Làm phụ hồ bên mình thì nghèo rớt mùng tơi nhưng phụ hồ bên mấy nước giãy chết thì hơi bảnh luôn.toàn học sinh giỏi ra đời đi phụ hồ giải tán nhà thằng dục đi cho đỡ bức xúc
Làm phụ hồ bên mình thì nghèo rớt mùng tơi nhưng phụ hồ bên mấy nước giãy chết thì hơi bảnh luôn.toàn học sinh giỏi ra đời đi phụ hồ giải tán nhà thằng dục đi cho đỡ bức xúc
Toàn thấy người kêu mà chả thấy người làm, thậm chí còn gián tiếp tiếp tay cho những việc không được tốt lắm...Theo dõi bài vở của con cái, em mới thấy là hiện em không biết thằng Dục là thằng nào, nó làm cái gì cho cuộc sống, cho xã hội này???
Tất nhiên là em nói về thằng này ở giai đoạn này!
Con trai em đang học lớp 5 (em sinh cháu cũng hơi muộn) thì chương trình học có từ ẩn số, đến phân số, đến tỷ lệ, đến phần trăm, đến hình hộp...trong khi thế hệ 6X 7X thì đến cấp nào mới phải học mấy cái này?
Con gái em năm nay thi đại học, cũng nói rằng hồi con học thì cấp 2 mới đến những thứ như thế. Mà nhìn trang toán của con bé thì em đến vãi linh hồn luôn. Ông em dạy đại học nói rằng cái toán cấp 3 hiện nay của ta thì ở Tây phải là đại học chuyên nghành toán mới phải học...
À thì các vị nhà Dục nói rằng "phải như vậy mới kịp với yêu cầu thời đại" chứ gì?
Xin thưa rằng hiện ở Úc chẳng hạn, trẻ tiểu học 9h sáng vào lớp, 11h học xong, ăn trưa, rồi hoạt động ngoại khóa và vui chơi trong khuôn viên đến 15h chiều là về. Thế con tôi vào lớp từ 8h kém 15 sáng, vùi đầu học hành viết lách đến 16h45 gù lưng cận mắt thì giỏi hơn, khỏe hơn, đất nước phát triển hơn thằng Úc à?
Trong cặp của học sinh tiểu học Úc chỉ có đồ chơi và bữa trưa, nhẹ tênh. Đến lớp bài vở thầy cô phát, hôm nào phát hôm đó, không có bài tập về nhà. Trẻ ta thì phải mang cái cặp cỡ 5-7kg đủ các loại sách vở tương đương giáo sư tây, để làm gì?
Sách giờ lại như là vở, làm bài thẳng vào sách, hết năm thì sách vứt đi. Thế là mỗi năm nhà Dục sẽ bán được bao nhiêu sách mới trong toàn quốc? Thu bao nhiêu tiền từ dân? Tiền đó đi đâu?
Về khoa học giáo dục, trẻ càng nhỏ thì phải học càng ít, vì còn phải để phát triển thể chất, phát triển sức khỏe tâm thần, và phát triển nhân cách. Giờ thì gần 100% thời gian vùi đầu vào học, ít vận động, ít kỹ năng sống, cách biệt với tự nhiên xung quanh...để sau này chúng nó ra cái loại gì đây? Ra cái sản phẩm gì hở ông Dục?
Bố em dân giáo dục, vào nghành từ 1957, công tác hơn 40 năm trong nghành. Hồi còn sống ông đã nói "Thằng Dục giờ nó giết giáo dục rồi, giết trẻ con rồi".
Em nhìn mà thương cho học sinh bây giờ quá, mà chúng nó là tương lai của đất nước này đấy. Không biết cha Dục kia đang vẽ vời cho cái bức tranh tương lai Tổ quốc ra sao, liệu có đẹp tuyệt vời không hở cha Dục, hở các cụ???
Thương và lo cho bọn trẻ, và quá nể tư duy, trình độ, quan điểm của nhà Dục!
Bức xúc lâu rồi, giờ cho em quăng lên quán xả xì choét tí.
Dục ơi là Dục!
Đây là minh chứng cho việc tiếp tay đối với những việc làm xấu nhé.em công nhận thằng này láo vì nó mỗi năm em phải mất 1 mới tiền điều mà em tưởng hiển nhiên mình được hưởng giá rẻ
Người ta gọi là Chột làm vua xứ mù cụ ạ. Biết mỗi toán, còn cái j cũng không biết.Có một thực tế là Du học sinh Việt Nam mình khi đi ra nước ngoài, khi mới vào năm đầu của đại học, còn học các môn đại cương thì trình độ Toán của học sinh mình vượt lên hẳn so với học sinh các nước khác. Thầy giáo dạy cái gì cũng toàn đụng đến cái đã được học từ ngày cấp 3 rồi.
Thực tế là chương trình giáo dục phổ thông của mình nặng hơn nước ngoài rất nhiều
Nó địch thì là thèng ...bán kính dồi ơ kìa thým bách béo ơi ?Nó đang phấn đấu toàn thể học sinh sẽ cận vào năm 2020 đấy ạ, tiên sư bố nhà nó.
Đại học tây các trường nổi tiếng học rất khủng khiếp bác ạ, ko lều phều như mấy trường "tây làng" đâu. Mỗi môn học là syllabus và 1 vài quyển sách dày cộp. Đọc tiếng việt mà dày thế còn méo mặt huống gì học tiếng Anh, chưa kể làm các tiểu luận research activity ...Em là kỹ sư xây dựng (8x đời đầu), cũng chăm chỉ học hành từ thời lớp 1 cho đến Đại học, ra làm đúng chuyên ngành, làm kỹ thuật thực sự luôn.
Nói về toán, đến giờ em hầu như không dùng đến đạo hàm và tích phân, chỉ cộng trừ nhân chia, luỹ thừa và khai căn thì hạn chế lắm, và nếu có thì đương nhiên là bấm máy với dùng excel nhanh hơn rồi.
Nói về Vật lý: Em chỉ dùng cơ học (tất nhiên nó là cơ sở để học mấy môn chuyên ngành như cơ kết cấu, sức bền vật liệu ...) Còn nhiệt, điện, quang, vật lý hạt nhân quên tuốt.
Nói về Hoá học: Chỉ dùng hoá vô cơ, tất nhiên là dùng khá hạn chế.
Nói về Sinh học: Dùng khi đi chợ
Về các môn xã hội: Hầu như chỉ dùng để nói chuyện phiếm. Cần kiến thức gì google cái là có.
Em đồng ý với bác chủ topic là giáo dục nhà ta hiện nay tràn lan, thừa thãi, thiếu định hướng. Em làm kỹ sư xây dựng chẳng cần phải nhồi vào đầu ADN là gì, Xuân Diệu làm được mấy bài thơ hay Kế hoạch 5 năm lần thứ nhất của nước ta có nội dung gì.
Theo em nghĩ thì chỉ cần cung cấp những kiến thức cơ bản và kỹ năng tìm kiếm thông tin, sau đó học sinh nào yêu thích môn học nào thì tìm hiểu riêng về môn đó, không nhồi nhét cả lớp. Tuy nhiên nói đi cũng phải nói lại, phụ huynh nhà ta hầu hết muốn con học giỏi, nghĩa là môn nào cũng phải giỏi chứ ko phải phát triển năng khiếu từng môn. Chính tư tưởng đó làm hại con cháu mình.
Lên đến Đại học, em thấy có đến 80% kiến thức được dạy ở trường sau này kỹ sư không sử dụng đến. Ngay cả đến khi học đại học chuyên ngành rồi, người ta cũng không thể phân loại ra ông nào đi nghiên cứu thì học cái gì, ông nào đi thi công thì học cái gì.
Giáo dục nhà ta dạy những gì họ có, không dạy cái học sinh, sinh viên cần. Dạy càng nhiều càng chứng tỏ thầy giỏi, học càng nhiều càng chứng tỏ trò giỏi, mặc dù lắm thứ học xong vứt đi.
Con em sắp đến tuổi đi học, em cũng không biết làm sao để cháu nó không bị cuốn theo xu thế nhồi nhét của xã hội này đây.
Em cũng nghe bạn bè đi học bên đó kể nhiều bác ạ. Vấn đề ở đây là dạy cái gì, cái đó có ích với Sinh viên hay không. Những cái cần học không được học, những cái không cần lại nhét vào. Mà nhét một cách thô bạo chứ chẳng nhẹ nhàng gì. Thời bọn em đi học trường bắt học Tiếng Nga chẳng hạn, Năm nào sinh viên cũng kêu chúng em cần học tiếng Anh, nhưng vẫn cứ bị bắt học như thường.Đại học tây các trường nổi tiếng học rất khủng khiếp bác ạ, ko lều phều như mấy trường "tây làng" đâu. Mỗi môn học là syllabus và 1 vài quyển sách dày cộp. Đọc tiếng việt mà dày thế còn méo mặt huống gì học tiếng Anh, chưa kể làm các tiểu luận research activity ...
Các bác ko nên nhảy từ thái cực này sang thái cực khác, và đừng so với thiên tài như Bill Gates. Ngay cả thiên tài họ cũng đọc rất nhiều. Ko có thành công nào là nhàn hạ.
Cái hay của họ là ko nói một lý thuyết nào tuyệt đối đúng mà dẫn chiếu, hệ thống để sinh viên tìm tòi nghiên cứu cập nhật tranh luận ..., sinh viên có thể giỏi hơn mentor. Cái này thì các trường hàng đầu của ta cũng học dần phương pháp dạy này rồi, các trường ta chỉ còn kém nhất khoản nghiên cứu thôi.
Cũng vì quá quan tâm đến A Dục nên comment hơi dài dòng
Ối zời ơi . Cô giáo bảo các con chỉ nhẩm cũng ra kết quả. Các cụ thử nhẩm cho em câu 105 xem nào. Mà đây mới là lớp 3 thôi nhé. Chắc họ muốn biến trẻ con thành con Rô - bốtCô giáo ra hơn 100 bài tập Tết cho học sinh lớp 3
02/02/2017 11:11 GMT+7
- Đang tinh thần thả lỏng mình dịp Tết, chị N.T (Vĩnh Phúc) như không tin nổi vào mắt mình khi cậu con trai lớp 3 đưa ra hơn 100 bài tập được cô giáo yêu cầu xử lý trong Tết.
Phụ huynh phát hoảng khi số lượng bài tập về nhà cho học sinh lớp 3 lên đến con số 105.
Con trai chị N.T hiện là học sinh của lớp 3A, Trường Tiểu học Phạm Công Bình (xã Đồng Văn, huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc).
Chia sẻ với VietNamNet, chị N.T cho biết số bài tập này được cô giáo photo ra cho cả lớp với tổng số bài lên đến 105.
“Trước Tết tôi cũng không biết là cô ra cho con nhiều bài tập về nhà như vậy, chỉ đến khi cháu đem bài tập ra hỏi mẹ bày thì mới phát hoảng. Bài cô giáo giao chỉ yêu cầu các bé ghi đáp số cuối cùng nhưng nếu không qua các bước giải toán thì làm sao mà ra đáp số. Có thể cô giáo nghĩ nghỉ Tết mà không ra bài tập thì sợ học sinh quên hết kiến thức nhưng mình nghĩ như vậy thì chỉ cần một ít thôi, mỗi dạng 1 bài thôi là được”, chị N.T nói.
Theo vị phụ huynh này, cả năm các cháu đều học cả ngày, thời gian vui chơi và trải nghiệm quá eo hẹp thì hơn 100 bài tập cho các bé lớp 3 là quá nhiều.
Để giải quyết được đống bài tập, trừ 3 ngày Tết, còn lại tối nào mẹ con chị cũng cặm cụi ngồi học cùng nhau.
“Bình quân mỗi ngày làm khoảng 20 bài, nói là chỉ ghi đáp số tuy vậy ngày Tết bận rộn nên mẹ con tôi vẫn không thể hoàn tất được. Không hiểu sao cô giáo lại giao cho các con nhiều bài tập như vậy”, chị N.T ngán ngẩm.
Trao đổi với VietNamNet, cô Phan Thanh Dung, giáo viên chủ nhiệm lớp 3A Trường Tiểu học Phạm Công Bình xác nhận có việc này:
“Tôi chỉ yêu cầu các cháu viết ra đáp số chứ có phải trình bày gì đâu. Số bài tập này tôi đã dạy hết rồi, chỉ là để các cháu xem lại, chứ không phải làm và trình bày đâu”.
Trước thắc mắc của phóng viên dù chỉ yêu cầu ghi đáp án nhưng để có đáp án phải phải trình bài các bước giải thì mới ra được, cô Dung lý giải: “Các cháu toàn tính nhẩm hết, không phải trình bày giải. Có khi 10-15 phút làm được mấy chục bài ấy chứ. Phụ huynh cứ nghe đến số lượng bài là sợ thôi, cứ nghĩ là con phải làm nhiều”.
Cô giáo cho hay ra nhiều bài tập nhằm mục đích củng cố kiến thức chứ không ép buộc học sinh, giao cho cả lớp nhưng em nào làm được thì làm.
“Tôi nghĩ ra cho học sinh làm khỏi quên kiến thức sau Tết. Các em cũng đỡ đi chơi, xem phim quá nhiều. Một số phụ huynh còn đề xuất cô giáo cho bài tập về nhà để ngày nghỉ các cháu bớt xem phim, chơi máy tính”, cô Dung nói.
Cô Dung cũng cho biết qua phản ánh của phụ huynh năm nay, bản thân cô sẽ rút kinh nghiệm để các dịp nghĩ lễ, Tết sau không ra số lượng bài tập về nhà lớn như vậy.
Thanh Hùng