Nước Nga là bá chủ thế giới...Sa Hoàng Putin vĩ đại...gái Nga xinh vãi lái. Vodka Nga là vô địch...
Xét về nick lẫn nút thì đúng là em loe ngoe so với cụ thật, thôi thì kính già già để tuổi cho, em kính cụ.Em là Captain = Master, cụ xem số seri của e đi có 5 số...
Thể tích của căn phòng được sưởi ấm | 50 cc m |
Công suất điện đầu ra, không ít hơn | 60 watt |
Điện áp đầu ra | 12 v |
Vật liệu sản xuất | Thép chịu nhiệt |
Thời gian bảo hành | 3 năm |
Công xuất tối đa | 4 kw |
Cân nặng | 37 kg |
Khối lượng lò | 41 l |
Tạo ra điện | Đúng |
Ống khói bao gồm | Có (9 ống) |
Kích thước (LxWxH) | 430х440х655 mm |
Đường kính ống khói | 80 mm |
Min. chiều cao ống khói | 3m |
Đường kính cửa |
Theo ngu ý của tôi, có thể có mấy lý do sau:Đánh giá sơ bộ thế này:
Khi xảy ra cuộc chiến thương mại Trung Mỹ, để bóp nghẹt ngành công nghệ của TQ, Mỹ đã chọn mặt trận chip, microelectronics, bán dẫn.
Một trong các đòn đánh là cấm 4 công ty Mỹ, chuyên phát triển sản phẩm phần mềm EDA (Electronic Design Automation) hay còn gọi là ECAD (Electronic Computer-Aided Design) cung cấp version mới của phần mềm thiết kế chip cho TQ (phần mềm cũ TQ đã mua rồi).
4 công ty này là Mentor Graphics (dù đã được Siemens Đức mua nhưng vẫn phải theo luật Mỹ do nằm trên đất Mỹ), Cadence Design System, Synopsys và Ansys.
Nhân vụ này, tôi có tìm hiểu sơ qua về các công ty phần mềm EDA hay ECAD, hay nói chung là các công ty phần mềm CAD (Computer-Aided Design) thiết kế cho mọi lĩnh vực chứ không chỉ cho thiết kế bo mạch in điện tử,
và rộng hơn nữa nữa, từ CAD chuyển sang CAM, etc.
Tóm lại, tôi tìm hiểu về tất cả các công ty phát triển các sản phẩm phần mềm trong các lĩnh vực sau trên thế giới
(1) CAD (bao gồm cả EDA hay ECAD và CAD các lĩnh vực công nghiệp khác)
(2) CAM (Computer Aided Manufacturing)
(3) CAE (Computer AIded Engineering)
(4) AEC (Architecture - Engineering - Construction)
(5) PLM (Product Lifecycle Managemeng)
(6) PDM (Product Data Management)
(7) BIM (Business Information Modeling)
thì nhận thấy 1 số điều sau
- Không tìm thấy 1 công ty Ấn, Hàn, Singapore nào phát triển phần mềm trong 7 lĩnh vực này, trên các site quốc tế tiếng Anh cả. Có thể là không có hoặc tôi k tìm ra, hoặc nó quá ít "bé" (cả nghĩa đen/bóng) hoặc hoạt động quá cục bộ nên không xuất hiện ở quốc tế.
- Chỉ tìm thấy 1 công ty duy nhất của TQ là ZWSoft nào trên các site quốc tế tiếng Anh cả. Có thể là không có hoặc tôi k tìm ra. Công ty này mới chỉ dừng ở (1) CAD , và đã ăn cắp mã nguồn của AutoCAD, và đã mua lại công ty VX, một công ty CAD khác của Mỹ.
- TQ chỉ có duy nhất 1 công ty ZWSoft với sản phâm ZWCAD trong lĩnh vực CAD cơ khí như AutoCAD, dùng thay thế cho AutoCAD, nhưng không có CAD trong các lĩnh vực khác. Ví dụ không có CAD trong các lĩnh vực khoa học, trong lĩnh vực bo mạch điện tử, chip (gọi là phần mềm EDA hay ECAD) nên bị Mỹ đánh vào hướng này là dính chưởng.
- Tìm trên các site quốc tế tiếng Anh, thì các các công ty phát triển phần mềm trong 7 lĩnh vực trên chỉ có của các nước phương tây, Nga, Nhật bản.
Các nước phương tây thì cũng chỉ tập trung phần lớn vào 4 nước: Anh, Pháp, Mỹ, Đức. Một số ít có thể xuất hiện ở Canada, Úc, Hà Lan, Thụy Điển, Đan Mạch (thường chỉ là 1 công ty duy nhất ở mỗi nước này). Nhật Bản hình như cũng chỉ có 1 hay 2 công ty.
- Một nước công nghiệp phát triển và đạt trình độ cao thực sự, nắm bí quyết công nghệ, có trình độ toán học và tin học cao, thì không thể nào lại thiếu các công ty phần mềm ở những lĩnh vực này. Vì thế việc cả Hàn, Singapore, Ấn, Trung Quốc không có (hoặc TQ chỉ có 1 mà lại còn phải ăn cắp copy) cho ta thấy phải đặt ra nhiều câu hỏi về những nước này
Vì topic này nói về Nga, nên tôi sẽ chỉ tập trung vào các công ty của Nga thôi. Như đã nói, nhắc lại, tôi phân các công ty Nga ra làm 3 loại:
1) Các công ty làm ra sản phẩm phần mềm trọn gói
2) Công ty làm ra các software components (các bạn làm công nghiệp có thể hiểu đây là côngty sản xuất/nhà cung cấp linh kiện) phục vụ cho các sản phẩm của các công ty dạng 1) ở trên và nhiều công ty khác
3) Công ty bán chất xám. Tức là họ làm R/D thuê, và phát triển phần mềm thuê cho các công ty dạng 1) và 2).
Ở các nước phát triển, hay cụ thể hơn là phương tây, Nga, có rất nhiều công ty dạng này. Nếu bạn nào thấy khó hiểu, có thể giải thích các công ty này như là các công ty gia công outsourcing, nhưng là làm việc ở cấp độ cao nhất, cùng với công ty khách hàng R/D và phát triển các lõi (core) của sản phẩm phần mềm, chứ không phải outsourcing như ở các nước đang phát triển, ở Ấn hay VN, chỉ làm các thứ râu ria họ đá ra
Thường chỉ có các nước phát triển mới có dạng công ty này. Các nước đang phát triển không có.
TQ cũng có 1 vài công ty làm cái này, nhưng các ngành trọng yếu như 7 ngành này thì Trung Quốc không có.
Các công ty 3) này vì vậy cũng nắm được bí mật công nghệ của các công ty dạng 1), 2) vì vậy phải có cam kết giữ bí mật và độ tin cậy rất cao.
Thực chất, họ không phải là outsourcing mà là đã cùng hợp tác với khách hàng (công ty dạng 1), 2) thực hiện R/D và phát triển lõi (core) của sản phẩm
3.1) Một biến đổi khác của dạng 3) này, đó là các công ty dạng 1) mở luôn trung tâm R/D của mình ở Nga hoặc 1 nước phát triển khác, ví dụ công ty Mỹ ở trung tâm R/D ở Pháp, etc. Như vậy họ sẽ trực tiếp quản lý luôn.
Nhưng kiểu gì đi nữa, thì cũng phải đảm bảo 2 bên có độ tin cậy, vì các trung tâm R/D này toàn là hoặc phần lớn là người Nga (nếu mở R/D ở Nga).
Trong 7 lĩnh vực này, theo tôi biết, chỉ có 1 công ty CAD khá bé của Mỹ là JEDA mở R/D offices ở TQ, nhưng k rõ làm R/D gì cụ thể, hay chỉ mang title R/D để giảm thuế.
3.2) Một biến đổi nữa của dạng 3) đó là các công ty dạng 1) hợp tác với các trường đại học, viện nghiên cứu của Nga hay 1 nước phát triển khác để cùng nghiên cứu, etc.
Ví dụ, các công ty Mỹ như Intel, Google, IBM cũng có hợp tác với các trường đại học Nga để cùng nghiên cứu, etc. nhưng cũng như trên, yếu tố tin cậy luôn phải đặt lên trên hàng đầu, mới có được những sự hợp tác vậy.
Các công ty phần mềm Nga dạng 1) xây dựng sản phẩm ở tất cả 7 lĩnh vực trên. Khách hàng ở trong và ngoài nước, có cả các hãng tên tuổi của phương Tây (với những người không chuyên thì cái tên dễ gần nhất là Boeing, Airbus, Toyota, etc.)
Các công ty phần mềm Nga dạng 2) cung cấp "linh kiện" (software components) cho các công ty dạng 1) của phương tây và Nga
Các công ty phần mềm Nga dạng 3) đã thực sự xây dựng các thuật toán phức tạp và phát triển các software modules trong lõi (core) của các sản phẩm của các công ty dạng 1) của phương Tây
Có khá nhiều trường đại học Nga hay hợp tác với các công ty phương Tây trong lĩnh vực bán dẫn (semi-conductor),
Các công ty phần mềm dạng 1) của phương tây, đã xây dựng rất nhiều R/D center ở Nga, và các nhà nghiên cứu, kỹ sư Nga ở đó đã R/D và tham gia vào việc phát triển lõi (core) của các sản phẩm của các công ty phương Tây này, kể cả những công ty thiết kế chip của Mỹ đã nói ở trên.
Câu hỏi tôi đặt ra, vẫn chưa có ai trả lời, tại sao cả TQ và Nga đều bị Mỹ coi là đối thủ chiến lược, vậy mà sao Mỹ đến cả sản phẩm phần mềm cũng không cho các công ty của Mỹ bán cho TQ. Vậy mà với Nga Mỹ không những bán, mà còn để cho các công ty, trường đại học Nga, các kỹ sư nhà nghiên cứu Nga tham gia vào việc R/D và phát triển lõi (core) sản phẩm của họ?
Vì như vậy là Nga đã nắm được không ít bí quyết công nghệ của họ rồi.
Ở những post trước, và cả các post gần đây, Boeing, Airbus, Bombardier, Mitsubishi, etc. còn cho cả các công ty Nga (Progresstech, Kaskol, NIK - НИК) tham gia R/D và thiết kế cho họ.
Trung Quốc thì không thể có được điều này. Chưa có bác nào giải thích được là vì sao?
......
Tạm thế đã, dù sao cũng không thể liệt kê được hết các công ty phần mềm của Nga trong 7 lĩnh vực trên.
Đây chỉ là những công ty tiêu biểu, có sự hiện diện trên quốc tế, có 1 số ít đang trong quá trình ra quốc tế, sau khi sản phẩm của họ đã được sử dụng nhiều trong các hoạt động ở nước Nga.
Thực tế tôi đã tìm thấy các công ty Nga này trên các site quốc tế, tiếng Anh, chứ tôi không biết tiếng Nga nên không thể sử dụng để tìm trên Yandex hay 1 search engine nào đó ở Nga được
Em xin phép đưa thêm một số thông tin về thị trấn Valtice và thành cổ Lednice thuộc huyện Mikulov vùng Morava tại CH Séc để mọi người hiểu thêm về vùng đất này.Cái tin này có vẻ quái gở, mấy nước Tây Âu vẫn chơi trò chèn ép các nước Đông Âu à?
Liechtenstein đòi lấy lại đất bị CH Sec tịch thu sau chiến tranh
Chính quyền Thân vương quốc Liechtenstein đã đệ đơn kiện lên Toà án Nhân quyền châu Âu ECHR, đòi trả lại những phần đất bị Cộng hòa Séc tịch thu hồi cuối Thế chiến II, như tin đưa trên tờ Financial Times.
Trả lại đất cho Liechtenstein
Có những bất đồng giữa hai nước về vấn đề tịch thu tài sản của vương tộc Liechtenstein, chủ yếu là ở Moravia, trên cơ sở sắc lệnh Beneš, theo đó tuyên bố các vương công Liechtenstein là cộng tác viên của chế độ Quốc xã Đức. Theo đánh giá của Thân vương quốc, hành động của Tiệp Khắc cũ là vô căn cứ, vì sắc lệnh áp dụng với các công dân Đức, chứ không phải với Liechtenstein.
Chuyện ở đây nói về việc thách thức chủ quyền của CH Séc đối với vùng lãnh thổ hơn 2.000 cây số vuông, lớn hơn gấp chục lần so với lãnh thổ hiện tại của Thân vương quốc. Những vùng đất này bao gồm dinh thự Valtice kiểu baroque và lâu đài Lednice mang phong cách tân gothic, cả hai đều thuộc danh sách di sản văn hóa toàn nhân loại của UNESCO.
Việc áp dụng bất hợp pháp các sắc lệnh của Tiệp Khắc
«Đối với chúng tôi, việc áp dụng bất hợp pháp các sắc lệnh của Tiệp Khắc và hậu quả vẫn là vấn đề chưa được giải quyết. Tịch thu không đúng đối tượng và không bồi thường là không thể chấp nhận», - Ngoại trưởng Liechtenstein, bà Katrin Eggenberger tuyên bố với báo chí.
Về phía CH Séc, Thứ trưởng Ngoại giao Martin Smolek đã thông báo quan điểm sơ bộ của nước này, lưu ý rằng vụ việc không nên do ECHR xem xét, bởi Toà án không phân xử những vấn đề nảy sinh trước thời điểm thông qua Công ước Châu Âu về Nhân quyền.
Liechtenstein đòi lấy lại đất bị CH Sec tịch thu sau chiến tranh
MATXCƠVA (Sputnik) – Chính quyền Thân vương quốc Liechtenstein đã đệ đơn kiện lên Toà án Nhân quyền châu Âu ECHR, đòi trả lại những phần đất bị Cộng hòa Séc tịch thu hồi cuối Thế chiến II, như tin đưa trên tờ Financial Times.vn.sputniknews.com
Cụ có số liệu xnk Đức Séc k?Vì em sống ở Séc nên em chỉ đóng góp được các thông tin liên quan giữa Séc và Nga. Dưới đây là cán cân thương mại giữa hai nước trong năm 2019.
Tổng sản lượng nhập khẩu từ Nga vào Séc là : 4,969 tỷ USD
Tổng sản lượng xuất khẩu từ Séc vào Nga là : 4,303 tỷ USD
Các mặt hàng nhập khẩu từ Nga vào Séc:
- Dầu hoả: 1,76 tỷ USD
- Khí đốt: 1,597 tỷ USD
- Thép: 0,217 tỷ USD
- Trang thiết bị ôtô: 0,207 tỷ USD
- Muối Hydrazin hydroxilamin: 0,191 tỷ USD
- Lò phản ứng nhiên liệu hạt nhân: 0,159 tỷ USD
- Than: 0,867 tỷ USD
- Nhôm: 0,064 tỷ USD
- Cao su: 0,063 tỷ USD
- Vật liệu làm lốp xe: 0,051 tỷ USD
Các mặt hàng xuất khẩu từ Séc vào Nga:
- Thiết bị và vật liệu sản xuất xe oto: 0,67 tỷ USD
- Thiết bị tự động xử lý dữ liệu của bộ phận cảm biến: 0,31 tỷ USD
- Khung vỏ xe oto: 0,178 tỷ USD
- Đồ chơi trẻ em: 0,154 tỷ USD
- Thuốc y tế: 0,115 tỷ USD
- Động cơ oto: 0,104 tỷ USD
- Động cơ phản lực, động cơ phản lực cánh quạt và các tuabin khí khác: 0,083 tỷ USD
- Bo mạch, bảng điều khiển, tủ và các thiết bị để điều khiển điện hoặc phân phối điện: 0,074 tỷ USD
- Ống nhựa: 0,071 tỷ USD
- Van hơi nước: 0,062 tỷ USD
và nhiều mặt hàng thiết yếu khác.
Có thể thấy rằng Nga chủ yếu bán nguyên liệu thô cho Séc và nhập về các trang thiết bị dành cho các ngành sản xuất.
Các cụ ở Nga xác minh lại xem thông tin thương mại giữa hai nước như ở trên có chính xác hay không? Xin cảm ơn.
Mà e đoán cụ cùng nghề với e:Xét về nick lẫn nút thì đúng là em loe ngoe so với cụ thật, thôi thì kính già già để tuổi cho, em kính cụ.
Chung quy lại phong thủy quyết định tất cả cụ nhỉ.Còn đối với người Việt ở Nga, có thể có rất nhiều lý do để thành công cũng như thất bại, nhưng từ góc độ phong thủy - “Môi trường ra sao, con người như vậy” - nếu muốn thành công nhanh chóng ở Nga thì khi thuê nhà, xây nhà hoặc văn phòng (tùy theo mục đích sử dụng mà có các tiêu chí lựa chọn khác nhau nhưng nếu) để kinh doanh làm ăn thì người Việt chỉ cần làm khác đi vài chi tiết đơn giản là thiết kế các cửa lớn mở quay vào, mở rộng phòng ốc và các cửa sổ, thay cửa sổ chữ A ngược lên trên của họ thành cửa sổ chữ A đẩy ra thì cơ hội sẽ luôn rộng mở. Nếu các ngôi nhà của người Việt ở Nga đều làm được như vậy thì chắc chắn người Việt sẽ là một cộng đồng rất mạnh ở Nga, thậm chí là góp phần quan trọng để thay đổi nước Nga. Trong một lần nói chuyện với đại sứ toàn quyền của Việt Nam tại Nga, tôi chắc chắn với ngài đại sứ rằng ở một đất nước như nước Nga thì với vị thế hiện tại của mình, cửa phòng làm việc của TT Putin ở điện Kremly nhất định sẽ phải mở quay vào trong. Ngài đại sứ đã xác nhận đúng là như vậy vì ông ấy đã đến phòng làm việc của TT Putin vài lần để trình quốc thư.
Theo thống kê thì đa phần người nước ngoài có thu nhập cao hơn người bản địa Séc. Đứng đầu là Đức, thứ hai là Slovakia, thứ ba là Nga, người Séc xếp thứ 5. Và người Việt Nam có mức thu nhập thấp nhất ở Séc.Số lượng người Nga trọn Cộng hòa Séc là đích tới và muốn ở lại đây lâu dài đang tăng lên qua từng năm. Mười năm trước, mới chỉ có 23.300 công dân Liên bang Nga có giấy phép cư trú tại Cộng hòa Séc, nhưng vào tháng 6 năm 2018 số lượng này đã tăng lên là 37.300 người và tính đến tháng 4 năm 2020 đã là 41.274 người.
"Trong số này, 18.940 người có hộ khẩu tạm thời và 22.334 người có hộ khẩu thường trú", Hana Malá, phát ngôn viên của Bộ Nội vụ Séc công bố.
Theo ước tính không chính thức, có rất nhiều người Nga ở Cộng hòa Séc. Bản thân các đại diện của dân tộc thiểu số người Nga tại Séc cũng ước tính rằng có khoảng gần một trăm nghìn người Nga hiện đang sống ở Cộng hòa Séc.