[Funland] "Tháng Chín Đen": cuộc nội chiến Jordan-Palestine dẫn tới Nội chiến Lebanon 1975-2006

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,199
Động cơ
1,131,677 Mã lực
Lebanon (0_1) Map.jpg

NỘỊ CHIẾN LEBANON
Trước hết phải nói rằng, những rắc rối phức tạp ở Trung Đông một phần lớn là do cách cai trị và phân vùng của Anh và Pháp, là hai nước uỷ trị khu vực Trung Đông
Lebanon từng là một phần của Đế chế Ottoman trong hơn 400 năm, nhưng sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, vùng này thuộc nước Syria dưới sự ủy trị của Pháp. Sau đó Pháp chia Syria thành nhiều vùng đất theo sắc tộc, Lebanon trở thành vùng đa số Thiên Chúa giáo. Khi ấy nó cũng bao gồm nhiều vùng có người Hồi giáo và người Druze sinh sống.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,199
Động cơ
1,131,677 Mã lực
Lebanon và Syria cùng giành được độc lập năm 1943, trong khi Pháp đang bị Đức xâm chiếm. Tướng Henri Dentz, Cao uỷ của chính quyền Vichy (Pháp) tại Syria và Lebanon đóng vai trò quan trọng trong việc giành độc lập của cả hai nước. Sau khi độc lập, Anh lo ngại nước Đức phát xít sẽ tìm cách lôi kéo Lebanon và Syria rồi xâm lược Ai Cập cũng như Kênh Suez từ phía sau, cho quân đổ bộ xuống gần Beirut. Các trận chiến ít xảy ra, nhưng lực lượng đồng minh giữ được quyền kiểm soát vùng này cho tới tận cuối Chiến tranh thế giới thứ hai. Những người lính Pháp cuối cùng rút đi năm 1946.
Bản Hiệp ước Quốc gia năm 1943 của Lebanon quy định Tổng thống nước này phải là một người Thiên chúa giáo và Thủ tướng phải là người Hồi giáo. Lịch sử Lebanon từ khi giành lại độc lập được đánh dấu bởi những giai đoạn thay đổi giữa ổn định và hỗn loạn chính trị (gồm cả cuộc xung đột dân sự năm 1958) cùng với sự thịnh vượng nhờ vị trí trung tâm tài chính và thương mại của Beirut ở trong vùng.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,199
Động cơ
1,131,677 Mã lực
Năm 1947, Thủ tướng Hồi giáo của Lebanon, Riad Solh, thúc giục Liên đoàn Ả Rập ngăn chặn sự chia cắt của Palestine, và ủng hộ sự thành lập Quân đội giải phóng Ả Rập.
Ngày 15 tháng 5 năm 1948, các đơn vị quân đội Lebanon vượt biên giới Palestine tại Rosh Ha-Nikra để tấn công vào Israel vừa thành lập. Cuộc tấn công thất bại.
Sau một loạt các thắng lợi của Israel tại Thung lũng Jordan, Quân đội giải phóng Ả Rập, do tướng Fawzi Kaukji chỉ huy bị chia cắt khỏi các căn cứ tại Syria, và Lebanon đảm nhận việc cung cấp hậu cần cho họ. Ngày 31 tháng 10 năm 1948, Quân đội giải phóng Ả Rập bị đánh bại nặng nề tại Trận Sasa và buộc phải rút chạy vào Lebanon, Các lực lượng quốc phòng Israel vừa thành lập đuổi theo. Lebanon nhanh chóng chấp nhận ngừng bắn và quân đội rút đi. Biên giới tiếp tục bị đóng cửa, nhưng yên tĩnh, cho tới tận sau cuộc Chiến tranh sáu ngày năm 1967.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,199
Động cơ
1,131,677 Mã lực
Cho tới khi xảy ra cái gọi là nội chiến Lebanon, thuật ngữ bình phong về một loạt các trận đánh nhưng đa số do nguyên nhân ảnh hưởng từ nước ngoài chứ không phải bên trong, Beirut, thủ đô Lebanon nổi tiếng về các đại lộ rộng lớn, kiến trúc kiểu Pháp, hiện đại và được gọi là "Paris của Trung Đông". Lebanon từng được ví với Thụy Sĩ của Trung Đông, vì có cùng quy chế trung lập trong các cuộc xung đột
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,199
Động cơ
1,131,677 Mã lực
Sau Chiến tranh Ả Rập-Israel năm 1948, Lebanon trở thành nơi sinh sống của hơn 110.000 người tị nạn Palestine chạy trốn khỏi Israel.
Sau Chiến tranh Ả Rập-Israel năm 1967 và vụ sự kiện "Tháng Chín Đen" (1970) lại thêm nhiều người tị nạn nữa tới đây. Tới năm 1975 con số này lên tới 300.000 người và Tổ chức giải phóng Palestine của Yasser Arafat chịu trách nhiệm về các hoạt động chính trị và quân sự của họ.
Đầu thập niên 1970, những rắc rối nảy sinh khi nhiều người tị nạn Palestine tới nam Lebanon (giáp giới với băc Israel). Ban đầu những trận chiến xảy ra giữa những người Palestine đó (được một số bên gọi là "dân quân chống Lebanon") và những người dân Lebanon "cánh tả" sống tại đó (những người thuộc các đảng CS và xã hội). Khi các cuộc chiến ngày càng khốc liệt, các bên ngày càng có quan điểm xa nhau.
Một bên là những người Thiên chúa giáo kháng chiến ban đầu do Bachir Gemayel lãnh đạo và sau này là Samir Geagea.
Bên kia gồm liên minh những người tị nạn Palestine, người Hồi giáo Sunni, và các lực lượng Druze thống nhất với nhau từ sau khi cùng phản đối Hiệp ước quốc gia năm 1943. Cái gọi là "cuộc nội chiến" khiến nước này không thể có được một chính phủ trung ương thật sự.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,199
Động cơ
1,131,677 Mã lực
Tóm tắt tình hình Lebanon từ 1975 đến nay 2021
1975 bắt đầu Nội chiến Lebanon giữa các 3 lực lượng tôn giáo ở Lebanon cộng với sự mạnh mẽ của lực lượng Palestine, lấn át Chính phủ Lebanon
- 1976 – Quân đội Syria vào Lebanon để trấn áp lực lượng Palestine, không để lực lượng này trấn áp Chính phủ Lebanon
- Sau đó, quân đội Syria lại quay sang ủng hộ Palestine khi lực lượng này chĩa mũi dùi vào Israel
- 1982, quân đội Israel tiến vào Lebanon để triệt hạ lực lượng Palestine. Kết quả là lực lượng Palestine phải rút khỏi Lebanon
- từ 1982 xuất hiện Hezbollah, một tổ chức vũ trang dòng Hồi giáo Shia/Shite, chống Israel đến cùng, được sự chống lưng của Iran (cùng dòng đạo Shia/Shite) và Syria. Viện trợ vũ khí của Iran đều thông qua lãnh thổ Syria
- Từ 1985, Hezbollah lớn mạnh dần, khuynh đảo chính trường Lebanon, và tập trung ở phía nam Lebanon, sát biên giới phía bắc Israel để tấn công Israel
Trong thời gian này nội chiến giữa phe phái tôn giáo ở Lebanon vẫn tiếp diễn
- 1990, đạt được thoả thuận chấm dứt nội chiến, nhưng Chính phủ quá yếu, trong khi lực lượng Hezbollah quá mạnh, nên đất nước rơi vào cảnh phân liệt
2005 – Quân đội Syria phải rút khỏi Lebanon, vì Chính phủ không muốn quân đội này có mặt gây áp lực
Tháng 6-2006 – bực mình vì Hezbollah tấn công biên giới, Israel đã tung quân vào Lebanon đánh Hezbollah. Lực lượng Hezbollah đánh trả. Hậu quả là đất nước Lebanon bị tàn phá, còn lực lượng Hezbollah chẳng suy suyển bao nhiêu
Từ sau 2006, Hezbollah trở thành một tổ chức chính trị tham gia vào chính trường Lebanon. Quân đội Hezbollah mạnh hơn của quân đội quốc gia Lebanon, nên thường gây sức ép với chính quyền
Tháng 5-2021 vừa qua, Hamas ở Gaza bắn tên lửa sang Israel và bị giáng trả. Hezbollah cũng ngứa tay bắn vài quả vào Israel. Dân chúng và Chính phủ Lebanon lo ngại rằng Israel ngứa mắt lại mở cuộc tấn công và thì đất nước Lebanon lại bị tàn phá và dân lành thiệt mạng, còn Hezbollah chẳng mấy thiệt hại. Thực tế nguồn tài trợ từ Iran bây giờ cũng ít do bị cấm vận, còn Syria đang trong thời kỳ tái thiết cũng chẳng có tiền bơm cho Hezbollah nữa. Arab Saudi có quan hệ tốt với Israel nên Hezbollah không nhận được tài trợ dù nhỏ.
 
Chỉnh sửa cuối:

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,199
Động cơ
1,131,677 Mã lực
Năm 1975, Lebanon rơi vào cuộc nội chiến bạo lực giữa các phe phái Cơ đốc giáo, Hồi giáo và Palestine, cuộc nội chiến này đã trở thành một cuộc khủng hoảng quốc tế khi quân đội Syria can thiệp, quân đội Israel xâm lược và các lực lượng đa quốc gia nỗ lực gìn giữ hòa bình.
Lebanon 1975 (1).jpg

1975 – một phụ nữ trẻ thuộc phong trào Amal, một tổ chức Hồi giáo Shiite ở Lebanon, chiếm giữ quận Chiah của Beirut. Ảnh: Jacques Langevin
Lebanon 1975 (2).jpg

1975 – pháo phản lực của Liên Xô (cung cấp cho quân đội Syria) khai hoả ở Beirut, Lebanon
 
Chỉnh sửa cuối:

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,199
Động cơ
1,131,677 Mã lực
Lebanon 1976_1_19 (1).jpg

19-1-1976 – người tị nạn Palestin bị tàn sát và xua đuổi ở Quarantaine in Beirut, Lebanon. Ảnh: Françoise Demulder/Roger-Viollet
Sự can thiệp và sự chiếm đóng Lebanon của Syria
Tháng 6 năm 1976, Syria gửi 40.000 quân vào Lebanon để giúp các chiến binh Maronite (Thiên Chúa giáo) khỏi bị các lực lượng Ezzat Palestine đè bẹp. Cùng với quân Syria, các chiến binh Maronite đẩy lùi người Palestine ra khỏi Beirut về phía nam Lebanon.
Trong vài năm sau đó, không khí chính trị thay đổi khi Syria liên minh với người Palestine khiến một số quân Maronite (Thiên Chúa giáo) quay sang liên minh với Israel. Điều này cũng dễ hiểu: Syria và Palestine cùng một dòng tư tưởng Hồi giáo Sunni, chống dòng Thiên Chúa giáo
Các lực lượng Syria tiếp tục ở lại Lebanon, áp chế chính phủ nước này cho tới tận năm 2005 và tiêu diệt hoàn toàn các quyền tự do cá nhân. Một số tù nhân chính trị người Lebanon hiện vẫn đang nằm trong các nhà tù Syria
Syria tiến hành một cuộc xâm lược toàn diện vào Lebanon, với danh nghĩa để chấm dứt nội chiến và lập lại hòa bình, nhưng trên thực tế nhằm đè bẹp người Palestine. Trong suốt cuộc giao tranh, đã có hơn 50 vụ ngừng bắn bị hủy bỏ và ước tính 60.000 người đã thiệt mạng và khoảng 100.000 người bị thương

Lebanon 1976_11_15 (1).jpg

11-1976 – Các binh sĩ Syria, thành viên của lực lượng gìn giữ hòa bình Ả Rập chung tới Lebanon, trên chiếc xe tăng T-54 do Liên Xô sản xuất tại Beirut.
Lebanon 1976_11_15 (3).jpg

11-1976 – Các binh sĩ Syria, thành viên của lực lượng gìn giữ hòa bình Ả Rập chung tới Lebanon, trên chiếc xe tăng T-54 do Liên Xô sản xuất tại Beirut.
 
Chỉnh sửa cuối:

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,199
Động cơ
1,131,677 Mã lực
Cuộc tấn công xâm chiếm đầu tiên của Israel
Sau nhiều vụ tấn công qua biên giới do các nhóm Palestine tiến hành ở miền nam Lebanon chống lại thường dân bên trong lãnh thổ Israel, quân đội Israel xâm chiếm nước này ngày 14 tháng 3 năm 1978 trong cái gọi là Chiến dịch sông Litani.
Vài ngày sau, Hội đồng bảo an Liên Hợp Quốc thông qua các nghị quyết 425 và 426, kêu gọi các lực lượng Israel rút lui, trừ bỏ các lực lượng Palestine và thành lập một lực lượng gìn giữ hòa bình quốc tế tại nam Lebanon (UNIFIL)
Lebanon 1978_3_3 (1).jpg

Quân đội Israel xâm chiếm Lebanon tháng 3 năm 1978 trong cái gọi là "Chiến dịch sông Litani".
Lebanon 1978_3_3 (2).jpg

Quân đội Israel xâm chiếm Lebanon tháng 3 năm 1978 trong cái gọi là "Chiến dịch sông Litani".
 
Chỉnh sửa cuối:

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,199
Động cơ
1,131,677 Mã lực
Lebanon 1978_3_22 (2).jpg

3-1978 – quân đội Israel xâm chiếm Lebanon

Lebanon 1978_3_23 (1).jpg

3-1978 – quân đội Israel xâm chiếm Lebanon
Lebanon 1978_3_15 (2).jpg

3-1978 – xe tăng quân đội Israel bị bắn hỏng ở Lebanon
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,199
Động cơ
1,131,677 Mã lực
Lebanon 1978_3_19 (1).jpg

1978 – quân đội Israel rút khỏi Lebanon theo Nghị quyết 425 và 426 của Hội đồng bảo an Liên Hợp Quốc
1978 – quân đội Israel rút khỏi Lebanon theo Nghị quyết 425 và 426 của Hội đồng bảo an Liên Hợp Quốc
Lebanon 1978_3_19 (2).jpg

Lebanon 1978_3_19 (3).jpg

1978 – quân đội Israel rút khỏi Lebanon theo Nghị quyết 425 và 426 của Hội đồng bảo an Liên Hợp Quốc
Lebanon 1978_4_15 (1).jpg

Liên Hợp Quốc thành lập một lực lượng gìn giữ hòa bình quốc tế tại nam Lebanon (UNIFIL)


Liên Hợp Quốc thành lập một lực lượng gìn giữ hòa bình quốc tế tại nam Lebanon (UNIFIL)

Lebanon 1978_5_18 (1).jpg

18-5-1978 – Tổng Thư ký LHQ Kurt Waldheim gặp Chủ tịch PLO Yasser Arafat tại Beirut. Ảnh: Claude Salhani
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,199
Động cơ
1,131,677 Mã lực
Ngăn được cuộc chiến giữa Palestine với Israel, nhưng Liên Hợp Quốc bất lực trước cảnh nội chiến giữa các phe phái mang màu sắc tôn giáo của chính nội bộ người Lebanon
Đó chính là NỘI CHIẾN LEBANON kéo dài 15 năm từ 1975 đến 1990 mới tạm ổn, nhưng đó chỉ là pha đầu. Thực chất nội chiến vẫn âm ỉ và chờ dịp bùng nổ . Nói cho đúng cuộc nội chiến này kéo dài 31 năm ừ 1975 tới 2006, giữa những phe phái ở Lebanon cùng với sự can thiệp trực tiếp của Syria, Israel và gián tiếp của Iran
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,199
Động cơ
1,131,677 Mã lực
Lebanon 1978_7_8 (1).jpg

7-1978 – nội chiến ở Lebanon vẫn tiếp diễn
Lebanon 1978_7_8 (2).jpg

7-1978 – nội chiến ở Lebanon vẫn tiếp diễn
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,199
Động cơ
1,131,677 Mã lực
Lebanon 1978_7_15 (1).jpg

7-1978 – nội chiến ở Lebanon vẫn tiếp diễn
Lebanon 1978_7_15 (2).jpg
Lebanon 1978_7_15 (3).jpg
Lebanon 1978_7_15 (4).jpg
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,199
Động cơ
1,131,677 Mã lực
Lebanon 1978_10_9 (1).jpg

7-1978 – nội chiến ở Lebanon vẫn tiếp diễn
Lebanon 1978_10_10 (1).jpg

7-1978 – nội chiến ở Lebanon vẫn tiếp diễn
Lebanon 1981_7_22 (1).jpg

22-7-1981 – một người Palestine ôm một đứa trẻ bị thương sau khi máy bay phản lực F-4 Phantom của Israel nhắm mục tiêu "gues" trên đường Tyr gần Saida, Lebanon. Ảnh: Michel Philippot
 

Quy Lão

Xe tăng
Biển số
OF-715848
Ngày cấp bằng
12/2/20
Số km
1,983
Động cơ
103,052 Mã lực
Tuổi
41
Em đánh dấu. Đúng là Jordan nuôi ong tay áo.
Dính đến dân A rập thì ở đâu cũng bị cắn lại như thế cả. Dân Pales không phải loại hiền lành gì đâu, ở VN ta vì tinh thần chống tư bản nên có giai đoạn bênh anh Arafat thôi chứ giờ thì kệ cmn :))
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,199
Động cơ
1,131,677 Mã lực
Lebanon với hình ảnh cây tuyết tùng màu xanh trên quốc kỳ này là một trong những đất nước nhỏ bé nhất ở khu vực Trung Đông, với tổng diện tích khoảng 10.000 km2.
Nằm về phía Tây của Địa Trung Hải, Lebanon có chung đường biên giới với Syria và Israel.
Dân số khoảng 4,5 triệu người, theo ước tính khoảng 27% dân số là người Hồi giáo Sunni, 27% là người Hồi giáo Shia, 39% là người Kitô giáo và 5% người Druze, Có 18 cộng đồng tôn giáo cùng sinh sống ở Lebanon. Thể chế Nhà nước của Lebanon là Cộng hòa nghị viện. Quốc hội gồm 128 nghị sĩ được chia đều giữa các tôn giáo.
Theo Hiệp ước quốc gia, một thỏa thuận được thông qua năm 1943:
- Tổng thống được yêu cầu luôn là tín đồ Công giáo Maronite, một trong những sắc tộc tôn giáo chính tại Lebanon.
- Thủ tướng là người Hồi giáo dòng Sunni và
- Chủ tịch Quốc hội là người Hồi giáo dòng Shiite/Shia
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,199
Động cơ
1,131,677 Mã lực
Năm 1978 Israel hoàn thành việc rút quân đội và chuyển giao quyền kiểm soát miền nam Lebanon cho Quân đội Nam Lebanon lực lượng của những người Thiên chúa giáo địa phương ủng hộ họ. Các lực lượng ủng hộ Palestine tiếp tục ở lại trong vùng vi phạm vào hiệp ước ngừng bắn của Liên Hợp Quốc.
Đáng nói là Quân đội Syria vẫn hiện diện hợp pháp tại Lebanon cho tới 2005
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,199
Động cơ
1,131,677 Mã lực
Cuộc nối chiến giữa 3 phe Hồi giáo dòng Sunni, dòng Shia, và dòng Kito giáo tiếp tục diễn ra hàng ngày
Phalanges là đảng của Cộng đồng Kito giáo, họ thành lập lực lượng dân quân thường được gọi là Phslangist, kình địch với hai lực lượng Hồi giáo Sunni và Shia. Vì số lượng dân ba phái này ngang nhau nên tồn tại kiểu chân vạc, mỗi phe có cát cứ riêng của mình
Nên nhớ lúc này Hezbollah chưa ra đời
Quân đội Syria chính danh là giữ gìn trật tự ở Lebanon, nhưng thực chất họ lái Chính phủ Lebanon theo hướng có lợi cho họ, tức là ủng hộ phái Sunny. Điều này khiến cho phái Kito giáo và Shia chống đối. Do vậy Lebanon rơi nội chiến triền miên
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,199
Động cơ
1,131,677 Mã lực
Quân đội Syria đóng tại Lebanon quay lại ủng hộ lực lượng Palestine, để họ đánh Israel. Lực lượng Palestine tại nam Lebanon tấn công Israel tại mặt bắc biên giới nước này
Năm 1982, Lực lượng Phalangist ở Lebanon yếu thế trước hai đối thủ Hồi giáo, cần sự giúp đỡ của Israel. Ngày 4 tháng 6 năm 1982, Quân đội Israel mở cuộc xâm lược Lebanon lần thứ hai với cớ là tiêu diệt lực lượng PLO, nhưng ngầm che chở cho Lực lượng Phalangist (của Công giáo)
Thấy Israel đem quân vào Lebanon, Giáo chủ Khomeni của Iran cử một lực lượng "Vệ binh quốc gia" (tức quân đội Iran) bm sang chiến với Israel
Kẹt cho Giáo chủ Khomeni ở chỗ Iran đang chiến tranh với Iraq. Không thể một lúc mở hai mặt trận được, nên họ đã cung cấp tiền, vũ khí để thành lập lực lượng tại chỗ, đó là tổ chức Hezbollah, ban đầu là lực lượng dân quân theo dòng tư tưởng Shiite (của Iran)
Hezbollah (Tiếng Ả Rập là "đảng của Thượng Đế, hoặc "đảng của Thánh Allah") được thành lập từ sự hợp nhất ba tổ chức dân quân của người Hồi giáo dòng Shiite tại Liban là Phong trào Hồi giáo Amal, tổ chức Daw'ah và tổ chức Ulema.
Hezbollah được sự hỗ trợ tài chính của Iran và Syria.
Hezbollah được xem như kẻ thù không đội trời chung của Israel.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top