"Đến 2030, tổng công suất các nhà máy điện phục vụ nhu cầu trong nước 150.489 MW (không bao gồm xuất khẩu, điện mặt trời mái nhà hiện hữu, năng lượng tái tạo để sản xuất năng lượng mới)"
Quy hoạch điện 8 đây cụ, nhưng em hết thiếu điện thì phải đạt được cái mốc 2030 trước. đặc biệt ưu tiên cái mớ này
"+ Nhiệt điện than 30.127 MW (20,0%), trừ các dự án trong Bảng 3 Phụ lục II;
+ Nhiệt điện khí trong nước 14.930 MW (9,9%);
+ Nhiệt điện LNG 22.400 MW (14,9%); "
Còn cái vụ dưới thì 20 năm, có thể điều chỉnh theo tốc độ tăng trường GDP và việc việt nam có thoát khỏi bẫy thu nhập trung bình không đã, như cách chúng ta làm cao tốc hiện nay, 4 lane xe hạn chế, có thể mở rộng ra 6 lane hoàn chỉnh trong tương lai. Đặc biệt với việc phát triển thêm 5000KW điện than đến năm 2030 trong khi các khoản tín dụng cho việc xây dựng nhiệt điện than hạn chế, chúng ta có thể nghiên cứu sang các nhà máy điện hạt nhân mini giống bên TQ đang làm ồ ạt. Việt nam có lợi thế hơn là có những vùng ngay cạnh thành phố lớn vẫn còn nguyên sơ, quy hoạch đất để xây dựng món này phù hợp hơn bên TQ rất nhiều.
Đến 2050, tổng công suất các nhà máy điện 490.529 - 573.129 MW (không bao gồm xuất khẩu, năng lượng tái tạo để sản xuất năng lượng mới), trong đó:
+ Điện gió trên bờ 60.050 - 77.050 MW (12,2 - 13,4%);
+ Điện gió ngoài khơi 70.000 - 91.500 MW (14,3 - 16%);
+ Điện mặt trời 168.594 - 189.294 MW (33,0 - 34,4%);
+ Điện sinh khối, điện sản xuất từ rác 6.015 MW (1,0 - 1,2%);
+ Thủy điện 36.016 MW (6,3 - 7,3%);
+ Nguồn điện lưu trữ 30.650 - 45.550 MW (6,2 - 7,9%);