Tiếp tục về chủ đề tại sao EVN lỗ dai dẳng khi mua ĐMT, bởi vì phải mua điện than giá cao để ổn định lưới và cấp nguồn cho phụ tải khi mặt trời dứt bóng. Giá điện than thì rất cao do nguyên liệu đầu vào tăng cao đột biến, nhất là sau chiến tranh Nga vs Ukraine. Cụ tham khảo giá huy động nguồn ở ảnh đính kèm. Trong khi đó, giá bán bị chốt từ 2019 đến giữa năm 2023 (4 năm) mới được điều chỉnh lần lượt là 3% & 4.5%.
Tại sao lại phải huy động điện than giá cao mà không lấy các nguồn giá rẻ khác? Mời cụ tham khảo giải thích kỹ thuật copy & paste sau đây:
"Hiện tại, công suất đỉnh của điện mặt trời tại VN là 7GW vào giờ trưa, và điện gió là khoảng 2GW. Câu hỏi là nếu mua điện mặt trời thì đến 19h công suất điện mặt trời có tiếp tục duy trì được công suất 7GW không ? Câu trả lời là KHÔNG.
Điện than muốn nhóm lò mất ít nhất 3 giờ đồng hồ. Mỗi lần nhóm rất tốn kém và ô nhiễm. Khả năng tăng giảm công suất của lò CFB đạt 2 lần, nhưng lò này hiệu suất chung kém lò PC. Lò PC chỉ có thể giảm 30% công suất, giảm nữa là hoặc là phải châm thêm dầu DO, nhưng DO lại đắt, hoặc là ngừng. Đa số nước ta dùng lò PC nên có thể nói 20 GW công suất đặt của than có khoảng 18 GW đang hoạt động và chỉ có thể giảm tối đa xuống 12GW.
Thủy điện có thể đóng góp chút ít cho tăng giảm nhưng không nhiều vì mùa khô chính thủy điện phải ăn đong, có nước là nhằm giờ cao điểm mà phát, hết giờ cao điểm hay thiếu nước phải tắt máy nằm chờ vì những ngày căng thẳng hơn còn ở phía trước. Mùa mưa phải cho thủy điện phát hết cỡ vì nó là nguồn rẻ nhất mà lại ổn định. Chuyên gia nước ngoài hay khuyên là không nên dùng thủy điện thường để phủ đỉnh (phát thêm tổ máy vào lúc phụ tải cao) vì nó làm giảm tuổi thọ của tổ máy. Phải lấy thủy điện tích năng để phủ đỉnh. Công suất thủy điện tích năng ở Việt Nam bằng con số không! Công suất thủy điện mùa khô chắc cỡ 8GW. Giảm hết cỡ còn khoảng 2GW. Không thể giảm nữa vì thủy điện lớn duy trì tần số.
Điện khí chính là thứ tuyệt vời để phát vào lúc trời chập tối vì khả năng tăng giảm công suất của điện khí rộng, có thể đạt 5 lần. Nhưng tổng công suất điện khí của Việt Nam chỉ có 8,2 GW, trừ 10% bảo dưỡng còn 7GW. Tức là nếu ban ngày cho điện khí chạy cỡ 2GW thì buổi tối có thể nâng lên 7GW ngon lành nếu đủ nguồn khí (đây là vấn đề đang to dần). Nhưng 7GW là quá ít so với 35GW phụ tải.
Điện diesel khởi động nhanh, công suất linh hoạt nhờ điều phối số tổ máy. Nhưng diesel kịch cỡ chỉ có chưa đầy 1GW mà đắt vô cùng. Nó là dự bị chiến lược. Không phải dự bị chiến dịch.
Gió, sinh khối, nhập khẩu cỡ 2GW. Không có khả năng tăng theo lệnh.
Vậy là để có 35GW điện vào buổi chiều tối, ta cần duy trì tổi thiểu 12+2+2+2=18 GW công suất cho các loại kia vào điểm thấp nhất. Phụ tải vào giữa trưa là 23GW. Vậy là chỉ còn 5GW đất trống cho 16.5GW điện mặt trời, mà điện mặt trời và gió không có khả năng tăng giảm tùy ý, thời điểm 19h tối là thời điểm phụ tải tăng đỉnh thì lúc đó điện mặt trời lại.... Không ra điện
Giải pháp:
- Tăng công suất điện khí lên khoảng 30% tổng công suất đặt (hiện nay 12%). Điện khí vừa khởi động nhanh (nếu chu trình đơn), vừa có thể tăng giảm công suất rộng. Có một ông LNG ở Bạc Liêu năm 2018 gặp Thủ tướng hứa như đinh đóng cột là sẽ phát điện vào năm 2021, với giá rẻ đến mức người khác ngao ngán. Đến nay, ông ấy chưa đổ được mét khối bê tông nào! Ngoài ra, nếu phát triển điện khí tốt thì giá bán lẻ điện phải tăng lên vì nguồn khí rẻ đã hết. Nguồn khí sắp tới, từ khí nhà trồng được đến LNG nhập khẩu đều đắt hơn nên điện khí sẽ đắt hơn. Chưa kể là một tỷ trọng tua bin khí chu trình đơn cao sẽ làm giảm hiệu suất sử dụng khí. Đã hiểu tại sao sống chết Đức vẫn phải nhập khí đốt qua đường ống từ Nga!
- Lưu trữ điện. Tuyệt vời! Giá mà điện mặt trời lưu trữ được 50% rồi phát chậm hơn 5-7 giờ thì tuyệt vời. Chỉ có điều tiền đâu ra?
- Cuối cùng: phát triển điện hạt nhân, nhưng cái này lại bị phá nhiều nhất. Tuy nhiên, các nước phát triển ở Châu Âu như Pháp lại vẫn có kế hoạch tiếp tục xây các nhà máy điện hạt nhân
không rõ đám phản đối xây điện hạt nhân ở VN có biết không hay chúng nó vẫn điếc và mù."