Nhân các cụ bàn về cafe em cũng có đôi lời, phần lớn cafe có hai loại chính là arabica và robusta. Giống trồng ở ta chủ yếu là robusta giá thành bán ra thế giới không cao vì phương tây chuộng loại arabica hơn, loại này chỉ trồng nơi có độ cao trên 1600m so với mực nước biển. Arabica hơi có vị chua, nhưng thơm hơn và hàm lượng Caffeine thấp hơn robusta. Robusta thích hợp trong công nghiệp sản xuất cafe tan hơn. Các cụ đi máy bay uống cafe thì biết bọn khoai tây uống nhạt thế nào, thường là 100% arabica như cafe của hãng Illy hay nếu không thì cũng 80% arabica và 20% robusta. Khẩu vị thì tùy mỗi người nhưng em vẫn hay uống loại 100% arabica, ngoài mùi thơm, màu nước cánh gián, vị thanh tất cả quyện đều vào nhau trong một chất lỏng gọi là Crema (có lớp bọt như kem). Theo em đó là ly cafe lý tưởng. Màu cafe tuyệt đối không đen kiểu như màu mực ở các quán. Em cũng không chắc là ngoài cách rang thì cafe ở ta có phải 100% là cafe hay không nữa? Thật buồn cho một nước xuất khẩu cafe nhất nhì thế giới. Em vẫn pha cafe bằng nước lavie và thấy ổn hơn nước máy vì sau khi uống rồi sẽ không có vị cân cấn bị đọng lại. Và như vậy em uống đen, theo em cho đường sữa vào sẽ mất rất nhiều cảm nhận về cafe. Một ly cafe ngon là khởi đầu tốt cho một ngày và cũng là một phần chất lượng của cuộc sống. Trung Nguyên có con đường đúng là làm ra thành phẩm để xuất đi các nước, nhưng khẩu vị mỗi dân tộc một khác, ở phương tây họ khó hấp thụ thứ cafe nguyên bản như của ta. Nếu ta biết rằng ông chủ quán cafe người Italia được khách hàng thanh toán cho 100 Euro thì người nông dân Việt Nam khônng nhận được 1 Euro cho số lượng cafe mà họ đã xuất khẩu (hiện tại ở London chưa tới 2000 USD/ tấn robussta). Các cụ có thấy xuất khẩu thô và nhất là nông sản thiệt thòi quá không? Tiếc rằng về lãnh vực này Việt Nam ta chưa có một thương hiệu vượt ra ngoài biên giới quốc gia.