Thảo luận về nước Nga, phần 3 (Vol 3) - Không bàn chuyện chính trị

langtubachkhoa

Xe container
Biển số
OF-626585
Ngày cấp bằng
24/3/19
Số km
8,426
Động cơ
310,264 Mã lực
Topic trước của bác evoque2012 ở đây, đã quá 100 trang, nên mở topic này, theo yêu cầu của các bác.
Vẫn theo tinh thần của 2 topic trước, topic này không bàn chuyện chính trị, đấu đá phe này phe kia, người này người kia, lên án, chê bai hay khen ngợi, tán đương, ông bà này tốt, chị em kia xấu, mà dành để tìm hiểu thông tin thực sự, điểm mạnh điểm yếu, những gì làm được và chưa làm được, etc. về nước Nga. Hoan nghênh mọi bác nào muốn tìm hiểu nghiêm túc, các fan cuồng của bất kể phe nào đề nghị tránh xa, giữ sự tự trọng tối thiểu
Ngoài ra, cũng theo tinh thần 2 topic trước, rất hạn chế nói về quân sự, toàn nói về dân sự là nhiều.

Nội dung topic này vẫn tiếp nối 2 topic trước, một cái của bác evoque2012 và một cái của bác turnviet

Đây là 2 topic trước. Có nhiều bài hay của tất cả các bác, nên xem trước
 
Chỉnh sửa cuối:

langtubachkhoa

Xe container
Biển số
OF-626585
Ngày cấp bằng
24/3/19
Số km
8,426
Động cơ
310,264 Mã lực
Đây là bài post về Nga gần nhất ở topic trước, đưa vào đây cho nó có tính tiếp nối

Để cho có hệ thống, đang nói về các công ty chế tạo máy công cụ, nên nhắc lại 1 số công ty đã nói ở topic trước, nhưng nói kỹ hơn

SKIF-M (СКИФ)
đã được nhắc sơ lược trước đó ở cả topic cũ và mới, giờ nói kỹ hơn chút
Thị trường xuất khẩu chính: Đức, Mỹ

Nhà chế tạo máy phay (cắt, dạng indexable milling tools) và máy khoan ( dạng indexable drilling tools), có phủ kim cương được dùng cho gia công kim loại màu, ngành hàng không vũ trụ ( aerospace industry) và các ngành công nghiệp khác.
Trên 50% các máy móc, công cụ được chế tạo bởi công ty này được dùng cho ngành vật liệu hàng không vũ trụ, còn lại là ô tô và các ngành công nghiệp khác
Công ty cũng xuất khẩu máy cắt laser cho một số nhà máy.
Tuy sở trường là máy phay, rồi máy khoan, nhưng bây giờ hãng bắt đầu hướng đến các máy công cụ cho ngành gia công kim loại.

Enterprise «SKIF-M» được thành lập vào năm 1993 từ phòng thí nghiệm khoa học và một địa điểm có thiết kế đặc biệt của nhà máy Belgorod nhằm giải quyết các nhiệm vụ gia công các sản phẩm của kỹ thuật hàng không vũ trụ từ năm 1978.
Tất cả các thiết kế của công cụ được tạo ra trong văn phòng thiết kế riêng. Các sản phẩm được chế tạo thể hiện kết quả của các nghiên cứu hơn hai mươi năm trong lĩnh vực cơ khí ứng dụng và gia công vật liệu bằng cắt .

Phòng hỗ trợ kỹ thuật của công ty «SKIF-M» phát triển kỹ thuật xử lý các chi tiết gia công hiệu quả cao của khách hàng bằng các nhà máy do mình chế tạo với các chương trình máy công cụ CNC.

Ngày 21-22 tháng 11 năm 2013, SKIF-M đã tổ chức hội nghị khoa học-thực tiễn quốc tế "Gia công titan và nhôm trong ngành hàng không vũ trụ".
Trong hội nghị có sự tham gia của hơn 80 đại biểu đại diện cho 40 doanh nghiệp hàng đầu
Trong phần thứ hai của hội nghị vào ngày 21 tháng 11 năm 2013 SKIF-M với thiết bị mới nhất của mình, tại trung tâm thử nghiệm, máy của SKIF-M đạt kỷ lục thế giới về năng suất nghiền hợp kim titan cường độ cao Ti555.3 - 500 sm3 / phút, vượt thành tích công bố trước đó 20%

______________________________________

IPG Photonics
www.ipgphotonics.com

Chuyên sản xuất máy laser công nghiệp cỡ trung và cỡ lớn, các bộ khuếch đại và laser sợi quang công suất cao.
Công ty phát triển và thương mại hóa laser dựa trên sợi quang, được sử dụng trong nhiều ứng dụng như xử lý vật liệu, viễn thông và các ứng dụng y tế
Công ty nằm trong top các nhà chế tạo máy laser công nghiệp hàng đầu, vị trí dẫn đầu, gần như độc quyền trong phân khúc thiết bị laser hạng nặng. Họ có trên 300 khách hàng ở kháp châu Âu, Mỹ, Nhật Canada, và Trung Đông, trong đó có rất nhiều các hãng nổi tiếng như Alcatel, Fujitsu, Lucent, Siemens và Marconi (Reltec), ...
Ví dụ Daimler Benz Aerospace của Đức thuê IPG chế tạo thiết bị cảnh báo chướng ngại vật dựa trên laser, và nhiều giải pháp dựa trên laser khác

Liên Xô và Mỹ là 2 nước có những nghiên cứu khoa học tiên phong dẫn đến chế tạo thiết bị về công nghệ laser và maser.
(Hai nhà khoa học Nga (lúc đó là Liên Xô) và 1 nhà khoa học Mỹ được giải Nobel nhờ những nghiên cứu dẫn đến việc phát triển laser, maser)

Công ty IPG Photonics được thành lập năm 1991 ở Nga bởi 2 nhà vật lý Valentin P. Gapontsev (CEO, bây giờ nhận thêm quốc tịch Mỹ => 2 quốc tịch Nga, Mỹ) và Igor Samartsev (CTO), cả hai đều học tại đại học vật lý kỹ thuật Moskva (Moscow Institute of Physics and Technology)
Bây giờ đặt trụ sở headquarter ở bang Massachusette, Mỹ, kinh doanh toàn cầu.


Ngoài cơ sở sản xuất chính ở Nga, còn có cơ sở chế tạo ở Mỹ, Đức, Italy. Tổng cộng có 25 cơ sở chế tạo (manufacturing facilities) ở Nga, Đức, Mỹ, Italy
Ở Nga, công ty này có tên LLC NTO "IRE-Polus", ở Fryazino vùng Moscow, là 1 trong 3 cơ sở sản xuất chính (main production sites) của IPG Photonics trên thế giới, hai cơ sở còn lại ở Mỹ và Đức.
Các phòng thí nghiệm laboratory cũng ở rất nhiều nước trên thế giới, từ Nga, Mỹ, châu Âu, Nhật, Canada, trong đó các nguồn lực khoa học kỹ thuật hàng đầu, chính yếu của IPG Photonics tập trung ở Mỹ, Đức và Nga
.
Ở đó có các phòng sạch , phòng thí nghiệm siêu hiện đại với tổng diện tích lên đến 5 nghìn mét vuông và công suất sản xuất lên đến 25 nghìn mét vuông


Tyazhmehpress (Тяжмехпресс), nằm ở Voronezh, Nga
Cái này bạn evoque2012 cũng đã đưa lên ở topic trước
Link ở đây

chuyên chế tạo máy ép cơ hạng nặng với lực ép lên đến 16.500 tấn, dây chuyền ép tự động, tổ hợp cơ khí hóa tự động cho ngành rèn và dập tấm và là một trong năm công ty trên thế giới có năng lực sản xuất lớn như vậy.
Khách hàng: Đông Âu, CIS, Tây Âu (Pháp, Italy, Đức), châu Mỹ (Mỹ, Mexico), châu Á (Nhật, Hàn, Ấn, TQ)

______________________________________

Hydropress (Гидропресс):
Cái này bạn evoque2012 cũng đã đưa lên ở topic trước
Link ở đây

Doanh nghiệp Nga 65 năm chuyên thiết kế và chế tạo nhiều loại máy ép nối tiếp cho nhiều mục đích khác nhau.
Phát triển và sản xuất thiết bị rèn ép với lực lên đến 10.000 kN, xi lanh thủy lực ở mọi loại và kích cỡ, hệ thống truyền động và điều khiển thủy lực.
Khách hàng: khắp nơi trên thế giới từ Đông Âu, Tây Âu, châu Á, Phi, etc.
Bây giờ sang 1 lĩnh vực quan trọng khác, cũng liên quan đến vấn đề an ninh kinh tế, nội lực kinh tế thực sự của 1 quốc gia, có tầm quan trọng không kém gì các ngành đã nếu ra trong topic trước, và 2 ngành đã nêu ra trong topic này (phần mềm CAD(gồm cả EDA hay ECAD)/CAM/CAE/PLM/BIM/AEC và công nghệ 3D hay còn gọi là Additive Manufacturing - AM)

đó là lĩnh vực chế tạo máy công cụ (máy mẹ, machine tool) nói chung và máy CNC nói riêng.
Các hãng phần mềm CAM của Nga mà đã post ở trên chính là phát triển phần mềm điều khiển hết sức chính xác và hiệu quả dao cắt của máy CNC, tạo ra đường cắt chính xác và tối ưu.


Cũng như 2 ngành trước, đây là ngành đa dạng, đủ loại máy và mỗi nước sẽ có thế mạnh, cũng không nước nào R/D hay chế tạo được tất cả mọi loại máy, và có lẽ cũng không cần phải vậy.
Về tổng thể, Mạnh nhất về máy công cụ có lẽ là Đức và Nhật, Nga cũng là 1 nước mạnh về cái này. Ở topic trước cũng đã nên lên 1 số manufacturer máy công cụ của Nga. Hãy nhắc lại 1 số trước khi nói về những manufacturer khác

SKIF - СКИФ:
đã được bạn evoque2012 nói ở topic trước. Ở đây chỉ nói vắn tắt
Họ là nhà sản xuất dụng cụ phay ở Belgorod, dụng cụ của họ phủ kim cương độc đáo được dùng cho gia công kim loại màu. Nó được dùng ở khắp các nhà máy và tổ hợp hàng không. Họ cũng xuất khẩu máy cắt laser cho một số nhà máy.

IPG Photonics:
cũng đã được nói ở topic trước. Ở đây chỉ nói vắn tắt
Công ty Nga thành lập năm 1991 ở Nga bởi nhà vật lý Valentin P. Gapontsev (CEO) và Igor Samartsev (CTO).
Bây giờ đặt trụ sở headquarter ở Mỹ, kinh doanh toàn cầu. Chuyên sản xuất máy laser công nghiệp cỡ trung và cỡ lớn.
Liên Xô và Mỹ là 2 nước có những nghiên cứu khoa học tiên phong dẫn đến chế tạo thiết bị về công nghệ laser và maser. Công ty nằm trong top 3 nhà sản xuất máy laser công nghiệp đứng đầu, vị trí dẫn đầu trong phân khúc thiết bị laser hạng nặng.
Ngoài cơ sở sản xuất chính ở Nga, còn có cơ sở chế tạo ở Mỹ, Đức, Italy. Tổng cộng có 25 cơ sở chế tạo (manufacturing facilities)
Ở Nga, công ty này có tên LLC NTO "IRE-Polus", là 1 trong 3 cơ sở chế tạo chính của IPG Photonics trên thế giới.
Các phòng thí nghiệm hiện đại nhất nằm ở Nga, Mỹ, Đức

Các hãng chế tạo thiết bị hạng nặng tên tuổi của Nga như Hidropress, Tyazhmehpress, URALMASH đều đã được nói ở topic trước (và hình như cả topic này).
Chủ yếu các hãng này chế tạo các thiết bị dập hạng nặng, máy ép cỡ lớn, chứ không phải máy cắt
_________________________________________

Nhà máy chế tạo máy công cụ Sasta (Machine tool building plant Sasta): chế tạo máy công cụ, cả điều khiển thủ công lẫn CNC
www.sasta.ru
Doanh nghiệp nhà máy chế tạo máy "Sasta" là một doanh nghiệp của Nga với bề dày lịch sử nửa thế kỷ.
Máy công cụ được chế tạo ở "Sasta", được cung cấp cho các doanh nghiệp chế tạo máy, hoạt động tại các doanh nghiệp thuộc tổ hợp công nghiệp quốc phòng, chế tạo máy, dầu khí và được xuất khẩu sang 39 quốc gia.
Máy công cụ của Sasta hoạt động ở tất cả các vùng của Nga: từ Kaliningrad ở phía Tây đến Sakhalin ở phía Đông, ở các nước SNG, trên tất cả các lục địa: ở Châu Mỹ, Châu Âu, Châu Á, Châu Phi và Châu Úc. Ngày nay, thiết bị cắt kim loại của công ty được sử dụng thành công tại các doanh nghiệp cơ khí nặng, năng lượng, hàng không và công nghiệp quốc phòng, đóng tàu và vận tải.

Doanh nghiệp sở hữu bộ phận R/D của riêng mình, sở hữu xưởng đúc (Sasovo Foundry rất hiện đại), phòng thí nghiệm công nghiệp, Xưởng gia công, hệ thống dây chuyền lắp ráp
Doanh nghiệp tự mình thực hiện tất cả các khâu từ R/D đến sản xuất, lắp ráp thành sản phẩm cuối cùng.



Hoạt động R/D
Phòng nghiên cứu và phát triển đã hoạt động trong hơn 40 năm. Trong thời gian này, họ thực hiện toàn bộ chu trình thiết kế với các giải pháp thiết kế hiện đại và cho ra đời các dòng sản phẩm thiết bị cắt kim loại (Metal cutting machines) của Nga chất lượng cao, đáng tin cậy, được sử dụng thành công tại nhiều nhà máy trong và ngoài nước.

Chế tạo:
Hoạt động chính của "Sasta" là toàn bộ một chu trình sản xuất máy cắt kim loại đầy đủ (full cycle of metal cutting machines production):
từ thiết kế và đúc đến lắp ráp cuối cùng. Cơ sở sản xuất nhà máy rộng hơn 75.000 m2,

Công ty có 6 lĩnh vực công nghệ khác nhau cho phép thực hiện full cycle, có khả năng sản xuất các sản phẩm có mức độ phức tạp:
• máy tiện ngang;
• máy tiện giường phẳng;
• các trung tâm gia công tiện và phay;
• máy tiện;
• máy giường nghiêng;
• máy luồn ống.

Độ chính xác và độ tin cậy của các sản phẩm Sasta được đảm bảo bởi một chu trình sản xuất khép kín: các thành phần máy quan trọng nhất được sản xuất và gia công trực tiếp tại nhà máy.
Các sản phẩm của họ đa dạng đủ chủng loại: máy tiện cho các nhiệm vụ cắt, máy tiện đứng với chức năng phay, Máy tiện ren ống (nước dầu), Máy tiện hạng nặng có toa chạy thẳng.
Các máy này, đều có cả loại điều khiển thủ công lẫn điều khiển CNC
_____________________________________________

"F.O.R.T." – Force, Opportunities, Russian Technologies

Đây là 1 hãng chế tạo máy CNC nội địa thuần Nga, như cái tên của nó.
Cũng như Sasta, hãng này tự R/D, sau đó toàn bộ chu trình chế tạo (full cycle production) hoàn toàn bằng cách linh kiện Nga (components) với công nghệ của Nga (Russian Technologies).
Trường đại học tổng hợp St. Petersburg Pie đại đế (Polytechnic University of Peter the Great - St. Petersburg) là đối tác nghiên cứu khoa học của hãng này
Hãng này và Sasta và BPK có sự hợp tác với nhau để cùng sản xuất

Các dòng sản phẩm phổ biến khác của hãng này là dòng máy cắt kim loại (Metal cutting machines), máy tiện CNC (CNC Lathe Machines), máy tiện CNC với chức năng phay, máy phay CNC trục Y, máy mài bề mặt, máy mài hình trụ, máy EDM (Electrical discharge machining), máy lò nước, nhiều máy khác

_____________________________________________

BPK - St. Petersburg
www.bpk-spb.ru
Đây là 1 trung tâm kỹ thuật hiện đại, một trong những đơn vị đi đầu trong việc phát triển và triển khai các giải pháp trang bị thiết bị cắt gọt kim loại hiện đại cho doanh nghiệp.
Các hoạt động chính: R/D, thiết kế, sản xuất máy chế biến gia công kim loại (metalworking machines) ở Nga, thiết kế thử nghiệm và các hoạt động nghiên cứu khác
Hãng này ngoài hoạt động R/D, thiết kế, giúp cho các công ty khác chế tạo máy công cụ (CNC hoặc manual), tư vấn giải pháp, còn tham gia 1 hoạt động sau:
Mua thiết kế của một vài máy chế biến gia công kim loại và license của các hãng chế tạo máy hàng đầu thế giới, thông qua 1 số hợp đồng vào năm 2013, rồi sau đó Nga chế tạo trong nước.
Cụ thể là việc đúc và gia công hầu hết các linh kiện trọng yếu của nó đều được làm ở Nga, vẫn sử dụng công nghệ và phát triển Nga (Russian Technologies and development).
Ngoài ra, hãng này cũng làm cả đại lý độc quyền cho 1 số linh kiện dùng cho máy chế biến gia công kim loại của các hãng hàng đầu thế giới

______________________________________

Dionash
Công ty Cổ phần "DIOMASH-ENGINEERING" được thành lập vào năm 1997 và từ khi thành lập đã hoạt động như một nhà cung cấp chuyên nghiệp các thiết bị gia công kim loại nhập khẩu và các dịch vụ kỹ thuật.
Hãng này lại ngược với các hãng trên, khởi đầu, hãng này chế tạo máy CNC với các linh kiện nước ngoài chiếm đa số (hình như khoảng trên 80-90%) để chế tạocác thiết bị gia công kim loại.
Nhưng bây giờ theo chính sách thay thế nhập khẩu (Theo Bổ sung của Nghị quyết số 719), hãng này đang thay thế dần các linh kiện nước ngoài bằng các linh kiện trong nước.
Yêu cầu của chính sách: tối thiểu 50% linh kiện máy CNC phải là linh kiện nội địa

Ví dụ, máy tiện CNC MAXXTURN của ООО “EMCO-Rus”, tỷ lệ linh kiện nước ngoài lúc đầu là trên 80%, giờ đã giảm xuống còn 63,2%. Việc cắt giảm sẽ còn tiếp tục, mục tiêu tối thiểu là các linh kiện nước ngoài phải dưới 50%
______________________________________________

Tyazhstankohydropress JSC, Novosibirsk, Nga

Thành lập năm 1943
là nhà chế tạo lớn nhất của Nga về máy ép thủy lực (Hydraulic press), máy trộn (Mixer) để sản xuất vật liệu chịu lửa, máy cắt kim loại (metal cutting machines), máy gia công chế biến kim loại (Metalworking Machinery), máy bơm, trạm bơm và các thiết bị công nghiệp khác.
Hoạt động ở thị trường Nga và xuất khẩu ra nước ngoài.
Chuyên sản xuất các assembly và đơn vị khác nhau cho ngành luyện kim, công nghiệp hạt nhân, kỹ thuật điện, công nghiệp đường sắt và công nghiệp khai thác mỏ.
Máy ép thủy lực DG0542N và Máy trộn CM1500_01, thường đi kèm với nhau chuyên để sản xuất vật liệu chịu lửa như một giải pháp hiện đại hóa cho nhà máy
Tự mình chế tạo toàn bộ, ngoại trừ một ít linh kiện trong bộ phận thủy lực và điện có thuê gia công.
Thị trường: Nga, CIS, Đông Âu, một số nước Tây Âu và châu Mỹ
Liên Xô và Mỹ là 2 nước có những nghiên cứu khoa học tiên phong dẫn đến chế tạo thiết bị về công nghệ laser và maser.
Nga vẫn luôn giữ vị trí hàng đầu về Laser. Trong đoạn trích này đã giới thiệu về công ty IPG Photonics (ở Nga tên gọi là LLC NTO "IRE-Polus"), nằm trong top các nhà sản xuất máy laser công nghiệp đứng đầu, vị trí dẫn đầu trong phân khúc thiết bị laser hạng nặng.
Hay công ty SKIF hay xuất khẩu máy cắt laser.
Trong topic này cũng khá nhiều post nói về các sản phẩm, thiết bị cắt laser của các công ty khác của Nga. Và bây giờ là 1 công ty hàng đầu của Nga và thế giới về công nghệ laser nữa

LASMEDTECH
LasMedTech là một trong những công ty hàng đầu thế giới về công nghệ laser, cụ thể là chế tạo thiết bị, hệ thống y tế laser. Công ty có cấu trúc mở rộng với các phòng thí nghiệm R & D sử dụng các chuyên gia có chuyên môn xuất sắc trong việc phát triển, sản xuất và triển khai các hệ thống laser tiên tiến.
LasMedTech sản xuất nhiều loại đơn vị laser, bộ phát và ứng dụng cho y học thẩm mỹ, liệu pháp xâm lấn tối thiểu, phẫu thuật và nha khoa.
Công ty có cơ sở y tế riêng. Sản phẩm máy móc của hãng đều có chứng nhận quốc tế và được sử dụng rộng rãi tại các cơ sở y tế trên thế giới.

Công ty "LasMedTech" có nhiều kinh nghiệm trong việc phát triển và sản xuất các hệ thống thiết bị y tế laser. Lịch sử của công ty bắt đầu từ năm 2007, khi một bộ phận nghiên cứu được thành lập trên cơ sở của Trung tâm Khoa học Nhà nước về Y học Laser (SSC) để tạo ra các tia laser thể rắn mạnh mẽ thế hệ mới nhất. Nhờ kinh nghiệm của đội ngũ và các giải pháp công nghệ cao, đến năm 2009, công ty đã có thể trình làng dòng sản phẩm đầu tiên với đặc điểm là độ nhỏ gọn cao và mật độ năng lượng đầu ra cực cao của bức xạ laser. Nhờ sự phát triển thành công và năng động, năm 2011 công ty đã thành công vượt qua tất cả các thử nghiệm kỹ thuật và lâm sàng cho sản phẩm của mình và nhận được giấy chứng nhận đăng ký và chứng nhận hợp quy của Liên bang Nga cho tất cả các sản phẩm của mình.

Công ty "LasMedTech" là công ty đầu tiên trên thế giới tạo ra thiết bị phát laser di động siêu nhỏ gọn có công suất cấp IV, có thể thực hiện một số quy trình laser y tế ở cấp độ cơ bản mới.
Khả năng CNTT của thiết bị, tính đa chức năng và tính linh hoạt của nó khiến người ta có thể gọi khu phức hợp laser LASEST (Lazest) là một phòng khám di động thực sự.

Công ty "LasMedTek" được coi là nhà sản xuất thiết bị y tế laser hàng đầu tại Liên bang Nga.Kinh nghiệm tích lũy được, phòng R&D thiết kế và phát triển kỹ thuật công nghệ riêng, có nhiều công bố khoa học công nghệ trên các ấn phẩm nước ngoài
Năm 2016, công ty nhận chứng chỉ CE, hệ thống sản xuất theo ISO 13485: 2016 và thâm nhập mạnh vào thị trường châu Âu và quốc tế.

Công ty "LazMedTek" LLC là một trong số it các nhà sản xuất thiết bị y tế laser của Nga có đầy đủ các mô-đun để thực hiện các loại quy trình laser khác nhau, đã có chứng chỉ CE của châu Âu và đáp ứng tất cả các tiêu chuẩn về an toàn điện từ và khả năng tương thích điện từ cao nhất cho các loại.

Các cơ sở sản xuất của công ty nằm trong khu kinh tế tự do "Technopolis Moscow" có thiết bị và chu trình sản xuất phù hợp để sản xuất các sản phẩm y tế bằng laser có chất lượng cao nhất.

Công ty tham gia nghiên cứu và phát triển, và sản phẩm của công ty được sử dụng vào các lĩnh vực sau:
- y học thẩm mỹ và da liễu
- phẫu thuật bằng tia la-ze
- khoa tai mũi họng
- phẫu thuật thẩm mỹ
- điều trị ung thư
- nha khoa
- phụ khoa
- khoa tiết niệu

1603543185306.png
1603543192455.png
1603543199477.png
1603543204547.png
1603543210467.png
1603543217342.png
1603543223792.png
1603543228839.png
1603543234395.png
1603543242531.png
1603543247777.png
1603543253887.png
1603543259246.png
1603543264841.png
1603543270136.png
 

langtubachkhoa

Xe container
Biển số
OF-626585
Ngày cấp bằng
24/3/19
Số km
8,426
Động cơ
310,264 Mã lực
Quên mất là Nga rất mạnh về hóa học nói chung và phân bón nói riêng. Topic trước mới đưa một ít công ty hóa học hàng đầu thế giới của Nga, nhưng họ lại không làm phân bón, hì hì. Có khi phải đan xen, nhưng lại phát hiện ra là Nga rất mạnh về đồ kim cương, bạch kim, vàng, ngọc, etc. bác nào đi buôn trang sức về VN nhớ chia tiền môi giới nhé, hì hì
Như bác evoque2012 đã nói, có nhiều chú VN đã đi buôn hổ phách ở đây đấy
 

SongTu

Xe buýt
Biển số
OF-430650
Ngày cấp bằng
17/6/16
Số km
975
Động cơ
224,650 Mã lực
Tuổi
44
Quên mất là Nga rất mạnh về hóa học nói chung và phân bón nói riêng. Topic trước mới đưa một ít công ty hóa học hàng đầu thế giới của Nga, nhưng họ lại không làm phân bón, hì hì. Có khi phải đan xen, nhưng lại phát hiện ra là Nga rất mạnh về đồ kim cương, bạch kim, vàng, ngọc, etc. bác nào đi buôn trang sức về VN nhớ chia tiền môi giới nhé, hì hì
Như bác evoque2012 đã nói, có nhiều chú VN đã đi buôn hổ phách ở đây đấy
Hóa học á :-o Làm cái novichok cực độc mà còn dek chết ai, mạnh gì :D
 

langtubachkhoa

Xe container
Biển số
OF-626585
Ngày cấp bằng
24/3/19
Số km
8,426
Động cơ
310,264 Mã lực
Nói chung, dân Tây học từ bé như mình, đã để lại ở topic trước không ít câu hỏi về nước Nga, mà cho đến giờ vẫn chưa có lời giải. Đúng là cách tổ chức, cấu trúc kinh tế, khác với Tây nơi mình sống. Có những dạng công ty như "Research & Production" mà chưa thấy ở Tây bao giờ, hay có những nơi cả thành phố, cả vùng làm 1 lĩnh vực (có lẽ ngoài Detroit, Michigan, Mỹ ra trước đây ra thì chưa thấy ở đâu như vậy), lại có những công ty mà tên chỉ có ý nghĩa lịch sử, nhưng không phản ánh sản phẩm hiện hành, kiểu như công ty máy kéo nhưng lại làm động cơ diesel cho xe tăng, công ty kim loại nhưng lại làm turbine khí và hơi nước, etc.
Hay rất nhiều các công ty Nga toàn là full-cycle production làm từ A đến Z trong khi ở phương tây thì mỗi khâu, thậm chí mỗi chi tiết của khâu cũng thành 1 công ty. Hay mỗi công ty phát triển công nghệ, thiết kế cũng có dây chuyển sản xuất luôn, trong khi ở đây thì cả đống công ty phát triển cùng là khách hàng chung của một số ít công ty sản xuất, etc.
Nói chung là rất khác

Topic trước cũng cho thấy sự gắn kết sâu đậm giữa Nga và phương tây về độ sâu (k phải độ lớn hào nhoáng kiểu bao nhiều tỷ USD), Nga tham gia sâu vào phát triển công nghệ, xây dựng phần nhân lõi cho các sản phẩm phương tây (với các thuật toán phức tạp, thiết kế, mô hình hóa, làm R/D), và cũng làm linh kiện, cung cấp vật liệu cho các sản phẩm này, từ các sản phẩm vô hình như phần mềm CAD (bao gồm cả phần mềm thiết kế vi mạch, chip, gọi là ECAD hay EDA), CAM, CAE, AEC, BIM, PLM, đến các sản phẩm hữu hình như máy bay của các hãng Boeing, AIrbus, Bombardier, etc.
Và dĩ nhiên Nga cũng có sản phẩm của mình trong các lĩnh vực này, nhiều sản phẩm rất nổi tiếng, etc.


Đưa tạm 1 cái tin trước, rồi từ từ chém tiếp, vẫn là về quá trình thay thế các lò phản ứng hạt nhân thế hệ cũ bằng các lò thế hệ mới 3+ và 4

Kết nối lưới điện cho lò phản ứng hạt nhân mới nhất của Nga: Vào lúc 8: 06h tối hôm qua, Leningrad II-2 đã lần đầu tiên kết nối vào lưới điện với công suất 240 MW. Bây giờ nhà máy sẽ từng bước được cấp điện lên 100% công suất thiết kế 1200 MW. Thiết bị được trang bị lò phản ứng nước điều áp VVER-1200 V-491.
Hiện tại với công suất lắp đặt là 5400 MW, Leningrad NPP là nhà máy điện hạt nhân lớn nhất ở Nga, cho đến năm sau, khi Leningrad-2 với RBMK-1000 sẽ ngừng hoạt động.
1603544593097.png
1603544606279.png
1603544624206.png
1603544637250.png
1603544649780.png


1603544575790.png
 

langtubachkhoa

Xe container
Biển số
OF-626585
Ngày cấp bằng
24/3/19
Số km
8,426
Động cơ
310,264 Mã lực
Tôi phải post vài bài ở topic cũ vào đây đã, vì đây là những bài tôi định phát triển thêm, và muốn quote lại khi viết.
Trước tiên là bài về thỏa thuận xanh EU. Đây là 1 chiến lược vươn lên toàn cầu của họ, núp dưới khẩu hiệu môi trường và bảo vệ trái đất, và sẽ có tác động cực lớn với toàn thế giới nói chung, với nước Nga nói riêng. Vì EU là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Nga, thỏa thuận xanh (green deal) sẽ gây nhiều thiệt hại lớn cho Nga và nhiều nước khác, đây là mối nguy hại lớn nhất với Nga, theo tôi, chứ không phải mấy cái lệnh trừng phạt.
Các nước Đông Âu như Ba Lan, Séc, Hung cũng phản đối thỏa thuận này vì họ bị thiệt, nhưng đó k phải mục tiêu của topic này

Post lại bài ở topic trước

Thỏa thuận xanh EU

Có một vài bác trong này kêu không phải dân kỹ thuật, công nghệ, nên thích nói về tình hình xã hôi, kinh tế, lịch sử, nghệ thuật, thể thao, etc. Cái đó luôn được hoan nghênh, thậm chí đã có những bài không hề đi sâu về công nghệ, mà nói về tình hình kinh tế, xã hội, cả vĩ mô và vi mô Nga, nhưng có thấy chú nào vào góp ý được gì đâu. Miệng thì nói muốn bàn về xã hôi, kinh tế, lịch sử, nghệ thuật, thể tha, etc.., nhưng toàn đánh giò lái sang vấn đề này nọ, mà kể cả khi đánh giò lái cũng có nói được gì đâu, ngoài việc là cái loa tuyền truyền miễn phí cho media phương Tây hay lề trái, mà đã nhìn quen lắm ở các diễn đàn khác.

Đây, bảo là muốn bàn về vấn đề xã hội, kinh tế, etc. thì bây giờ đang có 1 việc rất quan trọng, có tẫm vĩ mô to lớn, mà không hề đi quá sâu vào chuyên môn, công nghệ, đó là chiến lược xanh hoá kinh tế của EU. Cái này có tầm quan trọng kinh tế và chính trị toàn cầu, ảnh hưỏng cả thế giới nói chung và đặc biệt là Mỹ, Nga bị ảnh hưỏng nhiều nhất. Đây thực sự là 1 chiến lược vươn lên của EU về kinh tế chính trị, một cuộc cạnh tranh ngầm giữa Mỹ-EU, giữa EU-Nga được che đậy bởi những từ ngữ, slogan mỹ miều trên media như "làm cho hành tinh chúng ta vĩ đại trở lại", "bảo vệ môi trường", "tương lai bền vững", etc. Vậy mà chả thấy các bác ấy động đậy tí nào cả. Mà nếu có nói, thì chắc lại chỉ chép lại những cái tuyên truyền bề nổi bên ngoài về môi trường, etc. này nọ như ở trên, chứ có nói khỉ gì được sâu hơn nữa đâu

Bài viết này nói 1 chút về tình hình thỏa thuận xanh của EU, phản ứng của các nước khác nhau, và cuối cùng phân tích 1 chút về tính toán chiến lược của EU khi chơi trò này

1. Thỏa thuận xanh lịch sử (Green Deal) của EU và chiến lược hydro hoá năng lượng quốc gia của Đức
1.1 Về thỏa thuận xanh (Green deal)

Vào ngày 13 tháng 12 năm 2019, Hội đồng châu Âu đã quyết định thúc đẩy kế hoạch, với việc chọn không tham gia đối với Ba Lan

Nội dung rất nhiều, dính đến mọi mặt của nền kinh tế, nhưng mục tiêu căn bản của thỏa thuận xanh là đưa EU trở thành lục địa đầu tiên trên thế giới đạt mục tiêu cân bằng phát thải carbon vào năm 2050.

Các mục tiêu cụ thể bao gồm đưa phát thải carbon của toàn khối từ mức 40% về "ít nhất 50%" và hướng đến 55% vào năm 2030; tăng cường các nguồn năng lượng tái tạo và nhanh chóng loại bỏ than; giảm hoặc chấm dứt miễn thuế nhiên liệu hàng không và hàng hải; tạo ra một quỹ trị giá 100 tỉ euro để thúc đẩy đầu tư xanh, xây dựng "công nghiệp bền vững", Chiến lược 'Từ nông trại đến ngã ba' của nông nghiệp, đa dạng sinh học, etc.

Báo Anh The Guardian nhận xét bản chất toàn diện của Thỏa thuận xanh thể hiện ở chỗ nó bao gồm hầu hết mọi khía cạnh: từ không khí chúng ta hít thở đến cách trồng lương thực, thực phẩm, chuyện đi lại…

Điểm đáng chú ý là các mức thuế carbon tiềm năng đối với các quốc gia không giảm thiểu ô nhiễm khí nhà kính ở mức tương đương. Cơ chế để đạt được điều này được gọi là Cơ chế điều chỉnh biên giới carbon (CBAM).


1.2. Chiến lược hydro hóa nền kinh tế của Đức và hợp tác với Nga
Mục tiêu của Đức nói riêng và EU nói chung là loại bỏ than, sử dụng các năng lượng "sạch", hiểu theo nghĩa không phát thải khí CO2.
Giảm dần và loại bỏ điện hạt nhân (dù năng lượng này không phát thải CO2 và vẫn được xếp là sạch), và tăng cường sử dụng khí đốt, mặt trời, gió và đặc biệt, hướng tới năng lượng hydro. Đây là ưu tiên chính của Đức.
Chính phủ Đức đã phê chuẩn Chiến lược hydro quốc gia, nhắm đến việc sản xuất nhiên liệu Hydro làm năng lượng.
Nhiên liệu hydro có thể sản xuất được từ 2 nguồn:
- Từ nguồn nhiên liệu hóa thạch, ví dụ từ dầu mỏ, hay từ khí đốt (gọi là blue hydrogen)
- Từ ngồn nhiên liệu sạch, đặc biệt từ các nguồn năng lượng tái tạo (green hydrogen).
Thực chất đó chính là điện phân nước quy mô lớn để sinh ra nhiên liệu hydro. Việc điện phân có thể thực hiện bằng cách sử dụng các nguồn năng lượng mặt trời, gió, hạt nhân và cả thủy điện.

Chính phủ Đức dĩ nhiên yêu thích nhất là green hydrogen. Còn với việc sản xuất ra nhiên liệu hydrogen từ nguồn hóa thạch, ví dụ từ khí đôt (blue hydrogen) thì phải có cơ sở, công nghệ để thu gom, lưu trữ, tái chế CO2 sinh ra trong quá trình tạo hydro.
Như đã nói ở 2 đoạn trích trên, Đức đi theo hướng hợp tác với Nga trong chiến lược này, trong lĩnh vực công nghệ hydrogen, nhằm chế tạo nhiên liệu hydro

2. Phản ứng của các nước với thỏa thuận xanh EU
Một số nước thành viên EU, gồm Ba Lan, Hungary và Cộng hòa Czech đã lên tiếng phản đối kế hoạch.
Thủ tướng Cộng hòa Czech Andrej Babis viết trên Twitter rằng đất nước của ông cũng muốn hướng đến mục tiêu cân bằng carbon nhưng không thể làm được nếu thiếu năng lượng nguyên tử.
(Năng lượng nguyên tử cũng được đánh giá là "sạch" theo định nghĩa vì không phát thải Carbon, và Séc đang đấu thầu để xây nhà máy hạt nhân, điều mà EU không muốn)

Đối với Nga: coi đây không phải là tin tức tốt lành gì, nhưng chấp nhận, và bắt đầu đưa ra chiến lược quốc gia về phát triển năng lượng hydrogen.

Đối với Mỹ: bị phân hóa.
Một phe, chủ yếu bên đảng DC, thì muốn đi theo con đường này, tìm cách phát triển năng lượng sạch, coi Mỹ phải đi đầu trong việc phát triển năng lượng sạch.
Phe kia, chủ yêu bên đảng CH, thì muốn tiếp tục phát triển năng lượng truyền thống, phản đối bất kỳ mọi ràng buộc nào về môi trường, giới hạn khí phát thải CO2 đối với Mỹ.
Đối với họ, các thỏa thuận, hiệp ước về môi trường là tai họa, thiệt hại cho nền kinh tế (và chính trị, nhưng k nói ra) Mỹ

Một số diễn biến chính:
Theo truyền thống, Quốc hội Mỹ không sẵn sàng bị ràng buộc với bất kỳ thỏa thuận quốc tế nào có thể gây bất lợi cho Mỹ. Trong hệ thống chính trị Mỹ, Thượng viện với 100 thượng nghị sĩ thành viên sẽ phải phê duyệt mọi hiệp ước và hiệp định mà Mỹ tham gia với đại đa số ý kiến ủng hộ là 66 phiếu. Tiêu chuẩn này là “giới hạn đỏ” đối với sự tham gia của Mỹ trong bất kỳ hiệp ước quốc tế hoặc thực thi bất kỳ hành động lập pháp gây tranh cãi nào.

Năm 1995, Tổng thống Bill Clinton, thành viên đảng Dân chủ, đã từng coi vấn đề biến đổi khí hậu là ưu tiên hàng đầu trong bối cảnh Đảng Dân chủ mất quyền kiểm soát Thượng viện vào tay Đảng Cộng hòa. Trong giai đoạn này, LHQ đang thảo luận về Nghị định thư Kyoto, trong đó ràng buộc các nước phát triển về những mục tiêu và các mốc thời gian liên quan đến biến đổi khí hậu.

Năm 1997, Thượng viện Mỹ ra nghị quyết khẳng định họ sẽ không chấp nhận Thỏa thuận Kyoto về biến đổi khi hậu trừ khi các nước đang phát triển cũng bị ràng buộc với các mục tiêu và khung thời gian. Nghị quyết được thông qua với 95 phiếu thuận và không có phiếu chống. Vì thế, năm 1998, Phó tổng thống Al Gore, người ủng hộ mạnh mẽ về vấn đề khí hậu và là chủ nhân Giải Nobel hòa bình, đại diện cho Mỹ "ký tượng trưng" Nghị định thư Kyoto.

Năm 2001, Tổng thống Mỹ G.W.Bush cũng rất quan tâm đến vấn đề biến đổi khí hậu nhưng Thượng viện Mỹ vẫn cho rằng sẽ không đạt được số phiếu cần có để thông qua việc Mỹ tham gia Thỏa thuận Kyoto về biến đổi khi hậu. Vì vậy, Tổng thống G.W.Bush không đưa thỏa thuận này ra trước Quốc hội. Năm 2002, Vụ khảo cứu của Quốc hội (CRS), một cơ quan nghiên cứu của cả hai đảng, đưa ra kết luận rằng các thỏa thuận về môi trường thuộc phạm trù hiệp ước quốc tế nên phải được Thượng viện phê chuẩn mới có giá trị pháp lý.

Năm 2009, sau khi lên cầm quyền, Tổng thống Mỹ Barack Obama cũng phải đối mặt với “giới hạn đỏ” liên quan với rào cản đa số phiếu trong Thượng viện. Trong điều kiện đó, ông tập trung nỗ lực để thông qua Đạo luật về bảo hiểm y tế và khắc phục hậu quả cuộc khủng hoảng tài chính 2008.

Bước sang nhiệm kỳ hai (2012-2016), Tổng thống Barack Obama quyết định phá thế bế tắc bằng cách "vượt mặt" Quốc hội, theo đó ông đã ký quyết định ban hành nhiều văn kiện hành pháp và các quy định mà không cần Quốc hội chấp thuận. Trong quá trình chuẩn bị cho Mỹ tham gia Hiệp định khí hậu Paris, Tổng thống Mỹ Barack Obama chỉ đạo Cơ quan bảo vệ môi trường Mỹ (EPA) xây dựng một bộ tiêu chuẩn cho các nhà máy nhiệt điện sử dụng nhiên liệu than. Bộ tiêu chuẩn này có tính ràng buộc với gần như toàn bộ các nhà máy điện hiện có ở Mỹ và không cho phép xây dựng các nhà máy mới. Điều này cho phép Tổng thống Barack Obama đạt mục tiêu và thời hạn về giảm khối lượng phát thải theo Hiệp định khí hậu Paris mà không cần Quốc hội phê duyệt.

Từ đó, Kế hoạch năng lượng sạch (CPP) của Mỹ chính thức có hiệu lực từ năm 2015. Tổng thống Barack Obama hiểu rằng Hiệp định khí hậu Paris sẽ không được Thượng viện do phe Cộng hòa nắm quyền kiểm soát phê chuẩn, nên ông quyết định "lách luật" và ký "thỏa thuận thực thi" ("Enforcement Agreement") về Hiệp định khí hậu Paris vào năm 2016 với lập luận hiệp định này chỉ là một "thỏa thuận" chứ không phải là một hiệp ước.

Hành động “lách luật” này của Tổng thống Mỹ Barack Obama cuối cùng cũng không thể giấu kín được và bị phe phản đối Hiệp định khí hậu Paris nổi giận, trong số đó có tỷ phú Donald Trump. Tổng thống Barack Obama rời Nhà Trắng vào tháng 1/2017 với niềm tin rằng di sản về khí hậu của mình sẽ được tân Tổng thống Donald Trump bảo lưu.

Thế nhưng trước đó, tháng 2/2016, Tòa án tối cao Mỹ ra quyết định đình chỉ Kế hoạch năng lượng sạch của cựu Tổng thống Barack Obama. Trong khi đó, tân Tổng thống Donald Trump đã quyết định cắt giảm 1/3 ngân sách cấp cho EPA trong dự luật ngân sách quốc gia năm tài chính 2018. Ngoài ra, ông Donald Trump còn ký lệnh hành pháp mở đường cho việc dẹp bỏ Kế hoạch năng lượng sạch, đồng thời ban hành các sắc lệnh khác để hồi sinh ngành công nghiệp than mà Tổng thống Barack Obama đã kìm hãm.

Cũng vì thế, Tổng thống Donald Trump không chỉ ký sắc lệnh hành pháp đưa Mỹ rút khỏi Hiệp định khí hậu Paris, mà còn hủy cam kết của cựu Tổng thống Barack Obama về việc tài trợ nhiều tỷ USD cho các nước đang phát triển để kiểm soát biến đổi khí hậu. Trước khi rời nhiệm sở, chính quyền Obama đã chi 1 tỷ USD phục vụ mục đích này.

Ngay cả khi không đưa ra quyết định rút khỏi Hiệp định khí hậu Paris, Tổng thống Mỹ Donald Trump vẫn có thể loại bỏ sự tham gia của Mỹ trong hiệp định này bằng cách hạ thấp các mục tiêu và khung thời gian, hoặc chỉ cần tuyên bố, xét về bản chất, thỏa thuận này là một “hiệp ước” và gửi lên Thượng viện để bỏ phiếu. Khi đó, chắc chắn là Thượng viện sẽ đưa ra quyết định Mỹ rút khỏi thỏa thuận này

3. Chiến lược phát triển hydro của Nga
Cũng như Mỹ, Nga coi các thỏa thuận môi trường kiểu này là một điều không hay ho gì, vì tất cả các mặt hàng nào, nếu sản xuất từ than, dầu mỏ, xăng, diesel của Nga (và cả Mỹ, các nước khác, etc.) đều sẽ là đối tượng bị đánh thuế khi đi vào EU.
Phương pháp tính toán loại thuế này vẫn chưa được xác định chính xác nhưng về mặt lý thuyết, mức thuế suất sẽ phụ thuộc vào lượng khí thải từ quá trình sản xuất sản phẩm cụ thể. Tất cả những điều này đều gây thiệt hại cho Nga, và bị Nga coi là tai họa. Về điểm này Nga giống Mỹ, và thực tế Nga thích đảng CH Mỹ hơn đảng DC (ngược lại với nhiều người nghĩ).
Tuy thế nhưng Nga không còn cách nào khác, và họ đã chủ động đưa ra chiến lược phát triển năng lượng hydro của mình. Nga là nước có tiềm năng cực lớn (nếu không muốn nói là lớn nhất) trong việc phát triển nguồn năng lượng này và xuất khẩu ra thị trường quốc tế.

3.1. Tiềm năng to lớn và thách thức
Sản xuất

(1) Với việc sản xuất hydro từ nhiên liệu hóa thạch:
- Nga sở hữu hạ tầng sản xuất và tinh chế dầu mỏ hiện đại, hoàn thiện, điều này cho phép Nga có thể phát triển để sản xuất hydro từ nhiên liệu hóa thạch và cung ứng cho thị trường
- Nga là nguồn khí đốt tự nhiên lớn nhất thế giới, với cơ sở sản xuất hoàn thiện, điều này cho phép Nga có thể phát triển để sản xuất hydro từ khí gas (blue hydrogen)

(2) Với việc sản xuất hydro tái tạo (green hydrogen), hay nói đúng ra là sản xuất hydrogen bằng cách điện phân nước. Cái này Nga cũng có tiềm năng to lớn, Nga có dự trữ nước ngọt lớn nhất thế giới.
- Nga (Rosatom) đứng đầu thế giới về xây dựng các nhà máy điện hạt nhân và phát triển các công nghệ điện hạt nhân.
Nga có thể sử dụng nguồn điện hạt nhân dồi dào để điện phân nước, sản xuất hydro sạch và không phát thải carbon.
- Nga có tài nguyên thủy điện dồi dào. Thủy điện hiện chiếm tỷ trọng gần 20% trong cơ cấu các nguồn điện năng của Nga và còn rất nhiều tiềm năng phát triển tại Đông Siberia và Viễn Đông.
Nga có thể dùng ngay thủy năng (hydropower hay waterpower được dùng để sản sinh ra điện trong nhà máy thủy điện) để sản xuất hydrogen (hydropower for hydrogen production)

Lưu trữ và phân phối:
Gazprom của Nga sở hữu hệ thống đường ống vận chuyển khí thiên nhiên quốc tế rất phát triển, chủ yếu sang thị trường châu Âu (Nord Stream, Yamal Europe, etc.), cũng như hệ thống lưu trữ khí ngầm tự nhiên lớn như hệ thống các hang muối. Việc tích hợp hydro cùng với khí thiên nhiên trong các hệ thống lưu trữ, vận chuyển khí thiên nhiên sẽ giúp Nga không chỉ giảm phát thải CO2 trong tiêu thụ khí mà còn có thể cung cấp đáng kể nhiên liệu hydro hoặc hỗn hợp khí thiên nhiên - hydro cho thị trường châu Âu.

Thách thức:
Như đã nói ở đoạn trích trên, Nga đã từng sản xuất nhiên liệu hydro dùng cho một số động cơ tên lửa vũ trụ mà Nga chế tạo, nhưng đó là chỉ sản xuất hydro vừa phải cho 1 số sản phẩm công nghệ cao. Còn khi muốn đi vào sản xuất quy mô của cả nền kinh tế thì sẽ đẻ ra một loạt vấn đề khác.
Nếu sản xuất hydrogen bằng phương pháp (1) thì trong quá trình sản xuất sẽ phát thải CO2. Nếu Nga không muốn bị đánh thuế, thì Nga sẽ phải tính đến chuyện xây dựng cơ sở hạ tầng, dây chuyền xử lý, lưu trữ, tái chế khí carbon dioxide (CO2), và điều này sẽ lại làm tăng chi phí sản xuất hàng hóa.
Nếu sản xuất bằng phương pháp (2) thì Nga phải bắt đầu tính đến chuyện chế tạo, hoặc mua, hoặc hợp tác chế tạo các máy điện phân nước quy mô lớn. Hiện không rõ quá trình này đến đâu và Nga định làm thế nào. Còn Đức thì đang đầu tư rất ác và đang dẫn đầu về các máy điện phân nước quy mô lớn.

Vì thế bộ năng lượng Nga đã đưa ra 1 lộ trình phát triển năng lượng hydrogen như sau

3.2. Lộ trình sơ bộ

Bộ Năng lượng đã chuẩn bị một kế hoạch phát triển năng lượng hydro ở Nga, cụ thể là sản xuất và xuất khẩu hydro. Bộ Năng lượng đã xây dựng và gửi cho chính phủ một "lộ trình" "Phát triển năng lượng hydro ở Nga" cho năm 2020-2024.
Kế hoạch này trước tiên dựa trên bộ 3 tập đoàn khổng lồ: Rosatom, Gazprom và NOVATEK.
Tài liệu giải thích: Bắt đầu từ năm tới, chính phủ dự định xây dựng danh tiếng của Nga như một nhà cung cấp hydro, một trong những lựa chọn thay thế cho các nguồn năng lượng truyền thống.
Vào cuối năm nay, các quan chức sẽ phát triển một khái niệm cho sự phát triển của năng lượng hydro, cũng như các biện pháp hỗ trợ cho các dự án thử nghiệm sản xuất hydro.
Vào đầu năm 2021, các ưu đãi sẽ xuất hiện cho các nhà xuất khẩu và mua hydro tại thị trường nội địa. Theo thông tin rò rỉ, chính phủ vẫn chưa thảo luận về các biện pháp hỗ trợ cụ thể đối với hydro.

Các bước như sau:

- Vào năm 2021, Gazprom sẽ phát triển và thử nghiệm một tuabin khí sử dụng nhiên liệu metan-hydro, tức là một tuabin chạy bằng khí metan-hydro
- Cho đến năm 2024, GazProm. cũng sẽ nghiên cứu các ứng dụng khác nhau của hydro làm nhiên liệu, cả trong những thứ như nồi hơi khí và tuabin khí và làm nhiên liệu cho xe cộ .
Cũng sẽ nghiên cứu việc sử dụng nhiên liệu hydro và metan-hydro trong các cơ sở lắp đặt khí (động cơ tuabin khí, nồi hơi khí, v.v.) và làm nhiên liệu động cơ trong các loại hình vận tải.

- Vào năm 2024, Gazprom và Rosatom, các nhà sản xuất hydro đầu tiên sẽ khởi động các nhà máy hydro thí điểm (pilot hydrogen plants) - tại các nhà máy điện hạt nhân, cơ sở sản xuất khí đốt và nhà máy chế biến nguyên liệu thô.
Việc sản xuất sẽ sử dụng năng lượng hạt nhân, điều mà không phải tất cả các nước phát triển đều ủng hộ.

- Cũng vào năm 2024, Rosatom sẽ xây dựng một địa điểm thử nghiệm vận tải đường sắt bằng tàu hỏa sử dụng hydro, dùng hydro làm nhiên liệu cho các đoàn tàu. Tức là chuyển các đoàn tàu sang pin nhiên liệu hydro trên Sakhalin, được Công bố vào năm 2019 bởi Đường sắt Nga, Rosatom và Transmashholding.

- Ngoai ra, con co một mục về xử lý khí carbon dioxide (CO2), được hình thành từ quá trình sản xuất hydro (khi thải ra từ khí mê-tan)

Hiện tại, có rất ít chi tiết về lộ trình được thảo luận trong chính phủ.

(còn tiếp)

4. Phân tích môt chút vào bên trong cuộc cạnh tranh chiến lược giữa Mỹ và EU


Đây thực sự là một chiến lược toàn cầu của EU nhằm vươn lên vị thế lãnh đạo thế giới, và nhằm vào tất cả mọi đối tượng: cường quốc cũng như các nước đang phát triển.
EU muốn định vị lại toàn bộ chu trình sản xuất, sinh hoạt, kinh doanh, tiêu thụ, phân phối của thế giới. Nhằm đánh vào Nga thì rõ rồi, nhưng có 1 điều mà ít media nói tới, nó còn nhằm vào Mỹ, với mục tiêu giúp EU thoát dần khỏi sự kiểm soát của Mỹ, giảm vai trò của Mỹ và nâng vai trò của mình lên.
Cũng vì media ít nói đến, nên tôi nói lạc đề một chút

Cách đây 3 năm, "make our planet great again", câu nói bằng tiếng Anh của tổng thống Pháp gây sốt trên mạng, sau khi Mỹ chính thức rút khỏi hiệp định về khí hậu môi trường COP21, bằng cách thay đổi câu nói của tổng thống Mỹ lúc tranh cử:Make America great again. Đây thực sự là một cuộc đấu ngầm giữa EU và Mỹ, với cái nhìn khác nhau về toàn cầu hoá.
Mỹ là 1 quốc gia, có thể nếu khẩu hiệu, lấy lý do chủ nghĩa dân tộc, lợi ích quốc gia để bảo vệ lợi ích của mình. Trái lại ở EU không tồn tại một nước, vì thế để đưa ra một chính sách bảo vệ hay nâng cao lợi ích thì họ không thể dùng những chiêu bài đó mà phải dựa vào một giá trị, giá trị mà khi nêu ra được cả thế giới gật gù, không dám phản đối, gọi là giá trị phổ quát, và dùng những giá trị ấy bảo vệ quyền lợi hay nâng cao vị thế của mình. Và cái “bảo vệ môi trường” là 1 chiêu bài như vậy.
Chiêu bài dùng “giá trị phổ quát” để bảo vệ quyền lợi này là cách thức của EU mà cụ thể là của Tây Âu. Can thiệp chính trị thì giơ chieu bài "DC", "nhân quyền", khi chủ nghĩa thực dân cũ của Anh-Pháp đã xâm chiếm thuộc địa dưới mầu cờ “tự do tôn giáo, tự do truyền đạo”. Những giá trị này về bản chất là tốt đẹp, chính vì tốt đẹp nên mới dùng làm chiêu bài. Ai chẳng thích được DC, quyền con người, bảo vệ môi trường, etc. nhưng điều quan trọng là cách thực hiện nó, biện pháp thực tế nó thể hiện cái gì, và biện pháp đó sẽ đem lại lợi ích cho ai, ai sẽ là kẻ cầm trịch, etc. Đây là những cái cốt yếu, chứ không phải chỉ hô khẩu hiệu rỗng tuếch.

Cả Mỹ và EU đều là những nơi phát triển, cả hai đều cần toàn cầu hoá, như một cách thức phân công lao động toàn cầu mà Mỹ và EU đứng đầu trong khái niệm mỹ miều “chuỗi tạo giá trị” (tức là vị trí thượng nguồn, điều khiển, ông chủ đi khai thác thế giới), nhưng do vị thế kinh tế, chính trị, địa lý, hoàn cảnh, khác nhau đã dẫn đến mỗi bên muốn dựng mô hình này khác nhau.
EU đề cao “bảo vệ môi trường”, vì lục địa này không có tài nguyên, chủ yếu phải nhập khẩu. Trước đây Anh, Pháp, Đức đều dùng than đá là động lực phát triển, nhưng sau 300 năm phát triển thì nguồn tài nguyên này đã cạn kiệt. Thế kỷ 20, dùng dầu mỏ là chính càng làm rõ sự phụ thuộc này. Năng lượng tiêu thụ ở châu Âu chủ yếu đến từ Nga, Trung đông, châu Phi. Tuỳ từng nước mà sự phụ thuộc này khác nhau. Đức , Italy chủ yếu nhập từ Nga. Pháp nhập từ châu Phi từ các thuộc địa cũ (Algery, Gabon, Camerun,..) hay nước ở Trung đông hữu hảo với Pháp : Irắc (trước khi bị Mỹ chiếm).

Tư duy phát triển “xanh”, bảo vệ môi trường xuất phát đầu tiên ở Đức vào thập niên 70, như một phong trào chính trị phe tả. Ở Pháp không có trào lưu này, nhưng để không phụ thuộc vào dầu mỏ, Pháp phát triển điện hạt nhân. Hiện nay điện hạt nhân chiếm 2/3 tổng sản lượng điện của Pháp.

Như vậy đã hình thành một dạng sản xuất năng lượng mới, không dùng than đá, dầu mỏ, mà dùng hạt nhân, khí đốt, thủy điện, mặt trời, gió, và như đã nói ở trên, đó là hydrogen. Và những cái này được coi là "sạch" hơn.
Vấn đề là, mặt trời, gió, hydrogen này đắt hơn sản xuất bình thường, không hiệu quả kinh tế như năng lượng truyền thống. Nếu sản xuất bằng loại năng lượng "sạch" vậy thì giá cả hàng hóa tăng vọt, làm sao có thể cạnh tranh ? Để làm được điều đó thì họ phải bơm được vào đầu người ta rằng đấy là sản xuất sạch, chấp nhận trả giá cao hơn. Nhưng thế không đủ, sự chấp nhận này phải dẫn đến cái cớ, để người ta có thể ép thuế, tăng thuế vào các mặt hàng sản xuất được coi là “không sạch” nhập khẩu, từ đó điều khiển được quá trình toàn cầu hoá và luật chơi của thương mại toàn cầu dưới hình thức này. Như vậy thực tế đây là một hình thức bảo hộ mậu dịch, sau khi đã tuyên truyền ép người ta chấp nhận, khiến họ “há miệng mắc quai”.

Cả Mỹ và Nga, khác với EU là nước giàu tài nguyên (dầu mỏ, khí đốt, than đá, etc.). Vì thế vấn đề đặt ra với Mỹ khác EU.
Thời Obama, với tư duy giữ mỏ nhà không khai thác, thì Mỹ đồng ý với EU. Phe của Obama là dựa trên nhóm tài chính, dùng tài chính với đồng USD nắm đầu thế giới, nên Mỹ đồng ý với EU. Thậm chí còn cho rằng Mỹ không chỉ tham gia, mà còn phải đi đầu trong các công nghệ "sạch" để từ đó duy trì kiểm soát và đặt ra luật chơi của kinh tế thế giới.
Thời Trump, nhận thấy luật chơi kiểu này sẽ có nguy cơ làm công nghiệp Mỹ, sản xuất Mỹ bị TQ rút ruột, tư duy của họ là tạo sức cạnh tranh cho công nghiệp Mỹ nội địa, và để làm việc này thì năng lượng tryền thống nói chung, năng lượng than đá nói riêng là rẻ nhất, nên Mỹ rút.
Chưa kể, Mỹ sở dĩ bắt được thế giới dùng USD, là vì các nhà sản xuất năng lượng truyền thống, mà cụ thể là dầu, xuất khẩu hàng hóa chỉ nhận USD, dẫn đến cái gọi là petrodollar. Bây giờ nếu dầu mỏ mà không còn vị trí quan trọng, thì đồng dollar cũng đi xuống.
Ngoài ra, công nghiệp Mỹ có mạnh mới là bệ đỡ cho tài chính, nếu công nghiệp yếu và bị TQ rút ruột, thì tài chính Mỹ cũng đi đứt, vì suy cho cùng, điểm đến cuối cùng, ở cấp độ vĩ mô, đó là kẻ nào nắm trong tay hệ thống sản xuất cùng với đầu vào và đầu ra của nó, sẽ chiến thắng, không phải kẻ chơi trò manipulate trên những con số tài chính tiền tệ.
Vì thế nên Mỹ quyết định rút khỏi COP21, và đánh TQ, không chấp nhận để TQ vươn lên tự chủ trong sản xuất mà không lệ thuộc Mỹ.
Chưa kể, Mỹ là ở vị trí số 1, nên cần phải bảo vệ vị trí này, không để bất kỳ ai, dù là Nga, TQ, hay EU chiếm lấy. Mỹ không chỉ khống chế Nga, TQ mà còn khống chế cả EU (dù Mỹ không nói trắng ra). Tài nguyên cũng là một trong những công cụ mà Mỹ đã và đang muốn tiếp tục dùng để khống chế EU. Bây giờ nếu chuyển sang năng lượng tái tạo là chủ đạo, thì những mỏ dầu đang nằm trong quyền kiểm soát của Mỹ (Trung Đông, trên nước Mỹ, etc.) đâu còn mấy giá trị.
Việc Mỹ ép EU phải dùng khí hóa lỏng của Mỹ, chính là nằm trong mục khống chế EU này, và còn làm cho hàng hóa sản xuất của EU tăng giá, mất sức cạnh tranh, tạo lợi thế cho công nghiệp Mỹ, đồng thời cũng ngăn chặn việc EU và Nga xích lại gần nhau, làm giảm ảnh hưởng của Mỹ.

Tóm lại, việc đề cao khẩu hiệu "xanh", với Mỹ, đặc biệt với góc nhìn, cách tiếp cận theo hướng công nghiệp, sản xuất, thì chỉ có EU là lợi, Mỹ và Nga đều thiệt.
Vậy Mỹ có thể phát triển hydrogen như Nga không? Để hòa vào với EU? Có thể, nhưng ngay cả điều này, thì sức cạnh tranh của hydrogen Mỹ cũng không thể bằng hydrogen Nga, do điều kiện tự nhiên và ưu thế của Nga. Chưa kể Nga yếu hơn Mỹ, mà đặc điểm ở cấp vĩ mô chính trị là làm việc với đối tác yếu vẫn thích hơn. EU sẽ thích ngốn năng lượng từ Nga - kẻ yếu để có thể dễ tác động, hơn là ngốn từ Mỹ - kẻ mạnh hơn mình. Với Mỹ thì thành ra là vị thế bị phụ thuộc năng lượng, chứ không phải là vị thế khách hàng như với Nga

Bảo vệ môi trường có cần thiết không? Rất cần. Nhưng bảo vệ môi trường có nhiều mặt, không phải chỉ năng lượng. Nói công bằng, bất kể công nghệ nào hiện tại cũng đều huỷ hoại môi trường hết. Mô hình kinh tế thị trường, lấy tích luỹ vốn tư bản làm nền tảng, lấy kích thích tiêu thụ làm động lực, bản chất của nó là huỷ hoại môi trường, vì luôn phải tạo ra nhu cầu mới, để bán sản phẩm mới, bẩt chấp nhu cầu ấy có cần thiết hay có hiệu quả hơn so với sản phẩm cũ hay không, và khi người tiêu dùng có sản phẩm rồi, thì sản phẩm đấy không được "bền quá", nó phải "hỏng" hay "hết mốt" sau một thời gian để có thể bán sản phẩm mới, có đợt sản xuất mới, đảm bảo vòng quay kinh tế luôn vận động.
Chỉ có thể bảo vệ môi trường thực sự khi một mô hình sản xuất kinh tế mới được đưa ra, không dựa trên khai thácsức lao động hay kích thích tiêu thụ, ..nhưng hình thức sản xuất kinh tế đó hiện chưa tồn tại, và cũng không được khuyến khích để tồn tại.

Chiến lược xanh của EU, tuyên truyền bảo vệ môi trường chủ yếu nhắm vào giảm khí CO2, vì nó được coi là làm nóng khí quyển, thay đổi khí hậu, và đây là tiêu chí đánh giá "sạch" hay không, và từ đó bày ra đánh thuế xả CO2. Nhưng nếu sản xuất bằng điện nguyên tử, không có CO2 thật, thì cũng có sự huỷ hoại môi trường , vì chất thải nhiễm phóng xạ, cả nghìn năm sau vẫn còn độc hại. Hiện tại người ta không có cách nào xử lý, ngoài đưa nó xuống biển. Thủy điện và các công nghệ năng lượng xanh khác cũng đều gây ra các tác hại khác nhau với môi trường. Mà thực ra, đã làm năng lượng là sẽ xảy ra tàn phá môi trường.
Mà không chỉ là sản xuất năng lương, các công nghệ sản xuất “xanh” khác cũng đều tàn hại môi trường ghê gớm, quá trình sản xuất ra nó cần nhiều đất quý hiếm, kim loại hiếm mà trái đất có rất ít. Kết quả khai thác các kim loại này, rồi công nghệ thải ra còn độc hại không kém công nghệ cũ. Hiện nay, đang có 1 cuộc chiến ngầm về kim loại quý giữa các nước, mà media không nói lộ ra.
Kinh doanh năng lượng sạch, thực ra cũng là "giấu bụi bẩn dưới tấm thảm". Cái nhà bẩn thỉu, ta quét tất cả những thứ bẩn vào 1 chỗ và giấu dưới thảm, rồi nói rằng nhà mình sạch.
Thực sự nhà không sạch hơn, vẫn từng đó bụi, nhưng "sạch" hơn về tâm lý, đem lại cảm giác dễ chịu hơn.

Ví dụ cái bóng đèn tiết kiệm năng lượng hiện tại, quy trình sản xuất nó, độc hại hơn sản xuất bóng đèn cũ, xử lý chất thải khó hơn, nguy hiểm hơn.
Cách đây mấy năm châu Âu đã cấm dùng đèn sợi đốt với lý do loại đèn này hiệu suất kém, tốn điện, hủy hoại môi trường. Thực tế thì sao? Đèn sợi đốt là loại ngon bổ rẻ nhất trong tất cả các loại đèn. Nếu vẫn còn đèn sợi đốt trên thị trường thì đèn tiết kiệm điện khó lòng mà bán nổi! Và tất nhiên là các hóa chất ở trong đèn tiết kiệm điện còn hủy hoại môi trường lâu dài hơn đèn sợi đối nhiều lần.

Vấn đề môi trường cũng liên quan đến đấu đá nội bộ, khi nhóm tư bản hay nhóm lợi ích tạo ra các sản phẩm "xanh", "sạch" muốn vươn lên nắm quyền, giành lấy quyền đang có trong tay các nhóm tư bản hay lợi ích năng lượng truyền thống

Tóm lại, cái gọi là công nghệ xanh, thực ra chỉ là một cách ô nhiễm kiểu khác, và nó cũng đặt ra những vấn đề xử lý khó khăn khác chứ không phải là xanh.

Với hiệp định COP21 (hiệp định khí hậu môi trường) và thỏa thuận xanh, Media EU mà chủ yếu là Tây Âu cố gắng nhồi vào đầu người ta một cái kết luận sai, đó là nếu không ký vào cái COP21 và theo thỏa thuận xanh thì có nghĩa là phá huỷ môi trường. Điều này không đúng. Hiện tại nếu công nghệ xanh đó có thể áp dụng, và có lãi, thì chẳng ai cấm họ phát triển cả.
COP21 hay thỏa thuận xanh, lấy cớ bảo vệ môi trường, chống biến đổi khí hậu để làm điều khác, đó là xây dựng một quy chế để điều khiển quá trình toàn cầu hoá theo lợi ích của EU. Các thỏa thuận và ký kết này là cơ sở để tạo cớ đánh thuế, một kiểu bảo hộ mậu dịch trá hình, từ đó mà điều khiển thương mại thế giới theo lợi ích của mình.
Trong tương lai, nếu không có công nghệ xanh thực sự mà đủ hiệu quả khả dĩ thay được công nghệ cơ bản cổ điển, thì những điều mà COP21 và hiệp định xanh đặt ra chỉ là cơ sở để thổi một cái bong bóng khủng hoảng mới trong tương lai.
 
Chỉnh sửa cuối:

langtubachkhoa

Xe container
Biển số
OF-626585
Ngày cấp bằng
24/3/19
Số km
8,426
Động cơ
310,264 Mã lực
Germany and Russia want to cooperate on hydrogen technology
https://www.h2-view.com/story/germany-and-russia-want-to-cooperate-on-hydrogen-technology/


Nga và Đức hợp tác phát triển công nghệ hydro

Đại diện chính phủ và các nhà nghiên cứu hai bên kỳ vọng hợp tác song phương sẽ chặt chẽ hơn trong lĩnh vực công nghệ hydro.

Trong khuôn khổ Diễn đàn nguyên liệu thô Nga - Đức (DRRF), đại diện chính phủ và các nhà nghiên cứu hai bên kỳ vọng hợp tác song phương sẽ chặt chẽ hơn trong lĩnh vực công nghệ hydro nhằm tăng cường hợp tác về hydro ở cấp độ nghiên cứu khoa học và kinh tế, đồng thời mở rộng hợp tác năng lượng hiện có.

Phía Đức đang và sẽ tiếp tục phụ thuộc vào nhập khẩu năng lượng và hydro sẽ đóng vai trò trung tâm trong chính sách năng lượng và khí hậu của nước này. Trong khi đó, phía Nga có tiềm năng to lớn trong lĩnh vực hydro và có nhiều kinh nghiệm sản xuất và sử dụng hydro trong lĩnh vực hàng không vũ trụ. Đức hiện là nhà nhập khẩu khí đốt lớn nhất của Nga tại thị trường châu Âu.

https://nangluongquocte.petrotimes.vn/nga-va-duc-hop-tac-phat-trien-cong-nghe-hydro-577809.html



Lần trước trong bài nói về công nghệ nhiên liệu hydro, trong phần nói về thoả thuận xanh của EU và kế hoạch của Nga, thì Novatek cùng với GazProm, Rosatom sẽ tham gia vào kế hoạch này. Trong vấn đề hydro thì có vấn đề lưu trữ cất giữ CO2, mà phía Nga mong rằng CO2 đưọc cất giữ sẽ dùng để sản xuất phân bón. Nhân ở đây nói tàu phá băng hạt nhân thì nói luôn.



Theo kế hoạch, Novatek dự kiến cung cấp cho thị trường Châu Á 80% LNG từ nhà máy LNG 2 tại Bắc Cực. Dự kiến 3 dây chuyền hóa lỏng với tổng công suất 19,8 triệu tấn LNG sẽ được đưa vào hoạt động trong giai đoạn 2023-2026, 80% sản lượng LNG sẽ được chuyển đến thị trường châu Á. Novatek dự kiến sẽ sử dụng tuyến đường Biển Bắc quanh năm, nhờ vào việc đóng và vận hành các tàu phá băng hạt nhân lớp LK-60 mới, ví dụ như tàu phá băng dẫn đầu Arktika lớn nhất thế giới sẽ đưa vào hoạt động tháng 11/2020 theo dự kiến. Arctic LNG 2 là dự án LNG thứ 2 của Novatek. Ngoài Novatek, CNOOC, CNPC, Total và Mitsui sở hữu mỗi bên 10% dự án. Dây chuyền đầu tiên sẽ khởi động vào năm 2023, dây chuyền thứ hai và thứ ba - lần lượt vào năm 2024 và 2026.

Về lưu trữ CO2:
Chủ tịch tập đoàn Novatek Leonid Mikhelson cho biết, hãng đang xem xét triển khai dự án xử lý CO2 tại nhà máy Yamal LNG trong khuôn khổ thực hiện các mục tiêu về sử dụng hiệu quả năng lượng và các mục tiêu môi trường vào năm 2030. Theo đó, Novatek có thể sẽ ứng dụng công nghệ thu gom, vận chuyển và lưu trữ carbon (CCS). Khí CO2 sẽ được thu gom bởi các hệ thống lắp đặt đặc biệt, bơm vào các vỉa dầu, khí, than đã cạn kiệt hoặc trong các hang muối. Các chuyên gia môi trường ước tính hiệu quả thu gom CO2 đạt từ 20-90%. Khí CO2 khi được bơm vào các thành phần chứa dầu, sẽ giúp giảm độ nhớt của dầu, tạo điều kiện thuận lợi cho việc sản xuất dầu. Tuy nhiên, có thể xảy ra việc rò rỉ CO2 ở các cơ sở lưu trữ.
 
Chỉnh sửa cuối:

Hà Tam

Xe điện
Biển số
OF-339987
Ngày cấp bằng
24/10/14
Số km
3,571
Động cơ
328,298 Mã lực
Nói chung, dân Tây học từ bé như mình, đã để lại ở topic trước không ít câu hỏi về nước Nga, mà cho đến giờ vẫn chưa có lời giải. Đúng là cách tổ chức, cấu trúc kinh tế, khác với Tây nơi mình sống. Có những dạng công ty như "Research & Production" mà chưa thấy ở Tây bao giờ, hay có những nơi cả thành phố, cả vùng làm 1 lĩnh vực (có lẽ ngoài Detroit, Michigan, Mỹ ra trước đây ra thì chưa thấy ở đâu như vậy), lại có những công ty mà tên chỉ có ý nghĩa lịch sử, nhưng không phản ánh sản phẩm hiện hành, kiểu như công ty máy kéo nhưng lại làm động cơ diesel cho xe tăng, công ty kim loại nhưng lại làm turbine khí và hơi nước, etc.
Hay rất nhiều các công ty Nga toàn là full-cycle production làm từ A đến Z trong khi ở phương tây thì mỗi khâu, thậm chí mỗi chi tiết của khâu cũng thành 1 công ty. Hay mỗi công ty phát triển công nghệ, thiết kế cũng có dây chuyển sản xuất luôn, trong khi ở đây thì cả đống công ty phát triển cùng là khách hàng chung của một số ít công ty sản xuất, etc.
Nói chung là rất khác

Topic trước cũng cho thấy sự gắn kết sâu đậm giữa Nga và phương tây về độ sâu (k phải độ lớn hào nhoáng kiểu bao nhiều tỷ USD), Nga tham gia sâu vào phát triển công nghệ, xây dựng phần nhân lõi cho các sản phẩm phương tây (với các thuật toán phức tạp, thiết kế, mô hình hóa, làm R/D), và cũng làm linh kiện, cung cấp vật liệu cho các sản phẩm này, từ các sản phẩm vô hình như phần mềm CAD (bao gồm cả phần mềm thiết kế vi mạch, chip, gọi là ECAD hay EDA), CAM, CAE, AEC, BIM, PLM, đến các sản phẩm hữu hình như máy bay của các hãng Boeing, AIrbus, Bombardier, etc.
Và dĩ nhiên Nga cũng có sản phẩm của mình trong các lĩnh vực này, nhiều sản phẩm rất nổi tiếng, etc.


Đưa tạm 1 cái tin trước, rồi từ từ chém tiếp, vẫn là về quá trình thay thế các lò phản ứng hạt nhân thế hệ cũ bằng các lò thế hệ mới 3+ và 4

Kết nối lưới điện cho lò phản ứng hạt nhân mới nhất của Nga: Vào lúc 8: 06h tối hôm qua, Leningrad II-2 đã lần đầu tiên kết nối vào lưới điện với công suất 240 MW. Bây giờ nhà máy sẽ từng bước được cấp điện lên 100% công suất thiết kế 1200 MW. Thiết bị được trang bị lò phản ứng nước điều áp VVER-1200 V-491.
Hiện tại với công suất lắp đặt là 5400 MW, Leningrad NPP là nhà máy điện hạt nhân lớn nhất ở Nga, cho đến năm sau, khi Leningrad-2 với RBMK-1000 sẽ ngừng hoạt động.
View attachment 5585147 View attachment 5585151 View attachment 5585152 View attachment 5585153 View attachment 5585154

View attachment 5585146
Đây chính là dòng Lò phản ứng và tổ hợp tua bin hơi-máy phát điện mà Nga chào cho VN để xây dựng NPP đầu tiên ở Ninh thuận. Trung tâm điện lực Ninh thuận xây dần từng giai đoạn, gồm nhiều nhà máy NPP, tổng công suất trung tâm dự định quãng 8000MW.
 

Bigcat1

Xe buýt
Biển số
OF-729679
Ngày cấp bằng
19/5/20
Số km
984
Động cơ
83,377 Mã lực
Tuổi
63
Bác Langtubachkhoa có hỏi về máy bay Nga. Theo em biết là thế này.
Việc máy bay phụ thuộc nhiều hay ít vào mặt đất liên quan tới việc đánh xa hay đánh gần.
Nếu đánh gần nhà thì có ra đa mặt đất và đài chỉ huy dưới đất cảnh báo hộ.
Nếu xâm lược nước khác thì phải dùng máy bay cảnh báo sớm, máy bay tiếp dầu, máy bay vớt phi công bị rơi... đi theo bảo kê.
Về nguyên tắc, máy bay tiêm kích chỉ có ra đa hướng về phía trước. Phía sau gần như mù. Nên có hiệp đồng cảnh báo cho nhau thì cũng chỉ ở bán cầu trước thôi. Không hoàn toàn có máy bay tiêm kích nào làm máy bay chỉ huy thay máy bay chuyên dụng hay ra đa mặt đất được.
Còn để chỉ huy thằng khác thì ra đa trên máy bay phải mạnh. Phát hiện xa, sớm, chính xác thì chỉ huy được hết. Không nhất thiết phải có màn hình, đánh dấu, truyền dữ liệu tọa độ này nọ.
Gọi cho nhau bảo hướng mấy giờ có bao nhiêu mục tiêu cũng OK.
Cái màn hình hiển thị, máy tính lưu tọa độ số, thiết bị truyền dữ liệu giữa 2 máy bay chỉ là phương tiện giao tiếp khi công nghệ phát triển thôi.
Vấn đề ở chi phí. Khi công nghệ còn mới mẻ. Giá sẽ đắt. Ông nào chịu chơi thì trang bị Full đồ.
Như thằng Rafale của Pháp, giá đắt lòi, nhưng cái gì cũng có.
Nói về khái niệm máy bay tiêm kích chỉ huy nhóm thì Su30 thuộc dòng ứng dụng đầu tiên. Lý do tính năng Su27, Su30 quá vượt trội cả về tầm bay, tầm phát hiện của ra đa, khả năng cơ động tốt kể cả lắp 2 ghế ngồi... nên tích hợp thêm máy tính dẫn đường, máy tính quản lý dữ liệu, thiết bị liên lạc tầm xa luôn. Các thiết bị này rất đắt đỏ và phức tạp vào đầu thập kỷ 90 TK20
Su30 ko chỉ chỉ huy Su27, mà cả dòng cũ hơn như Mig29, Mig21
Đến bây giờ Su57 áp dụng công nghệ tiên tiến chỉ huy UAV tàng hình S70. Việc chỉ điểm tọa độ đánh đất chắc ko phải nghĩ. Nhưng còn việc lái hộ tên lửa AA bắn từ S70, Su57 chiếm quyền lái tên lửa vào mục tiêu dù chưa công khai, nhưng cũng rất hiện thực.
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top