[Funland] Thảo luận về việc sản xuất phim đề tài lịch sử

XSim

Xe container
Biển số
OF-698009
Ngày cấp bằng
8/9/19
Số km
9,572
Động cơ
352,038 Mã lực
Nói vì kiểm duyệt nên không ra được phim hay cũng giống như bảo không có cảnh nóng thì không thể hấp dẫn khán giả. Tất cả là do cái thói lười nhác dễ dãi về tư duy, thêm cái bệnh không chịu nhìn vấn đề ở mình quen đổ tại cho khách quan. Như thế thì làm gì chả khó.
 

Mandalord

Xe điện
Biển số
OF-193695
Ngày cấp bằng
12/5/13
Số km
4,270
Động cơ
204,493 Mã lực
Nói vì kiểm duyệt nên không ra được phim hay cũng giống như bảo không có cảnh nóng thì không thể hấp dẫn khán giả. Tất cả là do cái thói lười nhác dễ dãi về tư duy, thêm cái bệnh không chịu nhìn vấn đề ở mình quen đổ tại cho khách quan. Như thế thì làm gì chả khó.
Cụ nói giống như thời bao cấp vậy. Kế hoạch không hoàn thành toàn là do dân lười biếng nhác hết, chứ dân mà siêng năng thì kế hoạch hoàn thành 200%, đất nước tiến thẳng lên XHCS sánh vai cường quốc năm châu ngay.

Quan điểm của em tóm gọn trong 1 câu châm ngôn của đám nước ngoài: Sự điên rồ là làm đi làm lại một việc và mong đợi những kết quả khác nhau (Insanity is doing the same thing over and over again and expecting different results). Thực trạng hiện nay không làm bất cứ ai hài lòng, từ lãnh đạo chiến lược, đến cơ quan quản lý, nhà sản xuất, và người tiêu dùng. Không có thay đổi cơ chế là nguyễn y vân, ngồi đó mà mơ có phim hay.

Cứ nhìn từ VTV, từ hồi VTV chịu khó tìm tòi những cái mới, những nội dung gai góc, những cái không quá thuận chiều, gây ra tranh cãi đáng kể thì doanh thu của họ tốt lên, họ lại có tiền để làm tiếp và ngày càng tốt hơn, đẩy lùi được tình trạng phim TQ và HQ chiếm sóng giờ vàng. Nhưng đáng tiếc là chính họ cũng chẳng dám làm phim truyền hình lịch sử.
 

rachfan

Xe container
Biển số
OF-365216
Ngày cấp bằng
3/5/15
Số km
5,823
Động cơ
410,681 Mã lực
Nơi ở
Hà nội
Nói vì kiểm duyệt nên không ra được phim hay cũng giống như bảo không có cảnh nóng thì không thể hấp dẫn khán giả. Tất cả là do cái thói lười nhác dễ dãi về tư duy, thêm cái bệnh không chịu nhìn vấn đề ở mình quen đổ tại cho khách quan. Như thế thì làm gì chả khó.
Cụ nói giống như thời bao cấp vậy. Kế hoạch không hoàn thành toàn là do dân lười biếng nhác hết, chứ dân mà siêng năng thì kế hoạch hoàn thành 200%, đất nước tiến thẳng lên XHCS sánh vai cường quốc năm châu ngay.

Quan điểm của em tóm gọn trong 1 câu châm ngôn của đám nước ngoài: Sự điên rồ là làm đi làm lại một việc và mong đợi những kết quả khác nhau (Insanity is doing the same thing over and over again and expecting different results). Thực trạng hiện nay không làm bất cứ ai hài lòng, từ lãnh đạo chiến lược, đến cơ quan quản lý, nhà sản xuất, và người tiêu dùng. Không có thay đổi cơ chế là nguyễn y vân, ngồi đó mà mơ có phim hay.

Cứ nhìn từ VTV, từ hồi VTV chịu khó tìm tòi những cái mới, những nội dung gai góc, những cái không quá thuận chiều, gây ra tranh cãi đáng kể thì doanh thu của họ tốt lên, họ lại có tiền để làm tiếp và ngày càng tốt hơn, đẩy lùi được tình trạng phim TQ và HQ chiếm sóng giờ vàng. Nhưng đáng tiếc là chính họ cũng chẳng dám làm phim truyền hình lịch sử.
Các cụ cứ để ý những năm gần đây, khi TQ xiết chặt kiểm duyệt phim thì điện ảnh TQ không ra được bộ phim lịch sử hoặc chính trị nào hẳn hoi. Toàn cổ trang, tiên hiệp và đô thị sinh hoạt. Điện ảnh TQ hiên tại khá nghèo nàn.
 

Kiên Khùng

Xe điện
Biển số
OF-785718
Ngày cấp bằng
27/7/21
Số km
4,665
Động cơ
273,173 Mã lực
Tâm thế con cháu không liên quan gì tới làm phim hay hay không. Thậm chí là còn tốt vì biết công lao tiền nhân, sự hi sinh lớn lao của người xưa.


Trước có phim Tây Sơn Hào Kiệt của cụ Lý Huỳnh làm cũng tâm huyết. Không hiểu sao về sau không thấy công chiếu rộng rãi?
Làm không hay chứ sao.
 

Kiên Khùng

Xe điện
Biển số
OF-785718
Ngày cấp bằng
27/7/21
Số km
4,665
Động cơ
273,173 Mã lực
Đây là kinh điển của ngụy biện. Không ai bảo là làm phim ca ngợi Quang Trung là khó, cũng không ai bảo làm phim ca ngợi Nguyễn Ánh là dễ.

Người ta nói rằng, làm phim về Quang Trung giống như siêu nhân, thiên tài toàn diện, vô địch thiên hạ, mở miệng nói ra là trí viễn cao xa, ngậm miệng tư duy thì IQ 300. Làm phim như vậy thì nó thiếu sinh động, chẳng ai tin. Ngược lại làm phim Nguyễn Ánh xấu tất, cũng kém sinh động, nhìn như thằng người nặn bằng mứt, vừa xem tiêu đề đã biết hết nội dung phim, thế thì xem làm gì?

Cái người ta đề cập tới, là sự thiếu tự do trong sáng tạo phim ảnh. Quang Trung khoảng năm bao nhiêu sinh ra, mười mấy tuổi đánh vào Gia Định, năm bao nhiêu dẹp chúa Nguyễn, năm nào cử Nguyễn Hữu Chỉnh đánh ra bắc, trận Rạch Gầm Xoài Mút, trận Ngọc Hồi Đống Đa, năm nào diễn ra, diễn biến thế nào đều có trong lịch sử. Giờ thích làm phim gò ép theo lịch sử, phim vừa bấm máy thiên hạ đã biết nội dung gì, thế thì xem làm gì, bán vé cho ai?

Giả sử có người hào hứng đi xem. Thế thì lần sau cũng không có ai làm thêm được phim nào về Quang Trung nữa, vì phim sau cũng phải tôn trọng lịch sử chỉ có 1 đấy, phim 2 cũng giống phim 1, thế thì xem phim 2 làm gì? VN ước mơ Quan Vũ 1000 phim, mà chỉ cho làm 1 theo 1 tuyến duy nhất, 1 thể hiện duy nhất, thế thì chỉ ra được 1 phim thôi, mơ là mơ hão nhé.

Và cuối cùng, như đã nói ở trên còm 1, không thể nào bảo hộ ngược được. NSX phim Việt thì áp dụng 1 quy định, NSX phim nước ngoài thì bịa thoải mái, vậy là không được.
Vụng múa chê đất lệch.
Tuy nhiên nói đi phải nói lại, phim lịch sử khó làm vì đòi hỏi tâm lực, tài lực rất lớn chứ không thì rất khó coi.
Kiểu người ngợm ngựa nghẽo thần hồn nát thần tính đi đi lại lại như trong sân bệnh viện tâm thần thì dễ thành phim kinh dị.
 

belo

Xe điện
Biển số
OF-76592
Ngày cấp bằng
29/10/10
Số km
3,165
Động cơ
374,569 Mã lực
Nơi ở
Da nang
Nói chung cứ đổ tại bị kiểm duyệt nên không có kịch bản hay là nhảm nhí. Tây cũng có kiểm duyệt của Tây (đố dám làm phim ca ngợi Đức quốc xã hay diệt chủng Do Thái đấy), Tàu có kiểm duyệt của Tàu, ... nói chung nước nào thì cũng có cái húy kị muốn sống được thì phải theo cái quy tắc đó thôi. Họ làm được phim hay mà mình không làm được là do mình còn chưa giỏi chưa biết làm thôi.

Hôm trước có mấy ông Anh làm phim về Napoleon bị chửi quá trời tay đạo diễn trả lời thẳng tưng luôn, các ông có ở đó không mà biết :))
Cụ nói em mới nhớ, trình tuyên truyền đổi trắng thay đen của bọn Mỹ phải nói là tầm hệ tư tưởng. Chẳng trách mà Mỹ nó cứ đứng đầu thế giới mãi. Mà nó tuyên truyền tinh tế qua phim ảnh khiến người xem dễ dần thay đổi nhận thức mà không biết.
Ví dụ ai cũng biết là Mỹ xâm lược VN, Iraq và có các cuộc thảm sát người dân của hai nước. Nhưng phim Lính bắn tỉa chẳng hạn, nó mô tả tâm trạng căng thẳng của lính Mỹ khi ngắm bắn phụ nữ, trẻ em và bắn chết mấy người này vì họ đeo bom. Phim Khải huyền luôn thì có thằng lính da đen xả súng máy vào cô gái VN trên thuyền, nhưng toàn phim mô tả thằng này hơi ngơ ngơ. Rồi trước đó có cảnh phim người dân thường VN bắn máy bay trực thăng bằng súng máy, ném lựu đạn kiểu tự sát. Thành ra lính Mỹ toàn kiểu giết dân thường vì tự vệ, chứ bình thường họ tốt lắm, cao to đẹp trai, yêu vợ con, chó mèo.
Thử phim nào nói quân đội Mỹ không tốt xem sao, chắc không thằng đạo diễn nào dám làm. Khỏi cần kiểm duyệt.
 

Đông Gioăng

Xe tăng
Biển số
OF-834575
Ngày cấp bằng
28/5/23
Số km
1,267
Động cơ
55,059 Mã lực
Hôm nay Hôm qua Cục điện ảnh tổ chức một cuộc hội thảo đáng chú ý về sản xuất phim có đề tài lịch sử. Đây là một cuộc thảo luận rất đáng chú ý, và em thấy các nhà thảo luận cũng rất thẳng thắn.

Cá nhân em cho rằng, về mặt luật pháp nên tách biệt rõ ràng giữa phim và lịch sử, và cần có cơ chế đảm bảo an toàn cho nhà làm phim, VD chỉ cần mở đầu phim bằng thông báo "đây là phim hư cấu, không phải lịch sử v.v." là đủ để đảm bảo an toàn pháp lý cho nhà làm phim, thì mới có nhiều người mạnh dạn dám làm. Nhưng điều này cần có sự can thiệp từ cấp quan điểm, chủ trương; Cục chưa đủ khả năng này, chỉ có thể đề xuất.

Mặt khác, nếu như bắt phim VN phải làm đúng lịch sử, thì phim nước ngoài cũng phải làm đúng lịch sử, làm khác thì không cho nhập khẩu. Các phim kiểu Saving Private Ryan, 99% phim cổ trang TQ, phim Marvel bịa khoa học công nghệ... cũng nên cấm tất chứ không thể để tình trạng bảo hộ ngược cho người nước ngoài, Tây muốn làm phim kiểu gì cũng được còn ta thì bắt ne bắt nét như thế này được.
Em nhớ hồi xưa ra rạp xem Wanted. Có đoạn nam chính vác bàn phím máy tính quất văng hết cả răng thằng bạn thân, đồng nghiệp. Éo hiểu
Sau về tìm bản ăn xen / ăn cắt mới biết thằng bạn xơi bạn gái nam chính. Đoạn xơi được quay dưới dạng lấy nét vào cái vật ở gần, xơi nhau ở hậu cảnh nhoè, mờ, tối. Các vị trên cục cắt béng. Thế mới tài
Từ ấy éo thèm ra rạp nữa, kiểm duyệt ấu trĩ và giáo điều như thế thì chả thằng ngu nào đi làm phim lịch sử.
 

detector

Xe tăng
Biển số
OF-318852
Ngày cấp bằng
8/5/14
Số km
1,366
Động cơ
321,272 Mã lực
Website
woodsoft.vn
Nói chung em thấy văn hóa xem phím của em thuộc loại thấp kém, phim lịch sử hay phim gì cũng phải hay, tình tiết phải ly kỳ, có những cú twist mà không dễ đoán trước kịch bản, nhân vật phải có tính cách phong phú, hấp dẫn v.v... Và lớp khán giả có thị hiếu thấp kém như em cũng khá đông và hung hãn (theo nghĩa là phim éo thấy hay thì éo xem :D)
Con người ai cũng có mặt tốt, mặt xấu và cả mặt xám. Điều này đúng với cả ông nông dân chân đất mắt toét lẫn bậc chí thánh, danh nhân. Tuy nhiên các sách báo chính thống, chính sử, sách giáo khoa lịch sử thường có xu hướng mô tả các nhân vật theo kiểu 1 chiều, phân rõ nhân vật chính diện, phản diện. Thằng nào đã xấu thì nó phải vừa cõng rắn cắn gà nhà, vừa phải dâm đãng đê tiện, hiếp dâm con heo, đẩy bà già xuống biển. Ông nào tốt, anh hùng thì vừa phải dũng cảm xông pha giết giặc, một tay gây dựng cơ đồ, vừa đạo đức sáng ngời, kính già yêu trẻ, trong veo không tì vết. Do khối lượng, tần suất các sách báo, thông tin này quá nhiều nên dần dần hằn vào đầu một bộ phận lớn quần chúng và đặc biệt là các cơ quan quản lý cách hiểu 1 chiều về các nhân vật lịch sử. Các chi tiết mà trái với cách hiểu này sẽ bị kiểm duyệt bởi các cơ quan quản lý, bị ném đá bởi đông đảo quần chúng nhân dân, bị gọt dũa sao cho các nhân vật tròn trịa như cách hiểu chính thống nên phim thành 1 chiều, nhàm chán, xem đoán ngay được nội dung, diễn biến. Tất nhiên khi có những đạo diễn, diễn viên tài năng, kịch bản tốt hoặc oánh vào những nhân vật bản thân trong chính sử cũng xam xám thì vẫn có ngoại lệ, 70 năm qua cũng có những phim xem được như 1 số cụ đã ví dụ: Vĩ tuyến 17, Đêm hội Long Trì, Ván bài lật ngửa, Biệt động Sài Gòn v.v...

Để thỏa mãn thị hiếu thấp hèn của em, các nhân vật chính thống phải vừa có tốt, vừa có xấu, vừa có xám. Các chi tiết xấu và xám đó không hoàn toàn khớp với sự thật, nhưng cũng không nhất thiết khác với sự thật, ví dụ:
- Nguyễn Huệ tất nhiên là anh dũng tuyệt luân, thiên tài oánh trận, nhưng cũng là người tàn bạo giết người không ghê tay. Để có đủ lính chiến đấu, ông sẵn sàng đi đến đâu bắt hết trai tráng vào lính đến đó, ai không nghe chém liền. Để có đủ quân lương sẵn sàng tịch thu, cướp hết lương thực của dân nhất là giáo dân hay người Hoa. Khi gặp thành địch ngoan cố chống cự, ông sẵn sàng thảm sát cả dân lẫn lính v.v...
- Trần Hưng Đạo mặt tốt thì chính sử nói nhiều rồi, nhưng em sẽ bổ sung tuổi trẻ hám gái phóng đãng của ông. Sự kiện nửa đêm ngang nhiên nhảy vào nhà Trung Thành Vương, động phòng với công chúa Thiên Thành ngay trước đêm rước dâu của Trung Thành Vương cũng phải vẽ ra chừng 10 tập, thành mối tình tay ba ngang trái, cuộc chiến giữa 2 công tử xem bố mày hay mẹ tao to hơn :D. Rồi sự kiện Trần Quốc Tảng em cũng sẽ xây dựng thành: Hưng Đạo vốn cũng có ý nghe lời cha là Trần Liễu, nếu có cơ hội thì đoạt lại ngôi báu từ dòng thứ. Chiêu binh mãi mã, tuyển mộ hổ tướng Dã Tượng, Yết Kiêu, Phạm Ngũ Lão ... xây dựng Vạn Kiếp thành căn cứ địa mưu đồ việc lớn. Tuy nhiên lúc đó cũng không rõ ý các con và tướng lĩnh thân cận có ủng hộ không nên mới gài cho ông con thân tín nhất là Trần Quốc Tảng thử nói ra ý đồ làm phản, nhưng thấy không có ai hưởng ứng nên giả vờ quát mắng Quốc Tảng v.v... Từ đó bỏ hẳn ý đồ đoạt lại ngôi.
- Lý Công Uẩn và các quan, tướng lĩnh, binh lính nhà Lý có thể mặc y phục tương tự nhà Tống, vì chả ai biết chính xác lúc đó các ông ấy mặc gì. Mà Trung Quốc lúc đó rõ ràng là trung tâm văn hóa nên Lý Công Uẩn mặc y phục nhà Tống thì cũng như bây giờ chúng ta mặc Âu phục vậy.

Đấy, trên quan điểm của em lúc nào cơ quan quản lý và quần chúng chấp nhận những tình tiết kiểu như thế (có thể chửi mắng nhưng không bắt cắt, bắt cấm chiếu) thì phim lịch sử Việt Nam mới thực sự hấp dẫn và kéo được những quần chúng chậm tiến như em chịu bớt chút thời gian thưởng lãm.
 
Chỉnh sửa cuối:

Haiprozzz

Xe buýt
Biển số
OF-749435
Ngày cấp bằng
9/11/20
Số km
809
Động cơ
85,118 Mã lực
Tuổi
34
Cứ làm phim thương mại giải trí hay đi đã. Quen phim mì ăn liền rồi. Làm điện ảnh không biết cách.
Để làm phim lịch sử cho ra hồn thì vài chục tỉ chưa thấm vào đâu, với kinh nghiệm làm phim điện ảnh ko có nghĩa là làm phim lịch sử tốt được. Đấy là lí do em khuyên nên đầu tư vào game hoặc phim hoạt hình 3D. Chúng ta cơ đủ đội ngũ hoạ sĩ, lập trình viên, kịch bản hay, làm game thì có lỗ cũng ko đến nỗi thua trắng như phim.
Hẳn các cụ còn nhớ loạt phim hoạt cảnh Việt sử kiêu hùng, lượng view cao như vậy thì thấy giới trẻ ko hề quay lưng sử Việt.
 

XSim

Xe container
Biển số
OF-698009
Ngày cấp bằng
8/9/19
Số km
9,572
Động cơ
352,038 Mã lực
Cụ nói giống như thời bao cấp vậy. Kế hoạch không hoàn thành toàn là do dân lười biếng nhác hết, chứ dân mà siêng năng thì kế hoạch hoàn thành 200%, đất nước tiến thẳng lên XHCS sánh vai cường quốc năm châu ngay.

Quan điểm của em tóm gọn trong 1 câu châm ngôn của đám nước ngoài: Sự điên rồ là làm đi làm lại một việc và mong đợi những kết quả khác nhau (Insanity is doing the same thing over and over again and expecting different results). Thực trạng hiện nay không làm bất cứ ai hài lòng, từ lãnh đạo chiến lược, đến cơ quan quản lý, nhà sản xuất, và người tiêu dùng. Không có thay đổi cơ chế là nguyễn y vân, ngồi đó mà mơ có phim hay.

Cứ nhìn từ VTV, từ hồi VTV chịu khó tìm tòi những cái mới, những nội dung gai góc, những cái không quá thuận chiều, gây ra tranh cãi đáng kể thì doanh thu của họ tốt lên, họ lại có tiền để làm tiếp và ngày càng tốt hơn, đẩy lùi được tình trạng phim TQ và HQ chiếm sóng giờ vàng. Nhưng đáng tiếc là chính họ cũng chẳng dám làm phim truyền hình lịch sử.
Bài này cụ viết có ý đúng nhưng nội dung thì chả liên quan quái gì đến hoạt động kiểm duyệt phim cả.
 

XPQ

Xe cút kít
Biển số
OF-25733
Ngày cấp bằng
13/12/08
Số km
19,093
Động cơ
548,416 Mã lực
Nơi ở
Trỏng
Vụng múa chê đất lệch.
Tuy nhiên nói đi phải nói lại, phim lịch sử khó làm vì đòi hỏi tâm lực, tài lực rất lớn chứ không thì rất khó coi.
Kiểu người ngợm ngựa nghẽo thần hồn nát thần tính đi đi lại lại như trong sân bệnh viện tâm thần thì dễ thành phim kinh dị.
Văn học nghệ thuật của một dân tộc thể hiện cái tầm tâm thức dân tộc ấy. Người Nga họ có những tác giả là tượng đài văn chương xuyên thời đại cả thế giới phải ngả mũ, người Tàu cũng có những Lỗ Tấn hay Mạc Ngôn, người Nhật cũng cả một bề dày hiển hách trong việc tiếp thu chuyển hoá tư tưởng Đông Tây, châu Âu hay Bắc Mỹ khỏi bàn vì quá nhiều các nhà tư tưởng dẫn dắt thời đại. Văn học nghệ thuật của các bọn họ mới đỉnh như thế. Ngay ông Mác kết viết "Trăm năm cô đơn" là từ tâm thức văn hoá "creole" Tây Ban Nha đã Mỹ la tinh hoá. Văn học nghệ thuật như thế thì điện ảnh mới đạt đến trình độ cao được. Tức là, ngoài tâm lực tài lực thì tầm cao tư tưởng cũng rất quan trọng với nghệ thuật điện ảnh, dù là đề tài chính sử hay dã sử hay kể cả phim tài liệu lịch sử.
Ở ta em thật, chưa đến tầm có thể làm ra những phim chất lượng về lịch sử. Vì văn học nghệ thuật ta mới chỉ vượt qua tầm dân gian một tí, chưa đạt đến tầm bác học. Mà dân gian thì đang quen và thích thú với "phức tạp hoá" chứ chưa cảm thụ được "đơn giản hoá", văn chương hay điện ảnh của mình vẫn ưa màu mè loè loẹt rườm rà thừa thãi nên khó mà biểu đạt được những chiều kích phức tạp của chủ đề lịch sử. Thôi, để cho con cháu chúng nó lo.
 

Cucumin

Tháo bánh
Biển số
OF-803153
Ngày cấp bằng
23/1/22
Số km
2,049
Động cơ
113,656 Mã lực
Tuổi
48
Đến chiến tranh chống Mỹ vừa qua ngay đây, Vũ khí, khí tài còn nguyên. Các nhân vật lịch sử còn sống mà vẫn chưa có bộ phim nào về giải phóng Miền Nam nó xứng tầm.
 

langriser

Xe buýt
Biển số
OF-743475
Ngày cấp bằng
18/9/20
Số km
567
Động cơ
75,145 Mã lực
Cụ nói giống như thời bao cấp vậy. Kế hoạch không hoàn thành toàn là do dân lười biếng nhác hết, chứ dân mà siêng năng thì kế hoạch hoàn thành 200%, đất nước tiến thẳng lên XHCS sánh vai cường quốc năm châu ngay.

Quan điểm của em tóm gọn trong 1 câu châm ngôn của đám nước ngoài: Sự điên rồ là làm đi làm lại một việc và mong đợi những kết quả khác nhau (Insanity is doing the same thing over and over again and expecting different results). Thực trạng hiện nay không làm bất cứ ai hài lòng, từ lãnh đạo chiến lược, đến cơ quan quản lý, nhà sản xuất, và người tiêu dùng. Không có thay đổi cơ chế là nguyễn y vân, ngồi đó mà mơ có phim hay.

Cứ nhìn từ VTV, từ hồi VTV chịu khó tìm tòi những cái mới, những nội dung gai góc, những cái không quá thuận chiều, gây ra tranh cãi đáng kể thì doanh thu của họ tốt lên, họ lại có tiền để làm tiếp và ngày càng tốt hơn, đẩy lùi được tình trạng phim TQ và HQ chiếm sóng giờ vàng. Nhưng đáng tiếc là chính họ cũng chẳng dám làm phim truyền hình lịch sử.
Có nhe bác
Thể loại phim lịch sử do Nhà nước đầu tư vỏn vẹn chỉ có... hai phim, một có đề tài thời trung đại là “bộ đôi” Đêm hội Long Trì - Kiếp phù du và một ở giai đoạn cận đại Thủ lĩnh áo nâu.

Đêm hội Long Trì
Kiếp phù du (tác giả Nguyễn Huy Tưởng, Lê Phương và Hoàng Nhuận Cầm chuyển thể) tuy được chia làm hai phim nhưng là một câu chuyện liền lạc về thời kỳ chúa Trịnh Sâm và cùng do NSND - đạo diễn Hải Ninh dàn dựng.

Vào giai đoạn những năm 1989-1991 đầy khó khăn, đạo diễn Hải Ninh với tư cách giám đốc Hãng Phim truyện VN, được coi là táo bạo khi quyết định đưa vào sản xuất bộ phim lịch sử này với chi phí gấp đôi phim bình thường. Ông đã đứng trước búa rìu dư luận khi tự mình dàn dựng nhưng khi công chiếu, bộ phim đã kéo được khán giả đến rạp vì tò mò và cũng đem lại chút ít sự hào hứng.

Phim hấp dẫn với câu chuyện thuộc thâm cung bí sử, cùng với một số nhân vật xuất hiện gây ấn tượng như Trịnh Sâm (Thế Anh), Đặng Mậu Lân (Hoàng Thắng), Tuyên phi (Lê Vân), Thái phi (Hoàng Cúc)...

Bộ phim Thủ lĩnh áo nâu (đạo diễn Trần Phương) được sản xuất sau đó ít lâu, đề cập cuộc khởi nghĩa Yên Thế của Hoàng Hoa Thám, đã rất thu hút dư luận khi dàn dựng vì có nhiều nghệ sĩ tên tuổi tham gia, nhưng với bối cảnh trận địa, chiến hào sơ sài, giản đơn lồng trong một câu chuyện nhàn nhạt khiến phim nhanh chóng đi vào quên lãng.

Trong khi các hãng nhà nước làm phim lịch sử cực nhọc như vậy - 50 năm mới được hai phim, nhà sản xuất phim tư nhân Lý Huỳnh lại có đến năm bộ phim truyện nhựa về đề tài lịch sử. Đó là Thăng Long đệ nhất kiếm, Lửa cháy thành Đại La, Sơn thần thủy quái, Thanh gươm để lại và sắp cho ra mắt Tây Sơn hào kiệt.

Ngạc nhiên hơn nữa, tất cả các phim đã phát hành đều có lãi. Tuy vậy, người xem đều nhận thấy rất rõ ở những bộ phim này, câu chuyện lịch sử chỉ là cái cớ làm nền cho mục đích chính của nhà sản xuất là phô diễn võ thuật, đem lại những giây phút giải trí nhẹ nhàng mà không nhằm nói lên điều gì sâu sắc.



mXq4jDEu.jpg
Phóng to
Một số diễn viên tham gia phim Đường đến thành Thăng Long - Ảnh: đoàn làm phim cung cấp
Hoàng Lê nhất thống chí (10 tập, biên kịch Phan Chí Thành, đạo diễn Vũ Thị Trọng Liên) được xem là bộ phim lịch sử đầu tiên đồng thời là phim dài tập đầu tiên của truyền hình VN. Có lẽ vì nhiều cái “đầu tiên” nên khi phát sóng (năm 1997) bộ phim đã phải đứng trước một cơn bão phê phán nặng nề bủa vây tứ phía về chất lượng. Dư luận phần đông nhận xét truyện phim sơ sài, yếu tố lịch sử trong phim không biết chính sử hay dã sử, các nhân vật không rõ cá tính, diễn biến thiếu logic...


Sau phim này không thấy VTV có bộ phim lịch sử nào khác, nhưng ở Hãng Phim truyền hình TP.HCM (TFS), Trùng Quang tâm sử (chuyển thể từ tác phẩm của Phan Bội Châu, biên kịch Ngụy Ngữ, đạo diễn Quang Đại) phát sóng năm 2001, bộ phim lịch sử đầu tiên của hãng này, cũng không tránh khỏi sự chê bai.

Từ cảnh trí, trang phục cho đến các nhân vật trong phim đều hiện ra với chung một màu mù mờ, càng xem càng khó hiểu. Bộ phim Ngọn nến hoàng cung (45 tập, biên kịch Lê Nhị Hà, đạo diễn Quốc Hưng), phát sóng một năm sau đó (2002) tuy phần nào đáp ứng sự kỳ vọng của người xem bởi sự chỉn chu trong dàn dựng, song tính hấp dẫn vẫn chưa đồng đều, chỉ thể hiện xuất sắc ở một số tập đầu.

Nổi trội nhất trong số những phim truyền hình về đề tài này có lẽ là phim lịch sử cận đại Dưới cờ đại nghĩa dựa theo tiểu thuyết Người Bình Xuyên của Nguyên Hùng (70 tập, kịch bản và đạo diễn: Nguyễn Tường Phương và Lê Phương Nam). Những gì phim đem lại cho người xem thật không uổng công cực nhọc của hai đạo diễn đã miệt mài dành hết tâm sức trong suốt bảy năm, để làm nên một tác phẩm tương đối trọn vẹn giữa nội dung và hình thức.

Dù phim tạo hiệu quả thế nào với công chúng, tất cả những người dàn dựng các bộ phim trên đều không ai thấy mình... thất bại. Cũng dễ hiểu là họ đã làm với tất cả tâm sức trong điều kiện có thể, còn bộ phim như món ăn ngon hay dở là tùy khẩu vị từng người xem, ai khen thì mừng ai chê thì chịu.

Lạ hơn nữa là dù biết kinh phí thấp, dàn dựng gian khổ nhưng nếu có kịch bản, được cấp tiền, hầu hết lại sẵn sàng lên đường làm phim lịch sử. Nhưng để có thể thoát ra khỏi bức tranh mờ ảo của phim lịch sử như hiện nay, cả NSND Hải Ninh và nhà biên kịch Phạm Thùy Nhân đều cho rằng bên cạnh rất nhiều yếu tố như tiền bạc, phim trường, diễn viên chuyên cho loại phim này, có hai yếu tố tiên quyết là kịch bản hay và dàn dựng giỏi.

Sử Việt không thiếu những câu chuyện ly kỳ nhưng thiếu người tài để biến những sử liệu khô khan, khái quát thành những truyện phim chi tiết, hấp dẫn, cũng như hiếm thấy ai trong số các đạo diễn hiện nay đủ sức chuyển tải những trang viết lịch sử qua ngôn ngữ hình ảnh một cách sống động, thu hút người xem.


Một số phim truyện lịch sử dự tính thực hiện năm 2010 chào mừng 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội:
● Long Thành cầm giả ca (phim nhựa, tác giả Văn Lê, đạo diễn Đào Bá Sơn, Hãng phim Giải Phóng) đang làm hậu kỳ.
Lý Công Uẩn - Đường đến thành Thăng Long (phim truyền hình, hợp tác với Trung Quốc), đã thực hiện xong, chưa có lịch phát sóng.
Thái sư Trần Thủ Độ (phim truyền hình nhiều tập, đạo diễn Đào Duy Phúc), đã hoàn thành, đang tìm đầu ra.
Khát vọng Thăng Long (phim nhựa, đạo diễn Lưu Trọng Ninh) họp báo công bố dự án nhiều chục tỉ đồng nhưng chưa khởi động vì đang bị đạo diễn Đỗ Minh Tuấn khiếu nại về tác quyền.
Thái tổ Lý Công Uẩn (phim truyền hình, tác giả Thiên Phúc) đang tìm kiếm sự hợp tác với Công ty Cát Tiên Sa.
Chiếu dời đô (phim nhựa, tác giả Triệu Tuấn, Hãng Hodafilm) đang tìm kiếm tài trợ.
Về đất Thăng Long (35 tập), Anh hùng Trương Định (25 tập), Hỏa hồng Nhật Tảo, Kiếm bạt Kiên Giang (phim nhựa) đều của tác giả Phạm Thùy Nhân, đang tìm kiếm tài trợ.

 

belo

Xe điện
Biển số
OF-76592
Ngày cấp bằng
29/10/10
Số km
3,165
Động cơ
374,569 Mã lực
Nơi ở
Da nang
Đến chiến tranh chống Mỹ vừa qua ngay đây, Vũ khí, khí tài còn nguyên. Các nhân vật lịch sử còn sống mà vẫn chưa có bộ phim nào về giải phóng Miền Nam nó xứng tầm.
Hồi bé, em xem "chiến trường chia nửa vầng trăng" cũng thấy hay, xúc động, có hiện thực, có lý tưởng.
 

belo

Xe điện
Biển số
OF-76592
Ngày cấp bằng
29/10/10
Số km
3,165
Động cơ
374,569 Mã lực
Nơi ở
Da nang
Nói chung em thấy văn hóa xem phím của em thuộc loại thấp kém, phim lịch sử hay phim gì cũng phải hay, tình tiết phải ly kỳ, có những cú twist mà không dễ đoán trước kịch bản, nhân vật phải có tính cách phong phú, hấp dẫn v.v... Và lớp khán giả có thị hiếu thấp kém như em cũng khá đông và hung hãn (theo nghĩa là phim éo thấy hay thì éo xem :D)
Con người ai cũng có mặt tốt, mặt xấu và cả mặt xám. Điều này đúng với cả ông nông dân chân đất mắt toét lẫn bậc chí thánh, danh nhân. Tuy nhiên các sách báo chính thống, chính sử, sách giáo khoa lịch sử thường có xu hướng mô tả các nhân vật theo kiểu 1 chiều, phân rõ nhân vật chính diện, phản diện. Thằng nào đã xấu thì nó phải vừa cõng rắn cắn gà nhà, vừa phải dâm đãng đê tiện, hiếp dâm con heo, đẩy bà già xuống biển. Ông nào tốt, anh hùng thì vừa phải dũng cảm xông pha giết giặc, một tay gây dựng cơ đồ, vừa đạo đức sáng ngời, kính già yêu trẻ, trong veo không tì vết. Do khối lượng, tần suất các sách báo, thông tin này quá nhiều nên dần dần hằn vào đầu một bộ phận lớn quần chúng và đặc biệt là các cơ quan quản lý cách hiểu 1 chiều về các nhân vật lịch sử. Các chi tiết mà trái với cách hiểu này sẽ bị kiểm duyệt bởi các cơ quan quản lý, bị ném đá bởi đông đảo quần chúng nhân dân, bị gọt dũa sao cho các nhân vật tròn trịa như cách hiểu chính thống nên phim thành 1 chiều, nhàm chán, xem đoán ngay được nội dung, diễn biến. Tất nhiên khi có những đạo diễn, diễn viên tài năng, kịch bản tốt hoặc oánh vào những nhân vật bản thân trong chính sử cũng xam xám thì vẫn có ngoại lệ, 70 năm qua cũng có những phim xem được như 1 số cụ đã ví dụ: Vĩ tuyến 17, Đêm hội Long Trì, Ván bài lật ngửa, Biệt động Sài Gòn v.v...

Để thỏa mãn thị hiếu thấp hèn của em, các nhân vật chính thống phải vừa có tốt, vừa có xấu, vừa có xám. Các chi tiết xấu và xám đó không hoàn toàn khớp với sự thật, nhưng cũng không nhất thiết khác với sự thật, ví dụ:
- Nguyễn Huệ tất nhiên là anh dũng tuyệt luân, thiên tài oánh trận, nhưng cũng là người tàn bạo giết người không ghê tay. Để có đủ lính chiến đấu, ông sẵn sàng đi đến đâu bắt hết trai tráng vào lính đến đó, ai không nghe chém liền. Để có đủ quân lương sẵn sàng tịch thu, cướp hết lương thực của dân nhất là giáo dân hay người Hoa. Khi gặp thành địch ngoan cố chống cự, ông sẵn sàng thảm sát cả dân lẫn lính v.v...
- Trần Hưng Đạo mặt tốt thì chính sử nói nhiều rồi, nhưng em sẽ bổ sung tuổi trẻ hám gái phóng đãng của ông. Sự kiện nửa đêm ngang nhiên nhảy vào nhà Trung Thành Vương, động phòng với công chúa Thiên Thành ngay trước đêm rước dâu của Trung Thành Vương cũng phải vẽ ra chừng 10 tập, thành mối tình tay ba ngang trái, cuộc chiến giữa 2 công tử xem bố mày hay mẹ tao to hơn :D. Rồi sự kiện Trần Quốc Tảng em cũng sẽ xây dựng thành: Hưng Đạo vốn cũng có ý nghe lời cha là Trần Liễu, nếu có cơ hội thì đoạt lại ngôi báu từ dòng thứ. Chiêu binh mãi mã, tuyển mộ hổ tướng Dã Tượng, Yết Kiêu, Phạm Ngũ Lão ... xây dựng Vạn Kiếp thành căn cứ địa mưu đồ việc lớn. Tuy nhiên lúc đó cũng không rõ ý các con và tướng lĩnh thân cận có ủng hộ không nên mới gài cho ông con thân tín nhất là Trần Quốc Tảng thử nói ra ý đồ làm phản, nhưng thấy không có ai hưởng ứng nên giả vờ quát mắng Quốc Tảng v.v... Từ đó bỏ hẳn ý đồ đoạt lại ngôi.
- Lý Công Uẩn và các quan, tướng lĩnh, binh lính nhà Lý có thể mặc y phục tương tự nhà Tống, vì chả ai biết chính xác lúc đó các ông ấy mặc gì. Mà Trung Quốc lúc đó rõ ràng là trung tâm văn hóa nên Lý Công Uẩn mặc y phục nhà Tống thì cũng như bây giờ chúng ta mặc Âu phục vậy.

Đấy, trên quan điểm của em lúc nào cơ quan quản lý và quần chúng chấp nhận những tình tiết kiểu như thế (có thể chửi mắng nhưng không bắt cắt, bắt cấm chiếu) thì phim lịch sử Việt Nam mới thực sự hấp dẫn và kéo được những quần chúng chậm tiến như em chịu bớt chút thời gian thưởng lãm.
Cái thêm tý tinh tế kiểu phim Mỹ thì tàn ác vẫn lộng lẫy như thường được ngay mà cụ.
Ví dụ : Nguyễn Huệ bắt lính, thì truớc đó cho thông tin quân Thanh 5 vạn, quân QT 5000, mà phía Nam NA cũng rục rịch âm mưu lên chiến dịch đánh ra. Thương dân lắm, nhưng vẫn phải tuyển quân, thêm vài tình tiết dân cắt máu ăn thề đánh kẻ thù phương Bắc là kinh điển ngay. Cướp lương thì gài quả dân Hoa kiều đang tích lương tính gửi Tôn sỹ Nghị. Thảm sát kẻ thù thì đổ tại mấy đô đốc cướp biển không tuân kỷ luật, cho tử hình hoặc cho mấy nhân vật hư cấu này tự tử theo quân pháp. Đẹp ngay.
Trường hợp, THĐ cụ lên hay. LCÂ, hợp lý.
 

Mandalord

Xe điện
Biển số
OF-193695
Ngày cấp bằng
12/5/13
Số km
4,270
Động cơ
204,493 Mã lực
Bài này cụ viết có ý đúng nhưng nội dung thì chả liên quan quái gì đến hoạt động kiểm duyệt phim cả.
Có liên quan đấy. Lịch sử của mọi cuộc phát triển đều đi từ thô sơ đến tinh xảo, như thế mới là biện chứng. Trên đời này không có cái gì đùng một phát mà xuất sắc được. Mà để có thể phát triển từ thô sơ đến tinh xảo, đòi hỏi quá trình và biện pháp.

Nền khoa học kỹ thuật của phương Tây không phải là ngẫu nhiên. Để cho một số ít những nhân vật như Newton ra đời và nổi tiếng, là xung quanh họ lên tới hàng ngàn nhà toán học và khoa học đủ loại khác. Đa số họ có những thành tích vừa phải, chẳng nổi tiếng lắm trong lịch sử. Nhưng không có đám đông này, sẽ không bao giờ có những thiên tài như Newton xuất hiện. Ở VN có những ông như Lương Thế Vinh, không thể bảo là kém thông minh, nhưng chỉ đơn độc một mình ông này thì không làm sao có được nền khoa học, và vì không có tương tác gì trong ngành nên thành tựu của ông ấy cũng chỉ rất có hạn.

Các ngành khác cũng vậy. Hòa Phát là sinh ra từ giữa giai đoạn bùng nổ công nghiệp, là người vọt lên từ vô số các đơn vị cạnh tranh, từ các DN thép quy mô lớn đến các xưởng làm thép thủ công. Em cũng lười lấy VD vì ngành nào mà chả thế, anh hùng sinh ra từ thời loạn, đều phải vươn lên từ trong cạnh tranh mới mạnh khỏe được. Mà muốn cạnh tranh, trước hết phải có một số đông đã, chứ có số ít thì cạnh tranh sẽ không hiệu quả.

Quay trở lại làm phim. Ngọa hổ tàng long không phải tự nhiên mà ra đời, nó là vì ngành điện ảnh TQ đã làm phim cổ trang kiếm hiệp lên đến hàng vạn, đa phần là những phim bình thường, một đám thậm chí là tầm thường, là phim dở; nhưng sau hàng vạn phim bình thường sẽ có người ngẫu nhiên nào đó đúc rút được kinh nghiệm, làm ra bộ phim kiệt tác. Một khi kiệt tác ra đời, nó sẽ trở thành tâm điểm, thành hình mẫu cho người khác học theo, nâng tầm cả nền điện ảnh, giống như sau Ngọa hổ tàng long thì lập tức ra đời những Thập Diện Mai Phục, Anh Hùng v.v.

Hay như Hàn Quốc, không phải tự nhiên Ký sinh trùng lại thắng Oscar, mà nó xây dựng trên nền tảng của hàng vạn bộ phim tâm lý, xã hội, hài mà HQ sản xuất trong rất nhiều năm. Không phải tự nhiên mà HQ thắng ở một phim tâm lý XH, còn TQ lại thành công ở một phim kiếm hiệp cổ trang. Đây là phát triển phù hợp quy luật. TQ sẽ không dễ thắng một phim khoa học viễn tưởng, và HQ sẽ không dễ để thắng một phim võ hiệp cổ trang.

Trong biện chứng thì nó gọi là cái tất nhiên vạch ra con đường của nó thông qua vô số những cái ngẫu nhiên. Nhưng không có ngẫu nhiên thì sẽ chẳng bao giờ có cái tất nhiên.

Ở VN, hoạt động kiểm duyệt có thể nói là khá mạnh tay. Hơn nữa, đã kiểm duyệt xong, còn có thể kiểm duyệt lại, xét lại lần nữa khi phim đã bắt đầu công chiếu. Đây là rất dở, vì nó làm tăng rủi ro cho nhà sản xuất đáng kể, mà rủi ro lớn thì ít người muốn đầu tư. Kết quả là số phim ít, số phim ít thì kiệt tác đơn giản sẽ không có. Nếu có thì chỉ là ăn may; việc kỳ vọng vào việc xuất hiện kiệt tác trong khi số lượng ít thế này, kỳ vọng sẽ có nhà làm phim thiên tài trong bối cảnh rất ít người dám làm, là rất phi biện chứng, nếu không muốn nói là duy tâm siêu hình.

Em không nói là làm phim nhất định là cần phải nói xấu Lý Thái Tổ mới là hay, hoặc là phải khen ngợi Nguyễn Ánh thì mới là xuất sắc. Rất có thể tác phẩm chê Lý Công Uẩn sẽ bị dân ném đá thậm tệ, thua lỗ chỏng gọng, để lại bài học sâu sắc. Thế nhưng việc khen hay chê cần phải là việc của khách hàng, của đông đảo quần chúng, chứ không phải là việc của một nhóm rất nhỏ vài người ngồi phòng lạnh ở đâu đó. Nền điện ảnh cần phải phát triển trong tinh thần cởi mở tự do, không bị gò bó từ phía quyền lực nhà nước, tạo thành nền điện ảnh sôi động, và quá trình thanh lọc cần có tính dân chủ, mỗi người xem là cử tri bỏ phiếu bằng chính túi tiền của mình.
 
Chỉnh sửa cuối:

XSim

Xe container
Biển số
OF-698009
Ngày cấp bằng
8/9/19
Số km
9,572
Động cơ
352,038 Mã lực
Nay đọc báo thấy giới thiệu một tác phẩm văn học dựa trên lịch sử cho các cụ tham khảo. Đâu cần phải nghĩ cách xuyên tạc lịch sử giật gân mới là sáng tạo. Ngay thế giới hiện tại vốn đã có bao nhiêu điều chưa khám phá ra, cả chiều dài lịch sử còn như nhân thêm một chiều nữa, đấy là không gian vĩ đại để sáng tác chứ đâu. Đường rộng thênh thang không lo đi khám phá cứ thích nhằm giải phân cách mà đâm rồi đổ tại???

 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top