Vấn đề đèn gây chói hay không tương đương với có ánh sáng từ đèn xe ra chiếu vào mắt xe đối diện hay không. Đèn có mặt cắt sáng (mặt phân chia sáng tối) nằm dưới tầm mặt xe đối diện là ko gây chói.
Do khoảng cách tính từ mặt cắt này tới mặt đất thay đổi theo khoảng cách giữa 2 xe, nên muốn test đèn chuẩn thì nên đứng ở khoảng cách ít nhất trên 30m, ở tầm cao của xe gầm thấp. Ví dụ lỗi gây chói dễ nhất mà nhiều cụ mắc phải là ở bi gầm. Các shop thường chỉnh song song mặt đất. Khi xe có chở tải, luồng sáng sẽ cao dần lên. Mặc dù đèn có mặt cắt sắc nét, nhìn ở khoảng cách trong 20m sẽ ko bị gây chói chút nào. Nhưng với xe đối diện tầm 40m luồng sáng có thể bắn vào mắt và gây chói. Các cụ hồi lớp 8 có học về định lý Talet có thể tưởng tượng ra như vậy, và tính toán được khoảng cách gây chói. Vấn đề đèn cos cũng tương tự vậy.
Vấn đề chống chói là yêu cầu quan trọng trong việc thiết kế đèn xe, vì nó liên quan đến an toàn. 1 luồng sáng dù yếu, nhưng trong bóng đêm găm vào mắt, cũng có thể gây nguy hiểm.
Nói chung sự khác biệt của đèn LED tốt và đèn LED kém chính nằm ở việc khả năng định hướng (kiểm soát) luồng sáng cho ra, vấn đề chống chói là một phần của công việc định hướng luồng sáng này. Các cụ hình dung là mình có 1 luồng sáng là điểm phát sáng, mình cần 1 cấu trúc đèn để định hướng luồng sáng ra sao cho phải hiệu quả và an toàn. 2 yêu cầu này quan trọng như nhau. Cấu trúc đèn định hướng có thể là chóa phản xạ hoặc gương cầu. Nhiều cụ bảo đèn LED không gương cầu luôn gây chói là sai.
Còn việc thay đèn LED cho 1 bóng halogen, do mình ko thể thay đổi cấu trúc chóa. Vậy để đèn định hướng được luồng sáng hiệu quả, thì dễ nhất là làm sao giống được luồng sáng của bóng halogen. Để luồng sáng được như vậy thì yêu cầu nguồn phát sáng phải tương tự về vị trí phát sáng, diện tích phát sáng và góc chiếu của luồng sáng. Sự khác biệt về 1 trong các đặc điểm trên sẽ dẫn tới sự khác biệt về luồng sáng sau khi được định hướng cho ra, và là nguyên nhân gây chói với nhiều dòng đèn. Ví dụ XHP70 do chip LED quá to và hình vuông, nên diện tích phát sáng lớn, do đó luồng sáng cho ra cũng bj quá rộng.
Còn về vấn đề nhiệt màu thì chủ yếu liên quan đến khả năng cảm nhận độ sáng thì chính xác hơn. Về cơ bản thì mắt người có xu hướng cảm nhận màu ấm với Kelvin thấp (vàng, đỏ) tốt hơn so với màu lạnh với Kelvin cao (xanh lam, xanh lục). Cái này do cấu trúc tế bào hình nón và que, với chức năng tiếp nhận ánh sáng trong mắt. Cụ nào nghiên cứu về cái này rất thú vị.
Màu trắng thì hơi đặc biệt, là tổng hợp các màu, và con người cũng hoạt động trong nhiệt màu này vào ban ngày. Nên có xu hướng cảm nhận màu trắng trong khoảng 5500 -5800K là sáng nhất. Khi nhiệt màu đẩy lên 6500K hay 8000K lẫn ánh xanh vào, khi nhìn vật thể sẽ cảm giác bị tối hơn dù cùng cường độ.
Nói chung nhiệt màu có liên quan tới việc nhìn đèn chói hay không một chút, nhưng ko quyết định. Luồng sáng có chiếu trực tiếp vào mắt và với cường độ mạnh hay yếu mới là nguyên nhân chính.
Ngoài ra nói thêm nhiệt màu đèn xe 1 chút, vì nhiều cụ thắc mắc quá.
Như em nói ở trên nhiệt màu vàng hay vàng nắng cho khả năng tiếp nhận a/s tốt hơn vì mắt người có nhiều tế bào xử lý nhiệt màu này hơn. Nhưng nhiệt màu trắng 5500 - 5800K lại giúp mắt người cảm nhận như đang trong ban ngày. Nên chuyện các cụ tranh cãi màu vàng nắng hay màu trắng (trắng ấm nhé, em nhấn mạnh) sáng hơn thì cũng tùy cảm nhận mắt mỗi người nữa, cái này hơi cảm tính.
Sự khác biệt 2 màu này phụ thuộc cả vào thời tiết. Ví dụ trời mưa hay sương mù, mức độ tương phản của màu vàng tốt hơn trắng. Ngoài ra nó liên quan đến cái gọi là tán xạ. Các cụ tìm hiểu về tán xạ Rayleigh (Rayleigh Scattering) sẽ rõ hơn. Về cơ bản thì khi đi sương mù, ánh sáng với bước sóng dài (đỏ, cam) ít bị tán xạ hơn so với bước sóng ngắn (lục, lam). Đó là lí do tại sao khi đi sương, cụ nào dùng đèn trắng, đặc biệt có ánh xanh lam vào thì a/s sẽ bị tán xạ hết, cả một vùng trước mặt thành một vùng sáng trắng. Nhưng màu vàng thì lại có thể xuyên qua được.
Cái tán xạ Rayleigh này cũng sẽ giải thích cho các cụ tại sao đèn gầm lại phải nằm ở góc thấp, chứ cụ nào lôi cái LED bar lên nóc rồi kêu để phá sương thì thua luôn.
Nói chung cả 1 cái xe ô tô là một sự nghiên cứu cả trăm năm, để hoàn thiện tới bây giờ. Đèn xe là 1 thành phần của chiếc xe, mà mỗi vị trí hay thiết kế của nó đều có tính toán về hiệu quả và an toàn cả. Các cụ tìm hiểu kĩ sẽ thấy nhiều thứ rất thú vị.