- Biển số
- OF-424305
- Ngày cấp bằng
- 23/5/16
- Số km
- 186
- Động cơ
- 218,709 Mã lực
Vấn đề đã được nêu ra bao năm nay nhưng tình trạng vẫn thế thôi
Nếu cụ là người bản địa thì cụ so sánh sách tiếng Việt với Anh làm gì ah. Em nghĩ ở đây là so sánh việc học bằng tiếng mẹ đẻ mà cụ.Đại học tây các trường nổi tiếng học rất khủng khiếp bác ạ, ko lều phều như mấy trường "tây làng" đâu. Mỗi môn học là syllabus và 1 vài quyển sách dày cộp. Đọc tiếng việt mà dày thế còn méo mặt huống gì học tiếng Anh, chưa kể làm các tiểu luận research activity ...
Các bác ko nên nhảy từ thái cực này sang thái cực khác, và đừng so với thiên tài như Bill Gates. Ngay cả thiên tài họ cũng đọc rất nhiều. Ko có thành công nào là nhàn hạ.
Cái hay của họ là ko nói một lý thuyết nào tuyệt đối đúng mà dẫn chiếu, hệ thống để sinh viên tìm tòi nghiên cứu cập nhật tranh luận ..., sinh viên có thể giỏi hơn mentor. Cái này thì các trường hàng đầu của ta cũng học dần phương pháp dạy này rồi, các trường ta chỉ còn kém nhất khoản nghiên cứu thôi.
Cũng vì quá quan tâm đến A Dục nên comment hơi dài dòng
Ý kiến của cụ rất hay, chi tiết được nhiều vấn đề.Các Cụ chỉ auto chửi, ko chịu hiểu cho các Thầy Cô những người rất vất vả:
- Lớp đến 60 cháu như Hanoi, quá tải khủng khiếp mà chỉ có teacher lo tất tần tật, ko có nurse lo ăn ngủ
- Nếu ko bán trú full day thì bố mẹ chịu chết, vì bố mẹ đi làm ko đón được, ko trông được, trừ khi có ông bà osin.
- Bây giờ chương trình đã khá đa dạng, cả mỹ thuật âm nhạc khoa học giáo viên nước ngoài (góp thêm tiền) vv chứ ko chỉ toán tiếng việt
- Thiếu nhất vẫn là trang bị thể dục thể thao vận động các trường và cả Hanoi quá kém, học sinh chỉ được đùa nghịch chạy quanh sân trường. Đất quá chật.
- Học sinh tây được hướng dẫn để tự chủ một cách bài bản (kể từ gia đình đến nhà trường), học sinh ta đông quá nên tự tự chủ là chính. Vấn đề chính vẫn là đông quá và thiếu trang thiết bị để trẻ tự hoạt động, y tế còn quá tải khủng khiếp hơn giáo dục vì dân quá đông mà nước nghèo năng suất thấp ...
- Chương trình nặng thì đâu chỉ VN mà cả châu Á đều theo lối học "nồi áp suất" cả Nhật, Hàn, Sing, HK, TQ nên các bác đừng vội cho lối học đấy là dở. Cũng có nhiều nghiên cứu Âu Mỹ cho rằng trẻ Âu Mỹ học quá ít, toán yếu ...
- Chương trình VN còn yếu về các kỹ năng mềm và cách tổ chức teamwork kỷ luật thông qua các hoạt động. Cái này thì chưa thấy có giải pháp gì, trước đây là tổ chức kỷ luật trong Đoàn Đội nay cái đó vô hiệu rồi mà biện pháp thay thế chưa đủ mạnh. Cái này cô giáo phải rất để ý mới giúp các cháu uốn nắn từng hành vi, nghĩ ra các trò chơi / hoạt động tăng tính teamwork / kỷ luật, cô giáo cũng phải giỏi các môn tâm lý, organizational behaviour ... nói chung là đòi hỏi hơi luxury
- Bài tập cũng là hệ quả của "nồi áp suất" và cô ko chỉ được cho từng cháu trên lớp. Đúng là quá nhiều. Nhưng các bác cần giải pháp thay thế, ko để con sa vào tv ipad. Các gia đình tây tối quây quần, gia đình ta tối mỗi người mỗi việc bận bịu, mà nhất là các bố đi nhậu có dành thời gian cho con ko mà mắng A Dục?
- Tham nhũng / học thêm: tôi cũng ghét học thêm. Ko rõ tham nhũng trong giáo dục được "xếp hạng" thứ mấy trong các ngành, ở đây là "tham nhũng vặt" và đụng tới đại đa số quần chúng nhân dân
Âu Mỹ là nước đã phát triển và là nền kinh tế sáng tạo, GDP chỉ cần tăng 2-3% là ngon rồi. Ta thì GDP tăng dưới 7% là gay rồi. Trẻ Âu Mỹ được bọc bởi lưới an sinh xã hội tốt nên tha hồ sáng tạo, trẻ ta ném ra đường ko cạnh tranh là chết hoặc nhà có điều kiện.
Nhu cầu mỗi nước mỗi khác, tất nhiên ở đâu sáng tạo tự chủ cũng cần cả. Các bác cũng có lựa chọn đưa con vào trường tư / nước ngoài mà, ai bắt các cụ phải học trường công đâu.
Tớ ko làm trong giáo dục, chỉ có con học cả tây cả ta nên góp 1 ý kiến.
Cái này là lỗi Bộ Xây dựng cấp chứng chỉ hành nghề đểu bác ạ (joke) chứ như chứng chỉ tây uy tín, ví dụ city & guilds thì bác ko cần học đại học mà vẫn làm chuyên môn ngon lành, vì kiến thức kỹ năng chuyên môn hóa cao ko cần học nhiều như đại học. Đáng nhẽ VN, nếu ko tạo được hệ thống chứng chỉ hành nghề uy tín, phải thừa nhận chứng chỉ Tây xếp lương bổ nhiệm cao như đại học, chứng chỉ đó còn quý hơn bằng đại học.Em cũng nghe bạn bè đi học bên đó kể nhiều bác ạ. Vấn đề ở đây là dạy cái gì, cái đó có ích với Sinh viên hay không. Những cái cần học không được học, những cái không cần lại nhét vào. Mà nhét một cách thô bạo chứ chẳng nhẹ nhàng gì. Thời bọn em đi học trường bắt học Tiếng Nga chẳng hạn, Năm nào sinh viên cũng kêu chúng em cần học tiếng Anh, nhưng vẫn cứ bị bắt học như thường.
Em nói 80% kiến thức học xong không dùng, không có nghĩa là em sống tốt chỉ với 20% còn lại. Bọn em ra trường coi như lại đi học lại từ đầu. Thế nên mới cảm thấy phí thời gian ngồi ở trường không được học những cái thị trường đang cần.
Em hoàn toàn đồng ý với cụ.Ý kiến của cụ rất hay, chi tiết được nhiều vấn đề.
Nhìn nhận ở bình diện tổng quan thì có mấy thứ để ta đánh giá về nền giáo dục hiện nay, thế này:
- Khi mà mọi nơi đều phải lên tiếng, thì đó là vấn đề rồi. Dư luận xã hội thì cứ coi như anh em ta đi, có thể là chưa trọng lượng lắm. Thế nhưng sự lên tiếng từ hệ thống chính trị (như có một vài cụ đã dẫn, và còn rất nhiều tiếng nói mang tính chuyên môn cao nữa) là rõ để thấy hiện trạng bất cập.
- Dạy và học phải luôn phát triển đáp ứng yêu cầu thời đại, không ai là không biết như vậy. Nhưng việc đó được dẫn dắt thực hiện thế nào trong bao năm qua, thì lại là vấn đề. Ở góc độ cá nhân, em cho rằng hiện chưa định hướng được mục tiêu giáo dục phù hợp cũng như phương thức giáo dục phù hợp, dẫn đến loạn xạ, lúng túng, không nhất quán. Đẩy học sinh và phụ huynh vào khó khăn, đối phó, mất định hướng, và buộc phải dàn trải để hy vọng thích ứng được cho những thay đổi sock bất kỳ khi nào. Cụ cứ nhìn mấy kỳ thi đại học gần đây, hoặc sự thay đổi yêu cầu chất lượng và khối lượng kiến thức phổ thông, hoặc sự lúng túng mất định hướng, mất hy vọng của sinh viên mới ra trường... là thấy. Và cái yếu kém của cơ quan đặc trách mảng này thì dân chịu cả, và nước chịu cả, chứ anh Dục này chưa thấy chịu trách nhiệm gì.
- Với một đất nước còn khó khăn mà điều hành giáo dục không ổn định, sử dụng tài nguyên không tiết kiệm (sách giáo khoa chẳng hạn), thì việc gây ra lãng phí tài lực chung là có tội.
- Phương thức dạy và học khiến cho học sinh suy yếu cả thể chất, tinh thần và tâm thần, thì có đáng để đánh đổi với bất kỳ lý do gì đó không?
Học như vậy, mà cái bằng đại học không được thế giới công nhận thì lỗi tại ai? Cháu em sang Đức, chìa bằng Bách khoa ra nó bảo là ngài muốn làm việc thì cất bằng ấy đi, đăng ký học lại ở Đức nhé.
Dân ta còn nghèo, lo việc học hành của con cái như một khoản đầu tư lớn nhất cho tương lai, cứ thế này thì khoản đầu tư đó có lãng phí không?
Còn rất nhiều thứ khác để thấy rõ sự bất cập...
Trách nhiệm chính đáng của anh Dục phải là: với điều kiện thực của nước ta, với gói đầu tư thực của người dân, sao cho có được hiệu quả giáo dục cao nhất chứ?
Các cụ giáo chức già ngồi với nhau than rằng: "Chúng nó giờ có biết giáo dục đâu" thì là thế nào?
Không chỉ là nhồi chữ, mà phần rất quan trọng là khả năng định hướng, thiết lập một con đường khoa học nhất và hiệu quả nhất để thế hệ tương lai tiến tới đích với đầy đủ tri thức, sức khỏe, bản lĩnh cá nhân rõ nét, khả năng thích ứng tốt...
Hay suốt ngày nghĩ kế đổi mới, bao năm rồi, bao thế hệ rồi... mà hiệu quả thì như chúng ta đang thấy đây?
Các ông đang buôn cái gì ấy chứ, đâu phải là lo cho phần vốn góp của dân, của đất nước?
Thằng Dục là cái thằng bố láo nhất VN nó cải tiến thì không mà toàn thấy cải lùi để ăn tiền kinh phí cải cách một thằng cực bố láo nhiều bài toán của cu cháu lớp 2 mà em cũng chịuTheo dõi bài vở của con cái, em mới thấy là hiện em không biết thằng Dục là thằng nào, nó làm cái gì cho cuộc sống, cho xã hội này???
Tất nhiên là em nói về thằng này ở giai đoạn này!
Con trai em đang học lớp 5 (em sinh cháu cũng hơi muộn) thì chương trình học có từ ẩn số, đến phân số, đến tỷ lệ, đến phần trăm, đến hình hộp...trong khi thế hệ 6X 7X thì đến cấp nào mới phải học mấy cái này?
Con gái em năm nay thi đại học, cũng nói rằng hồi con học thì cấp 2 mới đến những thứ như thế. Mà nhìn trang toán của con bé thì em đến vãi linh hồn luôn. Ông em dạy đại học nói rằng cái toán cấp 3 hiện nay của ta thì ở Tây phải là đại học chuyên nghành toán mới phải học...
À thì các vị nhà Dục nói rằng "phải như vậy mới kịp với yêu cầu thời đại" chứ gì?
Xin thưa rằng hiện ở Úc chẳng hạn, trẻ tiểu học 9h sáng vào lớp, 11h học xong, ăn trưa, rồi hoạt động ngoại khóa và vui chơi trong khuôn viên đến 15h chiều là về. Thế con tôi vào lớp từ 8h kém 15 sáng, vùi đầu học hành viết lách đến 16h45 gù lưng cận mắt thì giỏi hơn, khỏe hơn, đất nước phát triển hơn thằng Úc à?
Trong cặp của học sinh tiểu học Úc chỉ có đồ chơi và bữa trưa, nhẹ tênh. Đến lớp bài vở thầy cô phát, hôm nào phát hôm đó, không có bài tập về nhà. Trẻ ta thì phải mang cái cặp cỡ 5-7kg đủ các loại sách vở tương đương giáo sư tây, để làm gì?
Sách giờ lại như là vở, làm bài thẳng vào sách, hết năm thì sách vứt đi. Thế là mỗi năm nhà Dục sẽ bán được bao nhiêu sách mới trong toàn quốc? Thu bao nhiêu tiền từ dân? Tiền đó đi đâu?
Về khoa học giáo dục, trẻ càng nhỏ thì phải học càng ít, vì còn phải để phát triển thể chất, phát triển sức khỏe tâm thần, và phát triển nhân cách. Giờ thì gần 100% thời gian vùi đầu vào học, ít vận động, ít kỹ năng sống, cách biệt với tự nhiên xung quanh...để sau này chúng nó ra cái loại gì đây? Ra cái sản phẩm gì hở ông Dục?
Bố em dân giáo dục, vào nghành từ 1957, công tác hơn 40 năm trong nghành. Hồi còn sống ông đã nói "Thằng Dục giờ nó giết giáo dục rồi, giết trẻ con rồi".
Em nhìn mà thương cho học sinh bây giờ quá, mà chúng nó là tương lai của đất nước này đấy. Không biết cha Dục kia đang vẽ vời cho cái bức tranh tương lai Tổ quốc ra sao, liệu có đẹp tuyệt vời không hở cha Dục, hở các cụ???
Thương và lo cho bọn trẻ, và quá nể tư duy, trình độ, quan điểm của nhà Dục!
Bức xúc lâu rồi, giờ cho em quăng lên quán xả xì choét tí.
Dục ơi là Dục!
Khiếp cụ nói làm em hoang mang quá !Thằng nhà em 12 tuổi, học trường quốc tế, tính ra thì cũng tương đương lớp 5 cơ mà trình độ thì tương đương lớp 3 ( nếu so với những cái mà con cụ chủ đang học )
Vậy nên cụ phải theo nó cả đời, chứ theo nửa vời là toạch luôn.Thằng nhà em 12 tuổi, học trường quốc tế, tính ra thì cũng tương đương lớp 5 cơ mà trình độ thì tương đương lớp 3 ( nếu so với những cái mà con cụ chủ đang học )
Cụ chỉ đúng một nửa.Em là em nói thẳng. Chính cái chủ trương Xã Hội Hóa Giáo Dục mà làm cho nền Giáo Dục của nước mình bị như bây giờ. Thằng nào cũng nhăm nhe kiếm tiền trên đầu con em chúng ta thì làm sao không đẻ ra cái kiểu sách dùng một lần vứt đi, đề án học qua máy tính bảng, nâng cao văn thể mỹ .v.v
Em là kỹ sư xây dựng (8x đời đầu), cũng chăm chỉ học hành từ thời lớp 1 cho đến Đại học, ra làm đúng chuyên ngành, làm kỹ thuật thực sự luôn.
Nói về toán, đến giờ em hầu như không dùng đến đạo hàm và tích phân, chỉ cộng trừ nhân chia, luỹ thừa và khai căn thì hạn chế lắm, và nếu có thì đương nhiên là bấm máy với dùng excel nhanh hơn rồi.
Nói về Vật lý: Em chỉ dùng cơ học (tất nhiên nó là cơ sở để học mấy môn chuyên ngành như cơ kết cấu, sức bền vật liệu ...) Còn nhiệt, điện, quang, vật lý hạt nhân quên tuốt.
Nói về Hoá học: Chỉ dùng hoá vô cơ, tất nhiên là dùng khá hạn chế.
Nói về Sinh học: Dùng khi đi chợ
Về các môn xã hội: Hầu như chỉ dùng để nói chuyện phiếm. Cần kiến thức gì google cái là có.
Em đồng ý với bác chủ topic là giáo dục nhà ta hiện nay tràn lan, thừa thãi, thiếu định hướng. Em làm kỹ sư xây dựng chẳng cần phải nhồi vào đầu ADN là gì, Xuân Diệu làm được mấy bài thơ hay Kế hoạch 5 năm lần thứ nhất của nước ta có nội dung gì.
Theo em nghĩ thì chỉ cần cung cấp những kiến thức cơ bản và kỹ năng tìm kiếm thông tin, sau đó học sinh nào yêu thích môn học nào thì tìm hiểu riêng về môn đó, không nhồi nhét cả lớp. Tuy nhiên nói đi cũng phải nói lại, phụ huynh nhà ta hầu hết muốn con học giỏi, nghĩa là môn nào cũng phải giỏi chứ ko phải phát triển năng khiếu từng môn. Chính tư tưởng đó làm hại con cháu mình.
Lên đến Đại học, em thấy có đến 80% kiến thức được dạy ở trường sau này kỹ sư không sử dụng đến. Ngay cả đến khi học đại học chuyên ngành rồi, người ta cũng không thể phân loại ra ông nào đi nghiên cứu thì học cái gì, ông nào đi thi công thì học cái gì.
Giáo dục nhà ta dạy những gì họ có, không dạy cái học sinh, sinh viên cần. Dạy càng nhiều càng chứng tỏ thầy giỏi, học càng nhiều càng chứng tỏ trò giỏi, mặc dù lắm thứ học xong vứt đi.
Con em sắp đến tuổi đi học, em cũng không biết làm sao để cháu nó không bị cuốn theo xu thế nhồi nhét của xã hội này đây.
Thật đấy cụ, F1 nhà e cũng học trường quốc tế nên e cũng thấy vậy, e tổng kết kinh nghiệm từ thằng cháu ruột e học Ams, xin đc học bổng 100% đi Mỹ. Khi nó xin học bổng xong ngồi tổng kết lại thì để thi đc SAT cao và apply hồ sơ học bổng thành công thì không cần nhồi nhé tả bủ xiểng các kiểu như a Dục mà cần nhiều kỹ năng khác. Áp dụng cho thằng cháu thứ hai nhà e, học Lê Quý Đôn, k năm nào đc học sinh giỏi, nhưng cũng vừa apply đc học bổng đi Châu ÂuKhiếp cụ nói làm em hoang mang quá !
Về khoa học giáo dục, trẻ càng nhỏ thì phải học càng ít, vì còn phải để phát triển thể chất, phát triển sức khỏe tâm thần, và phát triển nhân cách. Giờ thì gần 100% thời gian vùi đầu vào học, ít vận động, ít kỹ năng sống, cách biệt với tự nhiên xung quanh...để sau này chúng nó ra cái loại gì đây? Ra cái sản phẩm gì hở ông Dục?