- Biển số
- OF-484668
- Ngày cấp bằng
- 17/1/17
- Số km
- 2,074
- Động cơ
- 374,610 Mã lực
- Tuổi
- 125
Câu hỏi rất hay. Tôi xin phép trả lời như sau:CCCM cho em thông não cho em hỏi ké nhân thớt thờ cúng gia tiên này với ạ. Thông thường khi người thân (ông, bà, cha, mẹ…) cccm mất thì mọi người đều muốn sau 1 thời gian nhất định thì người mất được “siêu thoát” trở lại làm người theo triết lý đạo Phật? Vậy hàng ngày chúng ta thờ cúng, thắp hương…thì lại mong các cụ “phù hộ, độ trì” cho người dương vậy thì có mâu thuẫn không ạ? Nếu các cụ đã “siêu thoát” rồi thì sao” phù hộ độ trì được ạ? khi muốn các cụ “phù hộ, độ trì” thì liệu chúng ta có “ích kỷ” quá không vì làm thế thì các cụ khó siêu thoát ạ? Có cụ/mợ sẽ nói thờ cúng tổ tiên là “bổn phận” của con cháu để “tưởng nhớ” các cụ, nhưng em thấy khi thắp hương thì đa số ngoài “tưởng nhớ” thì cccm đều muốn các cụ “phù hộ độ trì” cho các mong muốn của người dương, hiếm có cccm nào thắp hương chỉ để tưởng nhớ. Mong cccm có kinh nghiệm giải đáp cho em với ạ? Em cảm ơn cccm.
Các cơ sở nền tảng của Phật giáo (vô ngã, vô thường, khổ) cho thấy trong Phật giáo không có khái niệm "linh hồn" (soul) như trong nhiều tôn giáo/tín ngưỡng khác. Trừ khi nhập niết bàn (nirvana) như đối với các vị la hán (arhat), bồ tát (bodhisattva), Phật (buddha); thì một chúng sinh (người, con vật v.v.) nào đó khi chết đi thì tùy theo nghiệp tốt hay xấu chậm nhất sau 49 ngày sẽ tái sinh trong 1/6 cõi nào đó (lục đạo luân hồi), bao gồm cõi trời (deva), cõi thần (asura/a tu la), cõi người (manussa), cõi súc sinh (tiracchanayoni), cõi ngạ quỷ (preta) hay cõi địa ngục (niraya). Vì thế, đối với các Phật tử thì mong muốn cho người thân đã mất được siêu thoát để ít nhất là tái sinh trong cõi người là điều hợp lý.
Đối với những người theo tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên thì linh hồn là tồn tại; bao gồm phần hồn và phách (hay còn gọi là vía, như tam hồn thất phách hay 3 hồn 7 vía). Khi một người nào đó mất đi thì hồn (phần dương nhẹ) rời khỏi thể xác còn vía (phần âm nặng) thì tan rã theo thể xác. Theo một số thuyết thì người ta cho rằng hồn gồm 3 phần (thai quang = nguyên thần = thiên hồn, sảng linh = dương thần = nhân hồn/mệnh hồn, u tinh = âm thần = địa hồn), khi người ta mất đi thì thiên hồn về trời, nhân hồn ở nơi phần mộ hoặc nơi thờ cúng (khi được con cháu mời về) còn địa hồn ở địa phủ/địa ngục. Có một số thuyết cho rằng khi người mất đó tái sinh thì ba phần hồn này hợp nhất lại, tuy nhiên các thuyết khác thì không công nhận việc tái sinh. Vì thế, khi người theo tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên thắp hương là mời phần nhân hồn/mệnh hồn của tổ tiên về với con cháu, nguyện vọng được tổ tiên phù hộ độ trì là mong muốn chính đáng còn việc phù hộ độ trì của tổ tiên cho con cháu có hay không thì không một ai biết rõ.
Không phải người theo tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên nào cũng là Phật tử, và ngược lại không phải Phật tử nào cũng thờ cúng tổ tiên; tuy nhiên có những người vừa theo tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên lại vừa là Phật tử nên việc vừa mong muốn tổ tiên siêu thoát lại vừa mong muốn tổ tiên phù hộ độ trì cũng là hợp lý đối với những người này.