Trong một mục khác tôi đã nhận xét đường đến thành nhà Hồ bây giờ quá dễ. Hôm qua cùng với vài người bạn, chúng tôi đã đến thành nhà Hồ.
Đi theo đường HCM, không có khó khăn gì nếu là xe gầm cao một chút, không cần 4WD. Tốt nhất là đi các loại kiểu như Everest, ... Từ Cẩm Thuỷ đến Thành khoảng 20km.
Trời nắng nóng, nhưng chúng tôi vẫn thực hiện một chuyến đi bộ trên mặt thành từ cửa Nam qua Tây đến Bắc, khoảng 1,7km. Đi vào giữa trưa nên không thực hiện nốt 1/2 quãng đường còn lại qua Đông về Nam, sợ bị say nắng.
Thành nhà Hồ còn nguyên cả 4 cổng, 4 mặt tường thành. Dù cho có bị sạt lở ở một số nơi, thậm chí một chỗ giống như bị bom ở phần Tây của tường Bắc, Thành vẫn còn vẻ uy nghiêm sừng sững. Những khối đá xanh được làm phẳng xếp đặt lên nhau vừa vặn khít khao gợi lòng khâm phục.
Ngoài phần công trình đá lớn, Thành hầu như không giữ được gì của triều Hồ. Thông tin về các hố thám sát khảo cổ gần đây cho hi vọng sẽ có được gì nhiều hơn bây giờ.
Dù sao thành nhà Hồ vẫn là một nơi nên đến, để thấy người xưa cũng thật tài giỏi.
Cửa thành Nam, riêng cửa này có 3 cổng. Các cửa khác chỉ 1 cổng. Có lẽ cửa Nam chỉ dành cho vua và triều đình
Tường thành phía Nam
Nóc cửa thành Tây
Tường thành phía Tây
Cửa Bắc
Tường thành Bắc
Cửa Đông
Tường thành Đông
Ngoài tường thành Đông có một đền nhỏ thờ bà Bỉnh Khương
Đây là câu chuyện về một người quản công xây thành, do bà hàng nước ở cửa Nam kể. Anh này có vợ (trẻ) ở Nghệ An. Nhờ có gậy rút đường (một thứ phép "cân đẩu vân") nên đêm đêm vẫn về nhà. Nhiều lần cứ đêm là thành đổ. Vua cho là anh ta làm phản, khép vào tội chết. Cô vợ biết tin, lên kinh đô đập đầu kêu oan cho chồng chỉ là "mất trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng" thôi chứ không làm phản. Tội không kêu được mà nàng Bỉnh Khương đập đầu vào đá, mòn thành dấu hai bàn tay và vết lõm đập đầu, đến nỗi tử vong.
Thương cảm nỗi niềm đôi vợ chồng nàng Bỉnh Khương, dân sở tại lập đền thờ ngay cạnh cửa thành Đông.
Ở góc Tây Thành chúng tôi tình cờ thấy điểm dấu số 2 của Hợp tác Nghiên cứu Khảo cổ học Nhật Việt 2004 (Japan-Vietnam Partnership Archaeological Research 2004 No.2). Các điểm dấu khác không biết ở những nơi nào. Không có thông tin gì hơn về các hoạt động hợp tác này.
Cuối cùng là bản đồ kèm kết quả GPS khu vực Thành nhà Hồ
Đường 119 trên bản đồ cũ, nay là QL217. Trước đây hỏng đoạn đi ngoài Thành, nay đã được phục hồi, để giao thông không đi qua Thành như vài năm trước.
Theo số đo của GPS thì một cạnh Thành dài 860m (góc Nam-góc Tây, cửa Nam-cửa Bắc). Chưa có toạ độ các góc Bắc và Đông và cửa Đông (điểm Đông trên bản đồ là nhập vào chứ không phải đo bằng GPS). Có lẽ chúng tôi sẽ còn trở lại, như một người "nghiên cứu", hoặc làm "gai" cho bạn bè, ...
Cám ơn mọi người đã xem.
Đi theo đường HCM, không có khó khăn gì nếu là xe gầm cao một chút, không cần 4WD. Tốt nhất là đi các loại kiểu như Everest, ... Từ Cẩm Thuỷ đến Thành khoảng 20km.
Trời nắng nóng, nhưng chúng tôi vẫn thực hiện một chuyến đi bộ trên mặt thành từ cửa Nam qua Tây đến Bắc, khoảng 1,7km. Đi vào giữa trưa nên không thực hiện nốt 1/2 quãng đường còn lại qua Đông về Nam, sợ bị say nắng.
Thành nhà Hồ còn nguyên cả 4 cổng, 4 mặt tường thành. Dù cho có bị sạt lở ở một số nơi, thậm chí một chỗ giống như bị bom ở phần Tây của tường Bắc, Thành vẫn còn vẻ uy nghiêm sừng sững. Những khối đá xanh được làm phẳng xếp đặt lên nhau vừa vặn khít khao gợi lòng khâm phục.
Ngoài phần công trình đá lớn, Thành hầu như không giữ được gì của triều Hồ. Thông tin về các hố thám sát khảo cổ gần đây cho hi vọng sẽ có được gì nhiều hơn bây giờ.
Dù sao thành nhà Hồ vẫn là một nơi nên đến, để thấy người xưa cũng thật tài giỏi.
Cửa thành Nam, riêng cửa này có 3 cổng. Các cửa khác chỉ 1 cổng. Có lẽ cửa Nam chỉ dành cho vua và triều đình
Tường thành phía Nam
Nóc cửa thành Tây
Tường thành phía Tây
Cửa Bắc
Tường thành Bắc
Cửa Đông
Tường thành Đông
Ngoài tường thành Đông có một đền nhỏ thờ bà Bỉnh Khương
Đây là câu chuyện về một người quản công xây thành, do bà hàng nước ở cửa Nam kể. Anh này có vợ (trẻ) ở Nghệ An. Nhờ có gậy rút đường (một thứ phép "cân đẩu vân") nên đêm đêm vẫn về nhà. Nhiều lần cứ đêm là thành đổ. Vua cho là anh ta làm phản, khép vào tội chết. Cô vợ biết tin, lên kinh đô đập đầu kêu oan cho chồng chỉ là "mất trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng" thôi chứ không làm phản. Tội không kêu được mà nàng Bỉnh Khương đập đầu vào đá, mòn thành dấu hai bàn tay và vết lõm đập đầu, đến nỗi tử vong.
Thương cảm nỗi niềm đôi vợ chồng nàng Bỉnh Khương, dân sở tại lập đền thờ ngay cạnh cửa thành Đông.
Ở góc Tây Thành chúng tôi tình cờ thấy điểm dấu số 2 của Hợp tác Nghiên cứu Khảo cổ học Nhật Việt 2004 (Japan-Vietnam Partnership Archaeological Research 2004 No.2). Các điểm dấu khác không biết ở những nơi nào. Không có thông tin gì hơn về các hoạt động hợp tác này.
Cuối cùng là bản đồ kèm kết quả GPS khu vực Thành nhà Hồ
Đường 119 trên bản đồ cũ, nay là QL217. Trước đây hỏng đoạn đi ngoài Thành, nay đã được phục hồi, để giao thông không đi qua Thành như vài năm trước.
Theo số đo của GPS thì một cạnh Thành dài 860m (góc Nam-góc Tây, cửa Nam-cửa Bắc). Chưa có toạ độ các góc Bắc và Đông và cửa Đông (điểm Đông trên bản đồ là nhập vào chứ không phải đo bằng GPS). Có lẽ chúng tôi sẽ còn trở lại, như một người "nghiên cứu", hoặc làm "gai" cho bạn bè, ...
Cám ơn mọi người đã xem.
Chỉnh sửa cuối: