[Funland] Thấy gì về việc đào tạo tiến sỹ siêu tốc trong hơn 2 năm của ĐH Luật nhìn từ trường hợp Thích Chân Quang

httinh

Xe hơi
Biển số
OF-619780
Ngày cấp bằng
2/3/19
Số km
145
Động cơ
118,264 Mã lực
Hi các bác!

Mấy hôm nay dân mạng lùm xùm vụ vụ ông Thích Chân Quang nhận bằng TS chỉ trong hơn có 2 năm thì đặt ra nhiều nghi vấn về sai phạm của trường ĐH Luật Hà Nội. Theo tìm hiểu, ông này sinh năm 1959, đến năm 30 tuổi ông có bằng tốt nghiệp THPT hệ bổ túc. Năm 2019, sau hơn 30 năm không học hành, ở tuổi 60 ông nhận văn bằng 2 hệ tại chức ngành Luật của ĐH Luật Hà Nội, sau đó hơn 2 năm vào năm 2021 ông bảo vệ thành công luận án tiến sỹ.

Việc học thẳng từ cử nhân mới tốt nghiệp loại giỏi là có nhưng việc hoàn thành phải sau 4, 5 năm với những bạn trẻ mới tốt nghiệp, làm full time. Còn ông này tuổi đã cao, tốt nghiệp đại học hệ tại chức mà hoàn thành tiến sỹ chỉ trong hơn 2 năm theo kiểu vừa học vừa làm thì rất đáng ngờ.

Mấy bác nghĩ sau về vụ này?

2 năm làm xong tiến sĩ như thượng tọa Thích Chân Quang là ‘siêu phàm’


Nhiều người cho rằng việc thượng tọa Thích Chân Quang tốt nghiệp cử nhân luật hệ vừa học vừa làm năm 2019, đến năm 2021 đã bảo vệ thành công luận án tiến sĩ luật tại Trường đại học Luật Hà Nội là quá “siêu phàm”.

Thượng tọa Thích Chân Quang tại lễ bảo vệ luận án tiến sĩ tại Trường đại học Luật Hà Nội - Ảnh: HLU

Thượng tọa Thích Chân Quang tại lễ bảo vệ luận án tiến sĩ tại Trường đại học Luật Hà Nội - Ảnh: HLU
Trường đại học Luật Hà Nội đang rà soát các mốc thời gian học cử nhân, tiến sĩ của thượng tọa Thích Chân Quang, sau đó sẽ có văn bản báo cáo chi tiết. Tuy nhiên, các chuyên gia đều nhận định đây là trường hợp rất khó lý giải.
Nhà trường đính chính thông tin về điều kiện dự tuyển nghiên cứu sinh
Ngày 26-11-2019, hiệu trưởng Trường đại học Luật Hà Nội ký quyết định phê duyệt danh sách thí sinh trúng tuyển nghiên cứu sinh luật đợt 2 năm 2019. Quyết định này căn cứ trên kết quả xét tuyển nghiên cứu sinh đợt 2 năm 2019 và danh sách thí sinh đề nghị công nhận trúng tuyển đã được hội đồng tuyển sinh sau đại học thông qua ngày 21-11-2019.
Trong danh sách này có tên ông Vương Tấn Việt (tức thượng tọa Thích Chân Quang) với ngành luật hiến pháp và luật hành chính.
Thời gian từ lúc ông trúng tuyển (tháng 11-2019) đến lúc bảo vệ luận án tiến sĩ vào tháng 12-2021 tương đương 2 năm (24 - 25 tháng).
Cấm thượng tọa Thích Chân Quang thuyết giảng dưới mọi hình thức trong hai năm
https://tuoitre.vn/cam-thuong-toa-thich-chan-quang-thuyet-giang-duoi-moi-hinh-thuc-trong-hai-nam-20240619095515873.htm
Đáng chú ý, thông báo tuyển sinh nghiên cứu sinh đợt 2 năm 2019 của Trường đại học Luật Hà Nội (ngày 7-6-2019) quy định điều kiện dự tuyển nghiên cứu sinh, trong đó đối với người có bằng cử nhân luật hệ chính quy loại giỏi trở lên do các trường đại học trong nước cấp…
Sau khi trúng tuyển, thí sinh phải học bổ sung kiến thức ở trình độ thạc sĩ của ngành đào tạo tiến sĩ đã trúng tuyển.
Tuy nhiên đến ngày 30-9-2019 nhà trường lại có thông báo đính chính thông tin về điều kiện dự tuyển nghiên cứu sinh trong thông báo tuyển sinh nghiên cứu sinh đợt 2 năm 2019. Điều kiện dự tuyển nghiên cứu sinh có một trong các văn bằng: "bằng cử nhân luật loại giỏi trở lên do các trường đại học trong nước cấp…".
Lý giải về việc đính chính này, nhà trường cho biết trong quá trình soạn thảo thông báo tuyển sinh, nội dung về "điều kiện dự tuyển" chưa đảm bảo tính chính xác so với quy định về đào tạo trình độ tiến sĩ ban hành theo quyết định số 216/QĐ-ĐHLHN ngày 24-1-2019 của hiệu trưởng nhà trường.
Trường đại học Luật Hà Nội quy định thời gian học tiến sĩ 4 năm với người có bằng đại học
Theo quy chế tuyển sinh và đào tạo trình độ tiến sĩ của Bộ Giáo dục và Đào tạo, đối tượng học lên tiến sĩ bao gồm cử nhân, thạc sĩ. Trong đó, đối tượng cử nhân phải tốt nghiệp từ loại giỏi trở lên được học thẳng lên tiến sĩ.
Theo quy định về tuyển sinh và đào tạo trình độ tiến sĩ do hiệu trưởng Trường đại học Luật Hà Nội ban hành tháng 1-2019, thời gian đào tạo đối với người có bằng thạc sĩ là 3 năm tập trung; đối với người có bằng đại học là 4 năm tập trung liên tục.

Thực tế thượng tọa Thích Chân Quang nhận bằng tốt nghiệp cử nhân ngành luật ngày 26-1-2019, đến ngày 2-4-2022 nhận bằng tốt nghiệp tiến sĩ.
Lý giải việc thượng tọa Thích Chân Quang nhận bằng tốt nghiệp tiến sĩ sớm, ông Tô Văn Hòa, phó hiệu trưởng Trường đại học Luật Hà Nội, cho biết thượng tọa Thích Chân Quang học thẳng từ cử nhân (tốt nghiệp loại giỏi) lên trình độ tiến sĩ ngành luật hiến pháp - hành chính; và làm xong sớm luận án và bảo vệ luận án tiến sĩ sớm.
"Thượng tọa Thích Chân Quang đáp ứng được những điều kiện về thời gian đào tạo nên được bảo vệ luận án sớm. Tất cả các quy trình đều đầy đủ các bước theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo", ông Hòa khẳng định.
"Cử nhân học xong tiến sĩ trong 4 năm đã rất siêu rồi"
Nhiều chuyên gia cho hay thực tế cũng có không ít người tốt nghiệp đại học được học thẳng lên tiến sĩ. Họ đều là những sinh viên xuất sắc, tốt nghiệp đại học chính quy. Còn đối với trường hợp sinh viên tốt nghiệp hệ vừa làm vừa học (tại chức cũ) được học thẳng lên tiến sĩ là rất hiếm ở hầu hết các trường đại học trên cả nước. Do vậy, trường hợp của thượng tọa Thích Chân Quang là vô cùng đặc biệt.
Nếu thực hiện đúng quy chế đào tạo tiến sĩ cũng như quy định của chính Trường đại học Luật Hà Nội thời điểm năm 2019, đối với cử nhân học thẳng lên tiến sĩ phải học tập trung 48 tháng. Những nghiên cứu sinh này nếu học xuất sắc được hiệu trưởng cho phép rút ngắn thời gian học thì cũng phải học ít nhất 36 tháng.
"Như vậy, thượng tọa Thích Chân Quang trúng tuyển nghiên cứu sinh luật vào tháng 11-2019, đến lúc nhận bằng tốt nghiệp tiến sĩ tháng 4-2022 là chưa đủ 36 tháng. Trường đại học Luật Hà Nội cần rà soát kỹ lại các thông tin liên quan để có lời giải thích hợp lý. Nếu trường không có lời giải thích thuyết phục, chỉ riêng về thời gian đào tạo đối với trường hợp này thì trường đã sai quy chế đào tạo tiến sĩ", một chuyên gia khẳng định.

Trong khi đó, phó hiệu trưởng một trường đại học ở TP.HCM trước đây từng học thẳng từ cử nhân lên tiến sĩ cho hay:
"Theo quy chế, người tốt nghiệp cử nhân loại giỏi (không phân biệt hệ đào tạo) được học thẳng lên tiến sĩ. Những người học thẳng từ đại học lên tiến sĩ bên cạnh tốt nghiệp loại giỏi trở lên thường có bài báo khoa học trên các tạp chí chuyên ngành được tính điểm.
Các nghiên cứu sinh này thường học tập rất vất vả do phải học lại toàn bộ kiến thức ở trình độ thạc sĩ của ngành đào tạo tiến sĩ đã trúng tuyển. Sau đó mới làm luận án và bảo vệ các chuyên đề trong luận án… Cùng lúc học nhiều chuyên đề, thi, bảo vệ chuyên đề, bảo vệ cấp khoa, phản biện kín, bảo vệ cấp trường…
Một số nghiên cứu sinh xuất sắc, với các bài báo quốc tế có thể hoàn thành đúng tiến độ đào tạo trong 4 năm, được xem là rất siêu rồi. Bản thân tôi phải học hết thời gian đào tạo kéo dài cho phép theo quy định mới tốt nghiệp tiến sĩ (hơn 7 năm)".
 

newmanhn

Xe điện
Biển số
OF-407677
Ngày cấp bằng
1/3/16
Số km
4,576
Động cơ
387,565 Mã lực
Nơi ở
Hà nội
Hòa thượng còn đang làm 1 luận án tiến sỹ nữa về tôn giáo ở trường Đại học quốc gia.
Tuổi này mà có tinh thần đi học thì cũng hơn đứt tất cả CCCM chém gió ở đây :)).
CCCM không nên GATO với hòa thượng ;)) .
 

meodenminh

Xe điện
Biển số
OF-723782
Ngày cấp bằng
4/4/20
Số km
3,902
Động cơ
235,776 Mã lực
Kể ra cụ sư này làm tiến sĩ về các đề tài tôn giáo thì cũng không có vấn đề gì đâu.

Tự dưng lại làm tiến sĩ luật, chắc là để dự phòng ngày hoàn tục?
Thực ra món chuyên môn về tu, về sư thì có khá nhiều đề tài để làm mà, nhưng siêu khó
 

beSuSu

Xe điện
Biển số
OF-111306
Ngày cấp bằng
2/9/11
Số km
3,634
Động cơ
475,188 Mã lực
E thích nghe về kinh nghiệm sống hơn nghe giảng đạo.
Trc e lên tâp tu ở xxx 2 tuần. Trong tv xảy ra vụ nghi mất trộm của 1 khách vip, cách xử lý của sư thầy trụ trì chán bớ đời.
Đầy cảm tính nhất thời, thiếu óc quan sát, kinh nghiệm đời, có ý hướng đến cho 1 thanh niên tập tu cùng. (Bọn e biết rõ ko phải, và sau thì vip kia có vẻ tìm ra đồ đã mất gồm tiền +... Rơi đâu đó, và mọi việc tự dưng ko ai nhắc đến nữa)
Khác hẳn với sự điềm tĩnh thuyết giảng hôm trước.
Em và mấy ng tập tu cùng thấy hơi shock.

Đúng là khi đứng ngoài cuộc, ai nói, ai giảng cũng hay.
Va vào cái bộc lộ trí tuệ thực ngay.
 
Chỉnh sửa cuối:

chuadutienmuaxe

Xe tăng
Biển số
OF-151689
Ngày cấp bằng
5/8/12
Số km
1,858
Động cơ
374,266 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
2020-2021 mất đợt phong tỏa do covid thì thầy trò hoc kiểu gì nhỉ
 

DuongHL

Xe container
Biển số
OF-304300
Ngày cấp bằng
8/1/14
Số km
7,597
Động cơ
391,109 Mã lực
Bình thường, đại học bằng giỏi, có tiền mà thích học thì làm luôn tiến sỹ 4 năm là bình thường. Có gì quá đặc biệt đâu mà bâu nhâu vào kinh quá vậy.
Nếu nói việc đó là bình thường chứng tỏ bác chưa được đi học.
Học đại học nhẹ như lông hồng mà cũng phải mất 4-5 năm.
Giỏi thì ông ấy đã không phải học bổ túc văn hóa.
Mà với xuất phát điểm là bổ túc văn hóa thì có mứt mà học được tiến sĩ, chưa nói đến học giỏi.
Học nó là bước tiếp nối của kiến thức, không có gốc có học được mứt.
 

tvu732

Xe tăng
Biển số
OF-708234
Ngày cấp bằng
21/11/19
Số km
1,002
Động cơ
103,285 Mã lực
E thích nghe về kinh nghiệm sống hơn nghe giảng đạo.
Trc e lên tâp tu ở xxx 2 tuần. Trong tv xảy ra vụ nghi mất trộm của 1 khách vip, cách xử lý của sư thầy trụ trì chán bớ đời.
Đầy cảm tính nhất thời, thiếu óc quan sát, kinh nghiệm đời, có ý hướng đến cho 1 thanh niên tập tu cùng. (Bọn e biết rõ ko phải, và sau thì vip kia có vẻ tìm ra đồ đã mất gồm tiền +... Rơi đâu đó, và mọi việc tự dưng ko ai nhắc đến nữa)
Khác hẳn với sự điềm tĩnh thuyết giảng hôm trước.
Em và mấy ng tập tu cùng thấy hơi shock.

Đúng là khi đứng ngoài cuộc, ai nói, ai giảng cũng hay.
Va vào cái bộc lộ trí tuệ thực ngay.
Nghe có vẻ giống với mất cắp ở khách sạn. Những trường hợp này các bạn quản lý ở bộ phận Front Office xử lý cái một luôn. Sư thì chắc chắn không nhiều kinh nghiệm bằng rồi. (chính vì thế nên những người như sư Minh Tuệ mới muốn ra ngoài bộ hành để tiếp xúc với đời, chứ không phải quay vào góc tường mà tu).

Em từng nghe mấy bác thiền nhiều (thậm chí có bác tự xưng là đã giác ngộ) bảo là sau khi giác ngộ thì câu trả lời cho vấn đề tự đến trong đầu mình, kiểu như vũ trụ gửi tín hiệu :)) nhưng em không tin. Có thể sáng suốt hơn, bình tĩnh hơn trong xử lý vấn đề, nhưng không phải lúc nào cũng bù đắp cho sự non nớt thiếu kinh nghiệm được. Trí tuệ cũng có nhiều loại, người giỏi chuyên môn này chưa chắc đã giỏi cái khác.
 
Chỉnh sửa cuối:

nhuataiche

Xe container
Biển số
OF-570365
Ngày cấp bằng
22/5/18
Số km
7,598
Động cơ
245,767 Mã lực
Tuổi
51
Không có việc gì khó
Chỉ sợ tiền không nhiều
 

Thỏ vẩu

Xe tải
Biển số
OF-859106
Ngày cấp bằng
12/5/24
Số km
474
Động cơ
20,318 Mã lực
Tuổi
24
Dân túy cũng không phải chỉ toàn nhược điểm! Vận dụng tốt thì đó chính là biết lắng nghe phản biện xã hội đấy cụ ạ!
Phản biện xã hội nó khác bác ơi.
 

ChienXuanAng

Xe đạp
Biển số
OF-839848
Ngày cấp bằng
8/9/23
Số km
39
Động cơ
1,115 Mã lực
Tuổi
33
Em có ngồi xem buổi bảo vệ của NCS Vương Tấn Việt. Có một điểm khá hay ở đây, khi thư ký hội đồng đọc về quá trình học tập của NCS có thấy đọc NCS tốt nghiệp ThS loại giỏi, có kèm bảng điểm thấp nhất 8.1 cao nhất 8.9. Vậy câu hỏi đặt ra, là tại sao trong hồ sơ khi bve lại có đoạn này, trong khi như ĐH Luật thông báo khi trúng NCS là ổng từ cử nhân luật bằng giỏi.
Một điểm thú vị nữa, là tất cả các vị trong hội đồng đều dành sự kính cẩn cho NCS :v thư ký khi đọc còn thưa sư phụ :D
 
Chỉnh sửa cuối:
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
28,063
Động cơ
655,024 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
Hi các bác!

Mấy hôm nay dân mạng lùm xùm vụ vụ ông Thích Chân Quang nhận bằng TS chỉ trong hơn có 2 năm thì đặt ra nhiều nghi vấn về sai phạm của trường ĐH Luật Hà Nội. Theo tìm hiểu, ông này sinh năm 1959, đến năm 30 tuổi ông có bằng tốt nghiệp THPT hệ bổ túc. Năm 2019, sau hơn 30 năm không học hành, ở tuổi 60 ông nhận văn bằng 2 hệ tại chức ngành Luật của ĐH Luật Hà Nội, sau đó hơn 2 năm vào năm 2021 ông bảo vệ thành công luận án tiến sỹ.

Việc học thẳng từ cử nhân mới tốt nghiệp loại giỏi là có nhưng việc hoàn thành phải sau 4, 5 năm với những bạn trẻ mới tốt nghiệp, làm full time. Còn ông này tuổi đã cao, tốt nghiệp đại học hệ tại chức mà hoàn thành tiến sỹ chỉ trong hơn 2 năm theo kiểu vừa học vừa làm thì rất đáng ngờ.

Mấy bác nghĩ sau về vụ này?

2 năm làm xong tiến sĩ như thượng tọa Thích Chân Quang là ‘siêu phàm’


Nhiều người cho rằng việc thượng tọa Thích Chân Quang tốt nghiệp cử nhân luật hệ vừa học vừa làm năm 2019, đến năm 2021 đã bảo vệ thành công luận án tiến sĩ luật tại Trường đại học Luật Hà Nội là quá “siêu phàm”.

Thượng tọa Thích Chân Quang tại lễ bảo vệ luận án tiến sĩ tại Trường đại học Luật Hà Nội - Ảnh: HLU

Thượng tọa Thích Chân Quang tại lễ bảo vệ luận án tiến sĩ tại Trường đại học Luật Hà Nội - Ảnh: HLU
Trường đại học Luật Hà Nội đang rà soát các mốc thời gian học cử nhân, tiến sĩ của thượng tọa Thích Chân Quang, sau đó sẽ có văn bản báo cáo chi tiết. Tuy nhiên, các chuyên gia đều nhận định đây là trường hợp rất khó lý giải.
Nhà trường đính chính thông tin về điều kiện dự tuyển nghiên cứu sinh
Ngày 26-11-2019, hiệu trưởng Trường đại học Luật Hà Nội ký quyết định phê duyệt danh sách thí sinh trúng tuyển nghiên cứu sinh luật đợt 2 năm 2019. Quyết định này căn cứ trên kết quả xét tuyển nghiên cứu sinh đợt 2 năm 2019 và danh sách thí sinh đề nghị công nhận trúng tuyển đã được hội đồng tuyển sinh sau đại học thông qua ngày 21-11-2019.
Trong danh sách này có tên ông Vương Tấn Việt (tức thượng tọa Thích Chân Quang) với ngành luật hiến pháp và luật hành chính.
Thời gian từ lúc ông trúng tuyển (tháng 11-2019) đến lúc bảo vệ luận án tiến sĩ vào tháng 12-2021 tương đương 2 năm (24 - 25 tháng).
Cấm thượng tọa Thích Chân Quang thuyết giảng dưới mọi hình thức trong hai năm
https://tuoitre.vn/cam-thuong-toa-thich-chan-quang-thuyet-giang-duoi-moi-hinh-thuc-trong-hai-nam-20240619095515873.htm
Đáng chú ý, thông báo tuyển sinh nghiên cứu sinh đợt 2 năm 2019 của Trường đại học Luật Hà Nội (ngày 7-6-2019) quy định điều kiện dự tuyển nghiên cứu sinh, trong đó đối với người có bằng cử nhân luật hệ chính quy loại giỏi trở lên do các trường đại học trong nước cấp…
Sau khi trúng tuyển, thí sinh phải học bổ sung kiến thức ở trình độ thạc sĩ của ngành đào tạo tiến sĩ đã trúng tuyển.
Tuy nhiên đến ngày 30-9-2019 nhà trường lại có thông báo đính chính thông tin về điều kiện dự tuyển nghiên cứu sinh trong thông báo tuyển sinh nghiên cứu sinh đợt 2 năm 2019. Điều kiện dự tuyển nghiên cứu sinh có một trong các văn bằng: "bằng cử nhân luật loại giỏi trở lên do các trường đại học trong nước cấp…".
Lý giải về việc đính chính này, nhà trường cho biết trong quá trình soạn thảo thông báo tuyển sinh, nội dung về "điều kiện dự tuyển" chưa đảm bảo tính chính xác so với quy định về đào tạo trình độ tiến sĩ ban hành theo quyết định số 216/QĐ-ĐHLHN ngày 24-1-2019 của hiệu trưởng nhà trường.
Trường đại học Luật Hà Nội quy định thời gian học tiến sĩ 4 năm với người có bằng đại học
Theo quy chế tuyển sinh và đào tạo trình độ tiến sĩ của Bộ Giáo dục và Đào tạo, đối tượng học lên tiến sĩ bao gồm cử nhân, thạc sĩ. Trong đó, đối tượng cử nhân phải tốt nghiệp từ loại giỏi trở lên được học thẳng lên tiến sĩ.
Theo quy định về tuyển sinh và đào tạo trình độ tiến sĩ do hiệu trưởng Trường đại học Luật Hà Nội ban hành tháng 1-2019, thời gian đào tạo đối với người có bằng thạc sĩ là 3 năm tập trung; đối với người có bằng đại học là 4 năm tập trung liên tục.

Thực tế thượng tọa Thích Chân Quang nhận bằng tốt nghiệp cử nhân ngành luật ngày 26-1-2019, đến ngày 2-4-2022 nhận bằng tốt nghiệp tiến sĩ.
Lý giải việc thượng tọa Thích Chân Quang nhận bằng tốt nghiệp tiến sĩ sớm, ông Tô Văn Hòa, phó hiệu trưởng Trường đại học Luật Hà Nội, cho biết thượng tọa Thích Chân Quang học thẳng từ cử nhân (tốt nghiệp loại giỏi) lên trình độ tiến sĩ ngành luật hiến pháp - hành chính; và làm xong sớm luận án và bảo vệ luận án tiến sĩ sớm.
"Thượng tọa Thích Chân Quang đáp ứng được những điều kiện về thời gian đào tạo nên được bảo vệ luận án sớm. Tất cả các quy trình đều đầy đủ các bước theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo", ông Hòa khẳng định.
"Cử nhân học xong tiến sĩ trong 4 năm đã rất siêu rồi"
Nhiều chuyên gia cho hay thực tế cũng có không ít người tốt nghiệp đại học được học thẳng lên tiến sĩ. Họ đều là những sinh viên xuất sắc, tốt nghiệp đại học chính quy. Còn đối với trường hợp sinh viên tốt nghiệp hệ vừa làm vừa học (tại chức cũ) được học thẳng lên tiến sĩ là rất hiếm ở hầu hết các trường đại học trên cả nước. Do vậy, trường hợp của thượng tọa Thích Chân Quang là vô cùng đặc biệt.
Nếu thực hiện đúng quy chế đào tạo tiến sĩ cũng như quy định của chính Trường đại học Luật Hà Nội thời điểm năm 2019, đối với cử nhân học thẳng lên tiến sĩ phải học tập trung 48 tháng. Những nghiên cứu sinh này nếu học xuất sắc được hiệu trưởng cho phép rút ngắn thời gian học thì cũng phải học ít nhất 36 tháng.
"Như vậy, thượng tọa Thích Chân Quang trúng tuyển nghiên cứu sinh luật vào tháng 11-2019, đến lúc nhận bằng tốt nghiệp tiến sĩ tháng 4-2022 là chưa đủ 36 tháng. Trường đại học Luật Hà Nội cần rà soát kỹ lại các thông tin liên quan để có lời giải thích hợp lý. Nếu trường không có lời giải thích thuyết phục, chỉ riêng về thời gian đào tạo đối với trường hợp này thì trường đã sai quy chế đào tạo tiến sĩ", một chuyên gia khẳng định.

Trong khi đó, phó hiệu trưởng một trường đại học ở TP.HCM trước đây từng học thẳng từ cử nhân lên tiến sĩ cho hay:
"Theo quy chế, người tốt nghiệp cử nhân loại giỏi (không phân biệt hệ đào tạo) được học thẳng lên tiến sĩ. Những người học thẳng từ đại học lên tiến sĩ bên cạnh tốt nghiệp loại giỏi trở lên thường có bài báo khoa học trên các tạp chí chuyên ngành được tính điểm.
Các nghiên cứu sinh này thường học tập rất vất vả do phải học lại toàn bộ kiến thức ở trình độ thạc sĩ của ngành đào tạo tiến sĩ đã trúng tuyển. Sau đó mới làm luận án và bảo vệ các chuyên đề trong luận án… Cùng lúc học nhiều chuyên đề, thi, bảo vệ chuyên đề, bảo vệ cấp khoa, phản biện kín, bảo vệ cấp trường…
Một số nghiên cứu sinh xuất sắc, với các bài báo quốc tế có thể hoàn thành đúng tiến độ đào tạo trong 4 năm, được xem là rất siêu rồi. Bản thân tôi phải học hết thời gian đào tạo kéo dài cho phép theo quy định mới tốt nghiệp tiến sĩ (hơn 7 năm)".
Mỗi từ: NÁT
 

Bút Thép VNN

Xe tải
Biển số
OF-491020
Ngày cấp bằng
24/2/17
Số km
288
Động cơ
193,320 Mã lực
Tuổi
54
Theo những gì mà nhà em biết bên ngành mình thì để học, nghiên cứu, viết luận án trong vòng 2 năm là rất khó. Giải quyết hàng chục tín chỉ/học phần - thi; tìm kiếm tài liệu, nghiên cứu, viết nháp thầy duyệt; bảo vệ ở bộ môn - sửa; bảo vệ cấp cơ sở - sửa (vụ này mệt nhất); bảo vệ cấp Trường, tuy là trình diễn thôi nhưng gửi LATT để xin hàng chục chuyên gia, tổ chức... lắm việc, mất thời gian lắm.
 

mamoto

Xe máy
Biển số
OF-389823
Ngày cấp bằng
30/10/15
Số km
54
Động cơ
238,579 Mã lực
Tuổi
36
Nếu học tập trung, không phải lo kiếm tiền đóng học phí thì cũng phải 3 năm. Còn như em học Ths và TS ở Bách khoa thì tròn 9 năm mới ra. Không biết bên Trường Luật quy chế ntn mất có 3 tháng? chứ năm 2021 seminar bộ môn xong do covid đi xin chữ ký hội đồng còn khó nên các NCS làm cùng em cũng phải mất 1 năm mới ra được HĐ Cấp Trường.
 

httinh

Xe hơi
Biển số
OF-619780
Ngày cấp bằng
2/3/19
Số km
145
Động cơ
118,264 Mã lực
Nếu học tập trung, không phải lo kiếm tiền đóng học phí thì cũng phải 3 năm. Còn như em học Ths và TS ở Bách khoa thì tròn 9 năm mới ra. Không biết bên Trường Luật quy chế ntn mất có 3 tháng? chứ năm 2021 seminar bộ môn xong do covid đi xin chữ ký hội đồng còn khó nên các NCS làm cùng em cũng phải mất 1 năm mới ra được HĐ Cấp Trường.
chưa kể thời gian nghiên cứu tài liệu, viết đề cương, thu thập số liệu, viết luận án. Chỉ riêng việc gởi luận án cho chuyên gia phản biện kín, bảo vệ 2 vòng là mất cả năm hoặc hơn rồi.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top