Tooi
Tối qua em và gấu tranh luận khá gay gắt về một số công việc của gia đình, sau một hồi thì cô ấy đi đến kết luận là: Sau 15 năm chung sống, em nhận thấy anh quá gia trưởng, nếu trong vòng 1 năm anh không sửa được thì em cho anh ra đường ngủ vời muỗi.
Bực mình, em hỏi, vậy gia trưởng là cái khỉ gió gì mà em miệt thị nó thế? Gấu em bảo, tính anh hay áp đặt, thích người khác làm theo ý mình... và anh không quan tâm đến cảm xúc của vợ.
Mất cả đêm trằn trọc suy nghĩ, em nhận thấy kể ra mình cũng có cái đúng như vợ nói, nhưng cơ bản là toàn những cái mình áp đặt là vì nghĩ nếu không làm thì vợ lại bảo anh vô tâm không quan tâm... và thực sự nếu như vậy thì mình bỏ đi thì có thành người đàn ông ba phải trong nhà không???
Hiện nay em đang bí bách về cơ sở thực tiễn, lý luận và giải pháp cho vấn đề thực sự đàn ông như thế nào gọi là gia trưởng? và gia trưởng thì có xấu quá như các chị em vẫn lên án không? và nếu vậy thì có cách gì để bản thân mình tự nhận ra tình huống nào là gia trưởng và cách thức để loại bỏ tính cách đó???
Rất mong các cụ được vợ khen là không gia trưởng và các mợ có chồng bị gán cho mỹ từ gia trưởng vào trao đổi và thảo luận trên cơ sở thực tiễn để cá nhân em nói riêng cũng như đàn ông nói chung dần trở thành hình ảnh đẹp trong mắt gấu.
15 năm sống chung, gấp 2x gia đình em. Chủ đề này vk ck em mới châm ngòi hôm... mùng 1 Tết & kết thúc... đêm Chủ Nhật vừa qua. Kết thúc tạm thời thôi, vì chắc trong mấy chục năm tới sẽ còn những phiên bản biến tấu dc tái hiện.
Mấy chữ "cơ sở thực tiễn, lý luận & giải pháp" em k dám múa ở đây. Bác trải nghiệm đời chắc chắn nhiều hơn em. Em chỉ chia sẻ quan điểm mà 2 vc em đang theo, hơi trừu tượng 1 chút bác nhé.
Đời người như 1 chiếc tầu viễn dương. Xuất bến 1 lần & cập rất nhiều bến, rất nhiều thuỷ thủ lên & xuống tại mỗi bến đó. Cho đến khi hết mọi giá trị sử dụng thì trở về xưởng sản xuất để được tháo dỡ, các thành phần cấu tạo cơ bản được tái sinh cho những con tàu mới.
Vợ chồng như là thuyền trưởng & thuyền phó trên tầu. Mỗi tàu chỉ có 1 thuyền trưởng & 1 thuyền phó. Con tầu của ta có thể là 1 thành viên của 1 đội tầu (tức gia đình nội ngoại), có thể bộ đàm chia sẻ hỏi han, kêu cứu vv. Nhưng bản chất khi tầu rời bến thì nó là 1 cá thể độc lập & cô lập. Tầu mà có mệnh hệ gì (cả tốt lẫn xấu) thì mọi thành viên đều có phần.
Ai là thuyền trưởng, ai là thuyền phó k quan trọng, miễn là phải có 1 sự thống nhất về việc đó & k bao giờ thuyền trưởng & thuyền phó mâu thuẫn với nhau trước mặt thuỷ thủ đoàn. TUYỆT ĐỐI KHÔNG BAO GIỜ! Thuyền phó LUÔN LUÔN nhắc lại lời của thuyền trưởng mỗi khi có chỉ thị dc đưa ra, để thể hiện sự nhất quán này. Khi cần đưa ra quyết định hệ trọng liên quan đến hướng đi của con tầu (k phải là những quyết định mang tính vận hành như "hôm nay là ngày lau sàn", "mai ta sẽ ăn bít tết"), thuyền trưởng & thuyền phó sẽ họp kín. Đó là nơi 2 người này có mọi cơ hội để mâu thuẫn, đối đầu, nhưng k bao giờ dc quên là mục đích của mọi sự mâu thuẫn đều là để con tàu đi đúng hướng. Chỉ có lúc này là họ bình đẳng với nhau.
Ở cái thời điểm họp kín đó mà k thể thống nhất dc với nhau, thì chỉ có lý do duy nhất là định hướng của họ k giống nhau. Khi đó chắc chắn sẽ chia phe phái. Lúc đó tốt nhất nên cập 1 bến gần nhất & tách tàu. Nếu vì 1 lý do nào đó mà k muốn tách tầu thì ai đó sẽ phải nhượng bộ. Đây là 1 cuộc thương lượng mà mỗi bên cần cân nhắc được & mất, nhượng bộ cái j & cứng rắn cái j.
Sự khác biệt của mỗi cá nhân chúng ta là ở đây. Em có thể nói với bác cách em làm, hay chia sẻ chuyện j xảy ra khi họp kín của tầu em. Nhưng bác sẽ k áp dụng được, vì bác khác em & vk bác khác vk em. Nếu bác đang bị gắn cái mác "gia trưởng", thì cũng chính từ những buổi "họp kín" này mà ra. Ai là ng thường xuyên phải nhượng bộ? Bác đừng nhầm sự "quan tâm" với việc bác là ng đưa ra quyết định.
Em cứ đặt giả thuyết bác là thuyền trưởng. Quan tâm tức là bác biết hỏi thăm, nắm tình hình, tình trạng của tầu. K có nghĩa bác phải trực tiếp "làm j đó" với việc đó. Ví dụ, bác nắm được tình hình dạo này thuỷ thủ của bác ăn uống kém. Nguyên do là cái tủ lạnh bị hư, đồ ăn k ngon. Bác nắm sự việc xong nhiều khi chỉ cần hỏi thuyền phó có hướng giải quyết chưa. Thuyền phó có thể trả lời "cập bến sẽ mua cái mới, giữa biển bh chỉ sửa tạm dc vậy thôi". Như vậy bác có thể nói "ok, vậy ta nên làm j đó để động viên thuỷ thủ của ta để tụi nó k quá buồn". Thuyền phó của bác có thể trả lời "em bh đang nhiều việc quá, cái động cơ dạo này thiếu nhớt, a muốn bày vẽ gì thì 1 là em bỏ kệ cái động cơ thiếu nhớt để làm, 2 là em sửa cái động cơ, a chăm thuỷ thủ". Ví dụ thế.
Bác đừng cho rằng bác đưa ra các quyết định, áp đặt (theo cách nói của vk bác) tức là bác đang quan tâm nhé. Đừng nhầm lẫn 2 việc. Đưa ra quyết định là chức năng của ng thuyền trưởng. K có nghĩa là a ta đang quan tâm. Cũng 1 ví dụ ở trên, giữa việc bác tự nhận thấy thuỷ thủ dạo này ăn kém & quay sang hỏi thuyền phó nguyên nhân nó khác hẳn với việc bác ngồi đó lâu lâu nhận dc báo cáo "cái tủ lạnh chết hẳn rồi, k cố sửa dc nữa, phải cập bến gấp". Ở cả 2 tình huống, trên cương vị thuyền trưởng, bác đều phải đưa ra 1 quyết định nào đó, nhưng 1 đằng là chủ động (tức bác quan tâm) & đằng kia là bị động (bác phải phản ứng trước 1 tình huống mà bác k nắm được cho đến khi hậu quả đã xảy ra).
Quay lại vde "gia trưởng". Khi họp kín, bác có cho thuyền phó của bác được bày tỏ quan điểm k. Bác có thường xuyên họp kín mỗi khi cần thay đổi định hướng con tầu k. Khi họp xong bao nhiêu phần quyết định là có sự tham gia của thuyền phó. Bác họp để thông báo hay để thực sự tham khảo ý kiến. Cứ như vậy là luận, bác sẽ tự biết mình đang là người ntn.
Cuối cùng mà nói, bác phải thường xuyên "tuyên truyền". Như em & vk em, em kể câu chuyện con tầu này suốt. Nó trừu tượng nhưng dễ nghe, dễ hiểu, dễ biến tấu vào những tình huống cụ thể. Vk dần hiểu hơn con ng em, tin tưởng hơn vào việc em làm thuyền trưởng. Ví dụ cái tủ lạnh, bác biết nó sắp hỏng, bác có thể họp kín. Đúng rồi, cập bến mua tủ lạnh là có thể họp rồi, đâu có đơn giản thế, cập bến nào, mua tủ mới to hơn hay mua thay thế giống cũ, khi nào cập bến. Nếu bác thường xuyên làm việc này, 2 vc sẽ rất hiểu nhau & tự biết cái j nên nhường cái j nên cứng.
Ví dụ như em, vk em thik chọn mầu, chọn ngoại hình. Em thì chỉ quan tâm công năng, tiền. Cũng là 1 sự bù trừ cho nhau. Giả sử vk chọn mầu quá là chối, k hợp với nội thất bếp, em sẽ có ý kiến, nhưng nếu vk nhất quyết thik mầu đó, ok nhưng em sẽ dc quyền chọn công năng, chọn mức tiền (thoả hiệp mà). Nhà em ngoài nhìn vào ai cg bảo có 1 sự gia trưởng. Nhưng vợ em luôn happy, k bao h thiếu nhớt. Thế là hạnh phúc rồi, kệ mia ai khác nói j. Họ có biết đâu, chấp làm j.
Chúc bác hạnh phúc.