- Biển số
- OF-748374
- Ngày cấp bằng
- 1/4/20
- Số km
- 3,380
- Động cơ
- 118,490 Mã lực
Vâng, cụ nói đúng ạNiềm Tin
Thế thôi
Vâng, cụ nói đúng ạNiềm Tin
Thế thôi
Em cũng thấy giải thích như vậy không logic.Êm xin bổ sung là: OK, kê tủ quần áo ở tầng trên, trên bàn thờ (chẳng nhẽ không kê gì?!).
Nhưng cái tủ đó, chỉ được treo quần áo khoác; cấm chỉ không được để xi lip xu chiêng phim VCF và ba su cao và tương tự trong đó ạ.
Vì những cái nớ ô uế ghê lắm ạ.
PS: Còn cái vụ này:
"Với chung cư thì đó là sự tách bạch mỗi tầng mỗi căn là 1 gia chủ riêng biệt, giấy tờ riêng nên chỉ cần quan tâm bàn thờ ở căn của nhà mình ko gần nhà vệ sinh, bếp là được chứ không phải kiêng căn tầng trên họ kê giường ngủ hay không ": Hay quá, ở nhà đất thì giường ngủ không được nằm trên ban thờ; ở chung cư thì có thể. Lý do: Đang nghiên kíu.
Mọi sự nằm ở cái Sổ đỏ.
Em đồng ý cụ, nên đưa ra tiêu chí rồi tuỳ hoàn cảnh mà chọn nơi phù hợp. Ngoài ra nên dành 1 chỗ trong tâm mình để hướng về tổ tiên, và nếu có thể hãy làm những việc thiết thực nhất; nó hơn cái việc cố tạo hữu hình kia mà sống chả ra gì.Quan điểm của em nơi thờ tự thoáng đãng và sạch sẽ tùy vào điều kiện mỗi nhà. mấy ông phong thủy thì mỗi ông 1 kiểu.
Niềm tin - của người sốngNiềm Tin
Thế thôi
Chốt cây rắn thế này cả làng mất ù
Phú Quý sinh lễ nghĩa thôi, cứ đơn giản thành tâm thì thế nào cũng là phong thuỷ. Chung quy lại là chỉ làm giàu cho bọn thầy bà thôi.
vâng cụ, quan diểm em đon giản, tuỏng nhớ người đã mất bằng tâm, phụng sự người còn sống “cha mẹ nội ngoại” đầy đủ theo đk mình có thế là thamh thản,phong thuỷ chỉ là thứ yếuEm đồng ý cụ, nên đưa ra tiêu chí rồi tuỳ hoàn cảnh mà chọn nơi phù hợp. Ngoài ra nên dành 1 chỗ trong tâm mình để hướng về tổ tiên, và nếu có thể hãy làm những việc thiết thực nhất; nó hơn cái việc cố tạo hữu hình kia mà sống chả ra gì.
Làm cái dây thép nối vào chậu cây ngoài ban công coi như cũng tiếp địa rồi.Nhà chung cư thì đến đời nào mới có thổ được nhỉ
Làm cái dây thép nối vào chậu cây ngoài ban công coi như cũng tiếp địa rồi.
Bên đấy có thắp hương không mợ? Mợ đã và đang thực hiện theo chưa ạ?Nhà có con trai nối dõi thì em ko dám bàn. Nhưng nhà chỉ toàn con gái. Đi lấy chồng, về nhà "người ta", phụng dưỡng thờ cúng ông bà bên đó. Thế còn bố mẹ mình thì sao...
Hồi lâu lâu em thấy trên này có bác bảo, tới lượt bố mẹ mình, nếu nhà ko có con trai thì xin phép nhà "người ta" đưa bố mẹ mình về "ở nhờ" ở cái góc nào đó
Ông bà nhà em ko có zai, mỗi 2 đứa gái nên em cũng nghĩ nhiều về việc này.
Hơn nữa, cuộc sống bận rộn, làm thế nào để việc thờ cúng ko bị thành cái nghi lễ rườm rà, tới mức chỉ nghĩ đến thôi đã toát mồ hôi...
Và ngày nào cũng là ngày "như chưa hề có cuộc chia ly".. cho nó đỡ buồn nữa
Em thấy Nhật họ có "góc" tưởng nhớ rất gần gũi nhẹ nhàng. Hình của các cụ trên ban ko bị nghiêm nghị hoá đến mức con cháu cúng kiếng ở dưới ko dám ngước nhìn chứ đừng nói là ngắm (vì sợ hỗn xược) như ở nhà. Góc tưởng nhớ đặt ngay phòng khách, con cháu đi làm về, vừa cởi giày dép vừa chào.. con về rồi ạ (chả hạn thế ), rồi có cái bánh hay gói kẹo, quả na quả bưởi mua về ăn thì thay vì hoa lá cành bày trên bàn bếp, ta đặt lên ban cho các cụ dùng trước chả hơn à
Nhà rộng có kiểu rộng, nhà hẹp có kiểu hẹp. Dứt khoát ko để ông bà phải đi "ở nhờ" ở đâu cả
Em hy vọng truyền đc cảm hứng cho các bác cũng phận gái như em
View attachment 8669473
View attachment 8669507
Việc một người đã mất có được "siêu thoát" rồi đầu thai trong lục đạo luân hồi hay không thì nó ko phụ thuộc nhiều vào việc con cháu tụng kinh gõ mõ, lập đàn tràng hay mâm cao cỗ đầy, hành lễ, cúng bái mà do Nghiệp và Phúc mà cá nhân họ đã tạo. Khi chết đi thì cái họ mang theo là Nghiệp, là chấp niệm. Nếu trong cuộc đời làm nhiều việc ác, nghiệp dày phúc mỏng thì cứ trầm luân theo luật Nhân - Quả thôi vì Đạo Phật hay bất chứ chính đạo nào hết cũng tuân theo quy luật nhân quả. Đức Phật ko nói Ngài là vị thần can thiệp vào nhân quả mà Ngài chỉ ra con đường giúp chúng sinh thoát khổ, sống hành thiện để tích phúc. Chứ ko phải như đa số nghĩ, cứ chết thì tìm về đạo Phật để buông bỏ, rũ hết, để được an yên. Nghiệp mà dễ trả thế thì cần gì học đạo, cần gì tu sửa ạ?CCCM cho em thông não cho em hỏi ké nhân thớt thờ cúng gia tiên này với ạ. Thông thường khi người thân (ông, bà, cha, mẹ…) cccm mất thì mọi người đều muốn sau 1 thời gian nhất định thì người mất được “siêu thoát” trở lại làm người theo triết lý đạo Phật? Vậy hàng ngày chúng ta thờ cúng, thắp hương…thì lại mong các cụ “phù hộ, độ trì” cho người dương vậy thì có mâu thuẫn không ạ? Nếu các cụ đã “siêu thoát” rồi thì sao” phù hộ độ trì được ạ? khi muốn các cụ “phù hộ, độ trì” thì liệu chúng ta có “ích kỷ” quá không vì làm thế thì các cụ khó siêu thoát ạ? Có cụ/mợ sẽ nói thờ cúng tổ tiên là “bổn phận” của con cháu để “tưởng nhớ” các cụ, nhưng em thấy khi thắp hương thì đa số ngoài “tưởng nhớ” thì cccm đều muốn các cụ “phù hộ độ trì” cho các mong muốn của người dương, hiếm có cccm nào thắp hương chỉ để tưởng nhớ. Mong cccm có kinh nghiệm giải đáp cho em với ạ? Em cảm ơn cccm.
Tôn giáo chính của dân Nhật là Thần đạo (Shinto) và Phật giáo cụ ợ.Bên đấy có thắp hương không mợ? Mợ đã và đang thực hiện theo chưa ạ?
Ý e là. Nếu thắp cả toàn 3,7 nén và toàn hương hoá chất như mình thì cũng nhanh đi cùng các cụ thôi.Tôn giáo chính của dân Nhật là Thần đạo (Shinto) và Phật giáo cụ ợ.
Đều có nghi lễ thờ cúng nên là phải thắp hương chứ lị.
Có điều, hương của họ bé gọn tí tẹo, tàn hương cũng ko bung lụa như ở nhà nên lau dọn có phần nhàn hơn
Cây hương cũng như việc thắp hương của họ nó nhẹ nhàng thế này thôi cụ. Một việc đơn giản thế thì có khó gì đâu (khi cần!) mà cụ lại hỏi em!? Em còn làm đc nhiều việc khó hơn cơ ^^
View attachment 8671355
View attachment 8671356
Bộ này loại đẹp khoảng 20-30 tr, đồ mưa đắt khi dâng lão nên cúng cẩn trọng.Tiện đây, các cụ cho em hỏi: Em muốn mua bộ ngũ sự bằng đồng, để đặt trên bàn thờ. Việc này, mình có phải chọn ngày, chọn giờ, hoặc có điều gì đặc biệt không ạ? vì bình thường, mn vẫn bảo là kiêng xê dịch bát hương a
Vodka cho cụ rồi, xin hỏi cụ thêm: Nếu muốn các cụ Siêu thoát, mình cúng bái lễ lạt rồi liệu các cụ có thêm vương vấn không?Việc một người đã mất có được "siêu thoát" rồi đầu thai trong lục đạo luân hồi hay không thì nó ko phụ thuộc nhiều vào việc con cháu tụng kinh gõ mõ, lập đàn tràng hay mâm cao cỗ đầy, hành lễ, cúng bái mà do Nghiệp và Phúc mà cá nhân họ đã tạo. Khi chết đi thì cái họ mang theo là Nghiệp, là chấp niệm. Nếu trong cuộc đời làm nhiều việc ác, nghiệp dày phúc mỏng thì cứ trầm luân theo luật Nhân - Quả thôi vì Đạo Phật hay bất chứ chính đạo nào hết cũng tuân theo quy luật nhân quả. Đức Phật ko nói Ngài là vị thần can thiệp vào nhân quả mà Ngài chỉ ra con đường giúp chúng sinh thoát khổ, sống hành thiện để tích phúc. Chứ ko phải như đa số nghĩ, cứ chết thì tìm về đạo Phật để buông bỏ, rũ hết, để được an yên. Nghiệp mà dễ trả thế thì cần gì học đạo, cần gì tu sửa ạ?
Tiếp theo, câu hỏi về việc thờ cúng thắp hương hàng ngày của người dương với sự hy vọng các Cụ "siêu thoát" để phù hộ độ trì cho con cháu thì có ích kỷ ko? có gì mâu thuẫn ko? Cụ đã hỏi và tự trả lời rồi ạ! Thờ cúng là truyền thống tốt đẹp để con cháu nhớ tới gia tiên tiền tổ, là một hình thức, nghi lễ khởi niệm báo hiếu, báo ơn các Cụ! Nhưng cái các Cụ cần ko hẳn là mâm cao cỗ đầy đâu mà là cái TÂM của người dâng lễ. Dù lễ mỏng nhưng tâm thành dâng lên một lòng biết ơn các Cụ, đi lễ chùa xin sám hối nghiệp của bản thân, của gia tiên, gia chung, tích cực làm nhiều việc thiện để hồi hướng âm đức đó cho các Cụ thì ý nghĩa hơn so với việc dâng lễ sau cầu xin đủ thứ. Cái tâm THAM CẦU luôn hiện hữu ở sâu thẳm mỗi người. Vậy đổi lại, thử mình vào hoàn cảnh các Cụ, các Cụ có hoan hỉ được ko? Khi con cháu siêng ăn nhác làm, cả năm tháng vô ơn chả thèm nhớ tới các Cụ, tới khi có việc thì réo tên xin hết cái lọ tới cái chai? Chắc có người còn xin cho con tối nay về con đề con lô số.... Vậy, vì con cháu làm sai mà gia tiên còn bị đọa ngục, bị phạt lây thì sao mà ÂM PHÙ DƯƠNG TRỢ nổi? Hay đơn giản, con cháu chả cần biết trc đây các Cụ thích ăn gì dùng gì, chỉ biện lễ theo đúng sở thích của mình vì nghĩ các Cụ có dùng được đâu; hạ lễ sau mình thụ lộc. Đấy, 1 tiểu tiết rất nhỏ thôi nhưng tâm ko đặt vào đó, ko thể hiện sự tôn trọng các Cụ thì mâm lễ dâng cho ai hay chỉ để thỏa mãn dục vọng cái tôi của chính mình?
Các Cụ hưởng ko phải dạng vật chất như người phàm tục chúng ta mà là KHÍ LỰC trong niệm của con cháu dâng lên. Mà Niệm này do Tâm ta quyết định hết!
Vậy cách báo hiếu báo ơn gia tiên tiền tổ tốt nhất ko phải nay dâng cái này, mai đi lễ bái chỗ kia, nay lập đàn phả độ gia tiên, mốt lại có lễ cầu siêu, cầu an. Quá ư tốn kém và đôi khi vô bổ! Thiết thực nhất là tu sửa bản thân, chăm phóng sinh, làm nhiều việc thiện để lấy âm đức hồi hướng cho các Cụ. Đôi khi phải nhìn lại, thứ ta ngưỡng nguyện thờ cúng có phải vì các Cụ ko hay ta đang "thờ" chính dục vọng tầm thường của ta?
Đôi lời chia sẻ, mong các Cụ hoan hỉ!
Dạ vâng, em quan tâm đến vế sau của cụ ý ạ, không biết có cần thầy thợ gì ko, có cần vào ngày đặc biệt gì không (23 tháng chạp), hay mình tự xem ngày tốt, tự chọn giờ tốt, tự xin và bài trí lên ban thờ aBộ này loại đẹp khoảng 20-30 tr, đồ mưa đắt khi dâng lão nên cúng cẩn trọng.