Tổ hợp máy gia tốc hạt siêu dẫn NICA ( Nuclotron-based Ion Collider fAcility) của ngành vật lý năng lượng cao Nga
Nuclear Science World Wide
nica.jinr.ru
Trước đó, Châu Âu có máy gia tốc hạt siêu dẫn CERN (viết tắt của Conseil Européen pour la Recherche Nucléaire) được xây ở biên giới Pháp Thụy Sĩ. Đây là dự án chung của 12 nước EU, cũng là nơi có máy gia tốc lớn nhất thế giới hiện nay
Máy gia tốc hạt siêu dẫn NICA – một bước tiến mới trong vật lý năng lượng cao
Ngày 25 Tháng 3 năm 2016, tại Viện Liên hiệp Nghiên cứu Hạt nhân (JINR) ở thành phố khoa học Dubna, ngoại ô Matxcơva, đã đặt viên đá đầu tiên, khởi công xây dựng máy gia tốc hạt siêu dẫn NICA (Nuclotron trên cơ sở máy va chạm ion nặng Ion Collider). Cơ sở của dự án này là một thiết bị độc đáo: máy gia tốc siêu dẫn "Nuclotron". Dự kiến sẽ hoạt động với toàn bộ công suất vào năm 2023.
Hiện NICA vẫn đang được xây dựng, Bác nào ở Nga cho biết tin thêm về tiến độ xây dựng của NICA nhé?
Sự kiện gần đây nhất là ngày 5/3/2020, NICA đã lắp ráp máy dò TPC (Time Projection Chamber) cho MPD (Multi-purpose detector). được lắp ráp với độ chính xác cao. Dự kiến, phần lớn việc lắp ráp sẽ hoàn thành trong năm nay.
Máy gia tốc hạt siêu dẫn NICA của Nga sẽ tạo ra các điều kiện tồn tại trong các sao neutron và sao quark cũng như các vật thể kì dị khác.
NICA sẽ cung cấp thông tin rất giá trị và độc đáo về vật chất trong lĩnh vực năng lượng cao trong trạng thái quark-gluon plasma và điều này giúp tạo điều kiện tồn tại trong các sao neutron, sao quark và các vật thể kì lạ khác, giúp mở rộng hiểu biết của chúng ta về thế giới.
Máy gia tốc hạt NICA có thể làm được những việc mà Máy gia tốc hạt lớn của châu Âu không làm được, như chế ra vật chất hạt mật độ siêu cao bằng cách cho va chạm các hạt cơ bản trên Máy gia tốc cryogenic-nuclotron.
Phân tích các kết quả thử nghiệm trên Máy gia tốc hạt NICA, các nhà khoa học có thể nghiên cứu những quá trình diễn ra trên các ngôi sao cũng như tìm hiểu về diễn biến sau vụ nổ Big Bang hình thành nên vũ trụ.
Các nghiên cứu này có ý nghĩa lớn đối với cuộc sống như ngành năng lượng hạt nhân, hàng không vũ trụ hay y tế.
Nga hy vọng dự án này sẽ thu hút hàng nghìn nhà khoa học trẻ của Nga và thế giới tới đây làm việc. Nga sẽ đầu tư từ 300 triệu tới 1 tỷ USD cho dự án này. NICA là một trong 6 dự án siêu khoa học tại Nga nhằm tạo đột phá trong nghiên cứu khoa học cơ bản. Nga dự kiến hợp tác với các tổ chức khoa học của 24 nước trong dự án NICA.
Dù vẫn đang trong quá trình xây dưng, đã có các
ký kết hợp tác quốc tế:
- Năm 2019, Trong một thông cáo báo chí, Bộ Khoa học và Giáo dục Đại học Nga đã thông báo rằng Chính phủ Nga và Tổ chức Nghiên cứu Hạt nhân Châu Âu (CERN) đã ký một thỏa thuận hợp tác KH&CN tại cuộc họp của Ủy ban CERN-Nga vào ngày 16 tháng 4 tại Geneva. Thỏa thuận, bao gồm sự hợp tác trong vật lý năng lượng cao và các lĩnh vực khác mà hai bên cùng quan tâm, thay thế thỏa thuận trước đó đã trở nên lỗi thời một phần. Nó được thiết kế để phù hợp với các hình thức hợp tác mới giữa Nga và CERN.
Thỏa thuận được ký kết bởi Thứ trưởng Thứ nhất Bộ Khoa học và Giáo dục Đại học Grigory Trubnikov, người dẫn đầu phái đoàn Nga và Tổng Giám đốc CERN Fabiola Gianotti, người đứng đầu bữa tiệc đăng cai của các quan chức cấp cao nhất của CERN.
Grigory Trubnikov ca ngợi việc ký kết văn kiện này là 'thời khắc lịch sử' đối với khoa học Nga và quốc tế, đồng thời là bước đột phá trong quan hệ giữa Nga và CERN, mở ra cánh cửa cho các phương thức hợp tác mới. Ông mô tả đây là một thỏa thuận tùy chỉnh sẽ hoạt động như một "sự kéo dài không gian" để hợp tác giữa hai bên.
- Năm nay, trong sự kiện "Những năm hợp tác khoa học, kỹ thuật và đổi mới Trung-Nga, trong buổi lễ, bên cạnh việc ký kết bản ghi nhớ Nga-Trung về một phòng thí nghiệm chung dành cho việc nghiên cứu COVID-2019, Viện Nghiên cứu Hạt nhân thống nhất và Bộ Khoa học và Công nghệ Trung Quốc đã ký kết thỏa thuận về việc Trung Quốc tham gia xây dựng và vận hành tổ hợp máy gia tốc hạt siêu dẫn NICA.
Theo ý kiến của Tiến sĩ Vật lý và Toán học, Giáo sư Vladimir Kekelidze, Giám đốc Phòng thí nghiệm Vật lý năng lượng cao của Viện JINR, với dự án máy gia tốc hạt siêu dẫn NICA, Nga có thể giành vị thế dẫn đầu trong lĩnh vực vật lý năng lượng cao. Trả lời phỏng vấn của các phương tiện truyền thông, giáo sư Kekelidze giải thích mục đích của cuộc nghiên cứu và nhấn mạnh rằng, Viện Dubna của Nga là nơi duy nhất có điều kiện để thực hiện cuộc thử nghiệm này:
"Tất cả mọi người đã từng nghe về vụ nổ Big Bang hình thành nên vũ trụ. Chúng tôi muốn tái tạo một vụ nổ "Big Bang mini" trong phòng thí nghiệm. Ban đầu, trước sự ra đời của vũ trụ, đã tồn tại một trạng thái plasma đặc biệt: những "hòn đá" của vũ trụ. Các đồng nghiệp của chúng tôi từ tổ chức Nghiên cứu Hạt nhân của Châu Âu (CERN) đang nghiên cứu những "hòn đá" này: thế giới mà chúng ta đang sống đã hình thành như thế nào, các proton và neutron đã xuất hiện như thế nào? Chúng tôi cố gắng tái tạo thời điểm này. Trong phòng thí nghiệm chúng tôi nghiên cứu sự va chạm của các ion vàng. Và thế giới của chúng ta lại một lần nữa "sinh ra" trong những vụ va chạm như vậy. Chúng tôi đang khám phá một lĩnh vực khoa học mới. Đây là một kỷ nguyên mới trong sự phát triển vật lý năng lượng cao", — Giáo sư Kekelidze cho biết.
______________________________________
Thêm chút tin tức thời sự trước khi đưa tiếp
Tôi thì nghĩ là biện pháp trừng phạt phía dưới của Mỹ không đơn giản chỉ là vì vaccin Covid-19, mà là nhằm vào cả tương lai, nghĩa là ngăn chặn khả năng các vaccin Nga nói riêng và các sản phẩm y sinh trong tương lai của Nga có thể thâm nhập vào thị trường phương Tây. Thực ra thì với vô số "chuẩn" mà phương tây đặt ra, thì việc sản phẩm Nga thâm nhập đã khó rồi. Đây cũng là để ngăn cản sự hợp tác quốc tế hoặc các khoản đầu tư tài chính từ quốc tế đối với các viện nằm trong danh sách đen. Nhưng theo tôi biết thì hình như ở Nga, các viện nghiên cứu như ở trong danh sách đen này cũng k được phép nhận tài trợ từ tư nhân hay nước ngoài, hoặc phải có sự đồng ý đặc biệt của chính phủ. Sự giao tiếp của họ ở nước ngoài cũng bị hạn chế và kiểm tra thì phải
Mỹ mở rộng các biện pháp trừng phạt chống Nga
Hoa Kỳ vừa đưa thêm năm viện nghiên cứu của Nga vào danh sách trừng phạt vì nghi ngờ các tổ chức này "làm việc về vũ khí hóa học và sinh học."
Các biện pháp trừng phạt của Mỹ đối với Nga
Tài liệu tương ứng đã được xuất bản trong Sổ đăng ký Liên bang Hoa Kỳ.
Danh sách đen bao gồm Viện Nghiên cứu và Thử nghiệm Trung ương thứ 33 và Viện Nghiên cứu Trung ương thứ 48 của Bộ Quốc phòng Nga, cũng như Viện Nghiên cứu Công nghệ và Hóa học Hữu cơ quốc gia Matxcơva.
Lệnh nhấn mạnh rằng các tổ chức trên bị Washington nghi ngờ có liên hệ với chương trình phát triển vũ khí hóa học và sinh học của Nga.
Trước đây đã nói rằng сác biện pháp trừng phạt của Mỹ đối với Nga sẽ không cần thiết nếu Moskva "kiềm chế hành động xâm lược ở nước ngoài và trở thành đối tác thân thiện của Mỹ và châu Âu", ông Robert O'Brien, cố vấn của Tổng thống Mỹ về an ninh quốc gia cho biết.
Các biện pháp trừng phạt mới của Hoa Kỳ nhắm tới việc chống lại vắc xin ngừa COVID
Với các biện pháp trừng phạt mới chống lại các tổ chức khoa học Nga, Hoa Kỳ đang che đậy sự thua kém của mình trong việc phát triển vắc-xin ngừa COVID-19 và đang cố gắng ngăn vắc-xin được phát triển ở Nga xâm nhập thị trường phương Tây, Thượng nghị sĩ Oleg Morozov cho Sputnik biết.
Theo ông, ở đây Mỹ đã tính toán sai lầm.
Thượng nghị sĩ cho biết: “Đối với nhiều quốc gia, cuộc chiến chống hậu quả của đại dịch sẽ là một ưu tiên, điều đó có nghĩa là vắc-xin Nga sẽ có nhu cầu trên thị trường, bất chấp lệnh trừng phạt ”.
MATXCƠVA (Sputnik) - Hoa Kỳ vừa đưa thêm năm viện nghiên cứu của Nga vào danh sách trừng phạt vì nghi ngờ các tổ chức này "làm việc về vũ khí hóa học và sinh học."
vn.sputniknews.com
27 quốc gia quan tâm đến vắc xin Sputnik V coronavirus của Nga, Phó Thủ tướng Tatyana Golikova cho biết tại cuộc họp với Tổng thống.
Những quốc gia nào sẵn sàng mua vắc xin của Nga?
Đặc biệt, Belarus, Azerbaijan, Brazil, Venezuela và Kazakhstan là các quốc gia bày tỏ nguyện vọng được mua vắc xin do Nga sản xuất.
Ba địa điểm công nghiệp đã được chọn để sản xuất. Được tiêm chủng trước hết là nhân viên trong các ngành y tế và xã hội, giáo viên và những nhân viên khác làm việc trong các nhóm có tổ chức sẽ được tiêm chủng.
Phó Thủ tướng cũng cho biết rằng hiện do Trung tâm Vector đang phát triển một loại vắc xin khác của Nga.
Theo kết quả nghiên cứu lâm sàng của giai đoạn đầu tiên và thứ hai, không có biến chứng nào được tìm thấy ở các tình nguyện viên.
MATXCƠVA (Sputnik) - 27 quốc gia quan tâm đến vắc xin Sputnik V coronavirus của Nga, Phó Thủ tướng Tatyana Golikova cho biết tại cuộc họp với Tổng thống.
vn.sputniknews.com