đạp côn kép
chào các bác,
em là thợ cơ khí nên cũng võ vẽ được 1 tý về kết cấu xe. Về mặt kết cấu, đi côn kép sẽ đỡ hại máy hơn bởi vì:
1/ Xét về mặt cấu tạo:
+ chuyển động của trục quay tròn động cơ ==> ly hợp ==> bánh răng sơ cấp (nối với trục sơ cấp) ==> bánh răng trung gian ==> bánh răng thứ cấp ==> nhông cài (nối với cần số) ==> trục thứ cấp (nối với bánh xe).
+ Cụm bánh răng sơ cấp, trung gian và thứ cấp được đặt trong hộp số
+ Khi đạp côn, chuyển động của trục quay động cơ được tách ra khỏi trục lắp bánh răng sơ cấp của hộp tốc độ
+ Khi chuyển số chính là lúc bác chọn bánh răng thứ cấp nào được truyền lực ra trục thứ cấp - chính lúc này là lúc tạo ra sự trượt giữa nhông cài nối trục thứ cấp và bánh răng thứ cấp
+ Ở số "0": nhông cài không ăn khớp với bất kỳ bánh răng thứ cấp nào cả (bánh răng thứ cấp quay tự do khi nhả côn)
Cấu tạo hộp số 2 tốc độ (trục sơ cấp màu xanh lá cây, trục thứ cấp màu vàng, trục trung gian màu đỏ)
Trục thứ cấp nối với nhông cài màu tím và quay tự do cặp bánh răng thứ cấp 1 và 2 (màu xanh nước biển)
Nhông cài có bánh răng đồng tốc. Khi xảy ra sự trượt sẽ làm cho 2 nửa bánh răng bị mòn ==> khá đắt tiền !!
2/ Khi lên số:
Thứ tự thường là: tăng nhẹ ga, giảm ga+đạp côn, gạt cần số về 0, gạt cần số lên số cao hơn, nhả côn
Có thể giải thích như sau:
Tăng nhẹ ga --> toàn bộ hệ thống quay nhanh hơn 1 chút
Giảm ga, đạp côn --> trục quay của động cơ được tách khỏi trục sơ cấp và quay chậm đi. Trong khi đó, toàn bộ hộp số vẫn quay ở tốc độ cao hơn
Về số 0 --> nhông cài tách ra khỏi bánh răng thứ cấp (thứ 1) và quay cùng với quán tính bánh xe, còn các bánh răng quay tự do theo quán tính của chính nó
Gạt lên số cao hơn --> nhông cài được cài với 1 bánh răng thứ cấp khác (thứ 2) và toàn bộ các bánh răng được quay cùng với tốc độ của trục thứ cấp
Nhả côn --> trục động cơ được nối với trục sơ cấp và xe bắt đầu chạy ở số mới
Vấn đề xảy ra ở chỗ: bánh răng thứ cấp thứ 1 và thứ 2 quay ở 2 tốc độ rất khác nhau bởi vì kích thước của chúng hoàn toàn khác nhau (bánh thứ 2 bao giờ cũng nhỏ hơn bánh 1 để tỷ số truyền của số thấp hơn bao giờ cũng thấp hơn số cao). Lúc này sẽ xảy ra sự trượt của nhông cài cho đến khi tốc độ 2 nửa (trục thứ cấp và bánh răng thứ cấp) trùng nhau.
Nếu chúng ta sử dụng côn kép: trước khi lên số cao hơn, ta nhả côn rồi đạp lại côn sau đó mới lên số. Lúc này, trục động cơ đang quay chậm ==> trục sơ cấp quay chậm ==> bánh răng thứ cấp 2 quay chậm đi và gần bằng với tốc độ quay của nhông cài (trục thứ cấp). Do đó, hiện tượng trượt bị giảm đi rất nhiều ==> TRÁNH MÒN NHÔNG CÀI
Các bác có kinh nghiệm và quen xe hay thường tăng ga vừa đủ trước khi đạp côn lên số để có thể tránh được hoàn toàn sự trượt này
3/ Khi về số:
Thứ tự thường là: giảm ga+đạp côn, gạt cần số về 0, gạt cần số về số thấp hơn, nhả côn
Cách giải thích tương tự thì thấy:
Giảm ga, đạp côn --> trục quay của động cơ được tách khỏi trục sơ cấp và quay chậm đi. Trong khi đó, toàn bộ hộp số vẫn quay ở tốc độ cao hơn
Về số 0 --> nhông cài tách ra khỏi bánh răng thứ cấp (thứ 2) và quay cùng với quán tính bánh xe, còn các bánh răng quay tự do theo quán tính của chính nó
Gạt về số thấp hơn --> nhông cài được cài với 1 bánh răng thứ cấp khác (thứ 1) và toàn bộ các bánh răng được quay cùng với tốc độ của trục thứ cấp
Nhả côn --> trục động cơ được nối với trục sơ cấp và xe bắt đầu chạy ở số mới. Chúng ta có thể thấy xe sẽ chạy chậm hơn.
Vấn đề xảy ra ở chỗ: nhông đang quay ở tốc độ cao phải cài vào bánh răng thứ cấp 1 đang quay chậm ==> gây ra trượt của nhông cài cho đến khi 2 tốc độ trùng nhau
Nếu sử dụng côn kép: sau khi gạt cần số về 0, nhả côn, vù ga, đạp côn rồi về số thấp hơn.
Khi nhả côn --> trục động cơ được nối với trục sơ cấp --> bánh răng thứ cấp 1 được quay cùng tốc độ của động cơ
Vù ga --> tăng tốc độ quay cho bánh răng thứ cấp thứ 1
Đạp côn, về số thấp --> Lúc này tốc độ bánh thứ cấp 1 và nhông cài đã gần bằng nhau ==> GIẢM MÒN NHÔNG CÀI
Các bác có kinh nghiệm và quen xe hay thường vù ga vừa đủ theo kinh nghiệm trước khi đạp côn (lần 2) về số để có thể tránh được hoàn toàn sự trượt này
Trên là 1 số hiểu biết của em về vấn đề côn kép. Các bác cho ý kiến nhé