[Funland] Thế là "bác sỹ" King công ra đời từ năm nay 2016

Biển số
OF-307664
Ngày cấp bằng
13/2/14
Số km
10,479
Động cơ
382,890 Mã lực
Giáo Sư Trần Phương phát biểu trong lễ khai trương Phòng khám bệnh đa khoa Phúc An


 
Biển số
OF-307664
Ngày cấp bằng
13/2/14
Số km
10,479
Động cơ
382,890 Mã lực
Đội ngũ bác sĩ, y tá của Phòng khám bệnh đa khoa Phúc An


 
Biển số
OF-307664
Ngày cấp bằng
13/2/14
Số km
10,479
Động cơ
382,890 Mã lực
Trang thiết bị của Phòng khám bệnh đa khoa Phúc An


 

phihanhgia

Xe container
Biển số
OF-296491
Ngày cấp bằng
24/10/13
Số km
6,111
Động cơ
382,631 Mã lực
Em có 3 câu hỏi thuộc 3 lĩnh vực rất cơ bản nếu sổ học tự nhiên tốt và đúng như sổ nói sổ ta giỏi bằng 8 lần người khác thì sổ ta chỉ trả lời trong 2 phút. Ko biết sổ ta còn thức hay ko đây :). Hay là sổ ta ngủ mất mấy chú rồi cũng nên, ko phản ứng gì nhẩy
Cụ chơi khó quá :)) Cụ Sổ hoặc nhóm của cụ ấy thiên về xã hội, luật, báo chế, ... Họ tiếp cận nhanh chóng nhiều thông tin hơn các cụ bình thường.
Nếu kiểm tra toán học hay các lĩnh vực khoa học cơ bản cần nền tảng tư duy sâu sắc thì ... hơi gay go.
VD mấy ông xxx dốt suy luận, bù lại có tài ép cung rất giỏi (họ ko cần nhiều suy luận làm giề).
Nếu giỏi suy luận nhanh và chính xác, ho đã thành Sherlock Homes mất rùi :))
 

honda_cub79

Xe lăn
Biển số
OF-69175
Ngày cấp bằng
25/7/10
Số km
14,665
Động cơ
480,003 Mã lực
Nơi ở
Hà nội
Hay phết các cụ nhể đại học Kinh Doanh và Công Nghệ giờ đào tạo cả Bác sĩ. Qủa này lại khối trường ăn theo, mở thêm khoa.
 

The Transporter

Xe hơi
Biển số
OF-85471
Ngày cấp bằng
16/2/11
Số km
187
Động cơ
411,004 Mã lực
Theo thông tin chưa chính thức, trường trung cấp dược XY đang xây dựng kế hoạch tuyển sinh ngành Ngân hàng và Cầu đường năm 2017. Điểm sàn dự kiến 20 rất cạnh tranh với Y khoa Kinh Công.

Các cụ lưu ý cho con em mình để thêm sự lựa chọn. Kính báo!
 

3005

Xe tăng
Biển số
OF-425991
Ngày cấp bằng
30/5/16
Số km
1,504
Động cơ
300,397 Mã lực
Tuổi
39
Đại học Kinh Công vừa khai trương Phòng khám bệnh đa khoa Phúc An, sáng ngày 8/6/2016
Đây chính là nơi sinh viên Y khoa Kinh Công thực hành trực tiếp trên bệnh nhân


Cảm ơn cụ đã update các thông tin này để các cụ các mợ tránh vào đây khám.
 

Lacetti_EX

Xe buýt
Biển số
OF-13819
Ngày cấp bằng
9/3/08
Số km
565
Động cơ
522,230 Mã lực
Đội ngũ này rất đồng đều, trừ bác bôi đậm ra thì đội ngũ này Hồng rực luôn còn Chuyên thì chim cút !
He he! Ông già mình đi viện nêu kinh nghiệm: dúi con bé y tá 20k chỉ hỏi một câu: BS nào chuyên môn cứng để còn đặt vấn đề. Chứ cứ giáo sư với trưởng khoa quốc doanh toàn là mua thôi!
 
Biển số
OF-307664
Ngày cấp bằng
13/2/14
Số km
10,479
Động cơ
382,890 Mã lực
Hay phết các cụ nhể đại học Kinh Doanh và Công Nghệ giờ đào tạo cả Bác sĩ. Qủa này lại khối trường ăn theo, mở thêm khoa.
Cảm ơn bờ dồ
Trường Kinh Công không phải là trường đầu tiên đào tạo Y dược
Đại học Tân Tạo và đại học Võ Trường Toản đã đào tạo Y dược được vài năm
 
Biển số
OF-307664
Ngày cấp bằng
13/2/14
Số km
10,479
Động cơ
382,890 Mã lực
Cụ chơi khó quá :)) Cụ Sổ hoặc nhóm của cụ ấy thiên về xã hội, luật, báo chế, ... Họ tiếp cận nhanh chóng nhiều thông tin hơn các cụ bình thường.
Nếu kiểm tra toán học hay các lĩnh vực khoa học cơ bản cần nền tảng tư duy sâu sắc thì ... hơi gay go.
VD mấy ông xxx dốt suy luận, bù lại có tài ép cung rất giỏi (họ ko cần nhiều suy luận làm giề).
Nếu giỏi suy luận nhanh và chính xác, ho đã thành Sherlock Homes mất rùi :))
Cảm ơn bờ dồ. Sổ có thể trả lời bất kỳ câu hỏi nào, tự nhiên, xã hội, khoa học hay lý luận
 
Biển số
OF-307664
Ngày cấp bằng
13/2/14
Số km
10,479
Động cơ
382,890 Mã lực
Cảm ơn cụ đã update các thông tin này để các cụ các mợ tránh vào đây khám.
Cảm ơn bờ dồ

Phòng khám bệnh đa khoa An Phúc, có 7 bác sĩ, trong đó có 1 tiến sĩ y học, 4 bác sĩ chuyên khoa cấp 2 và 1 bác sĩ chuyên khoa cấp 1 cùng 1 bác sĩ đa khoa, 1 dược sĩ đại học, 4 kỹ thuật viên y trung cấp, 2 thạc sĩ về tài chính và công nghệ thông tin. Ngoài ra, còn có hơn 70 GS, PGS, TS, Ths chuyên ngành Y, Dược sẵn sàng giúp đỡ phòng khám khi có yêu cầu.

Về thiết bị y tế có máy X-Quang kĩ thuật số, siêu âm màu tổng quát 4D, hệ thống máy chiếu nội soi tai mũi họng, máy xét nghiệm sinh hóa tự động… Tổng giá trị các trang thiết bị y tế và dụng cụ y tế gần 10 tỷ đồng
 

3005

Xe tăng
Biển số
OF-425991
Ngày cấp bằng
30/5/16
Số km
1,504
Động cơ
300,397 Mã lực
Tuổi
39
Cảm ơn bờ dồ

Phòng khám bệnh đa khoa An Phúc, có 7 bác sĩ, trong đó có 1 tiến sĩ y học, 4 bác sĩ chuyên khoa cấp 2 và 1 bác sĩ chuyên khoa cấp 1 cùng 1 bác sĩ đa khoa, 1 dược sĩ đại học, 4 kỹ thuật viên y trung cấp, 2 thạc sĩ về tài chính và công nghệ thông tin. Ngoài ra, còn có hơn 70 GS, PGS, TS, Ths chuyên ngành Y, Dược sẵn sàng giúp đỡ phòng khám khi có yêu cầu.

Về thiết bị y tế có máy X-Quang kĩ thuật số, siêu âm màu tổng quát 4D, hệ thống máy chiếu nội soi tai mũi họng, máy xét nghiệm sinh hóa tự động… Tổng giá trị các trang thiết bị y tế và dụng cụ y tế gần 10 tỷ đồng
Đấy. Các cụ các mợ biết tại sao phải tránh cái phòng khám này rồi đấy.
 
Biển số
OF-307664
Ngày cấp bằng
13/2/14
Số km
10,479
Động cơ
382,890 Mã lực
Nhân sự chủ chốt khoa y Trường ĐH Kinh doanh và công nghệ Hà Nội

* Chủ nhiệm khoa: GS.TSKH Lê Anh Tuấn - nguyên giám đốc Sở Y tế Hà Nội

* Phó chủ nhiệm khoa:

- PGS.TS Nguyễn Văn Tường - nguyên phó hiệu trưởng Trường ĐH Y Hà Nội kiêm phó vụ trưởng Vụ Khoa học đào tạo - Bộ Y tế

* Các giảng viên cơ hữu:

- TS Nguyễn Thị Bích Đào - thầy thuốc nhân dân, nguyên giám đốc Bệnh viện Đa khoa Đống Đa

- PGS.TS Nguyễn Văn Thắng - giảng viên chính bộ môn nhi ĐH Y Hà Nội

- GS.TS Phạm Ngọc Đính - nguyên phó viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ trung ương

- BSCKII Trần Văn Hùng - giảng viên chính bộ môn phụ sản Trường ĐH Y Hà Nội

- BSCKII Lê Thị Thanh Vân - nguyên chủ nhiệm khoa Bệnh viện 354, phó giám đốc Bệnh viện Tràng An - Hà Nội

- BSCKII Phạm Văn Choang - trưởng khoa Bệnh viện Nội tiết trung ương

* Phòng khám đa khoa:

- BS Chu Tiến Cường - trung tướng, nguyên cục trưởng Cục Quân y.
 
Biển số
OF-307664
Ngày cấp bằng
13/2/14
Số km
10,479
Động cơ
382,890 Mã lực
Chân dung giảng viên khoa Y đại học Kinh Công : TS Nguyễn Thị Bích Đào - thầy thuốc nhân dân, nguyên giám đốc Bệnh viện Đa khoa Đống Đa

Bà giám đốc "sẵn sàng" nghe mắng

Ở cương vị lãnh đạo bệnh viện đã gần 20 năm, nếm đủ hương vị ngọt ngào, cay đắng, bà Giám đốc Bệnh viện đa khoa Đống Đa - Hà Nội, TS. Nguyễn Thị Bích Đào đã có những phút trải lòng với những câu chuyện đời, chuyện nghề đầy gian truân. Làm lãnh đạo đã khó, nhưng không được đặt lợi nhuận lên đầu trong khi vẫn phải giữ chân anh em trụ với bệnh viện lại càng vất vả hơn. Song song với đó là sẵn sàng "nghe mắng" trong khi phải đau đầu tìm cách "chữa trị" những căn bệnh "hiếm có" mà người mắc là thân nhân chứ không phải bệnh nhân...


TS. Nguyễn Thị Bích Đào. Sẵn sàng "ăn mắng"

Hai từ “bệnh viện” giờ đây thường khiến cho người ta liên tưởng tới những khuôn mặt "khó đăm đăm" của các bác sĩ, cùng việc người vào viện phải chuẩn bị sẵn sàng "mở hầu bao" một cách thật phóng khoáng để đổi lấy những ưu đãi nhằm nhanh chóng thoát khỏi bệnh tật càng sớm càng tốt. Quan niệm bất thành văn đó đã tạo ra cái cảm giác rất ngại mỗi khi ai có việc phải bước chân vào bệnh viện, dù là chẳng có bệnh trong người. Chúng tôi cũng đem theo cái tâm trạng "ngài ngại" này khi dắt xe vào BVĐK Đống Đa - Hà Nội, dẫu cho vào gặp giám đốc theo lịch hẹn trước hẳn hoi.

Tuy nhiên, cảm giác ấy cứ dần bị gỡ bỏ bởi những không gian thoáng đãng trong khuôn viên bệnh viện, bởi những gương mặt bác sĩ, y tá hiền lành, thân thiện. Buồng bệnh ở đây không mới tinh mùi vôi, nền gạch với loại đá hoa dễ tới vài chục năm tuổi, nhưng lạ thay là cái cảm giác như không phải đang bước vào bệnh viện, dù có tới hàng trăm con người đang được chữa trị, chưa kể một trung tâm chuyên điều trị những bệnh nhân HIV/AIDS giai đoạn cuối ở sát bên cạnh.

Chúng tôi đến nhằm lúc Giám đốc, TS. Nguyễn Thị Bích Đào đang tiếp đoàn chuyên gia nước ngoài đến từ Pháp. Như đã hẹn, khi kim đồng hồ chỉ đúng 15h30 thì chị phục vụ chạy vào mời: "Chị Đào họp xong rồi, mời các anh sang". Đã 20 năm gắn bó với bệnh viện này, công việc hàng ngày cứ kế tiếp nhau dồn dập nên bà Đào luôn phải sắp xếp lịch chính xác đến từng phút như vậy. Thời gian là do bà ước lượng, nhưng sự ước lượng ấy vẫn chuẩn như... đồng hồ.

Sinh ra trong một gia đình mà cha là cán bộ cao cấp trong quân đội, bà có may mắn trải qua một tuổi thơ bình yên trong chiến tranh. Với năng khiếu học hóa giỏi từ nhỏ, bà ước mơ tương lai được làm trong ngành dược, nhưng cuối cùng lại chuyển hướng sang nghề y theo mong muốn của mẹ. Tốt nghiệp Đại học chuyên khoa Nhi và ở cương vị Phó giám đốc khi còn rất trẻ từ năm 1991, bà nói vui là: "Vị phó giám đốc tóc chưa bạc". Người phụ nữ trạc ngũ tuần, khuôn mặt hiền dịu nhẹ nhàng mở đầu câu chuyện: "Tôi chẳng có gì nhiều khi nói về tuổi thơ, nhưng những vui buồn ở bệnh viện này và nghề y thì có đấy. Nếu các anh đến bệnh viện này mà cảm nhận được hai chữ thân thiện thì tôi cũng lấy làm vui lắm rồi”.

Trong khoảnh khắc giữa sự sống và cái chết, bệnh nhân dù chỉ ở một bệnh viện nhưng có thể sinh ra nỗi hận đối với cả ngành y, nhưng lại có thể biết ơn, trân trọng cả đời đối với người thầy thuốc, tất cả phụ thuộc vào thái độ của nhân viên y tế. Lớp trẻ bây giờ được nuông chiều hơn trước kia nhiều và đó chính là làm hại các em. Họ không quen được với sự khổ cực của nghề, nhất là không quen việc phải phục vụ người bệnh. Bà vẫn nhắc nhở lớp trẻ phải cẩn trọng, khiêm tốn học hỏi.

"Nhưng sự đời chẳng đơn giản như vậy, thậm chí hiếm có nghề nào mà cả lãnh đạo cũng sẵn sàng phải "nghe mắng" như tát nước vào mặt. Nhưng luôn phải chấp nhận và có cách giải quyết khéo léo, bình tĩnh, nghề y một góc độ nào đó không tránh được điều này" - bà lắc đầu nhớ lại những câu chuyện buồn.

Đó là cái lần một anh người nhà bệnh nhân nổi khùng đòi đấm... bác sĩ nam vì cho rằng ông này "không đứng đắn", khi đặt ống nghe đã lợi dụng để "sờ soạng" vợ anh ta. Bà Đào lại phải đích thân tiếp chuyện, sau khi nghe mắng mỏ một hồi, bà ôn tồn giải thích cách cầm ống nghe có thể do sơ suất và bản chất nghiêm túc của vị bác sĩ kia, thế là mọi việc lại êm.

Một lần khác, người nhà bệnh nhân tử vong cứ khăng khăng rằng tim của thân nhân họ vẫn... còn đập, gọi điện thẳng cho bà để... chửi bới. Thế là đang đêm hôm khuya khoắt, bà giám đốc lại phải lọ mọ triệu tập một kíp hồi sức mang máy móc xuống tận nhà đại thể trước sự chứng kiến của người bệnh, để chứng minh rằng bệnh nhân đã thật sự tử vong.

"Có nhiều đòi hỏi hết sức vô lối và chẳng có nguyên tắc nào buộc tôi phải làm điều này, nhưng tôi hiểu sự khổ sở và khủng hoảng tinh thần của thân nhân người bệnh đã khiến họ bị ám ảnh nên vẫn phải cố chiều lòng để xoa dịu đi nỗi nghi ngờ không đáng có. Tôi vẫn nói anh em phải đặt mình vào vị trí người bệnh để hiểu họ là vậy" - bà giám đốc bộc bạch.

Sai không được, đúng cũng khổ

Gần 20 năm gắn bó trên cương vị lãnh đạo bệnh viện, ấy là cả quãng thời gian dài đủ ngọt bùi cay đắng chứ không hề đơn giản thấy "sướng" như mọi người vẫn nghĩ. Bởi bệnh viện là một đơn vị đặc thù, không thể đặt lợi nhuận lên đầu, trong khi vẫn phải đảm bảo đời sống cho anh em.

Bà lắc đầu buồn bã: "Tôi lấy làm lo lắng khi nhiều bạn trẻ cho rằng nghề y là một nghề "hot" dưới khía cạnh có thể kiếm nhiều tiền. Tôi chỉ đồng ý với nghĩa "hot" ở góc độ sự trân trọng xã hội và những đóng góp cho sức khỏe cộng đồng. Chứ làm nghề y một cách thực sự chân chính thì đừng bao giờ nghĩ tới việc kiếm nhiều tiền, nếu muốn phất nhanh hãy đi buôn hoặc làm ngân hàng, còn đặt mục đích lợi nhuận trong nghề y chẳng khác gì... tội".

Nói là vậy nhưng trước những phòng khám, trung tâm chữa bệnh tràn lan, chẳng biết hiệu quả thế nào mà bệnh nhân vẫn đông, khiến không ít anh em trong bệnh viện "sốt ruột". Với tư cách một người quản lý, bà hiểu không chỉ nói, khuyên mà còn phải đi đôi với việc đảm bảo đời sống vật chất và tinh thần nữa mới có thể giúp họ trụ vững với bệnh viện. Nhưng đó phải là nguồn thu nhập chính đáng chứ không phải “đè đầu” người bệnh ra. Làm sai thì không được, nhưng làm đúng đã chắc là dễ dàng. Đây là giai đoạn mà bà Đào phải "thở hắt ra" trong khi xoay sở để nghĩ cách tăng thu nhập cho anh em.

Ban đầu, bà vận động mọi nhân viên đóng góp tiền mua một chiếc máy lưu huyết não, sau đó đưa vào hoạt động dịch vụ để tạo quỹ phúc lợi thêm cho anh em. Nhưng chẳng ai nhìn ra hiệu quả nên họ không góp, bà lại phải tự chạy vạy khắp nơi xin ủng hộ tài trợ máy. Sau khi thấy có thêm thu nhập, lúc này mới thuyết phục được mọi người. Giờ đây thì đa số máy móc hiện đại của khoa răng hàm mặt, nội soi... đều là tiền anh em góp cả.

Có quỹ phúc lợi rồi thì việc "chia phần" cũng không hề đơn giản. Nếu cứ đằng thẳng theo chức vụ và thâm niên thì chẳng ai được lợi hơn bà. Trong khi đó những anh em trực tiếp làm việc vất vả lại không được bao nhiêu. Bà lại phải cho một đội đi khảo sát và cuối cùng quyết định chia thưởng theo trách nhiệm công tác làm đầu, sau mới đến trình độ, thâm niên. Tự nhiên mọi người nhận thấy lợi ích của mình gắn với mức độ công việc và tất cả đã diễn ra suôn sẻ.


TS. Nguyễn Thị Bích Đào (bên phải ảnh) thăm bệnh nhân đang điều trị tại bệnh viện.

Nói đến sự vất vả trong nghề, có lẽ không có gì làm bà nhớ hơn sự ra đời và tồn tại của Trung tâm điều trị bệnh nhân HIV/AIDS giai đoạn cuối đầu tiên ở thủ đô. Khi mới cho ra đời trung tâm này như một phần của Bệnh viện Đống Đa, nhiều người biết đã tránh xa bệnh viện. Bệnh nhân khác sợ dúm người, còn nhân viên y tế thì đi làm cứ như đi "buôn bạc giả", giấu diếm không dám cho ai biết. Đi vào hoạt động một thời gian tạm ổn thì nguy cơ mất trật tự, an toàn lại đè nặng do thân nhân của những người bệnh AIDS đều là những tay giang hồ, nghiện ngập ra vào tấp nập. Nhận thấy khả năng trung tâm sắp biến thành... ổ tụ tập "hạng nặng" khiến bà giám đốc lại phải loay hoay tính cách. Bà phải trực tiếp làm việc với công an phường sở tại nhờ can thiệp, lúc đó nhiều người trách: "Chị cứ đi mua việc vào người, tự nhiên đi nhận cái việc khó xử này làm gì cơ chứ". Nhưng với lý luận nhẹ nhàng và thân tình: "Họ cũng đều là con người cả, tôi không nhận thì ai nhận đây. Chúng tôi làm việc trực tiếp còn chẳng sợ thì các anh việc gì phải lo". Thế là bà nhận được cái bắt tay hợp sức của công an phường để đưa trung tâm vào ổn định. Bây giờ trung tâm luôn duy trì 20 giường, tuy chưa thật rộng rãi, đầy đủ, nhưng ở đó luôn có tấm lòng của những thầy thuốc tận tâm.

Chia tay chúng tôi, bà Đào chỉ cười hiền lành: "Chồng tôi cũng là bác sĩ ở BV Lao. Cứ chứng kiến cảnh hai bố mẹ, mùng 1 Tết đều phải đi trực bệnh viện, con cái đâm lo không dám theo nghề mà chọn ngành khác, cuộc sống là như vậy mà. Làm nghề y là thế đấy, phải thực sự là một người yêu nghề, tâm huyết, có làm mới biết chứ đứng ngoài nhìn vào không hiểu hết".

Bà vẫn thường xuyên nhắc nhở anh em: "Muốn nhận được sự trân trọng của bệnh nhân thì phải luôn tỏ ra thân thiện, gần gũi, thể hiện từ bất cứ một hành vi thái độ nào như cử chỉ, lời nói, trang phục... Nghề y cũng đòi hỏi sự cẩn trọng, sự cố đồng nghĩa với tai họa nên thầy thuốc cần đặt mình trước nỗi lo của người bệnh để mà tránh làm liều, làm ẩu".
 
Biển số
OF-307664
Ngày cấp bằng
13/2/14
Số km
10,479
Động cơ
382,890 Mã lực
Chân dung giảng viên khoa Y đại học Kinh Công :

BS Phạm Văn Thắng

Chuyên khoa: Nội nhi
Học hàm, học vị: Phó giáo sư, Tiến sĩ
Thông tin cơ bản:
  • Phó Trưởng Khoa Hồi sức cấp cứu Bệnh viện Nhi Trung Ương
  • Giảng viên Chính Bộ môn Nhi ĐH Y Hà Nội
Cảm nghĩ của một số mẹ bệnh nhi :

“Mình cho con theo khám ở chỗ ông đã hơn 6 năm, khi con được 28 ngày, trộm vía con gần như không phải dung kháng sinh dù hệ hô hấp rất yếu. Ông khám rất nhanh, giỏi & tốt bụng, 1 lần buộc phải kê kháng sinh cho con mình, ông trùng xuống đầy nghĩ ngợi. Khi nguy cấp phải vào viện, ông ra tận nơi đón, rồi nhờ các cô y tá dắt đi các phòng mà không cầm 1 xu cảm ơn. Hiếm khi thấy BS nào giỏi, nhiệt tình mà thương trẻ như thế.”

- "T hay cho con khám bs Thắng, rất ít dùng ksinh. Hôm trc tự ý dùng bị bác mắng cho một trận".

https://www.facebook.com/permalink.php?story_fbid=305568152962442&id=275536049298986
 

phambinhminh

Xe tải
Biển số
OF-167163
Ngày cấp bằng
16/11/12
Số km
227
Động cơ
347,756 Mã lực
Cảm ơn bờ dồ

Phòng khám bệnh đa khoa An Phúc, có 7 bác sĩ, trong đó có 1 tiến sĩ y học, 4 bác sĩ chuyên khoa cấp 2 và 1 bác sĩ chuyên khoa cấp 1 cùng 1 bác sĩ đa khoa, 1 dược sĩ đại học, 4 kỹ thuật viên y trung cấp, 2 thạc sĩ về tài chính và công nghệ thông tin. Ngoài ra, còn có hơn 70 GS, PGS, TS, Ths chuyên ngành Y, Dược sẵn sàng giúp đỡ phòng khám khi có yêu cầu.

Về thiết bị y tế có máy X-Quang kĩ thuật số, siêu âm màu tổng quát 4D, hệ thống máy chiếu nội soi tai mũi họng, máy xét nghiệm sinh hóa tự động… Tổng giá trị các trang thiết bị y tế và dụng cụ y tế gần 10 tỷ đồng
Sổ đưa cho mình 10 tỷ mình mở cho sổ 4 pk như này. Hiện tại mình cũng đang kinh doanh PK và cũng từng làm rất nhiều PK Đa khoa kiểu này. Chốt lại là Lởm
 
Biển số
OF-307664
Ngày cấp bằng
13/2/14
Số km
10,479
Động cơ
382,890 Mã lực
Chân dung giảng viên khoa Y đại học Kinh Công : GS.TS Phạm Ngọc Đính - nguyên phó viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ trung ương

Gặp mặt và chia tay cán bộ hưu tháng 12 năm 2012

Chiều 28/12/2012, tại Phòng khách Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, Đảng ủy, Ban Lãnh đạo Viện, Lãnh đạo Khoa Dịch tễ, Khoa Côn trùng và Động vật y học; Lãnh đạo các Khoa, Phòng, Trung tâm trong Viện; Công đoàn Viện và Phòng Tổ chức cán bộ đã tổ chức buổi gặp mặt và chia tay với: GS. Phạm Ngọc Đính - Nguyên Phó Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương.

Trong buổi gặp gỡ thân mật với cán bộ hưu có GS. TS. Nguyễn Trần Hiển, Viện trưởng; GS. TS. Đặng Đức Anh, Phó Viện trưởng; TS. Dương Thị Hồng, Chủ tịch Công đoàn Viện; Lãnh đạo Khoa Dịch tễ; Lãnh đạo Khoa Côn trùng và Động vật y học; Lãnh đạo các Khoa, Phòng, Trung tâm trong Viện và Phòng Tổ chức cán bộ đến dự.

Tại buổi chia tay GS. TS. Nguyễn Trần Hiển, Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương đã thay mặt Đảng uỷ và Ban Giám đốc bày tỏ lòng biết ơn, ghi nhận những đóng góp của GS. Phạm Ngọc Đính trong suốt thời gian công tác, đồng chí đã có nhiều cống hiến, vun đắp vào sự phát triển của Viện. Đồng thời Viện trưởng cũng mong muốn cán bộ hưu tiếp tục tham mưu cho Ban Lãnh đạo Viện, Lãnh đạo Khoa những kinh nghiệm và trí tuệ quý báu của mình trong thời gian tới.

Buổi chia tay cán bộ hưu tháng 12/2012 khép lại trong hơi Champagne nồng ấm. Một năm cũ khép lại, một năm mới lại bắt đầu với nhiều dự định tốt đẹp, trong mỗi người với những cảm xúc khác nhau nhưng điều chắc chắn là những tình cảm tốt đẹp và thiêng liêng sẽ được ghi dấu lịch sử trong mỗi con người đã từng sống và cống hiến hết mình cho tập thể.

Cùng nhìn lại những hình ảnh trong buổi gặp mặt cán bộ hưu cuối năm 2012:



Toàn cảnh buổi gặp mặt cán bộ hưu tháng 12/2012




GS. TS. Nguyễn Trần Hiển thay mặt Đảng ủy và Ban giám đốc tặng hoa, quà kỷ niệm và cảm ơn những đóng góp của
GS. Phạm Ngọc Đính (bìa trái ảnh) trong hơn 12 năm công tác và cống hiến ở cương vị Phó Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương




Lãnh đạo Khoa Côn trùng và Động vật Y học chúc sức khỏe GS. Phạm Ngọc Đính (bìa phải ảnh)
 
Biển số
OF-307664
Ngày cấp bằng
13/2/14
Số km
10,479
Động cơ
382,890 Mã lực
Sổ đưa cho mình 10 tỷ mình mở cho sổ 4 pk như này. Hiện tại mình cũng đang kinh doanh PK và cũng từng làm rất nhiều PK Đa khoa kiểu này. Chốt lại là Lởm
Cảm ơn bờ dồ.
Theo còm của bờ dồ thì bờ dồ có thể mở một phòng khám lởm với giá 2,5 tỷ ?
Bờ dồ có thể vui lòng cho biết rõ tên của phòng khám lởm của bờ dồ ?
 

mazad3

Xe tăng
Biển số
OF-317227
Ngày cấp bằng
24/4/14
Số km
1,001
Động cơ
301,210 Mã lực
các cụ chửi nhiều quá em đào tạo bác sĩ để các cụ tắt tiếng luôn
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top