưa từng có quy định “xe vào giao cắt trước thì không phải nhường đường”, kụ ạ.

Nhà cháu xin post lại vào thớt này một còm mà nhà cháu đã viết ở thớt bên kia.

=======

Post lại:

Đúng là không có câu nào trong Luật ghi khúc chiết như vậy thật. Có lẽ do tình huống sa hình trong đề thi có trường hợp xe thường đã vào nơi giao nhau, xe ưu tiên mới đến, đáp án đúng là xe ưu tiên đi sau, thành ra e nghĩ rằng qui định là xe nào đã vào nơi giao trước thì luôn được đi trước.
Đó chỉ là khẩu ngữ “nhất chớm nhì ưu...” đúc kết kinh nghiệm lái xe từ cách nay 30-40 năm, từ thời kỳ xe cộ rất ít, lưu thông tốc độ khá chậm, số lượng phương tiện thì ít, luật Gtđb thì đơn giản, ít phổ cập như hiện nay.
Trong điều kiện giao thông chậm rãi, vắng vẻ của thời kỳ đó, việc nhường đường sai luật cũng không gây ra hậu quả gì nghiêm trọng.

Còn bây giờ, ô tô chạy thẳng trên quốc lộ 80 km/h, nghĩa là 22m/giây, quãng đường phanh xe dài 50-60m. Mắt lái xe chỉ có thể nhìn rõ ở khoảng cách 50-70m, khi nhận ra có xe đang lừ lừ nhô đầu ra để rẽ, quay đầu, dù xe đi thẳng muốn đạp phanh gấp để tránh nó thì cũng chẳng kịp nữa.

Chính vì lý do nêu trên, trong thời gian qua đã xảy ra khá nhiều tai nạn thảm khốc giữa xe chạy thẳng và xe đang chuyển hướng.


.
 

VW Golf

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-24533
Ngày cấp bằng
21/11/08
Số km
23,486
Động cơ
727,956 Mã lực
Đó chỉ là hậu quả của việc học truyền miệng theo “khẩu quyết” thôi. Trong luật chưa từng có quy định “xe vào giao cắt trước thì không phải nhường đường”, kụ ạ.

Nhà cháu xin post lại vào thớt này một còm mà nhà cháu đã viết ở thớt bên kia.

=======

Post lại:



Đó chỉ là khẩu ngữ “nhất chớm nhì ưu...” đúc kết kinh nghiệm lái xe từ cách nay 30-40 năm, từ thời kỳ xe cộ rất ít, lưu thông tốc độ khá chậm, số lượng phương tiện thì ít, luật Gtđb thì đơn giản, ít phổ cập như hiện nay.
Trong điều kiện giao thông chậm rãi, vắng vẻ của thời kỳ đó, việc nhường đường sai luật cũng không gây ra hậu quả gì nghiêm trọng.

Còn bây giờ, ô tô chạy thẳng trên quốc lộ 80 km/h, nghĩa là 22m/giây, quãng đường phanh xe dài 50-60m. Mắt lái xe chỉ có thể nhìn rõ ở khoảng cách 50-70m, khi nhận ra có xe đang lừ lừ nhô đầu ra để rẽ, quay đầu, dù xe đi thẳng muốn đạp phanh gấp để tránh nó thì cũng chẳng kịp nữa.

Chính vì lý do nêu trên, trong thời gian qua đã xảy ra khá nhiều tai nạn thảm khốc giữa xe chạy thẳng và xe đang chuyển hướng.


.
Tôi thì cho là, trước khi nói đến việc "chớm và ưu", cần thể hiện rõ bằng Biển báo về Ưu tiên và Không ưu tiên đã, để mọi người có thể nhìn rõ.
Rồi mới dạy cho mọi người được.
Cái biển này, ở Hà Nội có lẽ chỉ có độ 10 cái (nhu cầu độ 1 triệu cái).
Đặc biệt, biển Ưu tiên, còn hiếm hoi hơn.
 

vinhhanh76

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-347760
Ngày cấp bằng
22/12/14
Số km
2,372
Động cơ
285,532 Mã lực
Tuổi
48
Năm 2014 em thi lấy bằng lái B2, em và ông thầy dạy lái đã từng tranh luận nảy lửa về nguyên tắc giải sa hình: Nhất chớm, nhì ưu, tam đường, tứ hướng. Cuộc tranh luận có kết quả là: Em *** học lái của thằng đó nữa ( kém em 10 tuổi nhưng cứ bắt em gọi bằng thầy ). Em yêu cầu trung tâm đổi người dạy lái khác.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top