Cảm biến gạt mưa được lắp đặt dưới kính lái, áp sát vào kính lái, và ngay sau gương chiếu hậu trong xe, được che bởi 2 nắp nhựa ốp vào nhau.
Cảm biến gạt mưa bao gồm phần phát hồng ngoại và phần thu, nằm ở 2 đầu của cảm biến, hoạt động theo cơ chế khúc xạ/phản xạ ánh sáng:
Khi không có mưa: Tia hồng ngoại phát từ bên phát, đập vào kính, do kính lái có chiết suất X đã được thiết kế nên tia này đi qua lớp kính, và phần lớn ra ngoài không khí. Bên thu hầu như không nhận đc gì.
Khi có mưa: Tia hồng ngoại phát từ bên phát, đập vào kính, đi xuyến qua kính, nhưng do lúc này lớp nước ở ngoài kính chứ ko phải ko khí nữa, nên tỉ số giữa chiết xuất X và chiết suất của nước sẽ khác đi, dẫn tới hiện tượng phản xạ toàn phần, quay trở lại xuyên qua lớp kính về lại phía bên kia (là phần thu)
Dựa trên số lượng tia tới được phần thu mà hệ thống tham chiếu được là mưa to hay nhỏ để điều khiển tốc độ gạt mưa (trường hợp mưa nhỏ nhưng xe đi nhanh nên lượng hạt nc đập vào kính nhiều, tạo ra diện tích có lớp nước nhiều, thì cũng giống như đi nhanh, và tốc độ gạt mưa sẽ cao lên)
Từ lí thuyết này bác sẽ thấy chiết suất X kia rất quan trọng, vì đã đc tính toán theo thiết kế phù hợp với phần xử lí bên trong ECU của xe -> nếu thay kính ko phù hợp, chiết suất ko đúng sẽ làm cho hệ thống gạt mưa tự động không hoạt động.
NẾu thấy hay xin cụ 1 ly, buổi trưa ngồi cty ko có rượu khó ngủ quá cơ